1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm một số giải giáp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lập trình pascal đối với môn tin học 8

31 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 257,5 KB

Nội dung

Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng dạy học lập trình Pascal đối với môn Tin hoc 8: Đối với giáo viên: - Cần phải nắm vững các phương pháp dạy học

Trang 1

I. Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài

Tin học ở cấp THCS là môn học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần từ lớp 6đến lớp 9 Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những đặc thù riêngnhư liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính Đặc trưng của môn Tin học là kiếnthức đi đôi với thực hành, đặc biệt phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiềuhơn phần lí thuyết Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phươngpháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tínhphục vụ học tập và cuộc sống Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trítuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh

Qua thực tế trong ba năm giảng dạy môn Tin học 8 ở trường THCS LươngThế Vinh – Krông Ana – ĐắkLắk, bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh cònyếu về khả năng tiếp nhận kiến thức về mặt thuật toán Thậm chí còn có một sốhọc sinh không thích lập trình mà chỉ thực hiện gõ các bài tập chứ không tìm hiểuthuật toán Do vậy kiến thức, kỷ năng lập trình cơ bản của học sinh còn yếu

Trong quá trình giảng dạy bản thân luôn suy nghĩ làm thế nào để các emtiếp cận một cách tốt nhất, dễ hiểu nhất các thuật toán, áp dụng những cấu trúclệnh có sẵn để vận dụng giải quyết các bài toán cơ bản Chính vì thế tôi luôn chútrọng đến việc phân tích các dạng bài toán theo các cấu trúc câu lệnh để học sinhđều có thể tự mình tìm ra các thuật toán viết thành những chương trình thực hànhtrên máy

Với những suy nghĩ, băn khoăn trăn trở đó, bản thân tôi đã mạnh dạn lựa

chọn đề tài: “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học lập trình Pascal đối với môn Tin học 8” để có thể giúp các em biến những bài toán đơn giản

thành những chương trình chạy được trong máy tính Hình thành trong các emước mơ trở thành những lập trình viên giỏi để phục vụ cho xã hội sau này

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Dạy học lập trình Pascal trong môn tin học 8 là phải tìm ra những phươngpháp, các bước giải bài toán bằng cách lập trình trên máy vi tính

Để giúp các em có những phương pháp tốt nhất nhằm giải quyết những bàitoán cơ bản là một nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu giáo viên phải tìm tòi nhữnggiải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giờ dạy Tin học nói chung và Tin họclớp 8 nói riêng đó là:

- Hình thành được cách hướng dẫn cho học sinh tiếp thu các kiến thức cơbản về ngôn ngữ lập trình một cách thuận lợi nhất và dễ hiểu nhất

Trang 2

- Hướng dẫn cho học sinh cách giải quyết các bài toán khi áp dụng các cấutrúc lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy-học trong ngônngữ lập trình Pascal

4 Giới hạn của đề tài

- Phạm vi áp dụng trong các tiết học về lập trình Pascal môn Tin học 8Trường THCS đơn vị tôi đang công tác năm học 2016 - 2017

- Thời gian thực hiện dự án: Trong 6 tháng

5 Phương pháp nghiên cứu

a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.

+ Tham khảo sách giáo khoa Tin học lớp 6

+ Tham khảo hướng dẫn Tin học lớp 6 dành cho giáo viên

+ Tham khảo các tài liệu trên mạng internet

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước

+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.

+ Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy Tin học ở lớp 8a4,

8a5 trường THCS Lương Thế Vinh

II. Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận:

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày

04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy vàhọc

Trang 3

Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng côngnghệ thông tin

Ngôn ngữ lập trình Pascal chính là sử dụng ngôn ngữ lập trình để giảiquyết các bài toán Chính vì vậy kiến thức về toán học là hết sức quan trọng,muốn lập trình được thì yêu cầu học sinh phải nắm kiến thức về Toán học khi đómới có thể tiến hành tìm ra hướng đi cho từng bài toán cụ thể Đây là một vấn đề

vô cùng khó khăn đối với các học sinh yếu và kém về môn Toán khi tiếp cận vớilập trình Pascal

