Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và phát triển nhâncách toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn hiệnnay, đòi hỏi
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bịkiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho học sinh Nội dung giáo dục kỹ năngsống đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáodục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích… Vì vậy, việc giáo dục kỹ năngsống cho học sinh hiện nay ở các trường phổ thông đang được đặt lên hàng đầu, bêncạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đặc biệt ở trường Phổ thông dântộc nội trú (PTDTNT) việc giáo dục kỷ năng sống là hết sức quan trọng Để giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và phát triển nhâncách toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn hiệnnay, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục trong xã hội màtiên phong là đội ngũ giáo viên trong các nhà trường phổ thông
Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dục đạođức học sinh trong nhà trường; không những giúp cho các em có được những kĩ năngứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quenvươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí Khác với các phương pháp trước đây trongviệc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các em mắc lỗithường các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luật mà ít khi lắng nghecác em giải bày Nay với việc chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi thầy,
cô giáo cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, lắng nghe các em nói lên những suy nghĩ,dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh Việc giáo dục đạođức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong cácchương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được trải nghiệm quathực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướngthiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo Từ đó, các em có nhận thức đúngđắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện
Học sinh trường PTDTNT huyện Krông Ana, ngoài những khó khăn chung củalứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số (97%), trong đó các em từ cácbuôn làng xa xôi của huyện đến học tập và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiềutập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa phù hợp, thiếu kỹ năng thựchành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khókhăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh
tế tri thức, cuộc sống hiện đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu
tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắnkhoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin;phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống
Trang 2lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cựccho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến độngcủa hoàn cảnh.
Hiểu được vai trò quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nói chung
và học sinh trường PTDTNT nói riêng, bản thân tôi là một người làm công tác quản línhà trường đã và đang đưa ra rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm triểnkhai sâu rộng và có hiệu quả kỹ năng sống có giá trị nhân văn cho học sinh các dântộc thiểu số Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục tại trường phổ thông dântộc nội trú huyện Krông Ana tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến
của đồng nghiệp đồng thời rút ra một số kinh nghiệm về “ Giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện” Xin được đưa ra để hội
đồng khoa học đánh giá và đồng nghiệp cùng tham khảo đóng góp ý kiến
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a Mục tiêu của giáo dục kỷ năng sống: Trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh nhữnghành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cựctrong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình vàphát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh trongquan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn Nâng cao sự hiểu biết của học sinh vềnhững tác động xấu của các vấn đề xã hội như: Ma túy, HIV/AIDS, mại dâm, riệu,thuốc lá…đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước cũngnhư sự phát triển giống nòi của dân tộc
Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới tính, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tìnhdục Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khoẻ bản thân, pháttriển ở HS những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cáchsống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm Khuyến khích hành vi có trách nhiệm củahọc sinh để ngăn ngừa tình trạng mang thai sớm, sự lây truyền của các bệnh xã hội.Tạo điều kiện cho học sinh nhận biết được sự lạm dụng về tình dục và cách xử lý vớinhững vấn đề này Giúp các em biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn nhữnghành vi bất bình đẳng giới trong cộng đồng
Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạo của BộGiáo dục và Đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học
để chung sống
Giúp HS đổi mới phương pháp học tập của mình; từ đó giúp các em có khảnăng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biếtlập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập Đồng thời
Trang 3giáo dục tính tự giác, tự quản của học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau hơn,giúp nhau học tập, rèn luyện đạo đức ngày càng tốt hơn
b Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống: Tăng cường các biện pháp chỉ đạo sâu
rộng về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỷ năng sống cho học sinh, thông quacác hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh, nhằm hình thành các kỷ năng cần thiết ở học sinh phù hợp với chuẩn mực đạođức, pháp luật Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diệncho học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với 4 trụ cột của giáo dụctheo quan niệm của UNESCO
Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỷ năng sống, đề ra các giải phápnhằm thực hiện chương trình giáo dục kỷ năng sống có hiệu quả trong trườngPTDTNT Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội và xây dựng “trường học thânthiện, học sinh tích cực”
Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực, thúc đẩy được nhữnghoạt động mang tính xã hội, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế đượcnhững nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào “xây dựng trường học thân thiện -học sinh tích cực” tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường
3 Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTNT
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Môi trường nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc nội trú
Phạm vi nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thuộcđịa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
Khả năng áp dụng của đề tài: Áp dụng rộng rãi cho các trường phổ thông dântộc nội trú trung học cơ sở
