Với tầm quan trọng của môn làm quen văn học, làm thế nào để đưavăn học vào đời sống thực tế của trẻ - đó chính là nhiệm vụ cần thiết của giáoviên mầm non, vì giáo viên là chiếc cầu nối đ
Trang 1UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2PHẦN I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức làm quen tác phẩm văn họcnhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm thông qua truyện kể cho trẻ mẫu giáo 3-4tuổi”
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ
3.Tác giả:
Họ và tên: Dương Thị Hoa Giới tính :Nữ
Ngày/tháng/năm sinh: 28/11/1988
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Sao Mai
Trang 3TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứatuổi mẫu giáo Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạonghệ thuật Với tầm quan trọng của môn làm quen văn học, làm thế nào để đưavăn học vào đời sống thực tế của trẻ - đó chính là nhiệm vụ cần thiết của giáoviên mầm non, vì giáo viên là chiếc cầu nối để đưa trẻ đến với văn học, trẻ phảithực sự hiểu về các tác phẩm văn học, thể hiện được nội dung của tác phẩm,sống trong môi trường của văn học, có như vậy trẻ mới có lòng yêu văn học,xem văn học là nhu cầu cần thiết của trẻ trong đời sống hàng ngày
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 tại lớpmẫu giáo 3- 4 tuổi mà tôi công tác Để áp dụng sáng kiến cần có những điềukiện sau: + Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, nguyênvật liệu…
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyênmôn đạt chuẩn trở lên
3 Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còntồn tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 6 biện pháp sau :
1: Tạo môi trường văn học xung quanh trẻ.
2: Chuẩn bị mọi điều kiện để trẻ làm quen với tiết kể chuyện được tốt.
3: Gây hứng thú cho trẻ vào bài và kể chuyện cho trẻ nghe.
4: Định hướng xác định nội dung chính của câu chuyện Trao đổi ,đàm thoại về nội dung để khắc sâu nội dung câu chuyện.
5: Phối kết hợp với phụ huynh xây dựng góc văn học, tạo môi trường văn học cho trẻ.
6: Lồng ghép tích hợp môn làm quen văn học vào các hoạt động khác cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc, mọi nơi.
Trang 4+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Trên thực tế tôi đã dành thời
gian lựa chọn, xác định được nội dung, biện pháp tổ chức làm quen tác phẩmvăn học nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm thông qua truyện kể tôi đã lựa chọn vàxây dựng các câu chuyện phù hợp với từng chủ đề
+Khả năng áp dụng sáng kiến:
- Tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khairộng rãi ở tất cả các trường mầm non Tùy điều kiện nhà trường, tùy khả năngcủa giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng sẽ có sự điều chỉnh bổ sung
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về môn làm quen văn học, từ đó có thêm kỹnăng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung làm quen văn học vào các thờiđiểm Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về các tác phẩm văn học thông quatruyện kể Tăng cường nhận thức của phụ huynh, nâng cao ý thức trách nhiệmcùng kết hợp với giáo viên giáo dục trẻ thông qua các câu chuyện kể
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Áp dụng tốt các biện pháp của đề tài, giáo viên chủ động linh hoạt và sángtạo hơn trong việc tạo môi trường, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động cótích hợp nội dung giáo dục trẻ cảm thụ văn học một cách hiệu quả Trẻ nhớ tên,nội dung các câu chuyện trong chương trình được lâu hơn, hào hứng trong cácgiờ học, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Để thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục trẻ làm quen tác phẩm vănhọc, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
+ Đối với cấp trường:
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, đặcbiệt là các tác phẩm văn học
+ Đối với cấp phòng, Sở giáo dục:
- Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các lớpbồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc
Trang 5PHẦN II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sựnghiệp chăm lo đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tươnglai của đất nước Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên conđường đi đến xây dựng một xã hội giàu mạnh, ấm no, văn minh và hạnh phúc Văn học giúp trẻ lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức, hành vi đúng trong
xã hội Ứng dụng bộ môn làm quen văn học trong trường lớp mẫu giáo là mộtquá trình nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay có ý nghĩa hết sức quantrọng Văn học mở rộng sự hiểu biết cho trẻ trong quan hệ tình người Thôngqua văn học, giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh muôn màu, mở ratrước mắt trẻ những tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh nhằm cung cấp vốnkinh nghiệm sống để làm phong phú vốn từ ngữ với ý tưởng hồn nhiên, ngây thơcủa trẻ Đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi thì việc cảm thụ các tác phẩm văn học đặcbiệt các câu truyện lại càng quan trọng hơn trong việc phát triển ngôn ngữ, tưduy cho trẻ khi bắt đầu bước sang khối mẫu giáo
Quan trọng là vậy nhưng trên thực tế không phải giáo viên mầm non nào cũngbiết cách tận dụng, tìm tòi sự đổi mới, vận dụng linh hoạt phù hợp các phươngpháp để giúp trẻ có cảm nhận sâu sắc từ các câu truyện hấp dẫn của văn học.Các hình thức lựa chọn chủ yếu là kể truyện cho trẻ nghe trên tiết học cho xong
mà chưa chú ý xem cảm nghĩ của trẻ được gì? thích gì? hoạt động như thế nào?.Xuất phát từ lòng yêu văn học, từ thực tế muốn phát huy hết tầm quan trọng của
môn học này mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:“Một số biện pháp tổ chức làm
quen tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm thông qua truyện kể cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
* Mục tiêu nghiên cứu.
