1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

16 483 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 40,7 KB

Nội dung

Lời giới thiệu Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất , ở cái thời điểm ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe ,nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình ….Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói quen xấu Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng nghe câu nói: "Trẻ em như trang giấy trắng" Quả đúng vậy từ khi sinh ra, trẻ em chỉ là một sinh linh bé nhỏ, thơ ngây, đáng yêu Tâm hồn trẻ trong sáng như những trang giấy trắng và chúng ta ngành học mầm non là người đầu tiên viết lên trang giấy đó Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non, tạo nên nền tảng vững chắc chặng khôn lớn của trẻ Mục đích của chăm sóc, giáo dục mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người: sự khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, phát triển cân đối, hài hoà cả về thể chất, tinh thần Giáo dục cho trẻ lòng yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn những người gần gũi, tính thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên Đồng thời mục tiêu của giáo dục mầm non là nhằm phát triển trí thông minh, tính ham hiểu biết, tính thích khám phá, tìm tòi một số kỹ năng sơ đẳng Các hoạt động trong trường mầm non có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ Đặc biệt là hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Từ khi còn nằm trong nôi, ở lớp nhà trẻ trẻ đã được đắm mình trong những lời hát ru của cô, được nghe những âm thanh nhịp điệu, những bài hát, những câu chuyện, bài thơ cô đọc, cô kể Thế giới thơ ca đó nó đã để lại trong tâm trí của trẻ từ những ấn tượng sâu sắc về những ông bụt, bà tiên, âm hưởng thơ ca cổ tích Những âm hưởng ấy rất gần gũi, dịu hiền là nguồn nước trong lành, tưới mát tâm hồn trẻ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ được hoá thân vào những nhân vật ngộ nghĩnh, ly kỳ trong những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, đồng dao Mang truyện, thơ đến cho trẻ, hay nói cách khác cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đã mở mang nhận thức của trẻ Có thể nói tác phẩm văn học phản ánh muôn mặt của thế giới xung quanh trẻ Thông qua đó giúp trẻ chính xác hoá các biểu tượng về thực tế xã hội xung quanh Dần dần từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mở rộng Văn học đã góp phần giáo dục đạo đức và bồi dưỡng những phẩm chất tâm hồn cho trẻ, giáo dục trẻ tình yêu gia đình, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh gần gũi với trẻ, sống ngay thẳng, sống chân thật, dũng cảm, khiêm tốn, vị tha 1 Biết phân biệt cái thiện, cái ác Thông qua các câu chuyện, bài thơ giáo dục cho trẻ tình cảm thẩm mỹ, phát triển vốn từ, tích luỹ vốn kinh nghiệm văn học Để giúp trẻ có tâm thế vững chắc bước vào bậc học tiếp theo Văn học đối với trẻ thơ là một hoạt động quan trọng trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ Mục đích của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là hình thành cho trẻ những năng lực đầu tiên cần thiết cho sự phát triển trí tuệ Hoạt động trí óc, khả năng tư duy, so sánh, nhận xét, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ Thông qua ngôn ngữ, trẻ trao đổi những nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và tiếp thu kiến thức, qua ngôn ngữ, trẻ có thể cho người lớn biết những tâm tư, nguyện vọng của trẻ Thông qua sự giao tiếp với bạn bè trẻ được rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo đầu tiên mang tính tập thể Thông qua giao tiếp hàng ngày với người lớn, giáo viên giúp trẻ tiếp thu những tri thức ban đầu, hình thành những hành vi chuẩn mực, những phẩm chất đạo đức Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua nghe, nhìn cử chỉ, điệu bộ khi cô kể, trẻ phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác Từ đó giúp hình thành nhân cách của trẻ Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ như vậy, nhưng việc làm thế nào để thu hút được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này thì trên thực tế hiện nay cho thấy, nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động Cùng với sự thay đổi của các bậc học trong cả nước là sử dụng, đưa các phương pháp, hình thức đổi mới, phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động để thu hút trẻ để trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không gò ép Nhận thấy sự cần thiết của việc thu hút trẻ vào hoạt động làm quen tác phẩm văn học Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học" Nhằm giúp trẻ ham thích , tích cực trong hoạt động 2 Tên sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học 3 Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Hoa Sen – Đồng Tĩnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 01649217688 Email: nguyenthithuha.c0hoasen@vinhphuc.edu.vn 4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nguyễn Thị Thu Hà 5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Hoa Sen – Đồng Tĩnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc 6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Tháng 2/2017 – 2/2018 7 Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1 Nội dung của sáng kiến 7.1.1 Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học a Tầm quan trọng của tác phẩm văn học đối với trẻ mầm non * Vai trò của văn học đối với trẻ mầm non Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triể ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ, để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn Biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tương, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ Thông qua nội dung của tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn, kính yêu ông bà cha mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ * Khái niệm và đặc trưng của truyện, thơ Theo tác giả Nguyễn Xuân Nam trong cuốn “Từ điển văn học”: “Truyện thuộc loại tự sự, có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật Thủ pháp nghệ thuật chính là kể Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng Tùy theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia làm nhiều loại: Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (Cũng gọi là tiểu thuyết), truyện nôm, truyện khuyết danh” Truyện là phương tiện quan trọng với sự phát triển nhân cách nói chung, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng Ở mỗi lứa tuổi trẻ khác nhau truyện lại mang những đặc điểm riêng phù hợp với trình độ nhận thức, nét tâm lý bao trùm của lứa tuổi bên cạnh tính đặc trưng của thể loại Những tác phẩm truyện dành cho lứa tuổi trẻ mầm non thường ngắn gọn, rõ ràng Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Truyện thường có kết cấu đối lập, tương phản, giúp cho trẻ dễ nắm bắt được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu truyện và có thể kể lại truyện một cách dễ dàng Nhân vật trong truyện ít, không có tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn, được thể hiện nổi bật qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ trở thành đại diện cho một đức tính nào đó của con người Chẳng hạn như truyện “Cáo thỏ và gà trống”, Sói là kẻ tham lam, thỏ, gấu, gà trống lại là nhân vật tiêu biểu cho đức tính hiền từ, thật thà và giúp đỡ mọi người Thế giới nhân vật trong truyện rất gần gũi quen thuộc Ngôn ngữ trong truyện giản dị trong sáng, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, phù hợp với mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ Nội dung truyện thường ngắn gọn, đơn giản, đề cập đến con người, sự vật gần gũi xung quanh trẻ Các truyện chủ yếu xoay quanh chủ đề: Thế giới động vật, thế giới thực vật, bản thân, phương tiện giao thông, dinh dưỡng sức khỏe Từ ngữ trong truyện dễ hiểu, miêu tả gần gũi với tâm lý trẻ thơ Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ Đặc biệt là các tác phẩm thơ dành cho trẻ Mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gủi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi Đã từng bước chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp Trẻ Mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng trợng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhận cách và giáo dục đạo đức cho trẻ * Đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Văn học là nghệ thuật ngôn từ cho nên việc cảm thụ tác phẩm văn học là một quá trình hoạt động tâm lý hết sức phức tạp Nó gồm các hoạt động cảm giác, xúc giác, nhận thức và nó còn huy động cả thế giới tình cảm của con người Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, quá trình cảm thụ một tác phẩm văn học của trẻ được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tri giác trực tiếp tác phẩm, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm và đồng chủ đạo trong giai đoạn này là tư tưởng của tác phẩm Giai đoạn 2: Hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm ở mức độ sâu hơn, nắm bắt được các ý nghĩa của bài thơ, câu truyện Đây chính là cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả Giai đoạn 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với người đọc, người nghe Đây là kết quả của quá trình cảm thụ tác phẩm văn học Nhờ được chi giác liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên sống động, hoàn chỉnh Tuy nhiên trẻ mới chỉ cảm thụ bằng trực giác qua câu văn giàu hình ảnh Với vai trò là trung gian Cô giáo cần phân tích, hướng dẫn, gợi mở cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, để khơi gợi ở trẻ niềm hứng thú với câu truyện Vì vậy, vấn đề của giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần tạo những điều kiện tiền đề cần thiết để cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự hướng dẫn của cô giáo Từ đó, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và phát triển tính cách cho trẻ theo con đường riêng của văn học Trẻ Mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng trợng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhận cách và giáo dục đạo đức cho trẻ 7.2 Thực trạng của lớp 5-6 tuổi A2 trong việc tổ chức hoạt độngcho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Sen – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc Được sự quan tâm và chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo của nhà trường về việc thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với văn học nên bản thân tôi nhận thấy việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và thông qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng, chính vì vậy mà trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành rà xoát lại cơ sở vật chất , trình độ nhận thức của giáo viên, trẻ và phụ huynh học sinh và tiến hành khảo sát trẻ đầu năm học cụ thể như sau: + Cơ sở vật chất: Nhà trường đã trang bị đầy đủ các bộ tranh truyện, tuyển tập thơ, truyện, máy vi tính phục vụ chuyên đề + Giáo viên: Có trình độ chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và nắm được phương pháp tổ chức hoạt cho trẻ làm quen với văn học phù hợp với độ tuổi + Phụ huynh: Bố mẹ đều là công nhân và làm ruộng, sự nhận thức chưa đồng đều nên sự quan tâm Để nắm bắt được tình hình thực tế của lớp cũng như của cá nhân từng trẻ, bản thân tôi đã tổ chức ra nhiều hình thức cho trẻ được làm quen với các dạng như truyện, thơ, đóng kịch …với mọi thời điểm khác nhau, nhằm giúp cho tôi nắm được khả năng của các cháu và từ đó có biện pháp khắc phục cho trẻ được tốt hơn Tôi đã lên kế hoạch điều tra mức độ tích cực của các cháu trong lớp qua hoạt động này và qua điều tra tôi thấy có nhiều cháu chưa chú ý vào giờ hoạt động làm quen văn học, có cháu thì chưa hiểu được nội dung, cháu thì chưa thuộc và kể lại được tác phẩm, còn có cháu thì chưa thật sự chú ý vào tác phẩm… Kể từ đó tôi bắt đầu thấy băn khoăn và lo lắng, tìm tòi mình phải làm như thế nào để tạo hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động này Tôi trò chuyện và nắm bắt tâm lý của từng cháu, liệt kê số trẻ không thích hoạt động này với lý do gì ? Tại sao? Qua một thời gian ngắn tôi đã có kết quả điều tra như sau: St Nội dung Tốt Khá Trung t bình 1 - Trẻ hứng 8/35= 10/35= 17/35= thú khi tham gia 23% 28% 49% hoạt động 2 - Trẻ có kỹ 7/35=20 8/35= 20/35= năng đọc thơ diễn % 23% 57% cảm, kể truyện, đóng kịch, diễn đạt ngôn ngữ nhân vật 3 - Trẻ thích 8/35= 12/35= 15/35= nghe cô kể truyện, 23% 34% 43% đọc thơ 4 - Trẻ hiểu 8/35= 10/35= 17/34= được nội dung bài 23% 28% 49% thơ, câu truyện Bản thân đã tiến hành tổ chức đầy đủ các tiết học theo đúng nội dung chương trình kế hoạch đã đề ra, luôn gần gũi động viên và khích lệ trẻ tham gia và thường xuyên phối hợp với phụ huynh Tồn tại Qua khảo sát về các nội dung trên cho trẻ đầu năm học thấy kỹ năng của trẻ còn hạn chế, chưa thực sự tham gia vào các hoạt động, còn nhút nhát chưa thật sự thích thú và nhớ tên, hiểu nội dung tác phẩm Nguyên nhân của những tồn tại trên là Do trình độ của giáo viên không đồng đều nhận thức và giọng đọc kể về tác phẩm văn học còn hạn chế, chưa sâu sắc dẫn đến công tác tự bồi dưỡng cho mình còn kém Một số phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non, cứ nghĩ rằng không có một tác dụng nào cho con em mình ngoài việc giữ con cho họ đi làm cả ngày nên việc kết hợp với giáo viên còn sơ sài, chưa quan tâm, chú ý đến việc học của trẻ Vì chưa quan tâm, nên việc tạo điều kiện cho con mình được tham gia theo yêu cầu của giáo viên không được theo yêu cầu Một số cháu còn nhút nhát và thụ động trong các hoạt động, chưa tự giác nhận vào vai của mình, chưa mạnh dạn phát biểu cho dù trẻ hiểu và nhận ra nội dung của tác phẩm Những vấn đề cấp thiết đặt ra là Cần nghiên cứu để xây dựng môi trường đẹp, hấp dẫn sịnh động phù hợp với độ tuổi Nghiên cứu và xây dựng các giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học sinh động và gây hứng thú cho trẻ Tự bồi dưỡng chuyên môn về lĩnh vực văn học để có kiến thức linh hoạt tổ chức từng lĩnh vực Tiến hành cho trẻ luyện tập thường xuyên hơn để trẻ có kỹ năng, lồng ghép và cho trẻ được hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi Tuyên truyền và phổ biến cho các bậc phụ huynh về tính cấp thiết của môn học để phụ huynh có biện pháp phối hợp với giáo viên để cùng dạy trẻ 7.3 Giải pháp nghiên cứu Sau một thời gian nghiên cứu, với những nội dung, phương pháp, và thông tin đã nắm được, tôi bắt đầu tìm tòi và tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các tác phẩm với nhiều hình thức và thời gian ở mọi lúc mọi nơi Tôi đã sáng tạo trong khi kể chuyện, cố gắng nhập vai và thể hiện qua ánh mắt cử chỉ nét mặt, giọng kể sao cho hấp dẫn, thường xuyên tổ chức cho trẻ đóng kịch trong và ngoài tiết học, khi diễn rối tôi hướng dẫn cho một số cháu cùng tham gia với tôi và tổ tôi chức hoạt động một cách mới lạ, tôi cho trẻ được tiếp xúc nhiều với dạng trình chiếu Powerpoint mang hình ảnh động, tĩnh nhiều hơn Tôi đã đưat ra một số biện pháp cụ thể như sau: 7.3.1: Biện pháp 1: Lựa chọn tác phẩm cho chủ đề Việc thực hiện theo chủ đề và tự lập kế hoạch đã tạo điều kiện cho giáo viên được tự chọn tác phẩm, chính vì vậy việc chọn sao cho phù hợp với lứa tuổi, với tình hình trẻ trong lớp, với thời gian, với kiến thức , kỹ năng của trẻ, với nội dung giáo dục mà giáo viên cần truyền đạt đến trẻ là điều tất quan trọng Trong một chủ đề giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều câu chuyện, bài thơ ở những thời điểm khác nhau như giờ đón trả trẻ, hoạt động chung, hoạt động ngoài trời Những tác phẩm đó phải phản ánh được các hiện thực của cuộc sống thông qua những hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, Và một điều lưu ý mà tôi không thể bỏ qua, đó là tác phẩm phải mang tính vừa sức với trẻ, số lượng từ trong một tác phẩm phải phù hợp với lứa tuổi, nội dung phản ánh quen thuộc, gần gũi với trẻ, không sử dụng biện pháp tu từ ẩn ý cao siêu mà làm cho trẻ không hiểu được Ngôn ngữ phải trong sáng, nhân vật được xây dựng một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh Đặc biệt là tác phẩm đó phải mang ý nghĩa giáo dục về đạo đức cho trẻ, thông qua tác phẩm trẻ rút ra được cho mình hành động đúng Ví dụ 1: với chủ đề thực vật tôi đã chọn câu chuyện “ Quả bầu tiên”, qua tác phẩm đó trẻ sẽ hiểu được cái thiện cái ác, và người lương thiện sẽ gặp may mắn, được đền đáp công ơn còn người ác thì sẽ phải trả giá Ví dụ 2: ở chủ đề động vật tôi chọn bài thơ “ Mèo đi câu cá”, qua hình tượng hai anh em nhà mèo giúp trẻ nhận thấy sự chăm chỉ, chịu khó làm việc , không nên lười nhác chờ đợi người khác đem đến cho mình Ví dụ 3: ở chủ đề nghề nghiệp tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện “Hai anh em” Trong câu chuyện mang tính chất gần gũi với trẻ, anh em phải biết yêu thương và quan tâm đến nhau và trẻ nhận biết thêm điều nữa đó là phải siêng năng, chăm chỉ , giúp đỡ mọi người mới được đón nhận tình yêu thương của người khác đối với mình và có kết quả tốt trong cuộc sống 7.3.2: Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giờ dạy Khi đã lựa chon được tác phẩm phù hợp và muốn truyền đạt, gửi gắm tâm tư, tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm để đến với trẻ, thì việc nâng cao chất lượng cho giờ dạy thông qua lựa chọn các phương pháp cũng là một điều không thể thếu và rất quan trọng Khi tôi tổ chức hoạt động này qua câu chuyện“ Quả bầu tiên” tôi muốn trẻ tiếp thu trọn vẹn nội dung thì tôi đã chọn phương pháp đọc kể diễn cảm, phương pháp đàm thoại, phương pháp giải thích, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành Cụ thể như: - Với phương pháp đọc kể diễn cảm: tôi đọc qua tác phẩm và lựa chọn ngữ điệu giọng sao cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật , Ví dụ: Như giọng của tên lão địa chủ thì đanh đá, lảnh lót, gầm gừ….Còn giọng điệu của người tốt như cậu bé thì nhẹ nhàng, tình cảm - Phương pháp trực quan: Tôi luôn phải chuẩn bị thật kĩ về hình ảnh thật sinh động bởi đây là phương pháp nhằm giúp cho trẻ được trực tiếp xem những tranh, hình ảnh, những con rối hay những nhân vật của tác phẩm, qua đây trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng hơn , trẻ dễ ghi nhớ được nội dung của tác phẩm và tạo sự hưng phấn, gây chú ý hơn khi tiếp xúc với tác phẩm Ví dụ: ở câu chuyện “ Giọng hót chim sơn ca” khi kể cho trẻ nghe tôi đã vừa kể vừa chỉ vào hình ảnh minh hoạ trên powerpoint Hình ảnh: Cô giáo đang kể chuyện giọng hót chim sơn ca - Phương pháp đàm thoại: sau khi trẻ đã được nghe, nhìn và biết về những hình tượng trong tác phẩm thì tôi đặt câu hỏi một cách ngắn gọn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không nên đặt câu hỏi vụn vặt và tạo điều kiện cho trẻ trả lời có hoặc không Ví dụ: + Trong câu chuyện này có những nhân vật nào? + Chú bé là người như thế nào? + Khi chim én ngã chú bé đã làm gì? + Nhớ ơn chú bé, chim én đã tặng gì cho chú bé? + Và điều kì diệu gì đã sảy ra? + Tên lão địa chủ đã làm gì với chim én? + Vì sao quả bầu của tên lão địa chủ lại toàn là rắn rết? + Vậy tên lão địa chủ là người như thế nào? Còn chú bé? + Qua câu chuyện này con học tập ai? ( Cô đàm thoại cùng trẻ về bài thơ kiến tha mồi) - Phương pháp giải thích: trong một tác phẩm bao giờ cũng có những từ khó, dùng biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ vì vậy giúp cho trẻ dễ hiểu thì tôi cần lựa chọn và giải thích ngắn gọn Ví dụ : Trong câu chuyện “ Bàn tay có nụ hôn” tôi cho trẻ hiểu về từ “ Thì thầm” nghĩa là nói rất nhỏ vào tai người được nghe Từ “ Bí mật” nghĩa là chưa ai biết Từ “ lo lắng” nghĩa là tâm trạng bồn chồn không được vui - Phương pháp thực hành: đây là phương pháp mang tính chất nghệ thuật , tôi cho trẻ tự lên chính thức được nhập vai và thể hiện, tái tạo lại tính cách của từng nhân vật, và thể hiện được nội dung của câu chuyện Ví dụ: câu chuyện “ Cây rau của thỏ út” tôi dạy cháu thuộc lời đối thoại của các nhân vật và phân vai, chọn cháu phù hợp tính cách của nhân vật và giao vai, hướng dẫn cháu thể hiện lại tác phẩm trọn vẹn Hình ảnh: Thỏ út đang cuốc đất trồng rau - Phương pháp trò chơi: Nhằm cũng cố lại ý nghĩa nội dung cốt chuyện cho trẻ, tôi tạo điều kiện cho trẻ được tham gia qua trò chơi có ý nghĩa gắn liền với nội dung câu chuyện Ví dụ: Qua câu chuyện “ Quả bầu tiên” tôi cho cháu chơi trò chơi có tên “ Kể chuyện sáng tạo” Tôi chia lớp ra thành 3 tổ và tổ trưởng lên nhận tranh về cùng thảo luận nội dung tranh, kể khác chi tiết có trong tranh, trẻ đại diện lên kể lại cho cả lớp nghe Qua trò chơi như vậy tôi muốn trẻ khác sâu hơn về nội dung câu chuyện, biết yêu và học tập cái thiện, ghét cái ác và kẻ xấu, ghi nhớ và có sự sáng tạo, ngữ điệu phù hợp và rành mạch 7.3.3 Biện pháp 3: Lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Tôi đã và đang thường xuyên tiến hành dạy lồng ghép làm quen văn hoc vào các môn học khác cho trẻ để gây hứng thú và kết thúc bài, như tiết âm nhạc, tạo hình, thể dục, môi trường xung quanh, toán… + Trong tiết học âm nhạc Ví dụ: Dạy vận động hàt bài "cháu yêu bà" Cô có thể lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "giúp bà" nhằm giáo dục trẻ yêu bà và giúp đỡ bà + Trong tiết học MTXQ: Ví dụ: Tìm hiểu về "một số loại rau" tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "họ nhà rau", "cây cải nhỏ" Tìm hiểu về một số con vật sống trong gia đình có hai chân có mỏ, lồng vào trẻ đọc bài thơ "con gà" Tìm hiểu về Bác Hồ, cô lồng vào bài thơ "Ảnh Bác" + Trong tiết học môn toán: Ví dụ: dạy số lượng 5, lồng vào trẻ đọc bài thơ "Họ nhà rau" hỏi trẻ trong bài thơ kể về mấy loại rau Trẻ đến và nói kết quả 5 loại rau Hoặc cho trẻ chuyển tiếp vừa đi vừa đọc bài thơ "đi cầu đi quán", vừa cất đồ dùng, quay sang hỏi trẻ trong bài thơ "đi cầu đi quán, đi bán lợn con", mua về được những gì? cho trẻ kể xem được bao nhiêu thứ (trẻ nói kết quả) * Trong những giờ đón trả trẻ tôi thường đưa thơ chuyện vào đọc cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc, tôi chú ý tìm những bài thơ câu chuyện phù hợp theo từng chủ điểm Ví dụ: Vào đầu năm học tôi thường tìm những bài thơ như "Bạn mới đến trường", vào giờ đón trẻ cho trẻ đọc thơ "lời chào buổi sáng" nhằm giúp trẻ hiểu và lễ phép chào hỏi, biết thương yêu quan tâm giúp đỡ bạn Hay nhân dịp 8/3 tôi đưa vào cho trẻ đọc một số bài thơ, câu chuyện có ý nghĩa về bà, mẹ, cô giáo, chị như bài thơ "quà 8/3", "giúp bà", "cô và mẹ" Quá đó giúp trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày 8/3 ngày của bà, mẹ, cô giáo từ đó trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, cô giáo, bạn gái Việc liên kết môn học trong các môn học khác là vô cùng quan trọng , điều đó giúp trẻ được tiếp xúc với văn học bằng nhiều hình thức và nhiều phương diện VD: Môn thể dục : Khi chơi trò chơi cô cho trẻ đọc bài đồng dao hoặc ca dao sao cho có nhịp điệu nhanh , dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác của bài thể dục Như vậy, việc cho trẻ làm quen với văn học thông qua các môn học khác giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn Như vậy khi tổ chức lồng luồn, tích hợp vào các hoạt động khác và dạy ở mọi lúc, mọi nơi, tôi thấy trẻ thực sự cảm thấy thoải mái, không gò bó “ Học mà chơi, chơi mà học” Trẻ rất hứng thú khi học các môn học khác - Với hoạt động này thì việc cho trẻ làm quen với tác phẩm ở mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết và thuận tiện Tôi thường tận dụng những giờ đón trả trẻ, những giờ dạo chơi ngoài trời, giờ vui chơi, sinh hoạt chiều để cho trẻ được làm quen với tác phẩm Khi trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện thì tôi tiến hành hoạt động chính rất dễ dàng Ví dụ: khi đón trẻ tôi ngồi với một nhóm và kể cho cháu nghe qua câu chuyện, khi dạo chơi ngoài trời tôi trò chuyện với nhóm trẻ đó về nội dung câu chuyện, rồi giờ vui chơi tôi phân vai tập cho cháu đọc kịch, giờ sinh hoạt chiều tôi lại kể lại câu chuyện này cho cả lớp nghe, và giờ trả trẻ những trẻ chưa có bố mẹ đón, tôi tiếp tục phân vai và hướng dẫn trẻ đóng kịch, Ngoài ra trong các hoạt động khác tôi cũng xen kẻ vào cho cháu đọc những bài thơ, nhằm giúp trẻ ôn luyện và ghi nhớ thêm về tác phẩm 7.3.4 Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động khá phổ biến đối với giáo viên mầm non, nhất là trong hoạt động làm quen văn học này, khi tôi chọn một đề tài để dạy thì bản thân tôi tạo cho mình một Powerpoint sinh động Tôi thường xuyên lên mạng internet tham khảo những Powerpoint bài giáo án điện tử, lấy những thông tin hỗ trợ từ những trang websait dành cho giáo viên trong cách soạn giáo án điện tử, tôi chọn lọc những cái cần thiết và tạo cho mình một kho tàng giáo án điện tử, kể từ đó bản thân tôi có rất nhiều những bài giảng về văn học Khi tổ chức cho trẻ làm quen với câu chuyện, tôi trình chiếu cho trẻ xem về nội dung câu chuyện đó, tôi thấy trẻ thích thú hơn, nhất là khi được xem trên màn trình chiếu rộng Trẻ tham gia hoạt động truyện “ giọt nước tí xíu” 7.3.5 Biện pháp 5: Tạo môi trường văn học thân thiện trong lớp học Mỗi một chủ đề tôi trang trí, thay đổi hình ảnh tạo môi trường thân thiện, khác nhau nhằm giúp trẻ làm quen với các câu từ, các tình tiết qua tranh ảnh, giúp cho trẻ có sự tưởng tưởng về tác phẩm đó Ví dụ: Ở chủ đề “nghề nghiệp” tôi dán tranh ảnh có nội dung về anh em nhà thỏ trồng rau để trẻ có thể kể chuyện theo trình tự và sáng tạo Hay ở chủ đề “ Thế giới động vật” tôi cho trẻ làm quen bài thơ’’ Mèo đi câu cá’’ tôi đã dán hình ảnh chú hai anh em mèo trắng và nội dung bài thơ để trẻ có thể vừa tư duy , sáng tạo và ghi nhở khi tôi dạy trẻ vào những thời điểm phù hợp Hình ảnh bài thơ mèo đi câu cá 7.3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp cùng phụ huynh Ngoài việc cô giáo cung cấp kiến thức cho trẻ ở trên lớp thì việc kết hợp với gia đình là không thể thiếu được, đây là cơ sở chủ yếu để rèn kỹ năng cho trẻ, chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh, để tuyên truyền tầm quan trọng của việc tổ chức tổ chức giáo dục làm quen văn học cho trẻ, qua đó phụ huynh có thêm hiểu biết, quan tâm đến việc phối hợp với cô giáo để cùng dạy trẻ Chẳng hạn, qua bảng tuyên truyền với nội dung cha mẹ cần biết hay cha mẹ học cùng trẻ tôi có viết tên nội dung bài thơ, truyện để cha mẹ cùng biết và cùng dạy trẻ Ngoài ra trong quá trình dạy trẻ tôi thường xuyên gặp gỡ trao, trao đổi với phụ huynh kiểm tra kiến thức cho con, tạo môi trường cho trẻ hoạt động văn học ở mọi lúc, mọi nơi, tạo cơ hội cho trẻ phát góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chuyên đề 8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Điều kiện về cơ sở vật chất: Để áp dụng được sáng kiến trước tiên cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy ngoài đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề…đảm bảo đầy đủ để công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhất * Điều kiện về con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy để thực hiện được đề tài một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thì điều kiện về đội ngũ con người là hết sức cần thiết * Điều kiện về thời gian và không gian Lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi trường mầm non Hoa Sen - Đồng Tĩnh - Tam Dương Ngay sau khi kết thúc năm học trước tôi đã nghiên cứu những vấn đề gì nổi cộm cần khắc phục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường và tôi đã đăng ký xây dựng đề tài “Một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học” Tôi vừa đăng ký vừa đưa vào áp dụng Thời gian từ tháng 2/2017 – tháng 2/2018 theo 3 giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Từ tháng 2 đến tháng 9/2018 + Tìm đọc tài liệu, phân tích, so sánh tài liệu có liên quan đến đề tài + Khảo sát cơ sở vật chất, chất lượng trẻ * Giai đoạn 2: Từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017 + Đề ra các giải pháp nghiên cứu để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ trong trường cho phù hợp + Áp dụng thực tế đội ngũ giáo viên, học sinh Trường Mầm Non Hoa sen - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc * Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2018 đến tháng 2/2018 + Đánh giá hiệu quả khi áp dụng đề tài, khảo sát chất lượng trẻ so sánh với kết quả đầu năm + Rút ra bài học kinh nghiệm và một số đề xuất, kiến nghị với cấp trên + Đưa ra kết luận của đề tài 10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau gần một năm đi sâu nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy ở lớp, tôi đã thu được kết quả như sau: + Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động: Trẻ đều hứng thú khi nghe, đọc, kể, đóng kịch, chơi trò chơi với tác phẩm văn học + Trẻ có kỹ năng kể chuyện, đóng kịch, diễn đạt ngôn ngữ nhân vật: Trẻ có khả năng diễn đạt tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với tính cách các nhân vật, ngôn ngữ + Trẻ thích nghe cô kể chuyện rõ ràng rành mạch: 100% trẻ hứng thú thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ diễn cảm + Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và có hành động đúng: Có thái độ đúng với mọi người biết nhận ra cái thiện ác, nhận ra những hành động đúng trong sinh hoạt hang ngày - Phụ huynh học sinh đa số quan tâm đến việc học tập của con em mình - Chất lượng học tập của trẻ được nâng cao rõ rệt so với đầu năm Cụ thể như sau: S Nội dung Tốt Khá Tru tt ng bình 1 - Trẻ hứng thú 20/35 13/35 2/35 khi tham gia hoạt = 57% = 37% = 6% động 2 - Trẻ có kỹ 19/35 13/35 3/35 năng đọc thơ diễn = 54% = 37% = 9% cảm kể truyện, đóng kịch, diễn đạt ngôn ngữ nhân vật 3 - Trẻ thích 20/35 13/35 2/35 nghe cô kể truyện, = 57% = 37% = 6% đọc thơ 4 - Trẻ hiểu 18/35 15/35 2/35 được nội dung bài = 51% = 43% = 6% thơ, câu truyện Nhận xét qua bảng khảo sát trên tôi thấy: Khi áp dụng các giải pháp đưa ra trong đề tài thì kết quả trên trẻ nâng cao hơn so với đầu năm một cách rõ rêt Cụ thể: + Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động: Tỉ lệ tốt, khá chiếm 94% + Trẻ có kỹ năng kể chuyện, đóng kịch, diễn đạt ngôn ngữ nhân vật: Tỉ lệ tốt, khá chiếm 91% + Trẻ thích nghe cô kể chuyện: Tỉ lệ tốt, khá chiếm 94% + Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: Tỉ lệ tốt, khá chiếm 94% Trẻ đạt được kết quả này không những giúp tôi hoàn thành được nhiệm vụ năm học mà còn có ý nghĩa: tư duy tốt hơn, ngôn ngữ mạch lạc, có thái độ đúng với mọi người biết nhận ra cái thiện ác, nhận ra những hành động đúng trong sinh hoạt hang ngày Trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào mọi hoạt động Đây là một điều vô cùng phấn khởi và nó sẽ khích lệ tôi trong những năm công tác tiếp theo * Bài học kinh nghiệm Văn học là ngôn ngữ của tình cảm, là phương tiên để thể hiện những cảm xúc chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, ngoài những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, tôi còn rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: Không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thiết thực trong công tác giảng dạy Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp dạy trẻ Cần tổ chức cho trẻ được học ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động nhằm rèn kỹ năng đọc nghe và hiểu cho trẻ Chú ý rèn trẻ cách đọc kể diễn cảm, đóng vai và tính cách phù hợp Đồ dùng dạy học phong phú sáng tạo hấp dẫn với trẻ Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh Sưu tầm tranh ảnh trang có nội dung phù hợp với câu chuyện Lựa chọn tác phẩm văn học cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ Thường xuyên tập luyện cách thể hiện ngữ điệu giọng của các nhân vật cho phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh Gần gũi tạo sự thoải mái trò chuyện giữ cô và trẻ nhằm tạo sự tự tin khi trẻ nhập vai vào tác phẩm cùng cô Luôn gần gũi thương yêu trẻ, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ Khai thác các thông tin trên mạng internet 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Nhà trường và tổ chuyên môn đã thành công trong công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh quan tâm tới chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường để cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ về bộ môn âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã có ý thức tốt trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được phát triển toàn diện Giáo viên đứng lớp đã có kiến thức về âm nhạc, biết tích hợp âm nhạc vào các môn học khác để trẻ phát triển toàn diện hơn Các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường, ủng hộ về tài chính cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho tương lai đất nước 11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) S ố TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 2 Trường Đồng Tĩnh – mầm non Hoa Tam Dương - Vĩnh Sen Phúc Trường non Hoa Sen mầm ... pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hoạt động làm quen với tác phẩm văn học" Nhằm giúp trẻ ham thích , tích cực hoạt động Tên sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hoạt động làm quen với tác. .. sở lý luận khoa học liên quan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học a Tầm quan trọng tác phẩm văn học trẻ mầm non * Vai trò văn học trẻ mầm non Văn học môn quan trọng trẻ mầm non, phương... tạo sáng kiến Nguyễn Thị Thu Hà Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hoạt động làm quen với tác phẩm văn học lớp tuổi A2 trường mầm non Hoa Sen – Đồng Tĩnh – Tam Dương –

Ngày đăng: 07/03/2020, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w