5 Phương pháp nghiên cứu.
a Phương pháp nghiên cứu lí luận: Trong nghiên cứu lí luận ta dựa vào những
lí thuyết đã được khẳng định, những thành tựu của nhân loại trên nhiều lĩnh vực khácnhau, những văn kiện chỉ đạo của Đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề cần nghiêncứu để xem xét vấn đề và tìm ra những giải pháp hợp lí, có sức thuyết phục, xây dựngmột lí thuyết mới, bổ sung hoàn chỉnh cụ thể hoá lí thuyết cũ
b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở kiểm chứng, đánh giá cácthông tin thu lượm được sẽ hình dung được thực trạng, đặc điểm hoạt động của họcsinh một cách tương đối chính xác Từ đó có phương hướng điều chỉnh kế hoạch saocho phù hợp với tình hình thực tế của trường
Trang 4c Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều tra thống kêlại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp
để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Thông thường những phương pháp nghiên cứu trên được kết hợp với nhau làmcho các kết quả thu được vừa có sức thuyết phục về mặt lí luận vừa có ý nghĩa thựctiễn
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận.
a Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Căn cứ Luật Giáo dục (Được sữa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có nhiều cấp họcban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục & Đào tạo;
Thông tư số 01/ 2016/TT-BGDĐT ngày 15/ 01/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông Dân tộcNội trú;
Công văn số 1445/SGDĐT-GDDT ngày 10 tháng 10 năm 2016 của SởGD&ĐT Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc năm học
2016 – 2017
Công văn số 1341/SGDĐT-CTTT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐTĐắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện công tác chính trị tư tưởng đối với học sinh,sinh viên; hoạt động ngoài giờ lên lớp và y tế trường học năm học 2016 – 2017;
Kế hoạch triển khai quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạođức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngànhgiáo dục tỉnh Đắk Lắk;
Kế hoạch số 57/KH-SGDĐT ngày 30/9/2016 của Sở GD&ĐT Đắk Lắk về việctriển khai thực hiện chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong trườnghọc giai đoạn 2016-2020
b Cơ sở lý luận về kỹ năng sống.
b.1 Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, song có thể thấy kỹ
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp vớinhững người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống củacuộc sống
b.2 Giáo dục kỹ năng sống: Là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển
cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người
Trang 5xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống củacuộc sống
b.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống: chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội
dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong
và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹnăng sống ở học sinh
b.4 Phân loại kỹ năng sống: Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm
vừa qua, kỹ năng sống thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm cácnhóm sau:
- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng như:
tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tựtin…
- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng sốngnhư: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sựthông cảm, hợp tác…
- Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năngsống cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, raquyết định, giải quyết vấn đề…
b.5 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Trang bị cho học sinh những
kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinhnhững hành vi thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêucực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình,phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
b.6 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông:
Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năngứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹnăng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự thông cảm, kỹ năngthương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phêphán, kỹ năng kiên định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìmkiếm và xử lý thông tin…
c Vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục kỹ năng sống
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đội thực sự làcần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay thếđược Có thể nói, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếuniên tiền phong Hồ Chí Minh đối với lứa tuổi Trung học cơ sở chiếm một vị trí quan
Trang 6trọng trong quá trình giáo dục Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử cóvăn hoá Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể Rèn luyện chohọc sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sốnghoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cáchcủa học sinh, là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môitrường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và
có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1 Thuận lợi- khó khăn.
