bộ đề thi tuyển sinh 10 môn văn có đáp án tham khảo
Trang 1PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút ( Môn: Ngữ văn không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ) Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cả sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”
a) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn văn trên
b) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
……… Hết ………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
- Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề chung là: miêu
tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời ( 0,25 điểm)
- Liên kết logic: Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý ( 0,25 điểm)
- Liên kết hình thức:
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất.( 0,25 điểm)
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây
cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt.( 0,25 điểm)
- Về nội dung: Phần thân bài cần phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
+) Giải thích : Tri thức là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi
người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ => Như vậy, tri thức là nguồn sức mạnh trênmọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, đồng thời cũng là sức mạnh thúc đẩy
sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới
+) Phân tích, bình luận đánh giá:
- Câu nói của Lê nin hoàn toàn đúng với mọi thời đại Tri thức là những kiến thức tatích lũy được Câu nói trên Lê nin muốn khẳng định một điều là: Con người có đượcsức mạnh chính là nhờ có tri thức Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọngcủa tri thức
- Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lê nin xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùngphong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc hậu, không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới Người có tri thức sâu rộng có thể làm được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri
Trang 4thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội (Dẫn
Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Về hình thức: Làm đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ (bài thơ), bố cục rõ ràng,
lập luận chặt chẽ
*Về nội dung: Đảm bảo bố cục sau
a) Mở bài: (0,5 điểm)
- Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam
- Giữa năm 1958, ông có chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh Từ chuyến đi thực
tế này, ông viết Đoàn thuyền đánh cá
- Hai khổ thơ cuối, tác giả khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước
và cuộc sống
b) Thân bài: (4,0 điểm)
+ Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên tráng lệ và người lao động: (2,5 điểm)
Ra đi từ lúc hoàng hôn buông xuống, sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ nghĩ ngơi,nay trở về bình minh đang lên rạng rỡ Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bị cho sự trở về:
”Sao mờ, kéo lưới trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóc rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Tất cả tinh thần khẩn trương , hối hả được diễn tả qua từ ”kịp” và hình ảnh ”kéo xoăn tay” một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả nhưng lấp lánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được ”chùm cá nặng”.
- Sự khoẻ mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ ”ta kéo xoăn tay chùm
cá nặng”
- Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo
+ Cảnh đoàn thuyền buồm căng gió trở về bến: (1,5 điểm)
Trang 5Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: ” lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng” đó là lúc
đoàn thuyền trở về :
Trang 6”Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
- Chi tiết ”đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” và ”mặt trời đội biển nhô màu mới” là chi tiết giàu ý nghĩa Hình ảnh ”mặt trời” là hình ảnh ẩn dụ cho một tương lai xán lạn.
Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền tự do làm chủ cuộc sống đang trênbước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành công
C) kết bài: (0,5 điểm)
- Bài ”Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ hay phản ánh không khí lao
động hăng say, náo nức của những người lao động đánh cá trên biển trong không khícủa những ngày đất nước miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởngtượng độc đáo và vận dụng nhiều biện pháp tu từ thành công
Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.
Trang 7SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đọc kĩ hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Mặt trời xuống biển như hòn
lửa
Sóng đã kèn then, đêm sập cửa,
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(2) Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, trang
139-140)
Câu 1 Xác định các phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên (0,5 điểm)
Câu 2 Chỉ ra các phép tu tử và tác dụng của chúng trong hai đoạn thơ sau: (1,0 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
và: Mặt trời đội biển nhô màu mới
Câu 3 Khổ đầu và khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh, chi tiết nào
được lặp lại? Cách lặp lại như vậy cũng có trong bài thơ nào em đã học? ( 0,5 điểm)
Câu 4 Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ (1,0 điểm)
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh rất nhiều bạn bè sống tự lập, tự mình làm việc
và khẳng định chính mình, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ sống ỉ lại, dựadẫm vào người khác Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về hiện tượng sống dựa.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
[…] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu […] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sang Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” Công việc
Trang 8nói chung dễ, chỉ cần chính xác Gian khổ nhất là lần ghi và bào về lúc một giờ sang Rét, bác ạ Ở đây có cả mưa tuyết ấy Nửa đêm đang nằm trong chắn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đù sang Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật sự dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chồi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn, tập I, trang 183-184)
Trang 9
-HẾT -SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 04/6/2017
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:
- (1) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(2) Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ (3) Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cáu làn (4) Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy (5) Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già
- (6) Ô! (7) Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
(8) Anh thanh niên vừa vào, kêu lên (9) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái (10) Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Phân tích đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển nhue hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận –
dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo
dục, 2012, trang 139,140)
Trang 10SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT
Ngày 06/06/2017 Môn thi: Ngữ văn (Hệ không chuyên)
Đọc đoạn thơ sau đây và tthực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu gối bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!
Ruộng nương anh để vợ anh cày Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính
Câu thơ : “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi cho em liên tưởng đến câu
thơ nào trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? Vì sao?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên chữ ký của giám thị 1 ………
Họ và tên chữ ký của giám thị 2 ………
Trang 11Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương
năm học 2017 - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (2.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống nước xin làm cọ Ngu mĩ Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
a Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm đó do nhà văn nào sáng tác?
b Đây là lời thoại của ai? Lời thoại đó được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào?
c Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trong bài hát Bụi phấn của nhạc sĩ Vũ Hoàng (Ý thơ của Lê Văn Lộc) có đoạn ca từ sau:
" Em yêu phút giây này Thầy em tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay "
(Theo 50 bài hát thiếu nhi hay nhất, NXB Văn hoá thông tin, 2005, trang 10)
Từ lời ca trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn thầy cô.
Trang 12Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
(“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, Theo SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Trang 13
-HẾT -TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ THI THỬ VÀO 10 - ĐỀ SỐ 2
Cảm hứng vũ trụ là cảm hứng bao trùm trong hồn thơ Huy Cận Khổ thơ đầu
bài “ Đoàn thuyền đánh cá” đã thể hiện điều đó.
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ đó.
Câu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của khổ thơ
vừa chép
Câu 3: Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, “ Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” (theo Thanh Bình- VNE ngày 24/5/2014)
Qua câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng hình ảnh những người ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bám biển, bằng một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hòa bình thế giới
Phần II : (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh Anh
bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn một hồi lâu Tôi không đủ lời lẽ để
tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác
phẩm?
Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo
nên thành công của tác phẩm?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn
ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp,
nêu suy nghĩ của em về tình cha con của nhân vật “anh Sáu” trong đoạn văn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép thế
Trang 14Câu 5: Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong
chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ A
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi :01/06/2017
Đề có 01 trang, gồm 3 câu Câu 1 ( 2.0 điểm)
a.Từ “chân”trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
- Miệng cười buốt giá
Chân không giày.
( Truyện Kiều , Nguyễn Du)
- Gìn vàng giữ ngọc cho hay.
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
( Đồng Chí , Chính Hữu)
b.Tìm khởi ngữ trong câu sau :
Về công việc và đời sống ở rừng, tôi có thể kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích vây bắt đến
ba lần , có ngày không gạo ăn , ăn toàn là bắp, nhưng thôi, đó là chuyện khác.
( Chiếc Lược Ngà , Nguyễn Quang Sáng)
c.Tìm thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập ấy trong các câu thơ sau
Ôi Tổ Quốc ! ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
(Sao chiến thắng, Chế Lan Viên )
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Trong bức thư gửi thầy Hiệu Trưởng của con trai mình Tổng thống Mỹ Abraham Lincolin đã viết : “ Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cháu có đủ sức bền chí để trở thành người dũng cảm”
Từ câu nói trên , anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm của con người trong cuộc sống
Câu 3 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hang tre bát ngát
Ôi! Hang tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hang.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…
(Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ……… ……….…… Số báo danh ………