1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non sao mai

28 677 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Trẻ được cảm nhận, đồng điệu vớiniềm vui, nỗi buồn của những nhân vật trong truyện, cảm nhận được vẻ đẹp thiênnhiên qua các tác phẩm thơ, ca dao, tục ngữ… Nó còn góp phần tích cực giúp t

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là hệ thống mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hìnhthành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủnghĩa, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng nhữngkiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ Ngày nay để bước kịp với

xu thế phát triển chung của thời đại và để đáp ứng được nhu cầu chuyển mìnhcủa đất nước thì ngành học Mầm non càng phải phấn đấu nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ cho phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội Đó chính làtạo ra những lớp người vừa có trí thức, có lòng yêu quê hương đất nước, vừa biếtyêu cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo, những phẩm chất này cần hình thành chotrẻ từ những năm đầu đời, hình thành cho trẻ qua sự cảm nhận những âm điệu,vần thơ, câu chuyện Văn học nghệ thuật mà đặc biệt là thơ, truyện chính làphương tiện quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ một cách toàndiện về cả (Đức – Trí – Thể – Mĩ)

Với quan điểm ấy, bằng nhiều hình thức thông qua các môn học và các hoạtđộng, giáo dục mầm non đã góp phần xây dựng và giáo dục con người mới ở lứatuổi còn thơ Mà trong đó làm quen với văn học là một môn học chiếm một vị trí

vô cùng quan trọng Nó không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mĩ mà cònkích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ Trẻ được cảm nhận, đồng điệu vớiniềm vui, nỗi buồn của những nhân vật trong truyện, cảm nhận được vẻ đẹp thiênnhiên qua các tác phẩm thơ, ca dao, tục ngữ… Nó còn góp phần tích cực giúp trẻhình thành và phát triển kỹ năng, lời nói trong các hoạt động đời sống, mở rộnghiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức thẩm mỹ thông quacác tác phẩm văn học Mặt khác thực hiện giảng dạy tốt bộ môn làm quen vớivăn học còn là điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề cho trẻ học tốt môn văn học saunày khi học phổ thông

Thế nhưng không phải lúc nào giáo viên cũng làm cho trẻ hứng thú với hoạt độngnày ở một số câu truyện dài không có kịch tính trẻ thường khó khăn trong việcnhớ nội dung câu truyện, hoặc nói chuyện riêng, không nghe hết câu truyện Tạiđơn vị Tôi đang công tác đa số trẻ quê ở Quảng Nam trẻ còn nói ngọng Bên cạnh

đó cũng có một số truyện giáo viên khó chuyển thể sang kịch bản sân khấu, cáchọc liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động này còn ít dẫn đến kết quả giờ học chưacao Thực tế trong giảng dạy tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi trong trường hiệnnay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tác phẩm văn học của giáoviên, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, diễn cảm tác phẩm, minh họa nhân vật trong tácphẩm…Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng độngtrong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi làm quen với tác phẩm vănhọc

Trang 2

Từ đó trong suy nghĩ của tôi luôn đặt ra những câu hỏi: “Tại sao trẻ chưahứng thú với hoạt động làm quen văn học?”, “Làm thế nào để giúp trẻ học tốtmôn làm quen văn học? ”…

Để trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúptrẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường Mầm non Sao Mai” đểnghiên cứu và áp dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hơn môn làm quen văn học Đócũng là lí do tôi chọn đề tài này nghiên cứu

2.Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là:

Giúp trẻ 5 – 6 tuổi biết thể hiện sự biểu cảm, những hình tượng con vật conngười, bức tranh được vẽ nên ngôn ngữ

Phát triển nhận thức, thẩm mỹ của trẻ thông qua lời nói và hành động, sựbiểu cảm của cô Mặt khác trẻ còn biết thể hiện, cử chỉ hành động của mình quatừng nhân vật của tác phẩm văn học

Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển khả năng nghe, hiểungôn ngữ và hình ảnh nội dung thông qua tác phẩm văn học

Trẻ bộc lộ được tình cảm của mình trước các nhân vật, rèn khả năng đọc, kểdiễn cảm, luyện tập để phát âm đúng tất cả các từ trong tiếng Việt, kể cả các từkhó Phát triển khả năng ghi nhớ, tăng khả năng cảm thụ Hoạt động làm quenvăn học sẽ rất hứng thú, gây sự quan sát chú ý của trẻ

Trẻ được củng cố lại tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm tốt hơn, giáo dục lòng yêucon người, yêu quê hương đất nước

Tạo cơ hội cho trẻ có thể thể hiện vai chơi của mình thông qua các tác phẩmvăn học, cũng tạo cơ hội cho trẻ học tốt hơn, tự tin hơn trong giao tiếp

Đề tài được thực hiện với nhiệm vụ đặt ra là:

Tìm hiểu về khả nhận thức của trẻ khi tiếp xúc và học các tác phẩm thôngqua hoạt động làm quen văn học

Xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt độnglàm quen với văn học có hiệu quả, sát với thực tế để phù hợp với tình hình của trẻtrong lớp, lựa chọn đề tài phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia.Trẻ được làmquen tác phẩm văn học vừa sức kích thích sự suy nghĩ, sáng tạo và trẻ sẽ hứngthú tham gia hoạt động Nắm vững hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi để xâydựng và tổ chức cho trẻ làm quen với văn học thông qua một trò chơi

Nghiên cứu kĩ tác phẩm, đọc diễn cảm và sử dụng các phương tiện tronghoạt động làm quen văn học

Tạo môi trường văn học để tác phẩm văn học tiếp xúc với trẻ, vừa làm quenđược tác phẩm mới, mà trẻ lại củng cố được tác phẩm đã được học

Trang 3

Phối hợp với phụ huynh chặt chẽ để rèn thêm kiến thức cho trẻ và quyêngóp được đồ dùng nguyên liệu để giúp tiết học phong phú, sinh động và có hiệuquả.

Tự học tập và tìm tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đểnâng cao trình độ chuyên môn

Lồng ghép môn Làm quen văn học ở các môn học khác, trong các hoạt động

và làm quen các tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi họctốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt mônlàm quen văn học Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sao Mai.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017 (nămhọc 2016 - 2017)

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện tốt các biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học tôi đã

sử dụng một số phương pháp sau:

a Nhóm phương pháp lý luận:

Dựa trên quan điểm “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt” Dựa vàođường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước Việc đổi mới giáo dục Mầm non, luônluôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốnlàm được thế thì phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mớinuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốtthì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu làm người tốt Đối với trẻphải dạy như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, sao cho cáccháu vẫn giữ được tính chất trẻ con Phải làm sao cho các cháu có tính kỹ thuậtnhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không khúm lúm, đặt đâu ngồi đấy”

b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, Phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm.

Phương pháp điều tra: Đối với phương pháp này đã giúp tôi khảo sát mứ độnhận thức của trẻ đối với môn văn học, từ đó xác định được các mục tiêu biệnpháp cụ thể phù hợp với khả năng của trẻ

Phương pháp tổng hợp: Sau khi có đầy đủ các luận chứng của đề tài đã thuthập được, tôi tiến hành tổng hợp nội dung và đề xuất một số biện pháp có tínhkhả thi về việc giúp trẻ học tốt môn văn học,…

Trang 4

Một số phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phươngpháp trải nghiệm thực tế.

II Phần nội dung:

Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, không có những đứatrẻ giống nhau hoàn toàn Mỗi trẻ có một năng lực nhận thức khác nhau Chính vìthế cho trẻ làm quen với văn học là rất quan trọng, thông qua các bài thơ câuchuyện trẻ phân biệt được các lời hay lẻ phải, biết được người tốt, việc tốt, qua

đó trẻ học được những tấm gương tốt hay rút ra những bài học bổ ích trong cáccâu chuyện

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệthuật Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâmcủa ngành học mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giáo dục nghệthuật Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹpnhỏ nhặt hàng ngày qua cư xử mang tình người mà nảy sinh ra những hành độngcao thượng, tính cách nhân ái Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non có ảnhhưởng lớn đến việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Những hình tượngtươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tácphẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác biểu cảm của ngôn ngữ đượccác cháu yêu thích Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ vàhứng thú đọc và kể lại câu truyện, câu thơ từ đó vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữcủa trẻ trở lên phong phú, tích cực Tình yêu ngôn ngữ của trẻ cần được giáo dụcngay từ thời ấu thơ, trẻ sẽ mang tới trường phổ thông và mai sau các cháu sẽthêm yêu văn học nước nhà Như ca dao có câu “ Uốn cây từ thuở còn non, dạycon từ thuở con còn bé thơ”

Trang 5

Trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp của ngôn ngữ: Sự trầm bổng của nhịpđiệu, sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh, gợi hình ảnh,màu sắc, cảm xúc… trong các tác phẩm văn chương Để từ đó, trẻ cũng có khảnăng sử dụng được những khả năng này của ngôn ngữ trong khi diễn đạt, giaotiếp Làm quen với tác phẩm văn học giúp khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú

và có ấn tượng với hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm Trẻđược thể hiện sự sáng tạo khi đọc kể theo trí tưởng tượng của mình Cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng, phát triển nhận thức, giáo dụcđạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ và phát triển ở trẻ sự húng thúvới các hoạt động đọc thơ, kể truyện, đóng kịch…

Là giáo viên mầm non tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới,bản thân tôi thấy cần phát huy khả năng sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thứccho trẻ, nhất là môn Làm quen tác phẩm văn học, từ đó giúp trẻ cảm nhận tácphẩm đó một cách tích cực hơn, lồng ghép giáo dục trẻ thông qua nội dung tácphẩm văn học đó hiệu quả hơn

2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Trước tiên phải nói đến thực trạng tại lớp lá 1 Trường Mầm non Sao Mai

Độ tuổi trẻ đồng đều, đa số trẻ ngoan, chăm học, đi học đều, nhà trường và cha

mẹ học sinh cũng quan tâm mua sắm đồ dùng phục vụ học tập cho trẻ Tận dụngđược nhiều nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng ngộ nghĩnh Số lượng đồdùng đồ chơi do các công ty sản xuất để phục vụ cho môn làm quen văn họcphong phú, đa dạng, đẹp mắt Bản thân tôi là người rất thích môn văn học, luônnhiệt tình, chịu khó tìm tòi, lắng nghe góp ý của Ban Giám Hiệu học hỏi chuyênmôn và các đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết đó là một thuận lợi rấtlớn

Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp đượcnhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp bộ môn, yêu cầu đối với từng thểloại, từng độ tuổi Qua các biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt môn làmquen với văn học này giáo viên linh hoạt, sáng tạo sẽ phát huy tích tích cực, chủđộng của trẻ đi đúng với các tiêu chí mà nền giáo dục mầm non đặt ra là: Lấy trẻlàm trọng tâm, trẻ được tiếp thu theo hướng tích cực ở mọi lúc mọi nơi, chú ý đến

sự phát triển cá nhân, giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống

Bản thân tôi là người rất thích môn văn học, luôn nhiệt tình, chịu khó tìmtòi, lắng nghe góp ý của Ban Giám Hiệu học hỏi chuyên môn và các đồng nghiệptrên thực tế cũng như lý thuyết

Có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn,đồng nghiệp và phụ huynh học sinh

Phụ huynh quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá trìnhchăm sóc, nuôi dạy trẻ

Trang 6

Chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen văn học được thể hiện qua số liệu khảosát đầu năm như sau:

Đối tượng

khảo sát

Nội dung khảo sát

Trang thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu thốn: ví dụ như nhà trườngchưa có máy chiếu hoặc ti vi màn hình lớn để kết nối với máy tính để áp dụngcông nghệ thông tin vào trong tiết dạy

Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạy songviệc vận dụng các phương pháp, thủ pháp vào trong các tiết học để các tiết họcđạt hiệu quả còn chưa cao, nhiều giáo viên đã chú ý làm thế nào để nâng cao chấtlượng của giờ học nhưng do một số yếu tố chủ quan và khách quan nên kết quảdạy tiết học còn ở nhiều mức độ khác nhau, có cô giáo có khả năng về vẽ tranhnhưng khả năng về ngôn ngữ và năng khiếu sư phạm lại còn hạn chế

Ví dụ: Cô Trần Thị Phương là một giáo viên trẻ năng nổ, sáng tạo Biết tựmình thiết kế một giáo án điện tử và vẽ tranh Nhưng do cô là người Quảng Namnên giọng đọc rất khó nghe, giọng đọc không truyền cảm nên trẻ không hứng thú

Trang 7

Và do chưa sử dụng tốt sắc thái tình cảm của giọng nói, sự trầm bổng của nhịpđiệu nên các tác phẩm văn chương chưa khai thác hết được vẻ đẹp của nó

Trẻ phát triển không đều, một số trẻ nhút nhát, và một số trẻ thể hiện tácphẩm văn học qua hình thức học thuộc lòng chứ chưa biết ngắt nhịp, chưa biếtthể hiện được ngôn ngữ biểu cảm, hình tượng trong khi thể hiện các tác phẩm vănhọc

Công tác phối kết hợp của giáo viên với phụ huynh trong việc cho trẻ làmquen với văn học còn có nhiều hạn chế

Vốn từ của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt củatrẻ còn hạn chế

Trẻ chưa biết cách đọc thơ diễn cảm, kể truyện diễn cảm, khả năng nhập vaicác nhân vật còn chậm, lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, hóa thân thành cácnhân vật theo nội dung truyện, hầu như trẻ chưa hứng thú với việc kể truyện sángtạo Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hếtnăng lực của trẻ Trẻ nói ngọng theo miền nhiều hầu như trẻ không phát âm được

âm “n” ví dụ: Quả “na” thì trẻ đọc thành quả “la” “Trời nắng” thì đọc thành “trờilắng”…

Các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động làm quen với văn học còn ít,chưa phong phú, đa dạng

Từ những gì tích lũy, học hỏi được, qua những kinh nghiệm thực tế vậndụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học qua 3 năm giảng dạy, cộng với việc nhìn nhận rõ thực trạng khách quan

và chủ quan, chỉ rõ ra các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đó Nên một sốbiện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học mà tôi đưa ra sẽ cónhững biện pháp cụ thể để giải quyết từng nguyên nhân cụ thể để việc tổ chứchoạt động làm quen với văn học cho trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt hơn

Chưa có sự đầu tư về đồ dùng, phương tiện, đồ dùng trực quan để trẻ cảmnhận tác phẩm văn học một cách dễ hiểu nhất, chưa có sự nghiên cứu, phân tích

kĩ các tác phẩm văn học Do đặc thù của trường là bán trú nên thời gian để làm

đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn hạn chế

3 Nội dung và hình thức các giải pháp, biện pháp:

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ lĩnh hộikiến thức tốt hơn, phát triển khả năng ngôn ngữ mạch lạc, phát triển được vốn từ

và khắc sâu tác phẩm văn học vào trong trí nhớ Trẻ sẽ không cảm thấy quá khókhăn trong việc lĩnh hội, từ đó tập trung chú ý hơn Trẻ hứng thú giúp các trẻ có

sự phát triển đồng đều

Trang 8

Hình tượng trực quan rất quan trọng với trẻ, với trẻ thơ lời nói cụ thể và cóhình ảnh trực quan minh họa của giáo viên giúp trẻ cảm nhận tác phẩm một cách

dễ hiểu nhất Khi lựa chọn giải pháp này trẻ sẽ hứng thú, chú ý quan sát, lắngnghe cô đọc và sử dụng đồ dùng Nếu sử dụng biện pháp này thành công còn rèncho trẻ có giọng đọc, kể lưu loát, biết luyến láy, đúng giọng điệu, ngữ điệu ngắtgiọng, cường độ Giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học

Cô cần biết lồng ghép kiến thức văn học vào các bộ môn và các hoạt động,nhằm củng cố kiến thức đã học, đồng thời luyện khả năng phát âm, cách diễn đạtcho trẻ Hơn nữa, tích hợp với các môn học khác sẽ làm cho tiết học trở nên sôiđộng, hấp dẫn và tránh đi sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với trẻ Biện pháp đó giúp trẻghi nhớ các tác phẩm văn học, trẻ sẽ nhớ lâu vì được nhắc lại ở các môn họckhác, các hoạt động khác Sử dụng tốt biện pháp này giúp tiết học lôi cuốn, pháttriển ngôn ngữ và ghi nhớ tác phẩm

Đây là biện pháp quan trọng giúp giáo viên sưu tầm tranh ảnh, nội dungtruyện, giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với tác phẩm từ đó trẻ thích đọc truyện hơn.Khi sử dụng giải pháp này trẻ được tiếp xúc với với các tác phẩm ở tường, góctruyện thơ và góc chủ đề, trẻ sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn làm khắc sâuhình tượng và ghi nhớ tác phẩm văn học

Qua biện pháp này giúp trẻ hiểu những bài thơ, câu truyện, cần cung cấp chotrẻ một cách dễ dàng hơn vì có sự phối hợp của phụ huynh Biện pháp này giúpphụ huynh biết con mình đang được học chủ đề gì, có thể rèn thêm ở nhà, từ đóchất lượng được nâng cao Ngoài ra biện pháp này còn giúp trẻ học mọi lúc mọinơi, góp nguyên vật liệu, quyên góp đồ dùng cho tiết dạy sinh động, phong phúhơn Nếu thực hiện tốt với những tác phẩm văn học khó có thể nhờ cha mẹ họcsinh cho con em mình tìm hiểu thêm ở nhà và củng cố được kiến thức trẻ đượchọc trên lớp

b Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:

Xác định rõ mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ là quan trọng hàng đầu nên tôiluôn chú trọng vào nội dung cách thức để thực hiện nghiên cứu cũng như tìmhiểu để nâng cao trình độ, cụ thể là môn làm quen văn học tại trường mầm nonSao Mai

- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp cho trẻ làm quen với văn học:

Như chúng ta đã biết: Sự phát triển tâm lý của trẻ phụ thuộc vào sự pháttriển ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ chỉ phát triển hoàn thiện khi trẻ lĩnh hội đượcngôn ngữ Do dó, việc phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát âm đúng rất là quantrọng Điều đó cho chúng ta thấy rằng cần phát triển ngôn ngữ đúng lúc, phù hợpvới từng lứa tuổi Môi trường ngôn ngữ là điều kiện không thể thiếu được và

Trang 9

không đâu khác, Trường Mầm Non chính là nơi tổ chức môi trường giao tiếp tíchcực giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn

Ngay từ đầu năm học tôi xác định khă năng nhận thức của trẻ trong lớp phânloại theo từng nhóm Đối với trẻ, tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển tâm sinh lýtrẻ sẽ không đồng đều, có cháu thì nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng lưu loát và tiếpthu nhanh Trái lại, có trẻ trong giao tiếp nói năng chưa biết diễn đạt ý nghĩ củamình rõ ràng bằng ngôn ngữ, thể hiện chưa trọn câu, trọn nghĩa Do vậy, đòi hỏi

cô giáo phải hiểu được đặc điểm tâm lý từng trẻ Từ đó xây dựng kế hoạch và lựachọn những biện pháp hướng dẫn, rèn luyện, đề tài sao cho phù hợp với từng đốitượng Tôi xây dựng kế hoạch theo ngày, tuần , tháng mục đích để theo dõi sựphát triển và khả năng lĩnh hội kiến thức của trẻ

Ví dụ : Với những trẻ thông minh nhanh nhẹn, chỉ bằng lời nói, câu đố, câuhỏi gợi mở hoặc hình ảnh trên màn hình trẻ đã hiểu ra Nhưng đối với trẻ chậmchạp, nhút nhát, cô cần chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu vàdành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ hơn Đặc biệt chú ý đến việc sửa sai đốivới những trẻ nói ngọng, nói lắp

Ví dụ: Có trẻ hay sai dấu ngã nói thành dấu hỏi (“Mũ” nói thành “mủ”- “cáimủ”)

“Sữa” trẻ nói thành “sửa” – ( uống sửa) Lại có trẻ hay ngọng nguyên âm: Lphát âm thành N, S phát âm thành X… Cô có thể sửa tật của trẻ bằng cách: côphát âm câu mẫu nhiều lần những câu có chứa thanh nguyên âm hay phụ âm đầu

mà trẻ hay sai, trẻ thực hành nói theo mẫu của cô Cho trẻ phát âm những từ nói

về đồ vật, cảnh vật, con vật v.v….có chứa những âm liên quan đến lỗi của trẻnhư: cái mũ, bé ngã, lá xanh, con sâu

Bé chơi “Dung dăng dung dẻ”

Với những trẻ nói năng không lưu loát, một phần do đặc điểm cá tính,nhưng một phần có lẽ cũng vì vốn từ của trẻ còn nghèo Với những trẻ này, cônên rèn luyện và cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được giao

Trang 10

tiếp nhiều với cô, với bạn như: Thường xuyên cho trẻ được trả lời những câu hỏi

từ đơn giản đến phức tạp của cô trong giờ học, giờ chơi Bên cạnh đó cần tạo tìnhhuống và điều kiện cho trẻ được giao tiếp với bạn thông qua hoạt động vui chơi,học tập, qua trò chơi phân vai, vận động, dân gian … từ đây trẻ sẽ nghe bạn đọc,

cô đọc và đọc theo Như vậy sẽ giảm đi phần nào những lời nói ngọng

Đối với những trẻ hiếu động, nghịch ngợm, ít chú ý, cô cần có biện pháp thuhút sự chú ý của trẻ bằng cách hướng trẻ vào những câu hỏi kích thích trẻ trả lời,

sử dụng công nghệ thông tin, tranh ảnh, mô hình lôi cuốn sự hấp dẫn, chú ý củatrẻ, Với cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng, lời nói ân cần động viên khen ngợi khéo léo,kịp thời sẽ giúp trẻ cố gắng vươn lên trong học tập

- Biện pháp 2: Sử dụng phương tiện trực quan tăng hứng thú cho trẻ.

Trẻ mẫu giáo rất thích được nghe cô kể chuyện, đặc biệt là truyện cổ tích Nhưng muốn giờ kể chuyện đạt kết quả tốt giáo viên cần nắm vững phương pháp,biết sử dụng các thủ thuật kể chuyện diễn cảm và vận dụng phương pháp mộtcách linh hoạt trong giờ dạy

Trước hết giáo viên cần nghiên cứu soạn giảng cho kĩ, xác định tác phẩm đócung cấp kiến thức gì cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng ra sao, giới thiệu bài như thế nào,trẻ ứng dụng nhu thế nào trong cuộc sống…

* Giới thiệu bài: Vào đầu tiết học, cô cần khéo léo thu hút trẻ tham gia hoạt

động bằng nhiều hình thức như dùng câu đố, ca dao, tục ngữ, bài hát có nội dunggần gũi liên quan đến truyện kể Hoặc bằng hình ảnh, vật thật đại diện cho nhânvật chính nào đó trong truyện, tạo sự bất ngờ và gây sự chú ý đặc biệt đối với trẻ

Ví dụ: Với câu truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, cô có thể sử dụng câu đố:

“Mắt hồng lông trắng, tai dài, bạn ăn cà rốt đó là con chi?” Hay với chuyện

“Chàng rùa” cô có thể dẫn dắt: “Chúng ta ai cũng có mẹ, có cha Cha mẹ là người

đã sinh ra, nuôi dạy chúng ta khôn lớn, trưởng thành Biết ơn cha mẹ, nhiềungười đã biết sống yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, chàng Rùa là một ngườicon sống như thế đó Để hiểu rõ về chàng Rùa, hôm nay cô sẽ kể cho các cháunghe câu chuyện “Chàng Rùa” nhé Hoặc với truyện “Tấm Cám”, cô có thể đọc:

“Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháohoa nhà người” Đó là lời của ai? Trong truyện gì ? Có rất nhiều hình thức giớithiệu Song, giáo viên cũng phải khéo léo lựa chọn sao cho phù hợp với từng tácphẩm, lôi cuốn được sự tập trung chú ý và hứng thú của trẻ ngay từ những phútgiây đầu tiên của tiết học

Sử dụng đồ dùng đơn giản, ngộ nghĩnh, gần gũi để thu hút trẻ nhất là những

đồ dùng đồ chơi tự tạo do trẻ làm ra ví dụ như dùng ống chỉ, lõi giấy, hộp giấy,chai lọ…để tạo thành một số nhân vật, vẽ thêm mắt mũi, gắn râu tóc, quần áo làmthành một số nhân vật cho trẻ lồng vào ngón tay làm rối rồi đóng vai nhân vật đó

Sử dụng hình ảnh trên powerpoint và sưu tầm tranh ảnh, chọn nhứng hình ảnh có

Trang 11

cùng chủ đề tạo thành những bức tranh có nội dung rồi cho trẻ kể theo trí tưởngtượng của trẻ Khi sử dụng đồ dùng phải kết hợp với lời nói một cách linh hoạt,không đưa ra trước hoặc đưa ra sau làm giảm hứng thú của trẻ và không sử dụngquá nhiều đồ dùng làm trẻ bị phân tán sự chú ý.

* Kể truyện:

Để các cháu hiểu được nội dung câu chuyện, giáo viên cần cảm nhận đượccâu chuyện, hiểu nội dung truyện, nhớ được các lời thoại, không chỉ nắm vữngphương pháp mà còn phải biết sử dụng các thủ thuật của giọng điệu Đó là việc

sử dụng đúng:

Cường độ âm thanh phù hợp với ngưỡng thính giác của trẻ

Tốc độ (nhịp điệu trong giọng đọc lời kể): cường độ và tốc độ đi đôi vớinhau, nếu cường độ to thì nhịp điệu nhanh và ngược lại cường độ nhỏ thì nhịpđiệu chậm

Ngắt giọng: Ở mỗi đoạn truyện thì có 1 cách ngắt giọng riêng nếu không sửdụng thì ý nghĩa của tác phẩm văn học sẽ bị phá vỡ

Thông qua những ngôn ngữ, giọng điệu của cô sẽ giúp trẻ cảm nhận đượctính cách, hành động, tâm trạng của các nhân vật trong truyện

Sau khi giới thiệu bài, cô có thể kể cho trẻ nghe 1 lần Lời kể rõ ràng mạchlạc và diễn cảm (Không nói ngọng, nói lắp, không dùng từ địa phương ) Chú ý

sử dụng ngôn ngữ, giọng kể phù hợp với tính cách nhân vật

Ví dụ: Với truyện “Chú Dê Đen”: Dê Trắng là con vật nhút nhát, cô kể

giọng nhỏ, chậm, yếu ớt và ngắt quãng Dê đen dũng cảm, thông minh, cô kể vớigiọng bình tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép Giọng Sóithì hách dịch, quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ Hoặc với truyện

“Ba cô gái” cô kể, giọng bà mẹ chậm rãi, yếu ớt, run rẩy Giọng Sóc con thì hối

hả, lo âu khi báo tin người mẹ cho các cô gái, tỏ thái độ giận dữ khi Sóc conkhông bằng lòng với chị Cả, chị Hai, nét mặt cau có nhíu mày, tay vung mạnh,đồng thời chân dậm mạnh “phình phịch” xuống đất và giọng kể nhẹ nhàng, vuisướng, thể hiện sự đồng tình của Sóc với chị Út khi thấy chị Út sốt sắng về thăm

mẹ (cùng với nét mặt tươi cười rạng rỡ của cô ) Khi kể, không đòi hỏi cô phảithuộc lòng từng câu trong truyện ( ngoại trừ những câu đối thoại) Song dù thêmhay bớt, nhưng nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt truyện, biết kết hợp hài hoàánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan Thốngnhất giữa lời nói và hành động Nghĩa là đồ dùng trực quan phải được đưa rađúng lúc, khớp với lời kể, động tác thuần thục, chính xác và khéo léo

Ví dụ: Với câu chuyện “Chàng Rùa”, cô kể: Ngày xưa có hai vợ chồng nhàkia (các nhân vật Bố và Mẹ rùa xuất hiện trên bức phông )…mãi mới sinh đượcmột người con nhưng lại là một chàng Rùa bé tí ti (nhân vật rối rùa xuất hiện).Như vậy tất cả đều vừa trùng khít với lời kể Rồi các nhân vật Vua, cô bác nông

Trang 12

dân lần lượt xuất hiện với màn trình diễn khéo léo mang tính nghệ thuật cao, cácnhân vật cứ lúc ẩn lúc hiện (theo trình tự nội dung truyện) đã cuốn hút trẻ say xưatheo dõi Vừa được nghe kể, lại vừa nhìn thấy những hình ảnh cụ thể, trẻ sẽ tiếpthu một cách dễ dàng, và tác phẩm ấy sẽ khắc sâu, in đậm trong trí nhớ của trẻ.Trẻ sẽ biết nhận xét, phân biệt, đánh giá đúng tính cách của từng nhân vật, tiếthọc trở nên sinh động, hấp dẫn và không tẻ nhạt.

Sau khi kể lần 1 cô có thể tóm tắt nội dung truyện một cách ngắn gọn, chọnnhững nét chính làm toát lên nội dung, không diễn giải dài dòng, có thể kết hợpgiảng giải từ khó có trong tác phẩm, nhưng cũng có thể kết hợp gỉảng từ, giảng ýkhi cô kể lần 2 Ở lần 2, cô kể truyện kết hợp minh hoạ bằng tranh ảnh, mô hình.Tranh minh hoạ, mô hình hay vật thật, với màu sắc đẹp, hài hoà sẽ làm cho câuchuyện trở nên sinh động, thu hút sự tập trung chú ý cao độ của trẻ Trẻ dễ thuộc,

dễ nhớ nội dung tác phẩm Điều đó sẽ thuận lợi rất nhiều khi tiến hành đàm thoạicùng với trẻ Các câu hỏi phải ngắn ngọn, dễ hiểu, giúp trẻ diễn đạt được ý tưởngcủa mình, không gò bó để trẻ trả lời rập khuôn, với trẻ nhút nhát cô thường xuyêngọi để trẻ phát biểu, câu hỏi phải sát với nội dung đề tài

Đàm thoại sẽ giúp trẻ đồng cảm với tác giả, và nếu muốn trẻ đồng cảm vớitác giả thì ở phía cô phải hiểu được nội dung của tác phẩm, phải hiểu và nói lạiđược những điều mà tác giả muốn gởi đến trẻ

Đàm thoại có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩtrả lời, hoặc dùng tranh ảnh, mô hình để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện

Cô chú ý đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và logic từ đầu đếncuối, không dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không

Ví dụ: Với câu chuyện “Quả bầu tiên”, nội dung câu hỏi đàm thoại có thể

là :

+ Trong truyện quả bầu tiên có những nhân vật nào?

+ Chú bé là người như thế nào?

+ Chú bé đã làm gì khi chim én bị thương?

+ Khi mùa xuân đến, én đã mang gì về cho chú bé?

+ Vì sao chú bé được hưởng quả bầu tiên đầy vàng bạc?

+ Nếu con là chú bé, con sẽ làm thế nào?

+ Quá trình đàm thoại, cô có thể yêu cầu trẻ thể hiện tính cách nhân vậtbằng ngữ điệu, cử chỉ giống như thể hiện một vai diễn Như vậy đã góp phầngiảm bớt sự gò bó, căng thẳng, tạo không khí sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái chophần đàm thoại

Khi trẻ đã cảm nhận được truyện, sau phần kể chuyện, để tạo cơ hội cho trẻđược thể hiện khả năng của mình, cô tổ chức cho trẻ kể lại truyện dưới nhiềuhình thức:

Trang 13

+ Cô kể, cháu tham gia, thực hiện bằng cách trả lời những đoạn đối thoại+ Cháu kể lại truyện hoặc từng đoạn truyện với sự giúp đỡ của cô

+ Kể chuyện kết hợp minh hoạ tranh v.v…

Và dù kể dưới hình thức nào, cô cũng cần lưu ý việc sửa sai kịp thời cáchphát âm, cách diễn đạt của trẻ Cũng có thể tổ chức cho trẻ kể truyện dưới hìnhthức đóng kịch Hoạt động này trẻ rất hứng thú

+ Đối với thơ:

Các cháu mẫu giáo thích đọc thơ, đặc biệt là những bài thơ có vần điệu dễnhớ, biểu lộ tình cảm êm ái, vui tươi Để giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt độngđọc thơ tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức, lồng ghép xen kẽ các nội dung tíchhợp và các trò chơi nhẹ nhàng Trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Đọc luân phiêntheo tổ, nhóm, thi đua xem tổ nào đọc hay, đọc đối đáp giữa cô và trẻ…

Cũng như truyện để tạo hứng thú và sự tập trung cao độ của trẻ, khi vào bài,

cô có thể sử dụng phương pháp trực quan để giúp trẻ đồng cảm, cảm thụ tácphẩm như: sử dụng công nghệ thông tin tranh ảnh, vật thật, đàm thoại với trẻbằng những câu hỏi ngắn gọn, cho trẻ hát những bài hát có nội dung gần gũi đểdẫn dắt trẻ đến với bài thơ

Ví dụ: Cô bật màn hình với nhiều loại bát có hoa văn khác nhau để giớithiệu bài thơ “Cái bát xinh xinh” hay hát bài “Bông hoa mừng cô” để giới thiệubài thơ “ Bó hoa tặng cô”.v.v và như vậy, các cháu sẽ đến với tác phẩm một cách

dễ dàng, hứng thú

Quá trình dạy thơ; cũng như truyện, cô phải đảm bảo đủ các phần theo trình

tự tiết học Xác định đúng yêu cầu, nội dung cần truyền đạt

Để trẻ hiểu, cảm thụ tốt bài thơ thì việc đọc mẫu của cô cũng giữ một vai tròhết sức quan trọng Vì vậy, khi đọc mẫu, tuỳ từng bài thơ, cô thể hiện sao chophù hợp Cách đọc diễn cảm đó là: Biết ngắt giọng đúng chỗ, thể hiện sắc thái,

âm điệu của mỗi bài thơ

Ví dụ: Bài thơ “Làm anh”cô đọc với giọng vui hóm hỉnh

Bài thơ “Cô giáo” cô đọc hơi chậm, thể hiện tình cảm tha thiết, dịu dàng Còn đối với bài thơ “Ảnh Bác” cô phải đọc với nhịp điệu chậm rãi vừa phải,thể hiện sự trang trọng, tình cảm yêu quý Biết ngắt giọng ở các câu :

Cháu ơi/đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau /quét bếp đuổi gà Thấy tàu bay Mỹ/ nhớ ra hầm ngồi v.v…

Hoặc những bài thơ mang âm hưởng đồng dao như: “Con công hay múa” côđọc theo nhịp 2/2

Trang 14

“ Con công/hay múa

Bỏ vô nồi kho Mực tím ngan ngát

Là rau diếp cá Là rau mồng tơi

Cho vô cối giã Mình yêu suốt đời

Là rau càng cua Là cây rau má”

Đồng thời khi đọc mẫu cô cần chú ý thể hiện kết hợp ánh mắt, nét mặt, cửchỉ, điệu bộ làm cho bài thơ trở nên sống động Từ đó sẽ thu hút được sự chú ýcủa trẻ, tạo cho trẻ sự hưng phấn, hứng thú đọc thơ, có thể cho trẻ đọc nhẩm, đọcthầm theo cô

Cô dạy trẻ đọc thơ qua tranh để nâng cao chất lượng văn học và làm quenvới chữ viết bằng một số hình ảnh và đọc luân phiên, đọc đối, đọc đuổi.v.v Khitrẻ đã đọc thuộc thơ, cô cho trẻ biểu diễn thơ phối hợp làm động tác minh hoạ.Động tác minh hoạ sẽ giúp trẻ dễ nhớ và làm cho tiết học thêm sinh động Đểtránh mệt mỏi, cô cần chú ý thay đổi hình thức, thay đổi đội hình, xen kẽ nhữngtrò chơi nhẹ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết học như trò chơi “Bốn mùa” “Chim bay cò bay” “pha nước chanh”.v.v…Một điều quan trọng không thể thiếu

đó là sửa sai kịp thời cho trẻ về cách phát âm, cách luyện giọng và sự thể hiệncảm xúc của bài thơ Để củng cố bài thơ, câu chuyện cô tổ chức các trò chơi đểkhắc sâu những kiến thức vừa cung cấp cho trẻ

+ Sử dụng phương tiện trực quan:

Có thể nói sự chuẩn bị chu đáo của cô là một yếu tố quan trọng mang lại sựthành công cho tiết dạy

“Làm quen với Văn học” là một môn mang nét đặc trưng riêng, muốn dạytốt cần phải có sự đầu tư thích đáng: Đầu tư cho việc nghiên cứu tác phẩm, chuẩn

bị đồ dùng và trước hết phải thuộc tác phẩm Từ đó nghiên cứu bài soạn để xácđịnh mục đích yêu cầu của từng thể loại mà sử dụng phương pháp truyền thụ chophù hợp

Bài soạn có đầy đủ, chi tiết và sáng tạo thì tiết dạy mới sinh động, hấp dẫn

và lôi cuốn trẻ Vì vậy giáo viên cần cố gắng nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về bộ

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w