a Thuận lợi: Trường phổ thông dân tộc nội trú Krông Ana là trường phổ thông
tạo nguồn cán bộ dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;trường có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở miền núi và vùng dântộc
Tổng số học sinh trường PTDTNT Krông Ana năm học 2016-2017
đê
Tày Nùn
g
Mường
Kinh
Trang 7vật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh ởtập trung nội trú tại trường nên rất thuận lợi cho công tác giáo dục kỹ năng sống
b Khó khăn: Trình độ học sinh chưa đồng đều, năng lực tiếp thu kiến thức của
học sinh còn nhiều hạn chế, công tác tuyển sinh đã có sự đổi mới nhưng vẫn chưa đápứng được yêu cầu trong công tác tuyển chọn học sinh khá giỏi vào trường Các emhọc sinh là người dân tộc thiểu số ở các buôn làng của các xã trên địa bàn huyện nên
đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt tậpthể
Phần lớn các em ở xa cách trường (có em xa hơn 20 km), giao thông đi lại khókhăn, cách đồi, cách suối, nhiều em là con của các gia đình thuộc diện hộ nghèo, kinh
tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn
Kinh phí chi thường xuyên chưa đáp ứng đủ nhu cầu để tổ chức các hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống
Hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh còn nhiều bất cập vì học sinh ở rảirác các thôn buôn, các xã trong toàn huyện; việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường
và gia đình gặp nhiều khó khăn
2.2 Thành công – Hạn chế:
Thành công: So với các năm học trước: Các em học sinh đã ngoan hơn, biết
chào hỏi lễ phép hơn, các vụ việc mâu thuẫn dẫn đến đánh, chửi nhau không còn, một
số học sinh năm trước cho là khó giáo dục năm học này đã có nhiều chuyển biến tốt
về đạo đức, học sinh đã mạnh dạn hơn trong việc học tập, phát biểu ý kiến Tính tựchủ, làm chủ bản thân tốt hơn; các em đã có được những kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốthơn, có thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huốngmột cách hợp lí
Góp phần đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạocủa Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại
và học để chung sống Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳngđịnh rằng mọi học sinh đều có thể nhận thức được mục tiêu học tập của mình, phấnđấu vươn lên về mọi mặt Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huyđược những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực, tạo ra môi trườnggiáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường
Qua việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mớiphương pháp học tập của mình Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tưduy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức
và giải quyết các tình huống trong học tập; tính tự giác, tự quản của học sinh ngàycàng tốt hơn, HS biết đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện tốt hơn
Hạn chế: Đội ngũ GV làm công tác giáo dục kỹ năng sống chưa qua trường lớp
đào tạo hoặc chưa được tập huấn một cách bài bản nên công tác giáo dục kỹ năng
Trang 8sống được thực hiện trên cơ sở bản năng sẵn có của từng người dẫn đến hiệu quả chưacao; thời gian để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống còn hạn hẹp, nhà trườngkhó sắp xếp vì phần lớn công việc này phải làm việc ngoài giờ, đòi hỏi GV phải thực
sự nhiệt tình, tâm huyết thì mới thực hiện được
Chưa có sự phối kết hợp tốt với gia đình học sinh để phát huy tốt khả năng củahọc sinh trong việc thực hành kỹ năng sống
2.3 Mặt mạnh – Mặt yếu:
Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách
nhiệm, tâm huyết với nghề và luôn quan tâm thương yêu học sinh Học sinh đượctuyển chọn từ các trường tiểu học ở các xã nên đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép,biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau Cán bộ phụ trách đoàn, đội năng động,nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể; cơ sởvật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh ởtập trung nội trú tại trường nên rất thuận lợi cho công tác giáo dục kỹ năng sống
Mặt yếu: Học sinh trường PTDTNT Krông Ana, ngoài những khó khăn chung