Giáo dục mầm non là mắt xích hàng đầu trong hệ thống giáo dục kinh tế
quốc dân: “Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”, mục đích chung của giáo
Trang 6dục mầm non là tạo điều kiện tốt để chăm sóc và giáo dục trẻ Hình thành những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới Giúp trẻ phát triển một cách toàndiện
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp thực hành
2 Cơ sở lý luận của vấn đề.
Thực tế cho thấy rằng sự cảm thụ văn học của mỗi người có những biểu
hiện khác nhau Thái độ vui, buồn, tức dận… khi được nghe câu truyện của
từng người cho thấy sức hút và sự kỳ diệu của các tác phẩm văn học Văn họckhông chỉ được người lớn cảm nhận yêu thích mà văn học còn rất hấp dẫn đối
với trẻ nhỏ đặc biệt đối với trẻ mầm non Đối với trẻ 3-4 tuổi “Làm quen văn
học” có vai trò rất quan trọng thông qua các tác phẩm văn học phát triển cho trẻ
khả năng cảm thụ và cảm xúc, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên đất nước,yêu cuộc sống, yêu con người Trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt, hướng tới cái thiện,
căm gét cái xấu, cái ác, biết nhận xét về cái tốt, cái xấu Ngoài ra “Làm quen
văn học” giúp trẻ hình thành kỹ năng, kỹ xảo, khả năng quan sát, phát triển trí
nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo Đồng thời còn luyện cho trẻ cách phát âm, pháttriển ngôn ngữ giúp trẻ tự tin khi giao tiếp với mọi người Vậy thực hiện tốt hoạt
động cho trẻ “Làm quen văn học” trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ
3 Thực trạng của vấn đề.
Điều tra sẽ giúp người nghiên cứu nắm được tình hình điều kiện thực tếcủa lớp về mọi mặt, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, năng lực của trẻ … Dựavào đó để biết những điểm yếu, điểm mạnh, những khó khăn, thuận lợi giúpngười nghiên cứu xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung phương pháp phù hợpvới thực tế, nâng cao chất lượng giảng dạy Đây là một việc làm rất quan trọng
mà người nghiên cứu không thể bỏ qua
Để đạt được mục đích điều tra tôi đã tiến hành điều tra các vấn đề sau :
Trang 7- Điều tra cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng của nhóm lớp, chủ yếukhảo sát đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tổ chức cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học qua thể loại truyện.
- Điều tra thực trạng khi tổ chức hoạt động học các tiết làm quen văn họcthể loại truyện Đánh giá nhận xét về mức độ tham gia hoạt động trong các tiếtnày, sự hứng thú của trẻ…
Trong năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3tuổi Tổng số học sinh lớp tôi là 38 trẻ Từ những điều kiện và hoàn cảnh thực
tế đã điều tra tôi nhận thấy một số những thuận lợi và khó khăn sau:
3.1 Thuận lợi:
- Trường tôi là một trường đạt chuẩn quốc gia trong nhiều năm nên điều kiện cơ
sở vật chất, đồ dùng đồ chơi của lớp được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ.Tôi và đồng chí giáo viên cùng lớp đều là hai đồng chí trẻ, có lòng nhiệt tình,hăng hái trong mọi phong trào của trường cũng như của địa phương Bản thâncũng là một giáo viên luôn tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồngnghiệp
- Lớp luôn nhận được sự quan tâm,chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường,của tổ trưởng chuyên môn Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến trẻ vànhiệt tình trong công tác phối kết hợp với nhà trường
3.2 Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi đó trong quá trình giảng dạy tôi cũng gặpkhông ít khó khăn trong viêc thực hiện chương trình đổi mới hình thức hoạtđộng giáo dục, đặc biệt là môn làm quen văn học
- Trẻ 3- 4 tuổi, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, khả năng nhận biết các từ trongcâu chưa hoàn chỉnh Số lượng trẻ trong lớp tôi lại vượt quá mức quy định theođiều lệ trường mầm non, tuy số lượng vượt không nhiều nhưng cũng là một ảnhhưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động và các trò chơi đặc biệt kỹnăng tạo và hoạt động theo nhóm
Trang 8- Đặc điểm của trẻ 3 tuổi là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên vì vậy đểgiúp trẻ làm quen với các câu truyện được sâu, rộng thì đòi hỏi phải có góctuyên truyền nhưng do lớp chỉ có một phòng hoạt động chung nên nội dungtuyên tuyền về các câu truyện chưa nổi bật Đây cũng là một điểm yếu của lớptôi trong công tác phối kết hợp với phụ huynh về nội dung này.
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ nhưng chỉ dừng lại ở những bộ tranh truyện ,những hình ảnh không sôi động nên trong các tiết học kể truyện tôi nhận thấy trẻrất hứng thú chăm chú nghe cô kể truyện nhưng chỉ lần đầu và tùy những tìnhtiết hấp dẫn Cũng chính vì đặc thù của hoạt động này là trầm, cô hoạt độngnhiều hơn trẻ như các giáo viên khác vẫn đánh giá nên nên đòi hỏi người giáoviên phải có nhiều tình huống thu hút trẻ hoạt động mà việc này có lẽ bản thântôi cũng còn nhiều hình thức chưa thực sự thiết thực dẫn đến hiệu quả hoạtđộng, sự tích cực của trẻ chưa cao Từ những thuận lợi và khó khăn gặp phải tôi
đã tiến hành khảo sát thực trạng về khả năng cảm thụ tác phẩm văn học thôngqua truyện kể cho 38 trẻ lớp tôi như sau:
Thời điểm
k/s
Nội dung áp dụng sk
Nhìn vào bảng ta thấy đầu năm chất lượng trẻ đạt được ở môn “Làm quen
văn học” thấp, vẫn còn trẻ không đạt yêu cầu do vậy tôi thấy việc giúp trẻ làm
quen văn học ở trường mầm non là vô cùng cần thiết Ngay từ đầu năm học tôi
đã tìm tòi và đúc rút được một số kinh nghiệm cho trẻ làm quen văn học mộtcách hiệu quả
Trang 94 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1.Tạo môi trường văn học xung quanh trẻ:
Để trẻ có thể cảm thụ tốt tác phẩm văn học thông qua truyện kể thì việc tạomôi trường văn học xung quanh trẻ rất quan trọng nó giúp tạo hứng thú cho trẻ
để trẻ có thể cảm thụ được vẻ đẹp cũng như một phần nội dung tác phẩm, giúpphát triển trí tuệ, óc sáng tạo và kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ
* Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học thông qua các
câu truyện kể tôi đã tạo ra môi trường văn học trong lớp bằng cách:
- Sử dụng những tranh truyện có trong chương trình của trẻ để treo ở mộtgóc nhỏ nơi hàng ngày trẻ có thể dễ dàng quan sát và tự tay mình lật , mở đểxem và quan sát khi trẻ muốn
- Tạo một góc văn học nhỏ trong lớp mang tính mở bên trên tôi trang tríbằng một bức tranh truyện quen thuộc mà trẻ học trong chủ điểm Còn lại mộtkhoảng trống tôi làm bằng các mảng dính để trẻ có thể dễ dàng chọn nhân vật cótrong câu chuyện trẻ thích và dính lên đó hoặc có thể dính các bức tranh truyện
đã được trẻ tô màu đẹp nhất lên đó
Trang 10- Với góc thư viện của bé tôi sưu tầm nhiều tranh truyện, sách báo phongphú có trong chương trình của trẻ.
*Tạo môi trường ngoài lớp học:
- Vẽ trang trí mảng tường bằng các hình ảnh minh họa cho câu chuyệntrong lứa tuổi của trẻ
- Bên cạnh đó, tôi vận động phụ huynh đóng góp một số sách truyện mẫugiáo Những loại sách này có hình ảnh rõ nét, nội dung có tính chất giáo dụccao, từ những tờ lịch cũ cô sử dụng vẽ các nhân vật trong truyện
4.2 Chuẩn bị mọi điều kiện để trẻ làm quen với tiết kể chuyện được tốt.
Để có tiết dạy đạt kết quả cao là phải nhờ vào việc chuẩn bị tốt về mọi mặtcủa cô giáo trước khi dạy trẻ Đối với truyện thì việc chuẩn bị đầu tiên là: Giọng
kể diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của nội dung câu truyện Với mỗi câuchuyện tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung, diễn biến của từng nhân vật, từng sựvật hiện tượng để có những ngữ điệu, giọng kể và các động tác mô phỏng về cácnhân vật trong câu chuyện để thu hút trẻ chú ý vào bài Tôi thường xuyên luyệntập giọng kể ở mọi lúc mọi nơi, tranh thủ trước khi trẻ ngủ tôi đọc cho trẻ nghe1-2 câu chuyện Hay tôi thường xem truyền hình, nghe đài về các chương trình
kể chuyện để từ đó biết giọng kể của các nhân vật như : Hung ác, hiền từ dịudàng…
Ngoài việc chuẩn bị tốt về giọng kể còn phải chuẩn bị tốt về đồ dùng trựcquan Vì đồ dùng trực quan có đẹp, sinh động, sáng tạo thì mới thu hút trẻ chú ý
Trang 11và khắc sâu được những nội dung, hình ảnh đẹp của câu chuyện Có những câuchuyện tôi sử dụng tranh có hình ảnh động để minh họa, nhưng cũng có nhữngcâu chuyện tôi sử dụng sa bàn hay có chuyện tôi sử dụng những con rối tay.Tôiđang ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học nên đã làm một số câu chuyệntrên máy vi tính và có lồng giọng kể, giọng đọc của tôi vào đó.
* Ví dụ:Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” ý chính cần khai thác ở đây là:
Tình cảm đối với những người trong gia đình (Bà, Mẹ) qua đó giáo dục cần thiếtphải vâng lời mẹ, ngoài ý chính đó cô có thể khai thác thêm ý phụ như: Phongcảnh trong rừng để mở rộng vốn hiểu biết và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Kể bằng dọng thủ thỉ, chậm hơn đọc, truyền cảm cùng với việc trình bàytác phẩm khéo léo, làm cho lượng thông tin được giãn ra, trẻ đỡ căng thẳng khitheo dõi, hơn nữa việc phối hợp dọng kể với những cử chỉ điệu bộ, nét mặt, ánhmắt…Những yếu tố phi ngôn ngữ này sẽ giúp trẻ thâm nhập sâu hơn hiểu rõ ýnghĩa nội dung của truyện
Như vậy với giọng kể diễn cảm của cô đã góp phần khắc sâu những hình
ảnh, những tính cách của nhân vật qua đó trẻ có thể diễn tả lại được nội tâmtừng nhân vật trong câu chuyện
Ngoài việc chuẩn bị giọng đọc, giọng kể thì việc chuẩn bị đồ dùng đồchơi trong các tiết học cũng không kém phần long trọng bởi môi trường xungquanh được gắn với các câu chuyện là một thực tế mà trẻ cần được quan sát,khám phá Vì vậy trong mỗi câu chuyện tôi đều phải dựa vào nội dung đểnghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi, sưu tầm tranh ảnh, đồ vật phù hợp với bài dạy
* Ví dụ: Trong câu truyện “Nhổ củ cải” cô sử dụng tranh minh họa nội
dung câu chuyện, cho trẻ xem múa rối, hướng dẫn tự hóa trang, đi đóng kịchmọi lúc, mọi nơi, cho trẻ nghe qua băng đĩa, khi sử dụng đồ dùng trực quan trẻrất hứng thú về các nhân vật trong truyện minh họa đa dạng phong phú nên trẻ
dễ hiểu được nội dung tác phẩm
Đàm thoại để hiểu được tác phẩm không chỉ đơn giản là cô đặt câu hỏi trẻtrả lời Khi đàm thoại, cô gáo cần đặt câu hỏi kết hợp với giải thích đọc hoặc kể
Trang 12lại trích dẫn trong tác phẩm, tất nhiên không phải sau mỗi câu hỏi cô đều đọc, kểtrích dẫn, mà chỉ đọc hoặc kể những tình tiết chính trong truyện
Vì đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học nêntrong các tiết học tôi luôn chú trọng vào điều đó luôn cho trẻ tham gia vào cáctiết học nhưng không nặng nề gò bó, trẻ học nhưng như đang tham gia vào mộttrò chơi vậy
Từ đó tôi chụp tranh truyện đưa vào máy tính rồi tạo hiệu ứng làm cáchình ảnh động chiếu lên máy chiếu cho trẻ xem Trẻ rất hứng thú như được xemphim hoạt hình chứ không phải là đang học trong một tiết truyện
Ngoài ra tôi còn chuyển thể nội dung các câu chyện thành những kịchbản hay những vở chèo để diễn trên sân khấu hoặc cho trẻ đóng kịch Hoặc khitrẻ đã thuộc chuyện tôi cho trẻ tự lên kể chuyện trên máy vi tính ( Trẻ dùngchuột kích vào các hình ảnh để nhân vật xuất hiện) Tôi thấy khi cô thể hiệnđúng giọng điệu, đồ dùng sinh động, sáng tạo, đẹp,và chuyển thể nội dung phùhợp mang tính giáo dục cao trẻ rất hứng thú nghe và cảm nhận nội dung câuchuyện một cách chính xác, sâu sắc và mang tính giáo dục cao
4.3 Gây hứng thú cho trẻ vào bài và kể chuyện cho trẻ nghe:
Kể chuyện là môn học trẻ thường ít được hoạt động sôi nổi, gò bó tronghọc tập, khó khăn trong việc truyền tải kiến thức của bài Chính vì vậy mà việcgây hứng thú cho trẻ vào bài là một việc quan trọng nên trước khi chuẩn bị bàitôi thường tìm những trò chơi, câu đố, bài hát, có nội dung phù hợp để dẫn dắttrẻ vào bài một cách tự nhiên, thoải mái để trẻ hứng thú học bài
* Ví dụ: Trong câu chuyện “Nhổ củ cải” tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi “ Những ô cửa bí mật” trên máy vi tính Từng ô cửa
mở ra là hình ảnh củ cải khổng lồ dần dần xuất hiện và cô hỏi trẻ bức tranh này
là hình gì? Có trong câu chuyện nào?
Trang 13Hình ảnh :Trò chơi “ô cửa bí mật”
Như vậy với những từ gợi mở, gây hứng thú nhẹ nhàng ban đầu sẽ thu hút
sự tập trung chú ý của trẻ vào tiết học
4.4 Định hướng xác định nội dung chính của câu chuyện Trao đổi ,đàm thoại về nội dung để khắc sâu nội dung câu chuyện:
Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng nhận thức củatrẻ còn non nớt, trẻ chưa biết đọc, biết viết và do trẻ rất dễ thuộc, dễ nhớ nhưngcũng nhanh quên Vì vậy giáo viên mầm non là người khơi dậy những tâm hồntrong sáng của trẻ, là nhịp cầu nối giữa trẻ với tác phẩm văn học những câuchuyện dân gian, những câu chuyện cổ tích mang đầy những tình cảm tốt đẹp.Chính điều đó mà tôi thường nghiên cứu nội dung, câu từ để truyền đạt, giảnggiải cho trẻ một cách ngắn gọn để trẻ dễ dàng hiểu và khắc sâu vào tâm trí trẻ
* Ví dụ: Câu chuyện chú thỏ tinh khôn Tôi xác định nội dung chính cần
truyền đạt tới trẻ là: Giáo dục trẻ thật thà trung thực với mọi người và bình tĩnhtrước khó khăn, nguy hiểm Hình thành cho trẻ ý thức biết yêu quý, bảo vệnhững động vật sống trong rừng