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng đa số học sinh gặp khó khănnhiều khi học các tiết học về chương trình và viết chương trình bằng ngôn ngữlập trình Pascal Nhiều em không hiểu ý nghĩa của các câu lệnh, quá trình giảimột bài toán và không tìm ra được thuật toán nên các em học theo kiểu máy móc,học thuộc không hiểu về quy trình lập trình Vẫn còn những học sinh học tập mộtcách thụ động, chỉ chờ thầy, cô đọc cho chép, hoặc trả bài một cách đối phó haylười suy nghĩ… Một phần cũng do giáo viên hay sử dụng các phương pháp dạyhọc cũ là đọc chép, lý thuyết nhiều mà ít thực hành Đa số các em rất khó giảiquyết các bài toán, đặc biệt là không biết áp dụng các câu lệnh vào từng bài toán

cụ thể Nhiều em kỷ năng phân tích bài toán còn rất yếu

Là môn học sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal (ngôn ngữ viết bằng TiếngAnh) nên các em có nhiều bỡ ngỡ vì đây là lần đầu tiên các em biết đến kháiniệm lập trình và hiểu nghĩa các từ khóa bằng Tiếng Anh Mặt khác là môn họcvận dụng kiến thức về Toán học rất khó cho các em trong quá trình lập trình

Theo tôi, kiến thức không bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó cómối liên hệ chặt chẽ với nhau Nếu chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ởnhững môn học khác thì cũng giống như “con chuột chui vào sừng trâu; càngchui sâu càng hẹp” mà thôi Những hạn chế mà đề tài đưa ra cũng sẽ được khắcphục nếu như cả giáo viên và học sinh đều không ngừng học hỏi, trau dồi kiếnthức ở những môn học khác có liên quan thì sẽ thu lại kết quả khả quan

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng họctập ở môn Tin học của học sinh Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinhnghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trang 4

Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng dạy học lập trình Pascal đối với môn Tin hoc 8:

Đối với giáo viên:

- Cần phải nắm vững các phương pháp dạy học Tin học nhằm phát huytính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập Để nâng cao chất lượng dạyhọc môn Tin học, giáo viên phải tiếp cận nội dung bài và lựa chọn các phươngpháp, xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với ba đối tượng: giỏi, trungbình, yếu Từ đó dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức, không thụ động ghinhận kiến thức mà giáo viên cung cấp, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy vàhoạt động học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm

- Để tạo hứng thú học tập và hoạt động tích cực chủ động của học sinh,giáo viên phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học Giáo viên phảitích hợp các môn học khác nhau trong mỗi tiết dạy

- Tùy theo từng dạng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp dạy học vàlập kế hoạch, chuẩn bị nội dung dạy học cho phù hợp Sau đây là một số giảipháp:

- If then else : có nghĩa là Nếu thì ngược lại

- While do : Trong khi thì làm việc

Trang 5

Ví dụ:

- Cách đặt tên chương trình, biến trong Pascal với đặt tên tệp

- Cấu trúc lệnh rẽ nhánh với các hoạt động có điều kiện trong thực tế

- Cấu trúc lệnh lặp với những hoạt động lặp lại hàng ngày

- Các thao tác tìm phần tử, max, min trên dãy số với các hoạt động tìmngười nặng nhất, cao nhất trong lớp

- Thao tác hoán đổi hai giá trị với hoạt động hoán đổi hai ly nước đường,muối

-

Phân tách hoạt động thành những thành phần.

* Bài 2 Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Để dạy bài này và giúp học sinh hiểu được chương trình và ngôn ngữ lậptrình thì giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.

Đối với phần này giáo viên cần nêu rõ các thành phần cơ bản tạo nên ngônngữ lập trình đó là:

+ Các từ để viết thành lệnh trong chương trình;

VD: Program, var, Begin end, Writeln…

+ Các ký hiệu được viết theo quy tắc: Quy định về viết các từ và thứ tự của

Trong phần này giáo viên cần nhấn mạnh các quy tắc khi viết lệnh chochương trình

Hoạt động 2: Cấu trúc chung của chương trình.

Để viết được chương trình thì bắt buộc học sinh phải nắm được cấu trúcchung của một chương trình Giáo viên phải nêu rõ 2 phần của chương trình:

+ Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để khai báo tên chươngtrình (Program); khai báo hàm thư viện (uses crt); khai báo biến (var); khai báohằng (Const)…Phần khai báo có thể có hoặc không Giáo viên nhấn mạnh chohọc sinh hiểu hơn: Nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thânchương trình

+ Phân thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện

(Đây là phần bắt buộc phải có): Bằng từ khóa Begin…End Từ khóa Begin để

Trang 6

cho biết điểm bắt đầu và từ khóa end để cho biết điểm kết thúc của một chương

* Bài 3 Chương trình máy tính và dữ liệu

Để giúp học sinh hiểu về một chương trình máy tính và các kiểu dữ liệu sửdụng trong chương trình thì giáo viên phải yêu cầu học sinh tìm hiểu các hoạtđộng sau:

Hoạt động 1: Các kiểu dữ liệu thường dùng.

Hoạt động này cần giúp học sinh biết được để máy tính hiểu được thông tinđưa vào, xử lý thông tin, thông tin đưa ra trong ngôn ngữ lập trình thì phải cầnđến các kiểu dữ liệu được định nghĩa sẵn:

+ Kiểu số nguyên: Integer

Khi khai báo kiểu dữ liệu thì giáo viên cần nhắc học sinh chú ý đến phạm

vi sử dụng của các kiểu dữ liệu Khai báo đúng kiểu dữ liệu có nghĩa là phần nàocác em đã biết nắm bắt được yêu cầu của bài lập trình

Hoạt động 2: Lệnh nhập xuất của chương trình.

Phần khai báo

Trang 7

Đối với hoạt động này giáo viên cần làm rõ cho học sinh hiểu được quá trìnhtrao đổi dữ liệu giữa con người và máy tính thì phải cần đến lệnh nhập xuất dữ liệu.

+ Lệnh nhập: Là lệnh đưa dữ liệu vào cho chương trình được thực hiện:Readln(giá trị dữ liệu cần nhập);

VD: Nhập vào một số nguyên N từ bàn phím Viết chương trình kiểm traxem N là số chẵn hay số lẽ?

Đối với bài toán này thì yêu cầu phải nhập số nguyên N bằng lệnh:Readln(N);

+ Lệnh xuất: Là lệnh đưa kết quả ra màn hình được thực hiện: Writeln(giátrị cần xuất);

VD: Muốn đưa kết quả S ra màn hình: Writeln(S);

Trong hoạt động này giáo viên cần nhấn mạnh vai trò của việc nhập xuất

dữ liệu khi viết chương trình

* Bài 4 Sử dụng biến trong chương trình

Để dạy bài này và giúp học sinh hiểu được công cụ biến trong chươngtrình, biết cách sử dụng áp dụng biến vào từng bài toán cụ thể thì giáo viên phảigiúp học sinh tìm hiểu qua các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công cụ biến trong chương trình.

Ở hoạt động này giáo viên phải nói rõ cho học sinh hiểu để lưu trữ dữ liệu

và xử lý dữ liệu trong chương trình thì cần đến một công cụ lập trình đó là biến.Biến dùng để lưu trữ dữ liệu và khi nào cần xử lý dữ liệu thì chỉ cần tìm đến vị trícủa biến cần lưu

Ví dụ: Để tính tổng của a+b với giá trị a, b được nhập từ bàn phím

Do không biết giá trị a,b được nhập vào là bao nhiêu nên phải sử dụng haibiến a, b để lưu giá trị cần nhập vào trong vùng nhớ Muốn thực hiện tính tổng ta

sử dụng lệnh: Writeln(a+b) khi đó chương trình sẽ tự tìm đến vị trí các biến đểthực hiện phép toán a+b

Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu giá trị của biến có thể thay đổitrong quá trình thực hiện chương trình

Hoạt động 2: Cách sử dụng biến trong chương trình

Đối với hoạt động này giáo viên phải giúp học sinh biết được cách sử dụngcác biến trong chương trình

Trang 8

+ Thực hiện tính toán giá trị cho biến;

+ Gán giá trị cho biến bằng lệnh: Tên biến:= Biểu thức cần gán giá trị chobiến

Giáo viên đưa ra ví dụ để học sinh nắm bắt cách gán giá trị cho biến:

Ví dụ: i:=1 -> Gán giá trị 1 cho biến nhớ i;

Giáo viên phải đưa ra chú ý cho học sinh hiểu tránh trường hợp học sinhgán giá trị tùy tiện đó là: Kiểu dữ liệu của biểu thức cần gán giá trị cho biến phảitrùng với kiểu dữ liệu của biến, khi gán giá trị mới thì giá trị cũ bị mất đi

Ví dụ: x là biến được khai báo kiểu dữ liệu số nguyên

Vậy x= a/b là sai bởi vì biểu thức a/b có kiểu dữ liệu phải là số thực

* Bài 5 Từ bài toán đến chương trình

Đây là bài học rất quan trọng trong chương trình lập trình Pascal bởi vì bàihọc này sẽ giúp các em tìm ra đựơc con đường lập trình từ một bài toán cụ thểđến với chưong trình máy tính Để học sinh hiểu được nội dung bài học này cónghĩa là giáo viên đã thành công một nửa trong quá trình giúp các em giải toánbằng ngôn ngữ lập trình Để giải quyết một bài toán thì việc học sinh xác địnhđược bài toán là bước vô cùng quan trọng, đó chính là bước đầu học sinh biếtđược bài toán cho gì và cần làm công việc gì?

Hoạt động 1: Quá trình giải bài toán trên máy tính.

Đối với hoạt động này thì giáo viên phải hình thành cho học sinh biết quátrình từ một bài toán cụ thể để viết thành chương trình gồm những bước đó là:

+ Xác định bài toán

+ Mô tả thuật toán

+ Viết chương trình

Ví dụ: Tìm số lớn nhất trong 4 số a,b,c,d In ra màn hình số lớn nhất?

Ta cần xác định cho bài toán:

+ Thông tin vào: Bốn số a,b,c,d

+ Thông tin ra: Số lớn nhất Max

+ Mô tả thuật toán:

* Giả sử số lớn nhất là a: Max:=a;

* So sánh Max với số b Nếu Max<b thì Max :=b;

Trang 9

* So sánh Max với số c Nếu Max<c thì Max :=c;

* So sánh Max với số d Nếu Max<d thì Max :=d;

* Số lớn nhất là Max

+ Viết chương trình: Sử dụng các lệnh đã học

Hoạt động 2: Mô tả thuật toán của bài toán.

Để dạy học hoạt động này trước tiên giáo viên phải đưa ra một số bài toánthực tế hằng ngày để các em hiểu quá trình thực hiện các bài toán thực tế đó

VD: Bài toán nấu cơm, giặt áo quần… Sau đó cho các em liên hệ đến việcgiải bài toán đơn giản (Tìm bạn cao nhất trong tổ hoặc tìm bạn có điểm cao nhấtmôn toán trong tổ… )

Ví dụ: Mô tả thuật toán của bài toán tìm bạn cao điểm nhất trong tổ gồm 5

học sinh:

B1: Giả sử Max:= HS1;

B2: So sánh Max với HS2, Nếu Max<HS2 thì Max:= HS2;(Max:=8)

B3: So sánh Max với HS3, Nếu Max<HS3 thì Max:=HS3; (Max:=9)

B4: So sánh Max với HS4, Nếu Max<HS4 thì Max:=HS4; (Max:=9)

B5: So sánh Max với HS5, Nếu Max<HS thì Max:=HS5; (Max:=9)

Từ những bài toán thực tế đó giáo viên hình thành cho các em về các bước

để mô tả thuật toán của một bài toán

* Bài 6 “Câu lệnh điều kiện”

Để dạy bài này và giúp học sinh giải quyết những bài toán có liên quan sửdụng câu lệnh cấu trúc rẽ nhánh thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh qua cáchoạt động sau:

Hoạt động 1 Hoạt động có điều kiện.