của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số (97%), trong đó có nhiều
em từ các buôn làng xa xôi như buôn Krông, Buôn Krang… đến học tập và ở nội trútại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt cònchưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bảnthân…; đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp và sinh hoạt tập thể
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Từ thực tế quản lý tôi nhận thấy rằng kỹ năng sống của các em còn yếu là donhiều nguyên nhân như:
- Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động
- Nhiều em chưa được giáo dục kỹ năng sống; do gia đình chưa quan tâm, cáctrường tiểu học chưa làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS
- Lần đầu tiên các em phải sống xa gia đình, môi trường sống hoàn toàn xa lạ
và mới mẻ từ bạn bè, thầy cô…
2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Hàng năm nhà trường đã triển khai các văn bản chỉ đạo của ngành, lên kếhoạch hoạt động và đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nội dung giờ sinhhoạt chủ nhiệm, giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể do độithiếu niên tổ chức Nhưng hiệu quả và những tác động tích cực của các hoạt độngcòn hạn chế, đôi khi còn mang nặng hình thức, chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn đôngđảo học sinh tham gia
Trang 9Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống thường giao khoán cho tổngphụ trách đội trong việc tổ chức các hoạt động mà chưa chú ý đến việc tư vấn tổ chứccác hoạt động sao cho có hiệu quả
Việc phối hợp với Phụ huynh học sinh hầu như chỉ là trao đổi thông qua điệnthoại với giáo viên chủ nhiệm, chưa quan tâm đến việc phối hợp với Phụ huynh họcsinh để tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ năng sống
Công tác kiểm tra đánh giá của lãnh đạo nhà trường về hoạt động giáo dục kỹnăng sống đối với giáo viên chủ nhiệm còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có những quyđịnh, tiêu chí bắt buộc chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống của ban giám hiệu mớichỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượngphối hợp
Việc chỉ đạo cho các đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống còn chưa chặt chẽ, thiếu về chiều sâu, chưa giao trách nhiệm
cụ thể rõ ràng nên các đoàn thể còn ỷ lại, thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và phó mặccho tổng phụ trách đội
Những tác động trên cho thấy những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành
vi kỹ năng sống của học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt, dẫn đến chất lượnggiáo dục hạnh kiểm vẫn chưa đạt hiệu quả cao Qua tổng hợp kết quả giáo dục vềhạnh kiểm và đánh giá về khả năng giao tiếp ứng xử của học sinh cho thấy:
Bảng 1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và đánh giá khả năng giao tiếp của họcsinh trong những năm mới chỉ đạo thực hiện:
NĂM
HỌC
tự tin tronggiao tiếp
Thiếu tựtin tronggiao tiếp
Họcsinh bỏhọc
Chất lượng các cuộc thi của nhà trường do ngành tổ chức hiệu quả chưa cao:
Trang 102.6 Nguyên nhân thực trạng:
Đối tượng HS là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đa số ở các buôn làngcách xa trung tâm huyện nên đa số học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạntrong giao tiếp, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bảnthân…
Lãnh đạo nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năngsống cho HS; các tổ chức đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động cònchưa đều tay, kinh nghiêm tổ chức các hoạt động tập thể còn chưa nhiều, chưa thực sựcuốn hút được học sinh tham gia
Tài liệu phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống chưa phong phú; đội ngũ giáoviên làm công tác giáo dục kỹ năng sống chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa đượctập huấn
Kinh phí hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên chưa đápứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Việc huy động nguồn xã hội hóa từ phía cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm, doanhnghiệp chưa thực hiện được
