1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời trường mầm non hoa hồng

32 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Trong đó vui chơingoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lànhcủa thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 -6 TUỔI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI

- TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt đối với sựphát triển của trẻ, bởi đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên, quan trọng của nhân cáchcon người, là thời kỳ lý tưởng của giáo dục toàn diện mà trong đó, hoạt động vui chơingoài trời là phương tiện hữu hiệu và vô tận

Ngành học Mầm non đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục và hoàn thiệnphương pháp giáo dục theo hướng tích cực Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạtđộng chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Chơi

là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, không được vui chơi, trẻ sẽ khôngphát triển

Hoạt động vui chơi ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo Hoạt độngchơi là phương tiện học hỏi của trẻ, là con đường để tăng trưởng và phát triển Chơi tạo

cơ hội để trẻ thử nghiệm những hoạt động mong muốn của mình để tìm hiểu về thế giớixung quanh

Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện, tự lập Nếu hành động củatrẻ phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực hay sự áp đặt máy móc từ người lớn thìtrò chơi của trẻ không còn hấp dẫn và mang lại niềm vui sướng nữa; đồng thời, trẻ mất đitính tự tin và khả năng tự lập trong cuộc sống sau này

Trong quá trình chơi, trẻ được trải nghiệm nhiều loại cảm xúc khác nhau và rènluyện cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc Trẻ mong muốn được tìm hiểu về động vật,thực vật, các hiện tượng tự nhiên, về mọi người xung quanh…trước khi trẻ học đọc , họcđếm Trẻ càng được chơi nhiều với các đồ vật khác nhau, tham gia nhiều hoạt động, kết

Trang 2

nối với nhiều bạn bè…thì trẻ càng tích cực và càng có cơ hội thành công trong học tậpsau này

Để chơi thỏa mãn nhu cầu, có ý nghĩa và trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ cầnđảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc: tính tự nguyện, tính phát triển, tính giáo dục

Sẽ không có trò chơi thực sự nếu không đảm bảo để trẻ chơi tự do, đem lại lợi ích chotrẻ, đồng thời giáo viên phải đảm bảo tính giáo dục trong việc cung cấp và củng cố cácbiểu tượng, các đồ dùng mang tính giáo dục

Trẻ mầm non là những trẻ mong manh mà tràn đầy nhựa sống, được giao thoa,rung cảm với muôn vàn màu sắc và âm thanh của thế giới xung quanh mình Với trẻ, thếgiới xung quanh luôn chứa đựng những điều kỳ diệu lý thú, nhưng những hiểu biết vềthế giới xung quanh mà trẻ thu được qua vui chơi lại hiện dưới ánh sáng mới mẻ Nókhông chỉ tỏa sáng mà còn được mở rộng, củng cố và khắc sâu hơn

Ở trường mẫu giáo, trẻ được nghe nhạc, được ca hát, được vận động đặc biệt làcác trò chơi dân gian luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất bởi tính chất vui vẻ, rộn ràng,

hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ Hoạt động vui chơi là hoạtđộng chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo Trẻ “học mà chơi, chơi mà học” Trong đó vui chơingoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lànhcủa thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xungquanh góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ với môi trường tự nhiên và xã hội, thỏamản nhu cầu chơi và hoạt động , tìm hiểu khám phá của trẻ

Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tựnhiên, đồng thời trẻ tự tin , mạnh dạn hơn trong cuộc sống

Trên thực tế, ngoài những trò chơi được gợi ý trong chương trình chăm sóc giáodục trẻ mẫu giáo, giáo viên chưa chú trọng đến việc tìm tòi, thiết kế và xây dựng thêmnhững trò chơi mới Các trò chơi trong chương trình còn ít, chưa đa dạng, mỗi trò chơiđược tổ chức lặp đi lặp lại nhiều lần nên trẻ tham gia thiếu hào hứng Bởi vậy, chưa pháthuy hết khả năng sáng tạo của giáo viên cũng như khả năng ứng dụng đa dạng các tròchơi vào hoạt động vui chơi ngoài trời còn hạn chế

Trang 3

Trước đây đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu từ khía cạnh này hay khíacạnh khác trong lĩnh vực vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhưng chưa có tác giả đi sâu nghiêncứu vấn đề phát huy tính tích cực cho trẻ khi vui chơi ngoài trời đặc biệt là phát huy tínhtích cực của trẻ 5- 6 tuổi Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu một số biện pháp nhằmphát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo lớn khi vui chơi ngoài trời Vì vậy, tổ chức chotrẻ chơi ngoài trời sẽ đáp ứng các nguyên tắc trên Hoạt động ngoài trời nhằm tạo điềukiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, nhằm rèn luyện sứckhỏe cho trẻ và thiết lập mối quan hệ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốnhiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội, thỏa mản nhu cầu hoạt động có chủ đíchtheo ý thích của trẻ Đó là tiêu chí hàng đầu giúp trẻ phát triển về: Đức, trí, thể, mĩ,…làyếu tố đầu tiên làm hành trang cho trẻ bước vào lớp học phổ thông Vui chơi ngoài trờigiúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động

Tôi hy vọng qua đề tài này sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để giúp trẻthực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp, tích cực tìm tòi và lĩnh hội kiến thứcmột cách nhẹ nhàng

Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốntrẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên,tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong cáctình huống Những câu hỏi như: Vì sao?, làm thế nào?,… và từ sự tò mò ham hiểu biết ởtrẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đúng, thói quen tốt, góp phần phát triển nhâncách trẻ Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã

mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời”, đề rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm,

khắc phục những mặt còn hạn chế, bổ sung những thiếu sót trong việc tổ chức hoạt độngngoài trời cho trẻ ngày càng hiệu quả hơn

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu nghiên cứu:

Giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá vàquan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động ngoàitrời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ

Trang 4

Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môitrường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.

Tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những hoạt động mong muốn của mình để tìm hiểu

về thế giới xung quanh Trẻ mong muốn được tìm hiểu về động vật, thực vật, các hiệntượng tự nhiên, về mọi người xung quanh,…trước khi trẻ học đọc, học đếm Trẻ càngđược chơi nhiều với các đồ vật khác nhau, tham gia nhiều hoạt động, kết nối với nhiềubạn bè,…thì trẻ càng tích cực và càng có cơ hội thành công trong học tập sau này

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Hoạt động ngoài trời để phát triển toàndiện nói chung và thể chất nói riêng

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhằm tìm hiểu thực trạng của lớp, đề tài mà bản thân tôi đang nghiên cứu manglại cho trẻ cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với bầu không khí trong lành, trẻ được tắmnắng ban mai, tiếp xúc với thiên nhiên, gần gũi với môi trường, thỏa mãn nhu cầu vậnđộng, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự hướngdẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá

Giúp bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp giúp giảiquyết mâu thuẫn giữa chất lượng, hiệu quả môn Hoạt động ngoài trời để phát triển thểchất cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực của trẻ 5 -6 tuổi ở hoạtđộng vui chơi ngoài trời ở trường Mầm non Hoa Hồng

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài trời

để phát triển toàn diện cho trẻ

Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 - 6 tuổi, Lớp: Lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng

Thời gian: Năm học 2016 – 2017

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp đàm thoại, trao đổi thảo luận

Trang 5

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp trải nghiệm thực tế

II Phần nội dung:

1 Cơ sở lý luận:

Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sốngxung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thànhnhân cách Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về nhận thức, tìnhcảm, ý chí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội Hoạt động ngoài trời cũng gópmột phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với thế giới xungquanh, đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lí và tính mục đích,tính kỉ luật, tính đồng đội Đó chính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triểnnhân cách cho trẻ

Trẻ mẫu giáo lớn giai đoạn phát cảm của trẻ rất mạnh, cảm xúc thẩm mỹ pháttriển khá nhanh, tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh, thíchcái đẹp, thích vận động Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên, các thuộc tính tâm lýđặc biệt tính hình tượng phát triển mạnh gần như chi phối mọi hoạt động tâm lý của trẻ

Ở lứa tuổi này, chức năng của các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoàn thiện và theonhà sinh lý học người Nga M.Do ghen cho rằng vui chơi ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp,tuần hoàn của máu và các quá trình sinh lý khác Trò chơi vận động giúp trẻ tập phối hợpcác động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn Tạo cho trẻ sự mềm dẻo,nhịp nhàng có ảnh hưởng đến tim mạch và sự phát triển của cơ

Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻđược gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh

là vô cùng cần thiết Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt độngkhác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vốn được xem là hoạt động có nhiều ưu thế.Tuynhiên,vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tổ chức các hoạt động chơi ngoài trời ở

Trang 6

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Lớp lá 3: Tổng số học sinh: 33, (trong đó: 5 tuổi: 8 học sinh, 4 tuổi:18 học sinh,3tuổi 7 học sinh) Nữ: 13 Dân tộc: 1 Nữ dân tộc: 1

Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên

Trình độ chuyên môn giáo viên: 1 cao đẳng, 1 trung cấp

Trong những năm qua, hoạt động vui chơi ngoài trời nhằm phát triển toàn diệncho trẻ, tuy nhiên các hoạt động tổ chức chưa thật sự hấp dẫn, chưa có sự đầu tư nhiều vìvậy kết quả đạt được trên trẻ chưa cao

- Giáo viên đã sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động hoạt động ngoài trời để trẻ phát triển toàn diện cho trẻ

- Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động, trẻ tham gia chơi tự tin, mạnh dạn

- Phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tình cảm xã hội…

- Hoạt động ngoài trời

70 %

70 %

70 %

70 %

Nguyên nhân chủ quan:

Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, trường có loa phóng thanh, có đầu đĩa để sửdụng trong giờ đón trẻ, giờ thể dục sáng Lớp học được trang bị đầy đủ như: đầu đĩa, tiviphục vụ cho các hoạt động của giáo viên

Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, các

cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi trường,

dễ mắc nhiều bệnh khác nhau Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo quatrường lớp

Nguyên nhân khách quan:

Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, các

cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi trường,

Trang 7

dễ mắc nhiều bệnh khác nhau Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo quatrường lớp

Do lớp ghép, trẻ 3 độ tuổi nên rất khó khăn đối với việc dạy và học của lớp……

Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của trẻ còn tương đối hạnchế

Hoạt động ngoài trời những lúc thời tiết thay đổi như mưa, gió nếu không có máiche thì sẽ không thục hiện được Thiếu đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất còn thiếu, giáoviên không có thời gian để đầu tư làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm hay sáng tác thơ…

Trẻ tò mò, ham hiểu biết thích khám phá thế giới hiện thực xung quanh

Nhà trường có tủ sách và nhiều tài liệu phong phú để tham khảo Được sự quantâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện của ban giám hiệu nhà trường Sự giúp đỡ của đồngnghiệp (qua các buổi dự giờ), sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh về các nguyên vật liệu

Môi trường hoạt động ngoài trời rộng đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ,các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú, được bảo dưỡng, giữ gìn sạch sẽ,màu sắc, kích thước, chức năng sử dụng phù hợp luôn tạo được sự hấp dẫn, tạo cho trẻcảm giác an toàn, mở rộng cơ hội học tập

Môi trường thân thiện, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻvới môi trường xung quanh

Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt

động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động

Trang 8

- Khó khăn:

Hoạt động ngoài trời cho trẻ thật sự chưa được tổ chức tốt, ngoài hạn chế về cơ sởvật chất, môi trường hoạt động chưa phong phú, phương tiện vật chất thiếu thốn, đồ dùngdạy học còn thiếu thốn… còn có lý do về trình độ và sự linh hoạt của giáo viên khi giảiquyết các tình huống

Do giáo viên chưa thực sự nhận thức được hết vai trò của môi trường thiên nhiênđem lại cho trẻ, một phần giáo viên còn ngại tổ chức, ít có sự thay đổi

Giáo viên chưa thật sự chủ động còn phụ thuộc vào sự đầu tư của nhà trường.Nhiều sân trường nền đất hoặc nền gạch xuống cấp không đảm bảo an toàn chocác cháu vui chơi nên giáo viên nhiều khi không tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trờihoặc chỉ cho trẻ ra sân trong một thời gian ngắn

Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, ví dụ lớp ghép, lớp có trẻ thiếu năngtrí tuệ…cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho các cô khi tổ chức chơi ngoài trờicho trẻ

Đồ dùng phục vụ cho một số chủ điểm còn ít như chủ điểm phương tiện giao thông, chủ điểm Bác Hồ

Sân trường chưa có mái che để trẻ hoạt động ngoài trời khi thời tiết thay đổiđột ngột (ví dụ khi trời mưa trẻ không quan sát được các hiện tượng một cách trọnvẹn)

Đa số phụ huynh ở lớp đều là thành phần lao động nên trò chuyện cùng trẻ về thếgiới xung quanh trẻ còn nhiều hạn chế, đa phần là cô cung cấp cho trẻ kiến thức

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp:

Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ nâng cao

chất lượng giáo dục Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt

động, khơi dậy tính năng động cho trẻ

Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ

- Đa dạng phong phú các trò chơi ngoài trời

Trang 9

- Hoạt động tự do ngoài trời nhằm phát triển vận động của trẻ

- Sưu tầm, sáng tác những câu đố hò vè để sử dụng trong lúc chơi nhằm phát triểnmục tiêu giáo dục

- Tận dụng nguyên vật liệu có sẳn trên sân trường để giúp trẻ chơi

- Cách tổ chức các hoạt động liên ý để tạo hứng thú cho trẻ khi quan sát

- Vai trò của giáo viên giúp trẻ hoạt động tích cực hơn trong hoạt động vui chơingoài trời

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Việc phát huy tính tích cực chủ động của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời đãđược thực hiện thường xuyên mỗi ngày Do đó đề tài này được nghiên cứu nhằm bổ sungthêm những giải pháp trong việc phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt độngngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp lá 3 do tôi phụ trách nói riêng và trường Mầm nonHoa Hồng nói chung

Tìm hiểu việc phát huy tính tính cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trờicủa trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp tôi phụ trách, trên cơ sở đưa ra một số biện pháp liên quan đến đềtài, nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn khi tham gia hoạt động vui chơi ngoàitrời, tạo tiền đề cho trẻ vào lớp một Cho nên tôi bắt đầu tìm tòi và thực hiện đề tài này

Xuất phát từ thực tiễn như vậy bản thân tôi đã nghiên cứu và tìm ra những biệnpháp để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực, sáng tạo trong hoạt động vui chơingoài trời như sau:

* Biện pháp 1: Đa dạng phong phú các trò chơi ngoài trời.

Khuôn viên trường chiếm diện tích phần lớn cho hoạt động vui chơi của trẻ Tôi

đã chia theo nhóm cho trẻ chơi Tôi đã tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm thích hợp vàtìm tòi những nội dung phù hợp với chủ điểm cho trẻ hoạt động phong phú, những tròchơi dân gian, thơ ca hò vè, phù hợp với chủ điểm để trẻ hiểu sâu hơn

Trò chơi giúp phát triển nhận thức của trẻ như: Trò chơi cát nước qua trò chơi trẻ biết được các tính chất của nó, từ cát nước trẻ có thể xây được những ngôi nhà trẻ thích,

Trang 10

hoặc đúc những quả bánh theo ý thích của trẻ, có thể ghép thành những bông hoa, conbướm, con chuồn chuồn từ những hòn sỏi, lá cây

Trò chơi phát triển các giác quan: Trẻ nghe những tiếng động xung quanh nhữngtiếng xào xạc của lá cây, những rung động của các cành lá, cảm nhận những tia nắng mặttrời ấm áp, thời tiết khô hanh hay nóng bức, ngửi mùi những bông hoa, những tiếng kêucác con vật, những giọng hát của các bạn Hoặc thông qua trò chơi xem ai đoán giỏi, bịtmắt bắt dê, cho trẻ đội mũ chóp đoán tiếng kêu các con vật những trò chơi này giúp trẻphát triển tốt các giác quan và óc tư duy

Kho tàng trò chơi dành cho lứa tuổi Mầm non vô cùng phong phú và đa dạng, tuynhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau Cóthể cùng một trò chơi nhưng cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau thì mức độ vậnđộng của nó cũng có sự khác biệt Nhận thức được vấn đề này, bằng nhiều phương tiện:tài liệu sách, báo, mạng internet…tôi đã sưu tầm được một số trò chơi cho lứa tuổi mẫugiáo 5 - 6 tuổi

Thực trạng trường tôi là một trường có diện tích sân rộng, sĩ số cháu hợp lý nênviệc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng nhómrất thuận tiện Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tôi còn chủđộng tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dângian gắn với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp Các trò chơi phát triểngiác quan:

Các trò chơi phát triển thị giác: Trò chơi tìm đường của con vật, trò chơi lựa đậu,trò chơi thí nghiệm với vật chìm vật nổi,…Các trò chơi phát triển thính giác: trẻlắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, nghe tiếng

ve kêu,…Các trò chơi cho trẻ ngửi mùi hoa, quả, mùi của lá cây; cảm nhận ánh nắng mặttrời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xemtiếng động gì,…Các trò chơi giúp trẻ phát triển xúc giác: Cho trẻ sở vào những thứ thậtmềm mại, cứng, nhẵn, xù xì, lạnh, nóng,…Qua các trò chơi này, tôi nhận thấy trẻ có sựtiến bộ rõ rệt khi vận dụng các giác quan Các trò chơi phát triển nhận thức của trẻ: Trẻchơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng Chơi với lá cây

Trang 11

như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tựơng của trẻ như hình bônghoa, cây lúa, con gà,….

Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằmphát triển óc tò mò ở trẻ: Quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường vàphân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả…

Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xungquanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự vớimọi người và cũng thông qua đó, giáo viên đã góp phần giúp trẻ nhận thức tốt hơn vềtầm quan trọng của môi trường xung quanh Từ đó trẻ có ý thức hơn khi tham gia Bảo vệmôi trường (chăm sóc cây xanh, không xả rác,…)

Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:

Để tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện thể chất, giáo viên có thể tổ chức cho trẻchơi các trò chơi: Trò chơi vận động có luật (trò chơi mới và trò chơi dân gian ), các vậnđộng tự do (có thiết bị và không có thiết bị), các trò chơi thể thao (đá bóng, đá cầu, cầulông,…),…

Mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần hoàn thành các vận động như: Đi, chạy đổi

hướng, trèo lên xuống thang, ném bắt bóng, Cần dựa vào điều kiện của địaphương, của trường lớp, sự hứng thú, khả năng của trẻ, mục đích phát triển kĩ năng vậnđộng theo để lựa chọn vận động, trò chơi Giáo viên cần chú ý đặc biệt tới việc cung cấp

Trang 12

nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn các hoạt động đề rèn luyện các kĩ năng này, nở rộngcác cơ hội để trẻ được thực hiện không phải chỉ trong giờ học.

Các thiết bị được chuẩn hóa cần có đủ để tổ chức hoặc theo nhóm lớn hoặc theonhóm nhỏ, đảm bảo an toàn Các thiết bị không được chuẩn hóa cần có hoặc bổ sungtheo từng giai đoạn, từng vận động của trẻ

Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường Thông qua hoạt động leo trèo trên cácthiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: Cầu tuột, các vận động bò, trườn, trèo tung, ném,chuyền, bắt khi trẻ được tham gia chơi ở khu vận động của trường Những lốp xe hơi bị

bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, bò theo đường zich zắc, đithăng bằng trên lốp xe, chơi trò chơi: Ai nhanh hơn? Đội nào nhanh nhất? leo qua cácbậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bànchân, một phần giáo viên đã tạo cho trẻ có những cơ hội được vận động thỏa thích, phầnnào tôi cũng đã giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm

Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinhhoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: Trò chơi kết bạn, mèo đuổi chuột, bò khăn, chơi

u, thả đĩa ba ba, cá sấu lên bờ, cướp cờ, … hoặc cũng có thể hát cho cháu hát theo một sốbài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng tròn, ra đây xem,…Vừa pháthuy tính đoàn kết vừa giúp trẻ được vui chơi thỏa thích

Trò chơi vận động có luật là loại trò chơi có nội dung và quy tắc được xác địnhtrước và người chơi cần tuân theo Trò chơi vận động thường chơi theo nhóm, có thể tổchức linh hoạt theo thời gian phù hợp

Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôicũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút

trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi Ví dụ: Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên làbão thổi, gió thổi, tìm bạn…; Trò chơi kéo co có thể thay đổi tên là kéo pháo.Luật chơi: Hai đội không được đứng qua vạch của mỗi đội Đội nào kéo qua phầnvạch quy đinh về phía đội mình, chiến thắng

Cách chơi: Hai đội đứng đối diện nhau, có số lượng bằng nhau, đứng cách vạch

Trang 13

chuẩn theo quy đinh Khi cô nói chuẩn bị, hai đội dùng tay nắm dây dù, ở tư thếchuẩn bị Khi cô ra hiệu lệnh “1, 2, 3 bắt đầu”, cả hai đội cùng ra sức kéo thật mạnh, độinào kéo thấy có khăn ở giữa dây qua đội mình, là đội chiến thắng Đội chiến thắng đợt 1

sẽ thi đua với đội thắng ở đợt 2 Chọn ra một đội thắng cuộc

Tùy theo sự kiện trong trong năm học, mà tôi lựa chọn các trò chơi dân gian chophù hợp với điều kiện của trường của lớp

Ví dụ: Chủ điểm mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ hộimùa xuân dạy cháu chơi: đá cầu, nhảy dây, ném còn, bịt mắt bắt dê

Trò chơi tự do: Cần có hướng dẫn mở khi cho trẻ thực hiện các vận động này.Đặc biệt, cần chú trọng việc giúp trẻ học những cách khám phá khác nhau về hoạt độngcác bộ phận trên cơ thể, tìm ra những ý tưởng sáng tạo hoạt động với phương tiện mở vàdụng cụ thể thao, chơi những trò chơi hợp tác Điều này, giúp trẻ phát triển khả năngthiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khichơi

Các trò chơi tự do trẻ có thể chơi: Nhảy lò cò, ô ăn quan, thắt sỏi, stop, lô tô theochủ đề, trẻ có thể dùng phấn vẽ những thứ liên quan đến chủ đề của lớp Đó cũng là mộthình thức ôn luyện kỹ năng cho trẻ

Qua việc tham gia chơi cùng nhau của trẻ sẽ giúp trẻ có thái độ vui vẻ với bạn khichơi, tham gia dễ dàng khi được rủ cùng chơi, biết quan tâm hứng thú của ban, 16 chia

sẻ và đổi đồ chơi cho bạn, thực hiện các quy tắc trong trò chơi chung

Qua đó thể hiện được khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh như: tìm kiếm,thay thế đồ chơi còn thiếu, tự phân công nhiệm vụ trong khi chơi, biết đề nghị tham gianhóm chơi một cách phù hợp, biết tìm kiếm sự trợ giúp của giáo viên khi cần thiết

* Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm

Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xungquanh trẻ, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ Nội dung quan sát thường dựa vào khảnăng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát

Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát

Trang 14

Ví dụ: Với chủ đề Thế giới Thực vật, tôi cho trẻ quan sát chồi non của cây hoa sứ.Yêu cầu trẻ quan sát kĩ trên từng cành, sau vài ngẩy quan sát lại để thấy sự thay đổi trêntừng cánh hoa sứ hoặc yêu cầu trẻ thực hiện ỏ nhà như: tìm hiểu về một sô loại hoa vàmang hoa đến lớp cho cả lớp cùng xem hay vận động phụ huynh trò chuyện cùng trẻ,dẫn trẻ tham quan vườn hoa ở công viên…Trong các hoạt động, giáo viên và cha mẹ cần

có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ…Với cách này, tôi nhận thấy trẻ hoạtđộng rất tích cực và nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh

Với quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình quan sát, giáoviên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy được tính tích cực,chủ động của trẻ như:

+ Con có nhận xét gì về cây hoa sứ này? Vì sao?

+Con có thấy điều gì mới trên mỗi cành hoa sứ không?

+ Vì sao lá nó dài hơn?

+ Mùa nào thì cây đâm chồi?

Chính vì thế, giáo viên cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh đểcung cấp cho trẻ

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn rau, giáo viên đặt ra những câu hỏi:

Trang 15

+ Theo con rau này là rau gì?

+ Tại sao con đặt tên như vậy?

+ Rau có đặc điểm gì?

+ Rau sống ở đâu?

+ Làm thế nào để chăm sóc cây?

Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dụctrẻ Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…

Đối tượng, yêu cầu quan sát phải phù hợp chủ đề và nhận thức của trẻ để kíchthích được tư duy của trẻ

* Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ dạo chơi,lắng nghe âm thanh trong sân trường.

Trông qua dạo chơi,tham quan sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về sự vật, hiệntượng xung quanh như: cỏ cây, hoa lá, công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan

hệ của con người…và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình.Qua đó, giáo dục trẻ tình yêuquê hương đất nước, yêu cảnh đẹp của làng quê, những phong tục tập quán của địaphương nơi trẻ đã sinh ra và lớn lên…

Ví dụ: Trong chủ đề trường mầm non, giáo viên cho trẻ dạo chơi xung quanhvườn trường Sau khi cho trẻ dạo chơi, giáo viên cùng trò chuyện với trẻ:

+ Con có nhận xét gì về cảnh vật xung quanh trường?

+Trường mình có những cây gì?

+ Con có thích vườn trường mình không? Vì sao?

Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi vườn trường, trẻ sẽ thấy được cảnh đẹpcủa sân trường với đa dạng các loại cây từ cây trong bong mát đến cây ăn quả và cảnhững vườn hoa với đầy đủ chủng loại và màu sắc khác nhau

Khi ra sân, trẻ được lắng nghe các âm thanh khác nhau như: tiếng động của xe,tiếng gió thổi,lá rụng chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánhnắng mặt trời…Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh mình thật sinh động,hấp dẫn Từ đó, trẻ yêu thích cái đẹp, thích được đến trường, đến lớp mỗi ngày Chính vì

Trang 16

vậy, giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn các đề tài mới lạ, hấp dẫn để kích thích

sự chủ động, tích cực, sang tạo từ trẻ,phù hợp với chủ đề và nhận thức của trẻ

Ví dụ: Trong chủ đề Trường mầm non, với giờ hoạt động ngoài trời giáo viên tổchức cho trẻ chơi “Lắng nghe âm thanh trong sân chơi”Khi trẻ ra sân, cô chia trẻ đứngthành nhiều nhóm và mỗi nhóm hướng đến mỗi góc khác nhau để lắng nghe xem cónhững âm thanh gì phát ra và những âm thanh đó phát ra từ đâu? Giáo viên đưa hệ thốngcâu hỏi đàm thoại nhằm phát huy tư duy của trẻ như sau:

+ Con đã nghe thấy tiếng gì?

+ Âm thanh đó phát ra từ đâu?

+ Vì sao lại có tiếng gió rì rào?

+Con làm gì khi có gió lớn?

Bảng hệ thống câu hỏi như vậy nhằm giúp trẻ tập trung suy nghĩ, chủ động sangtạo để trẻ đưa ra hàng loạt câu trả lời khác nhau

* Biện pháp 4: Cách tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể

trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp.

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi rất quan trọng, cung cấp nguồn thông tinphong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Vì vậy biện pháp tạomôi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn,các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung Tạo môi trường phù hợp, đadạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thànhnăng cao mối quan hệ thên thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ

Tổ chức cho trẻ quan sát: Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiếnthức tự nhiên, xã hội và các sự kiện xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá củatrẻ Giáo viên cần lắng nghe các ý tưởng, hứng thú của trẻ và liên hệ chúng với các mụctiêu, nội dung chương trình và mong muốn của giáo viên theo cách sáng tạo và tôn trọngtrẻ Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạthấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đãhướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thựcvật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiều về 1 số loại hoa và mang hoa vào trong

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w