Ở phần này giáo viên giới thiệu một số hoạt động điều kiện hàng ngày vànhững hoạt động có điều kiện trong các bài toán cơ bản như:

- Nếu chuông điện thoại reo thì nhắc máy

- Nếu trời không mưa thì đi đá bóng ngược lại (trời mưa) ở nhà.

Trang 10

- Nếu a chia hết cho 2 thì a số chẵn ngược lại (không chia hết) a số lẻ.

-

Cho học sinh nêu một vài ví dụ tương tự

Trong hoạt động này giáo viên chỉ rõ cho học sinh đâu là điều kiện, đâu làhoạt động khi điều kiện đúng, khi điều kiện sai Qua những ví dụ trên giáo viêncũng cần chỉ cho học sinh biết hoạt động này là hoạt động có điều kiện dạngthiếu, dạng đủ

Hoạt động 2 Cấu trúc lệnh điều kiện.

Ở hoạt động này để cho học sinh dễ tiếp thu trước tiên giáo viên giới thiệucho học sinh cách viết các từ Nếu, thì, ngược lại bằng ngôn ngữ Pascal sau đó lầnlượt giới thiệu cấu trúc lệnh điều kiện ở hai dạng thiếu và đẩy đủ: Cú pháp, hoạtđộng của máy tính khi gặp lệnh điều kiện

+ Dạng thiếu:

Cú pháp: IF <Điều kiện> THEN <Câu lệnh>;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thì thực

hiện câu lệnh sau từ khóa THEN, ngược lại bỏ qua câu lệnh

Sơ đồ:

+ Dạng đủ:

Cú pháp: IF <Điều kiện> THEN <Câu lệnh 1> ELSE <Câu lệnh 2>;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thì

thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thực hiện câu lệnh 2;

Sơ đồ hoạt động:

SAI

ĐÚNG

Điều kiện?

Trang 11

Ngoài cấu trúc dạng thiếu và dạng đủ, giáo viên có thể đưa ra tình huốngsau để giới thiệu câu lệnh điều kiện dạng ghép để nâng cao, bồi dưỡng cho họcsinh giỏi

Viết câu lệnh điều kiện để xét học lực của học sinh theo yêu cầu sau:

Hướng dẫn cho học sinh cách xét điều kiện từ trên xuống:

Cầu trúc lệnh bằng ngôn ngữ Pascal:

Trang 12

If dtb >= 8 then Write(' Gioi ')

Else If dtb >= 6.5 then Write(' Kha ')

Else If dtb >= 5 then Write(' TB ')

Else If dtb >= 6.5 then Write(' Yeu ')

Else Write(' Kem ');

Giáo viên nhấn mạnh: Số câu lệnh điều kiện = Số điều kiện kiểm tra - 1.

* Bài 7: “Câu lệnh lặp với số lần biết trước”

Để dạy bài này và giúp học sinh giải quyết những bài toán có liên quan sửdụng câu lệnh lặp với số lần biết trước thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh quacác hoạt động sau:

Hoạt động 1: Hoạt động lặp với số lần lặp biết trước

Trong hoạt động này giáo viên đưa ra một số ví dụ có hoạt động lặp khibiết trước số lần lặp trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

- Đánh răng ngày 2 lần

- Ngày ăn cơm 3 bữa

- Sáng dậy đi học

Cho học sinh nêu một vài ví dụ trong thực tế hàng ngày

Sau đó giáo viên giới thiệu hoạt động lặp của bài toán: Tính tổng 100 số tựnhiên

Hoạt động 2: Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần biết trước.

Ở hoạt động này để cho học sinh biết được cấu trúc câu lệnh lặp với số lầnbiết trước thì giáo viên giới thiệu cấu trúc lệnh lặp ở hai dạng tiến và dạng lùi: Cúpháp, hoạt động của máy tính khi gặp lệnh lặp với số lần biết trước

*Dạng tiến:

Cú pháp: For <Biến đếm: = Giá trị đầu> to <Giá trị cuối> do <Câu lệnh>;

Trang 13

Chú ý : For, to, do là các từ khóa.

Biến đếm là biến kiểu nguyên;

Giá trị đầu, giá trị cuối: là các giá trị nguyên Giá trị đầu phảinhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối

Số lần lặp= giá trị cuối – giá trị đầu + 1

Hoạt động: Chương trình sẽ thực hiện, biến đếm sẽ nhận giá trị đầu và sau

mỗi vòng lặp biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối thìkết thúc

Sơ đồ:

*Dạng lùi:

Cú pháp: For <Biến đếm: = Giá trị cuối> downto <Giá trị đầu> do <Câu

lệnh>;

Chú ý : Biến đếm là biến kiểu nguyên;

Giá trị đầu, giá trị cuối: là các giá trị nguyên

Trang 14

Hoạt động: Chương trình sẽ thực hiện, biến đếm sẽ nhận giá trị cuối và sau

mỗi vòng lặp biến đếm tự động giảm lên 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị đầu thìkết thúc

Sơ đồ:

* Bài 8: “Câu lệnh lặp chưa biết trước số vòng lặp”.

Để dạy bài này và giúp học sinh giải quyết những bài toán có liên quan sửdụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước thì giáo viên phải hướng dẫn họcsinh qua các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Hoạt động lặp với số lần lặp chưa biết trước

Trong hoạt động này giáo viên đưa ra một số ví dụ có hoạt động lặp chưabiết trước số lần lặp trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

- Gọi điện thoại cho bạn đến khi nào bạn cầm máy thì dừng gọi điện.

- Học bài đến khi nào thuộc thì dừng việc học bài.

- ……

Cho học sinh nêu một vài ví dụ trong thực tế

Trong hoạt động này giáo viên yêu cầu cho học sinh chỉ rõ đâu là điều kiện

để dừng hoạt động và số lần thực hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện Qua

Trang 15

-những ví dụ trên giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh biết hoạt động này là hoạtđộng lặp có số lần chưa biết trước.

Qua những ví dụ giáo viên nói rõ thêm cho học sinh những hoạt động trên

có thể lặp lại vô số lần (không dừng) nếu điều kiện đúng.

Hoạt động 2: Cấu trúc lệnh lặp với số lần chưa biết trước.

Ở hoạt động này để cho học sinh dễ nhận biết cấu trúc lặp với số lần chưa

biết trước thì giáo viên giới thiệu cho học sinh cách viết các từ Trong khi, thì làm việc bằng ngôn ngữ Pascal sau đó giới thiệu: Cú pháp, hoạt động và sơ đồ

hoạt động:

Cú pháp: While <Điều kiện> Do <Câu lệnh>;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện Khi nào điều kiện đúng thì

thực hiện lệnh lặp sau Do Ngược lại sẽ dừng lại khi điều kiện sai Vì câu lệnh sau từ khóa Do phụ thuộc vào điều kiện nên câu lệnh lặp While có thể không

thực hiện lần nào

Sơ đồ:

Trong hoạt động này giáo viên cần nêu rõ cho học sinh biết được: Câu lệnh

sau từ khóa Do có thể là lệnh đơn hoặc lệnh ghép Nếu là lệnh ghép thì phải được

đặt trong cặp từ khóa “Begin… end.”

Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh biết trong vòng lặp While nhất thiết

phải có một câu lệnh làm thay đổi điều kiện lặp Nếu không có sẽ dẫn đến trườnghợp lặp vô hạn Chương trình chạy mãi mà không có lối ra (Không thoát ra khỏivòng lặp được)

Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh những điểm cần chú ý sau:

- Cho học sinh thấy rõ sự khác nhau giữa lệnh For và lệnh While:

Thoát

Điề

u kiện?

Câu lệnh;

Sai

Đúng

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w