3 Nội dung và hình thức của giải pháp.
3.1.Mục tiêu của giải pháp.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực,loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống vàhoạt động hàng ngày
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình,phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh hiểu rõ vai trò củaviệc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tầm quan trọng của kỹ năng sống đốivới học sinh
Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, tổ quản lý nội trú,nhân viên y tế, các tổ chức đoàn thể có năng lực, phẩm chất, kỹ năng tổ chức các hoạtđộng tập thể, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đáp ứng yêu cầu vềngười dạy đảm bảo thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng
và lôi cuốn học sinh tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
Nêu cao vai trò của anh chị phụ trách chi đội – Giáo viên chủ nhiệm lớp trongviệc đoàn kết, thống nhất và chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động của lớp, chịu tráchnhiệm trước nhà trường về công tác quản lý lớp học, trong đó có việc rèn luyện ý thức
Trang 11đạo đức, nền nếp, nội quy, kỷ luật và thực hiện nghiêm túc các hoạt động của nhàtrường.
Duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, tạo động lực kích thích hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống trong trường thu được kết quả cao
3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Từ thực trạng trên, bản thân luôn trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và tăngcường các giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống nhằm khắc phục hạn chế và nângcao được hiệu quả của công tác này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh Gồm 6 giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1.Quán triệt và triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp; kiện toàn Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống tới toànthể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, để mọi người thấy đượcviệc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống sẽ hỗ trợ tích cực cho việc hìnhthành nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức: trong các buổi họp hội đồng giáodục, họp phụ huynh học sinh đầu năm, các giờ chào cờ, các hội thi tuyên truyền vàtrên các phương tiện thông tin đại chúng; thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹnăng sống và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo
3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và các lực lượng tham gia
Lựa chọn cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chứchoạt động đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: năng lực tổ chức, khả năng diễn đạt tốt, yêuthích hoạt động, tâm huyết, yêu quí trẻ, thói quen làm việc có trách nhiệm, có sứckhỏe, tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt cókhả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động
Tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạtđộng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với các hình thức:
Tạo điều kiện cho cá nhân tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dungchương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống do Bộ GD&ĐT tạo, Sở GD&ĐT,Phòng GD&ĐT tổ chức
Tổ chức chuyên đề về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, về giáo dục đạo đứchọc sinh…Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phương pháp giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
Trang 12Chỉ đạo Liên đội đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực quản lý, tổ chức hoạtđộng của đội cờ đỏ Xây dựng đội cờ đỏ tự quản, thường xuyên nhắc nhở, kiểm traviệc rèn luyện đạo đức, hành vi của học sinh theo nội quy trường lớp đã xây dựng.Bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giao lưu, tạo sự tự tin trong đội ngũ nòng cốt của đội
Chủ động, bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kỹ năng sống với cha mẹ họcsinh, để gia đình cùng tác động tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ phép,mạnh dạn và tự tin hơn Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động để thấy các emtham gia nhiều hoạt động tập thể thì mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử; nói năngmạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn Từ đó phụ huynh sẽ thấyđược vai trò của việc học, việc rèn kỹ năng sống để phối hợp với nhà trường trongviệc giáo dục học sinh
3.2.3 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi,khả năng quản lý tốt, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, có phương pháp chủ nhiệmtốt
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp trong năm học phù hợp với đối tượng học sinh với tình hình thực tếcủa lớp mình phụ trách và cùng thời điểm với các ngày lễ lớn trong năm học Giáoviên chủ nhiệm xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động có sự góp ý tham mưu củatổng phụ trách đội, tổ chủ nhiệm, sự tư vấn và phê duyệt của ban giám hiệu nhàtrường và tiến hành thực hiện có hiệu quả
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán
sự lớp có khả năng điều khiển các hoạt động giáo dục kỹ năng sống Hướng dẫn HS,cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục, tạo điều kiện để HS tự đánhgiá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm Khen thưởng kịp thời để khích lệhọc sinh
Ban giám hiệu kết hợp cùng các đoàn thể tăng cường kiểm tra công tác chủnhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo
án, hồ sơ, báo cáo định kỳ
3.2.4 Tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt
động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào nội dung các môn học đặcbiệt là môn giáo dục công dân, môn sinh học, môn địa lý, môn lịch sử…
Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ (chào cờ) như: