Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội (LV tốt nghiệp)
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng em và những kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này là hoàn toàn trung thực
Sinh viên
Đặng Thị Thùy Linh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúpđỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình từ Ban Lãnh đạo trường Đại học Lao động –Xã hội, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên và tập thể giảng viên khoaCông tác xã hội, các thầy cô đã giảng dạy em trong suốt bốn năm học trên giảngđường Bên cạnh đó, sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cán bộ vàgiáo viên tại trường tiểu học đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứuthực tế tại địa phương Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáoTh.S Chu Thị Huyền Yến, người đã tận tình chỉ bảo các kiến thức chuyên sâu,mở rộng ý tưởng và tạo thêm nguồn động lực cho em hoàn thành bài khoá luận
của mình một cách tốt nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, vì lý do thời gian cũng như kiến thức, kinhnghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ các thầy côtrong Hội đồng và các thầy cô trong khoa Công tác xã hội để bài khoá luận đượchoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2017Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thùy Linh
Trang 3Tiểu họcQuỹ Nhi đồng Liên hiệp quốcXâm hại tình dục
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Khách thể nghiên cứu 7
6 Đối tượng nghiên cứu 7
7 Phạm vi nghiên cứu 7
8 Phương pháp nghiên cứu 7
9 Kết cấu của đề tài 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ EM 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Khái niệm trẻ em 9
1.1.2 Khái niệm xâm hại tình dục 9
1.1.3 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em 9
1.1.4 Khái niệm kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 10
1.1.5 Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 11
1.1.6 Khái niệm công tác xã hội 12
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em 12
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 13
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ EM TẠI QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI 15
2.1 Đặc điểm địa bàn quận Thanh Xuân 15
2.1.1 Vị trị địa lý và điều kiện tự nhiên 15
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 15
2.2 Thực trạng công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em.17 2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em 18
Trang 52.2.2 Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại
tình dục cho trẻ em 23
2.2.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em 26
2.3 Vai trò của CTXH trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em 34
2.3.1 Vai trò giáo dục 35
2.3.2 Vai trò kết nối 36
2.3.3 Vai trò tư vấn 36
2.4 Một số thuận lợi, khó khăn trong công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội 37
2.4.1 Thuận lợi 37
2.4.2 Khó khăn 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 40
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 42
3.1 Kết luận 42
3.2.1 Giải pháp 42
3.2.2 Khuyến nghị 43
3.2.2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 43
3.2.2.2 Đối với CTXH 43
3.2.2.3 Đối với phụ huynh học sinh 43
3.2.2.4 Đối với nhà trường và giáo viên 43
3.2.2.5 Đối với học sinh 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 46
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá của giáo viên về mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em 19Bảng 2.2 Thời gian giảng dạy kỹ năng phòng chống XHTD ở trường 21Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ em 24Bảng 2.4 Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho trẻ em 26Bảng 2.5 Mức độ hứng thú của học sinh với các biện pháp giáo dục kỹ năngphòng chống XHTD 30Bảng 2.6 Các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻem 31Bảng 2.7 Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ em 37
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tầm quan trọng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccho trẻ em 18Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện vai trò của nhà trường trong giáo dục kỹ năngphòng chống XHTD cho trẻ em 22Biểu đồ 2.3 Tổng hợp mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng phòngchống XHTD cho trẻ em 28Biểu đồ 2.4 Thực trạng hoạt động giúp đỡ của nhà trường khi trẻ gặp vấn đề vềtâm lý 32Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện hiểu biết của giáo viên về CTXH 34
Trang 8MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai, là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.Chính vì thế, quan tâm chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầutrong chiến lược phát triển con người của mỗi nước Việt Nam là một quốc giađang trong quá trình phát triển và hội nhập, trong khi đó xu hướng giáo dục thếgiới đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năngsống, các kỹ năng ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội, để tự bảo vệmình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiệncho trẻ em trên cơ sở các giá trị sống Bởi vậy mà nhu cầu giáo dục cho trẻ em ởViệt Nam trong thời hiện đại là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nói đến việc giáodục các kỹ năng xã hội Mô hình giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội gầnnhư có sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình xã hội hóa đối với mỗi cá nhân Mộttrong những nội dung giáo dục kỹ năng xã hội mà nhà trường coi trọng để đưavào dạy trẻ ngày nay đó là: Giáo dục giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vàphòng tránh nguy cơ bị xâm hại Học để cùng chung sống là một trong nhữngvấn đề then chốt hiện nay của giáo dục Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEFF) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sốngdưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành banhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhómmột Vì vậy, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tựbảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những mặt tốt của xã hội được pháttriển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnhhưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộphận là trẻ em Liên tiếp xuất hiện những vụ việc mà báo chí đưa tin về xâm hạitrẻ em, từ thực tế đặc điểm của học sinh tiểu học Các em chưa biết cách giữ gìnthân thể đúng cách cũng như chưa có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước nhữngnguy cơ bị xâm hại Thực tế diễn ra xung quanh chúng ta cứ văng vẳng đâu đó
có tin bé gái này, cháu gái nọ đang tuổi tiểu học bị xâm hại… Và hàng năm, sốliệu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội báo cáo của cả nước là phát hiện hàngngàn vụ xâm hại tình dục trẻ em Các hiện tượng này không chỉ phản ảnh mặttrái của xã hội mà còn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về những lỗ hổngtrong công tác giáo dục Những lỗ hổng này tưởng đơn giản nhưng nếu không
có sự chung tay của nhà trường và gia đình thì hậu quả sẽ là mối tiềm tàng rấtlớn
Trang 9Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ.Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguyhiểm có thể xảy ra với bản thân mình Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra và tìmcác tránh xa Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khámphá, tìm hiểu mọi thứ Dạy trẻ những kỹ năng phòng chống sẽ giúp trẻ có khảnăng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúngkhi cần Trẻ được trang bị kỹ sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình.Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếpcác bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiếnthức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹnăng sống cho học sinh.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ đều hiểu ý nghĩa của câu nóinày luôn đúng, nên có nhiều người đều cho rằng việc dạy trẻ kỹ năng phòngchống xâm hại là một trong những việc quan trọng trước thực tế cuộc sống luôn
phức tạp và biến đổi không ngừng Sinh con ra, cha mẹ luôn luôn cố gắng để tạo
ra những môi trường an toàn nhất để bao bọc con cái Tuy nhiên trên thực tế vẫncòn không ít những gia đình Việt Nam xao nhãng chức năng của mình Theoguồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làmkinh tế mà quên đi việc cần dạy dỗ trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việcdạy dỗ trẻ cho nhà trường
Việc rèn kỹ năng sống nói chung và kỹ năng phòng chống xâm hại nóiriêng của các em ở trường tiểu học hiện nay còn thấp và nhiều hạn chế, mộtphần nguyên do chính là trong tư tưởng của giáo viên và phụ huynh học sinh,chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức chứ không hoàn toàn đề cao việc rèn các
kỹ năng xã hội Hầu hết trường học hiện nay ở Việt Nam xem giáo dục giới tínhnhư là một việc nếu bắt buộc thì phải làm Vì tâm thế bắt buộc nên làm hời hợt,thiếu nghiêm túc Mặt khác, do bản thân cha mẹ không nhận thức được cáctrường hợp nguy cơ cao trẻ bị xâm hại, còn bản thân các em không được nhàtrường và cha mẹ trang bị kiến thức để có thể tự bảo vệ mình Chính vì vậy, cầnphải đề cao việc giáo dục trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
em để các em có thể tự bảo vệ bản thân mình, tránh khỏi những nguy cơ bị xâmhại Đề tài này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thựctiễn trong việc nâng cao nhận thức cũng như vai trò của gia đình, nhà trườngtrong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em Và đó là
lý do em chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội”.
Trang 102 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài
Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT – một tổ chứchoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm
1990 tại Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “ Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – nỗi
phẫn uất của cộng đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm
trọng đang xảy ra trong xã hội châu Á Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạnlạm dụng tình dục trẻ em Cuốn sách của Grandy Ron”O là bức tranh miêu tảsắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ
em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạnLạm dụng tình dục Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trongcuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo,
bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sangđến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Macao… trong bất kỳ một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh củanhững đứa trẻ đang bị ép phải bán thân, phải trở thành gái mại dâm trong những
“sex tour”, phải trở thành đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt của người
lớn… Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục nếu không phải làHIV/ AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinh thần Trẻ em bị lạmdụng tình dục hầu như không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình thường nhưbao trẻ em khác Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta mộtthông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là tất cả củachúng ta
Năm 2002, nhóm tác giả người Mỹ: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland,MaryKay Rayens, Dawn Myers Christie đã công bố kết quả nghiên cứu củamình về kỹ năng sống và chỉ ra hiệu quả của giáo dục và độ tin cậy của việcthực hiện những chương trình giáo dục kỹ năng sống Tuy nhiên, chương trìnhmới chỉ dừng lại ở góc độ giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục kỹ năngsống chứ chưa có đánh giá về mức độ của từng kỹ năng cụ thể
2.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở trong nước
“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ
em và giải pháp khắc phục”- 2005, một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết
Miên, giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tảitrên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học Trong bài viết, tác giả đã đisâu vào phân tích những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâmgặp phải Ngoài sự đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tìnhdục, HIV – AIDS, có thai ngoài ý muốn,…nạn nhân của tội hiếp dâm còn bị
Trang 11chấn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần mà shock chỉ là một trong số ít cácbiểu hiện Tác giả cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, saukhi bị hiếp dâm có 96% nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giậtmình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm lý, có vấn đề trongđiều chỉnh hành vi về mặt xã hội Theo tác giả thì ở Việt Nam hiện nay chưa cónghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn nhân tội hiếp dâm được tiến hành.Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận; đặc biệt với những bé gái bịchính người thân trong gia đình xâm hại.
Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 – 2010”, các chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm củamình về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựngmột chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ
2000 – 2010 Bằng cách phác họa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hạitình dục ở nước ta hiện nay cũng như thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục, các chuyên gia đã đề xuất một chiến lượctổng hợp với mục tiêu tổng quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức,trách nhiệm và hành động của các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chứcđoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần vàtiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục…”
Đề tài luận văn “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành
phố Hà Nội” của tác giả Lưu Hải Yến đã đi sâu phân tích tình hình tội phạm của
nhóm tội xâm phạm tình dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em,tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ
em, tội mua dâm người chưa thành niên) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7năm (2001- 2007), đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải phápgóp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặcđiểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạmtình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” của
tác giả Nguyễn Thanh Dũng đã nêu lên những giải pháp để có thể nâng cao kĩnăng sống cho học tiểu học Bài viết đã nêu lên thực trạng thực tế tại trường tiểuhọc Lê Hồng Phong, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai về vấn đề này Về giáoviên thì đa phần chưa chú tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh màchỉ quan tâm đến kiến thức trong sách vở hay thậm chí là có những giáo viêncòn chưa có nắm vững về kĩ năng sống, học sinh thì chỉ học tập thụ động, họcnhững gì thấy cô giảng trong sách vở mà chưa có sự tìm hiểu nhiều về xã hội
Trang 12xung quanh, phụ huynh học sinh đa phần chỉ hướng các con học giỏi kiến thứcsách vở, chưa để tâm tới các hoạt động đoàn thể, tập thể cho trẻ Từ thực tế đó,tác giả đã nêu ra những biện pháp để nâng cao kĩ năng sống cho trẻ thông quanhững việc cần làm của giáo viên và phụ huynh học sinh Tuy nhiên trẻ em cầnphải học hỏi các kĩ năng dần dần cho nên tác giả cũng đã xác định được những
kĩ năng nào là cần thiết phù hợp với lứa tuổi tiểu học Cuối cùng, người viết đãnêu được những kết quả của nghiên cứu sau một năm thực hiện và áp dụng thực
tế tại trường của mình Tuy nhiên đề tài mới chỉ thực hiện nghiên cứu địa điểm
cụ thể tại một trường tiểu học, chưa có sự nhân rộng cùng với đó là mỗi địaphương có một địa điểm xã hội khác nhau nên đề tài này chưa thể áp dụng rộngrãi cho các trường tiểu học khác được Mặt khác đề tài mới chỉ đề cập đến một
số kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giaotiếp,… chưa đề cập đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chốngxâm hại
Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con – Cha mẹ cần biết trước khi
quá muộn” chủ yếu được biên soạn bởi Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Sách cung cấp
những hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chốngXHTD, những việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự củanhững người từng bị XHTD Ngoài ra còn có phần dành cho trẻ em với tựa
“Những bảo bối của Hiệp sĩ TANI – Trẻ em bảo vệ trẻ em!” doTrần Lê Thảo
Nhi và Đào Trung Uyên là những học sinh tiểu học cùng với cố vấn là Tiến sĩPhạm Thị Thúy cùng tham gia thực hiện cuốn sách này Nội dung chính củacuốn sách giới thiệu những kỹ năng phòng tránh XHTD dành cho bé - với nhữngcâu thơ dễ thuộc, dễ nhớ; nhiều câu chuyện thoát hiểm thiết thực và tranh minhhọa sinh động
Chương trình “Bạn hữu trẻ em” được thực hiện trong khuôn khổ Chươngtrình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2010 –
2016 Đây là chương trình kết hợp các chương trình giáo dục, phát triển và sốngcòn của trẻ em, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội của UNICEF hỗ trợ cung cấpcác dịch vụ lồng ghép cho trẻ em ở Đồng Tháp, Kon Tum, Ninh Thuận, ĐiệnBiên, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, “Kỹ năng từ chối – nóikhông” vói những cám dỗ trong cuộc sống; trang bị cho trẻ những kỹ năng tựbảo vệ mình trước những nguy cơ như ma túy, lạm dụng tình dục, bóc lột sứclao động,…
Bài viết “Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: Đừng để quá
muộn” trên baomoi.com đã nêu lên thực trạng giáo dục kỹ năng này cho trẻ em.
Bài viết đã chỉ ra sự chủ quan của bố mẹ trong việc giáo dục trước tình trạng trẻ
Trang 13em bị xâm hại liên tiếp trong thời gian vừa qua và đưa ra ý kiến trước khi chờBộ Giáo dục và Đào tạo đưa các chương trình đào tạo kỹ năng vào trong cáctrường tiểu học thì mỗi nhà trường cũng như các bậc phụ huynh cần phải tự tìmkiếm các chương trình đào tạo kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục để hướngdẫn, giúp đỡ các em.
Trên trang báo mạng Vietnamnet.vn có đưa ra bài viết “8 kỹ năng cơ bản
tự bảo vệ bản thân bố mẹ dạy con càng sớm càng tốt” Bài viết nêu lên 8 kỹ
năng mà bố mẹ cần dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ như: không ai được chạm vàovùng kín trên cơ thể bé, tuyệt đối không đi theo người lạ, không được nhận bất
cứ thứ gì từ người lạ, ứng xử khi lạc bố mẹ,… Ngoài việc nói lên tầm quan trọngcủa việc dạy những kỹ năng này cho trẻ từ sớm thì tác giả còn nêu ra mục đích
và cách thức dạy trẻ của bố mẹ với từng kỹ năng khác nhau từ đó trẻ có thể tiếpthu dễ dàng hơn
Bài viết “Giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Vân Anh cho
rằng trong sự phát triển tình dục, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, làm saođể giáo dục giới tính trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự nhiênnhư các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả trong khi giáo dục giớitính có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa bố mẹ và con cái
Tác giả Thái Bình trong bài viết “ Hơn 1000 trẻ bị xâm hại tình dục mỗi
năm”-2017 trên trang web baomoi.com đã thống kê số trẻ em bị xâm hại tình
dục trong 5 năm (2012-2016) ở Việt Nam Trong bài viết mới chỉ đề cập đếnthống kê số trẻ em bị xâm hại tình dục và thực tế xử lý tội phạm xâm hại tìnhdục còn gặp nhiều khó khăn
Tóm lại, dễ dàng nhận thấy còn có sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học
về mảng đề tài giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em Mỗi một bàibáo, một nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh về vấn
đề thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ em nói chung, chứ chưa đi sâu vào việc đưa
ra các kiến thức, kỹ năng, phương pháp cụ thể để giáo dục nhận thức, kỹ năngphòng chống cho trẻ em, nhất là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học Cùng với tính chấtquan trọng của nó, chúng ta thực sự cần quan tâm đi sâu vào nghiên cứu lĩnhvực này
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục chotrẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Trang 14Đề xuất khuyến nghị để nâng cao giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thao tác hóa một số khái niệm công cụ: trẻ em, xâm hại tình dục, xâm hạitình dục trẻ em, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục, công tác xã hội
Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
em trên địa bàn quận Thanh Xuân
Phân tích vai trò của công tác xã hội trong giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục cho trẻ em
Nghiên cứu và đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy hiệuquả công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
5 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểuhọc tại trường tiểu học Đặng Trần Côn và trường tiểu học Phan Đình Giót, quậnThanh Xuân, Hà Nội
6 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Thời gian: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp thu thập thông tin bằng hệ thống các câu hỏi được xếp đặttrên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạođiều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn
đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thôngtin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các trường tiểu họctrên địa bàn quận Thanh Xuân
Trang 15Phạm vi mẫu nghiên cứu: Phát phiếu hỏi cho 20 giáo viên trường TH ĐặngTrần Côn và 20 giáo viên trường TH Phan Đình Giót.
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để bổ sung các thông tin địnhtính cho hệ thống các thông tin định lượng thu thập qua bảng hỏi Các vấn đềtrực tiếp thu nhận trong bảng hỏi sẽ được đưa vào trong các cuộc phỏng vấn sâu.Đồng thời phỏng vấn 10 giáo viên trường TH Đặng Trần Côn và 10 giáo viêntrường TH Phan Đình Giót để thu thập các thông tin về đề tài Thông qua haihình thức chủ yếu là phỏng vấn sâu có cấu trúc và bán cấu trúc được kết hợpmột cách chặt chẽ nhằm tìm kiếm và khai thác thông tin cho đề tài nghiên cứu
8.3 Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin quan trọng được sử dụng trong suốt quátrình nghiên cứu, được thực hiện qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn khảo sát, thuthập thông tin cho đến tiến hành hỗ trợ và kết thúc
Mục đích của phương pháp này nhằm thấy được thực tiễn việc giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em ở trường học
8.4 Phương pháp xử lý số liệu SPSS
Công tác nghiên cứu đòi hỏi phải điều tra số liệu thực tế tại thời điểm điềutra nhằm tìm hiểu rõ, chính xác nhất về vấn đề Trên cơ sở kết quả của việc điềutra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu thực hiện các kỹ năng như làm sạch phiếuhỏi, tổng hợp, mã hóa và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
8.5 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.Người nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết từ các sở, ban,ngành và các nguồn tin cậy và phù hợp với đối tượng cũng như vấn đề nghiêncứu, tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để có cái nhìn tổngquan về vấn đề Các thông tin được thu thập, sử dụng một cách có chọn lọc vàsáng tạo
Trong vấn đề này, người nghiên cứu tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệuliên quan tới giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em tại quận ThanhXuân
9 Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm hai phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung Ngoàiphần mở đầu, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ em
Chương 2: Công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục chotrẻ em tại quận thanh xuân, thành phố hà nội
Trang 16Chương 3: Kết luận, giải pháp và khuyến nghị
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ EM
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Theo Hiệp ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa trẻ em nhưsau: Mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổitrưởng thành được quy định sớm hơn
Còn theo từ điển Wikipedia Tiếng Việt thì: Về mặt sinh học, “trẻ em” làcon người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì Định nghĩa pháp lý vềmột “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưatới tuổi trưởng thành
Và theo từ điển Tiếng Việt của các tác giả: Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, NgọcHạnh, Quỳnh Tâm do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2000 thì “trẻem” là trẻ con (trang 10390) Và cũng sách này, ở phần giải thích về cụm từ trẻcon là: Đứa trẻ nhỏ tuổi
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hòa XHCN ViệtNam nêu: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1, Luật Trẻ em,
Số 102/2016/QH13)
Theo từ điển Xã hội học: “Trẻ em là các lứa tuổi trước trưởng thành còngọi là thiếu nhi Về dân số học, khi nghiên cứu về tái sản xuất dân cư thường lấytuổi 15 làm ranh giới phân biệt trẻ em với trưởng thành.” (Nguyễn Khắc Viện,1994)
Trong phạm vi đề tài này có giới hạn đối tượng trẻ em là học sinh tiểu học,
vì vậy có thể đưa ra khái niệm:
Trẻ tiểu học là những trẻ em trong độ tuổi Tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi)
1.1.2 Khái niệm xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục có thể được hiểu là hành vi tình dục không tự nguyện,trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực
Trang 17Xâm hại tình dục là sự lôi kéo, cưỡng bức người khác (ngoài ý muốn củangười đó) vào các hoạt động tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình thôngqua các tiếp xúc cơ thể như gạ gẫm, hành hung, hiếp dâm.
1.1.3 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục trẻ em, theo định nghĩa của Finkelhor (2009), bao gồmtoàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Theođịnh nghĩa này người phạm tội hoặc có hành vi XHTD trẻ em có thể là ngườilớn, quen biết hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác.Bên cạnh những hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa nàybao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội và nạn nhân thậm chíkhông có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ em nhìn các hành vi tìnhdục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm, tán tỉnh, gạ gẫm,…Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩaxâm hại tình dục trẻ em bao gồm những hành vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôikéo, hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người kháctham gia vào thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích cóhành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trong trường hợp những người chăm sóchoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những hình thức bóc lộttình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em.” (Child Welfare InformationGateway, 2009)
Theo khía cạnh pháp lý, xâm hại tình dục trẻ em là một thuật ngữ rộng baogồm những hành vi về mặt dân sự và hình sự trong đó người lớn thực hiện hành
vi tình dục với trẻ em hoặc khai thác trẻ em vì mục đích tình dục Hiệp hội sứckhỏe tâm thần Hoa kỳ (APA) cho rằng “trẻ em không thể đồng tình để thực hiệnhành vi tình dục với người lớn” và kết tội hành vi này vào người lớn “Mọi ngườilớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành viphi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận và không thể coi là bình thường”.Theo Luật Trẻ em 2016 quy định: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũlực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành viliên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ
em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tìnhdục trẻ em
Nhìn chung, các cách định nghĩa khác nhau về XHTD thường tập trung vào
ba nội dung chính: Tình dục được quan niệm thế nào, những hành vi như thếnào được coi là xâm hại về tình dục; độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ em và
Trang 18người xâm hại; tính chất của XHTD đối với trẻ em và mối quan hệ của nó vớicác hình thức xâm hại hoặc bạo lực khác.
1.1.4 Khái niệm kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Khái niệm kỹ năng:
Theo A.G.Covaliop: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợpvới mục đích và điều kiện của hành động
Theo A.V.Petrovxki: Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã cóđể lựa chọn thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đềra
Theo Bùi Văn Huệ: Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, địnhnghĩa, định luật vào thực tiễn
Theo Lưu Xuân Mới: Kỹ năng là sự biểu hiện kết quả hành động trên cơ sởkiến thức đã có Kỹ năng là tri thức trong hành động
Theo Từ điển Tiếng Việt: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thứcthu được vào thực tế
Từ đây có khái niệm về kỹ năng như sau: Kỹ năng là năng lực (khả năng)của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểubiết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi
Khái niệm kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng của bản thân có thểnhận biết nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục và sử dụng kỹ năng đã được học đểtránh xa, tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại
Kỹ năng phòng chống XHTD bao gồm các kỹ năng: gọi tên vùng kín vàriêng tư, giữ không gian cá nhân, cự tuyệt – tránh xa – kể ra, quy tắc 5 ngón tay,biết mô tả cảm xúc, hiểu cảm giác “an toàn” và “không an toàn”, không giữ bímật một mình và tập dượt xử lý tình huống Đây đều là những kỹ năng quantrọng trẻ cần được học và trang bị để có thể tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bịXHTD
1.1.5 Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là sự vận dụng cácphương pháp giáo dục như tư vấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyệncung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động trên lớp để aicũng có thể tránh nguy cơ bị xâm hại, chống lại hành vi xâm hại tình dục, chủđộng tự bảo vệ bản thân mình
Việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ có vai trò quan trọngđối với sự phát triển của trẻ
Trang 19Vai trò đầu tiên là thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Trẻ có kỹnăng phòng chống XHTD sẽ biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huốngnguy hiểm một cách tích cực và phù hợp, có thể tự bảo vệ được bản thân; thúcđẩy ở trẻ những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượngcuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội, đồng thời còn giải quyết tích cựcnhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật phápViệt Nam và Quốc tế.
Vai trò thứ hai là việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD là yêu cầucấp thiết đối với trẻ: Trẻ em còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinh nghiệmsống, dễ bị rơi vào các tình huống nguy hiểm, việc giáo dục kỹ năng phòngchống XHTD giúp trẻ có thái độ, hành vi, khả năng ứng phó một cách tích cực,
an toàn cho bản thân trong các tình huống nguy hiểm trước nguy cơ và khi bịxâm hại
1.1.6 Khái niệm công tác xã hội
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dưới đây là một số địnhnghĩa về CTXH
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt độngnghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao haykhôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra cácđiều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Địnhnghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó khôngphải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệthống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề củamình
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc
tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thayđổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăngquyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngàycàng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các
hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người vàmôi trường của họ
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hàihòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xãhội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hộilành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinhxã hội tiên tiến
Trang 20Tóm lại, CTXH có thể định nghĩa như sau: CTXH là một nghề, một hoạtđộng chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng caonăng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩymôi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, giađình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảmbảo an sinh xã hội.
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Ngày 05/4/2016 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trẻ em số102/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/6/2017, đây là cơ sở pháp lý cho việcthực hiện quyền trẻ em, Luật trẻ em quy định nghiêm cấm hành vi xâm hại tìnhdục trẻ em (Điều 6), quyền của trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục(Điều 25) và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong
đó có trẻ em bị xâm hại tình dục
Ngày 27/3/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổchức họp với các cơ quan, tổ chức hữu quan về "Việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em", thứ
trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, hiện nay Bộ đang xâydựng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ rà soát nội dung, tăng thời lượnggiáo dục giới tính cho học sinh thông qua giờ học chính khóa, ngoại khóa củanhà trường; Trình Chính phủ ban hành nghị định quy định về môi trường giáodục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường để thực hiệnLuật trẻ em; Chỉ đạo các trường xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhàtrường và ban hành thông tư hướng dẫn; Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc
vi phạm đạo đức nhà giáo và phối hợp với công an địa phương trong việc đảmbảo an ninh, an toàn trường học
Bộ LĐ-TBXH có công văn số 995/LĐTBXH – TE ngày 17/3/2017 gửiUBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tácbảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Phòng, chống bạolực, xâm hại trẻ em” theo Công văn số 645/LĐTBXH-TE ngày 27/2/2017 củaBộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn công tác trẻ em năm 2017
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về tăngcường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em Theo đó, Thủ tướng giaoBộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường chủ động phát hiện cáctrường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông
Trang 21tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra,bảo vệ trẻ em Rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăngcường giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ
em cho giáo viên và học sinh
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 này trình bày về cơ sở lý luận, tổng quan chung về xâm hại tìnhdục ở trẻ em và các vấn đề có liên quan đến đối tượng này Từ đó nhận thấyrằng vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em đang dành được nhiều sự quan tâm Tuynhiên việc thực hiện các hoạt động cũng như luật pháp, chính sách dành cho đốitượng này chưa thực sự hiệu quả, chưa khiến người dân có cách nhìn nhận đúng
về vấn đề này
Như vậy, với việc phân tích cơ sở lý luận về xâm hại tình dục ở trẻ em vànhững vấn đề có liên quan đến đối tượng này chúng ta sẽ có cơ sở để tiến hành
điều tra, phân tích và đánh giá Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm
hại tình dục cho trẻ em mà địa bàn nghiên cứu là trường tiểu học tại quận Thanh
Xuân, Hà Nội
Trang 22CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ EM TẠI QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm địa bàn quận Thanh Xuân
2.1.1 Vị trị địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý : Thanh Xuân là một quận nằm ở phía Tây Nam thành phố
gồm 11 phường với diện tích đất hơn 913,2 ha với hơn 259.355 người.Trong đó:
- Đất khu vực dân dụng: 605,234 ha(66,27%)
- Đất khu vực dân dụng khác: 58,756 ha(6,43%)
- Đất ngoài khu vực dân dụng: 249,21 ha(27,3%)
Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố Quận Thanh Xuân tiếp giáp vớicác quận, huyện
Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy
Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng
Phía Nam giáp huyện Thanh Trì
Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông
Quận Thanh Xuân với nhiều tuyến giao thông huyết mạch: Đường vành đai
3, vành đai 2,5 (Quốc lộ 6 đi các tỉnh miền Tây Bắc đến quốc lộ 1A) Nhữngtuyến đường quan trọng Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Trường Chinh, Vương Thừa
Vũ, Vũ Trọng Phụng …….nằm trên địa bàn quận Quận Thanh Xuân là địa bànquan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị và đảm bảo anninh quốc phòng
Đặc điểm dân cư : Theo số liệu của phòng thống kê - kế hoạch tính đến
hết tháng 12 năm 2010 là 259.355 người Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,05% Với những đặc điểm về vị trí địa lý và đặc điểm dân cư như trên, có thểnói Thanh Xuân là một quận có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thanh Xuân là một quận nội thành Hà Nội, kinh tế trên địa bàn quận tiếptục tăng trưởng, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ướcđạt 35.299 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015); giá trị sản xuất ngànhdịch vụ ước đạt 25.474 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015); tổng thu
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận đạt 6.015,6 tỷ đồng (vượt KH 77,4%).
Sản phẩm của một số doanh nghiệp trên địa bàn có uy tín trên thị trườngtrong và ngoài nước: Hàng may mặc, giầy thể thao, bóng Động lực, dây cápđiện, bể nước Sơn Hà…; một số dịch vụ mới phát triển khá nhanh như: ngânhàng, tín dụng, cho thuê nhà, giải trí, khám chữa bệnh, đào tạo…
Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thương mại, dịch vụ bước đầu đượcquan tâm; đã cải tạo, xây dựng được 5 chợ theo quy hoạch (4 chợ loại 2, 1 chợloại 3) đã cải tạo cơ sở cho việc phát triển thương mại, đáp ứng nhu cầu tiêu
Trang 23dùng hàng ngày ở các khu dân cư, đã hình thành và phát triển 14 tuyến phố vănminh thương mại và từng bước đảm bảo trật tự đô thị.
Năm 2016, phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”được triển khai từ quận tới cơ sở; có: 51.390/57.720 “Gia đình văn hoá”, đạt89%; 242/328“Tổ dân phố văn hoá”, đạt 76,1% Phong trào thể dục thể thao đạtkết quả tích cực Quận đã ban hành Quy chế tạm thời về thực hiện văn hóa côngsở; trình và được Sở Du lịch Hà Nội chấp thuận 1 điểm du lịch (Royal City) trênđịa bàn quận đưa vào danh mục điểm du lịch của Thành phố
Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; xếp trong “top 3” Thành phố
về ứng dụng công nghệ thông tin 100% các thủ tục hành chính được đăng tải
trên Cổng thông tin điện tử quận, phường; 100% văn bản hành chính (được phép
đưa lên mạng) được chuyển nhận qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành
tác nghiệp; duy trì 25% thủ tục hành chính mức độ 3; triển khai hiệu quả phầnmềm dịch vụ công mức độ 3 cấp phường lĩnh vực Tư pháp; khai thác có hiệuquả phòng họp giao ban trực tuyến giữa quận và 11 phường, giữa quận và Thànhphố Đặc biệt, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng điểm giao dịch điện tử tại khuchung cư Hapulico, phường Thanh Xuân Trung (là điểm thứ 2 trên địa bàn
quận), được nhân dân ghi nhận.
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tiếp tục giữ vững kết quả và đạt nhiều thànhtích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2015-2016 Quận đã triển tốt hệthống phần mềm tuyển sinh đầu cấp trực tuyển qua internet đạt kết quả tốt; hoànthành xây dựng 03 trường đạt chuẩn Quốc gia tăng thêm, nâng tổng số trườngcông lập thuộc quận đạt chuẩn Quốc gia là 26/38 trường Năm học 2016-2017,cấp học Mầm non đã làm tốt công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hìnhtrường lớp, thu hút được tỷ lệ trẻ tới trường ngày càng tăng Tỷ lệ trẻ suy dinhdưỡng giảm, 99% trẻ đạt yêu cầu theo độ tuổi, 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi đượcđánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Với cấp Tiểu học, phòng GD&ĐTđã tổ chức tập huấn để các nhà trường triển khai tốt việc nhận xét, đánh giá họcsinh theo Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá họcsinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 Với cấp THCS, trọng điểm chỉđạo công tác dạy học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng độingũ giáo viên dạy giỏi các cấp, học sinh giỏi trong các kì thi, đặc biệt là thi họcsinh giỏi lớp 9; nâng cao chất lượng thi tuyển vào lớp 10 chuyên và các trườngTHPT công lập Theo thống kê đến thời điểm hiện nay, tại kì thi HSG các cấp,chất lượng và số lượng giải tăng cao so với năm học trước Trong đó, HSG cấpquận đạt 4.294 giải, tăng 1.546 giải so với năm học trước; cấp TP đạt 281 giải,tăng 97 giải; cấp QG đạt 35 Huy chương, 28 học sinh dự thi Quốc gia đang chờkết quả Đặc biệt, học sinh dự kì thi “Toán và Khoa học Quốc tế” (IMSO) đạt 13
Trang 24Huy chương (3 HCV, 8 HC và 2 HCĐ), tăng 01 Huy chương Phát huy hiệu quả
mô hình dạy bơi cho học sinh tại bể bơi thông minh được lắp đặt tại nhà thểchất, các trường Tiểu học đã tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy bơi cho học sinhlớp 4, 5; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh tham gia học bơi tại trường.Quản lý, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội được chú trọng,
có tiến bộ rõ rệt, bộ mặt đô thị ngày càng Sáng, Xanh, Sạch, Đẹp hơn Quản lýđất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường được tăng cường Quận chủ động
thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 26/5/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô”, thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị 2016” đạt
kết quả tốt, tạo được chuyển biến tích cực; bộ mặt đô thị ngày càng sáng, xanh,
sạch, đẹp hơn.
Bên cạnh đó, quận đã triển khai hiệu quả các chương trình y tế chăm sócsức khoẻ ban đầu cho nhân dân nhằm chủ động phòng, chống bệnh dịch nguyhiểm; làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh ăn uống, phòng chống dịch bệnh,nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết Vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉđạo và thực hiện tốt, không để xảy ra các vụ ngộ độc trên địa bàn; mở 03 điểmcung cấp thực phẩm an toàn
Quận đã thực hiện tốt công tác chính sách xã hội; tổ chức có hiệu quả cácgiải pháp đồng bộ trong thực hiện các nội dung “02 không và 02 có”: Không cóhộ gia đình chính sách là người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, cậnnghèo theo chuẩn của Thành phố; không có tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội.Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, người có công với cách mạng, ngườinghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em cóhoàn cảnh khó khăn được chăm lo
2.2 Thực trạng công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Hiện nay các vụ xâm hại trẻ em đang diễn ra liên tiếp với số lượng trẻ bịxâm hại ngày một gia tăng Điển hình như hồi tháng 6/2016, một bà mẹ trẻ tạithành phố Vũng Tàu đã công khai tố cáo một người đàn ông hàng xóm xâm hạitình dục cô con gái mới 6 tuổi của chị Vì vẫn chưa đủ chứng cứ nên sau gần 1năm vụ việc mới được giải quyết Sau đó là hàng loạt các vụ xâm hại được côngkhai Tuy nhiên thực tế, đây mới chỉ là “phần nổi của tảng bang chìm” bởi nhiều
vụ xâm hại tình dục xảy ra, gia đình biết nhưng vì các lý do khác nhau đã không
tố giác tội phạm Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về kiến thức, cũng như hướngdẫn trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân XHTD trẻ em để lại những hậu quả lâu dài
về mặt tâm lý không chỉ cho trẻ, mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực chogia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội Trước các vụ việc nghiêm trọng
Trang 25liên quan đến XHTD trẻ em xảy ra ở nhiều địa phương, công tác giáo dục giớitính, trang bị kiến thức phòng, chống xâm hại trong trường học cho học sinh là
vấn đề rất cấp thiết Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân đã chỉ đạo
các nhà trường lồng ghép giáo dục đạo đức, nhất là đưa giáo dục giới tính giảngdạy cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp từ năm học 2015 - 2016.Ban giám hiệu, GV trực, bảo vệ tăng cường kiểm tra các khu vệ sinh trongtrường để đề phòng kẻ xấu…
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
2.2.1.1 Nhận thức của GV về tầm quan trọng của kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục cho trẻ em
Biểu đồ 2.1 Tầm quan trọng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình
dục cho trẻ em
(Đơn vị: %)
(Nguồn số liệu khảo sát của đề tài tháng 5/2017)
Qua biểu đồ, có thể thấy rằng chiếm đa số là 65.0% cho rằng việc giáo dục
kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em là “Rất quan trọng” và có17.5% cho rằng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em là
“quan trọng” và 10% cho rằng là “Bình thường” Tuy nhiên vẫn có 7.5% số giáoviên được hỏi cho rằng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
em là “không quan trọng”
“Đây là kỹ năng cần thiết cho trẻ em, giúp trẻ có những phản ứng nhanh trước những tình huống nguy hiểm, tự bảo vệ được bản thân trước khi tìm được
sự giúp đỡ từ người khác” (Nữ, 40 tuổi, GV lớp một).
65.00%
17.50%
10.00%
7.50%
Tầm quan trọng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Trang 26Đa phần các giáo viên cho rằng việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ em là rất quan trọng cho thấy giáo viên trong trường có nhậnthức đúng đắn và nhận ra tầm quan trọng về việc giáo dục phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học Tuy nhiên vẫn có 7.5% số giáoviên cho rằng việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD là không quan trọngcho thấy rằng vẫn có một số người chưa nhận ra được sự cần thiết của việc giáodục kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học Với tâm lý chủ quancho rằng nếu giáo dục vấn đề này sớm sẽ làm trẻ mất đi sự hồn nhiên, điều này
có thể tạo ra những kẽ hở dẫn đến những kẻ tội phạm XHTD nắm được tâm lý
đó và ngày càng trở nên lộng hành khiến cho tình trạng trẻ em bị XHTD ngàycàng gia tăng
“Tôi cho rằng lứa tuổi tuổi học còn quá nhỏ để tiếp thu những thông tin liên quan đến vấn đề này, giờ chỉ cần bố mẹ và nhà trường quan tâm, để ý để các con nhiều hơn thì chuyện đó sẽ không xảy ra” (Nữ, 45 tuổi, GV lớp hai).
Cùng với quan điểm đó, cô T.T.M cũng cho rằng: “Trẻ em trong độ tuổi
tiểu học còn quá nhỏ nên việc giáo dục giới tính, phòng chống XHTD cho trẻ tôi nghĩ vẫn còn quá sớm, giáo dục sớm biết đâu lại là con dao hai lưỡi khiến trẻ còn nhỏ lại thêm tò mò hơn”.
Với câu hỏi: “Theo thầy/cô, hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ em diễn ra nhằm mục đích gì?”, sau khi xử lý dữ liệu thuđược kết quả như sau:
Bảng 2.1 Đánh giá của giáo viên về mục đích của hoạt động giáo dục
kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Trẻ nhận thức được mối nguy hiểm khi
Trẻ học được cách ứng xử phù hợp với
Trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự
động chạm của người khác nếu trẻ
không thích
(Nguồn số liệu khảo sát của đề tài tháng 5/2017)
Qua bảng này ta có thể nhận thấy được nhận thức của GV về mục đích củaviệc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em Mục đích được nhiều
GV chọn nhất là “Trẻ có thể tự bảo vệ bản thân” có điểm trung bình là 4.33thuộc khoảng từ 4 đến dưới 5, qua đó ta thấy rằng GV nhận ra mục đích quan
Trang 27trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em Nếu trẻ gặptình huống nguy hiểm trẻ có thể vận dụng những kỹ năng đã được học để bảo vệbản thân và tìm cách chạy thoát, đi tìm người lớn giúp đỡ
Tiếp theo là mục đích “Trẻ nhận thức được mối nguy hiểm khi có nguy cơ
bị xâm hại” có điểm trung bình là 4.05 thuộc khoảng từ 4 đến dưới 5, ý kiến nàyđược nhiều GV lựa chọn cho thấy là mục đích này cũng quan trọng Sau khiđược giáo dục kỹ năng này, khi người xấu có ý định xâm hại trẻ, trẻ có thể nhận
ra được hành vi đó là xấu, là sai trái nhưng trẻ chỉ nhận ra không thì chưa đủ, trẻcần có kỹ năng để từ chối, có hành động tự vệ với hành vi xấu để bảo vệ bảnthân
Kế đến là mục đích “Trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm củangười khác nếu trẻ không thích” với điểm trung bình là 3.53 thuộc khoảng từ 3đến dưới 4 Với việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em, trẻ cóthể nhận biết và gọi tên vùng kín và khi có người có định muốn chạm vào vùngkín của trẻ thì trẻ biết cách từ chối, cự tuyệt lại hành động đó và chạy đi tìmngười giúp đỡ Đây cũng là một trong những mục đích quan trọng của việc giáodục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em
Cuối cùng là mục đích “Trẻ học được cách ứng xử phù hợp với người lạ”với điểm trung bình là 3.40 Trong giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD chotrẻ em, dạy các em tránh xa người lạ và không cho người lạ vào nhà nếu khôngđược sự cho phép của bố mẹ là điều quan trọng trong việc đề phòng, phòngtránh nguy cơ bị XHTD có thể xảy ra Tuy nhiên, bên cạnh đó, người có hành viXHTD có thể là bất kì ai, thậm chí là người thân trong gia đình Chính vì vậy,trẻ cần phải được trang bị kỹ năng phòng vệ để tự bảo vệ bản thân, nói khôngvới những hành vi mà trẻ nhận thấy là nguy hiểm
Tóm lại, đa số GV nhận thấy mục đích quan trọng của việc giáo dục kỹnăng phòng chống XHTD cho trẻ em, cho thấy việc giáo dục kỹ năng sẽ đượctiến hành một cách thuận lợi Tuy nhiên vẫn có một số GV chưa nhận ra đượcmục đích quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em
do còn tâm lý chủ quan, họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáodục kỹ năng này cho trẻ em Do đó cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyềnnâng cao nhận thức về XHTD trong nhà trường, giáo viên, gia đình và ngoài xãhội để việc giáo dục đạt được hiệu quả cao
Với câu số 5 trong phiếu hỏi: “Nhà trường có hoạt động giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục nào cho trẻ em không?” thì có 37/40 phiếu trả lời
“Có” (chiếm tỉ lệ 92.5%) Qua đó, thấy rằng nhà trường đã nhận thức được tầmquan trọng của việc trang bị kỹ năng này cho trẻ tiểu học
Trang 28Cùng với việc nhà trường và đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quantrọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em, qua khảo sátthu được kết quả ý kiến, suy nghĩ của giáo viên về thời gian giảng dạy kỹ năngnày như sau:
Bảng 2.2 Thời gian giảng dạy kỹ năng phòng chống XHTD ở trường
Thời gian giảng dạy TH Đặng Trần Côn TH Phan Đình Giót
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Lồng ghép trong các hoạt
(Nguồn số liệu khảo sát của đề tài tháng 5/2017)
Nhìn vào bảng, ta thấy được sự khác biệt về suy nghĩ trong sự phân bố thờigian giảng dạy kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ của giáo viên 2 trường Tráivới nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ thì có 4/20 phiếu (chiếm tỉ lệ 20%) GV trường TH ĐặngTrần Côn và 5/20 phiếu (chiếm tỉ lệ 25%) GV trường TH Phan Đình Giót đãdành thời gian lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD trong các hoạtđộng của trẻ: giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời,… Và ý kiến vềthời gian giảng dạy kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ được lựa chọn nhiềunhất là chỉ tiến hành từ 4-5 buổi trong một năm, có 5/20 phiếu (chiếm tỉ lệ 25%)
GV trường TH Đặng Trần Côn à có 6/20 phiếu (chiếm tỉ lệ 30%) GV trường THPhan Đình Giót Còn lại thì cho rằng chỉ nên dành thời gian từ 1 đến 3 buổitrong tuần để giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ
Theo phỏng vấn sâu có thu được ý kiến như sau: Theo cô N.T.N, giáo viên
trường TH Đặng Trần Côn cho rằng: “Với tình hình càng ngày càng có nhiều vụ
trẻ em bị xâm hại như hiện nay, cần phải lên kế hoạch giáo dục kỹ năng cho các
em một cách cụ thể và phải được tiến hành trong một khoảng thời gian dài chứ không chỉ làm một cách hời hợt, đối phó như hiện nay được”; qua phỏng vấn
thầy N.Đ.M, giáo viên trường TH Phan Đình Giót có ý kiến rằng: “Việc giáo
dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em cần tiến hành theo kế hoạch cụ thể, việc giáo dục không thể nói vài lần, mà phải được giáo dục từ lúc trẻ bắt đầu đến trường cho đến khi có đủ kiến thức để tự bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm về
Trang 29việc mình làm Có như vậy thì việc giáo dục mới đạt được hiệu quả cao, có thể đẩy lùi được vấn nạn trẻ em bị XHTD đang ngày càng gia tăng như hiện nay”.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Việc giáo dục kỹ năng này chỉ cần dành
thời gian 1 buổi/tuần là đủ vì ở trên lớp các em còn có nhiều môn cần học Còn đâu khi về nhà học bài xong thì bố mẹ có thể tranh thủ ít thời gian dạy các con
là được rồi”.(Nữ, 43 tuổi, GV lớp hai)
Qua đó thấy rằng việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ emchưa được coi trọng và đầu tư đúng với thực trạng XHTD hiện nay, thời giandành cho giáo dục kỹ năng này chưa được tiến hành thường xuyên, xuyên suốtcác ngày tháng trong năm nên mục đích cụ thể của giáo dục kỹ năng này còn mờnhạt, các em cũng chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục kỹnăng phòng chống XHTD Nếu không lên kế hoạch cụ thể về thời gian, đưa vàochương trình giảng dạy chính khóa trong trường thì việc giáo dục sẽ trở nên hờihợt, đặc biệt là khi vấn đề này lắng xuống, mọi người dần quên đi việc giáo dục
kỹ năng này và vấn đề này một lần nữa lại rơi vào bế tắc Do đó để giáo dục vàhình thành kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ cần có thời gian và kế hoạch cụthể nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách có hệ thống vàđạt được hiệu quả
2.2.1.2 Nhận thức của GV về vai trò của nhà trường trong giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện vai trò của nhà trường trong giáo dục kỹ
năng phòng chống XHTD cho trẻ em
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 0
5 10
Trang 30(Nguồn số liệu khảo sát của đề tài tháng 5/2017)
Theo biểu đồ cho ta thấy có tới 28 người cho rằng vai trò của nhà trườngtrong giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em là rất quan trọng, có 6người lựa chọn vai trò của nhà trường là quan trọng Tuy nhiên vẫn có 3 ngườicho rằng vai trò của nhà trường trong giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD chotrẻ em là không quan trọng, còn lại là 3 người lựa chọn vai trò của nhà trường làbình thường
“Nhà trường là nơi giáo dục các em phát triển và trưởng thành, trở thành người có ích nên nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho các em học sinh Các em dành đa số thời gian trong ngày ở trường nên nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em, cùng với
đó cần có sự kết hợp với phụ huynh học sinh để việc giáo dục đạt hiệu quả”(Nam, 36 tuổi, GV thể dục).
Tuy nhiên vẫn có một số người lựa chọn vai trò của nhà trường là khôngquan trọng trong giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em Họ cho rằngtrong việc giáo dục kỹ năng này gia đình có vai trò quan trọng hơn
“Việc giáo dục này nên để cho các phụ huynh giáo dục thì hơn vì gia đình
là lá chắn đầu tiên bảo vệ các em, bố mẹ có trách nhiệm nhiều hơn trong việc giáo dục các em và họ sẽ có nhiều cơ hội trò chuyện, quan tâm, giáo dục con cái ở nhà hơn là để các thầy cô trên trường giáo dục về vấn đề này”.(Nữ, 29 tuổi, GV lớp hai)
Qua biểu đồ trên cùng với câu trả lời phỏng vấn sâu ta có thể thấy rằng đa
số giáo viên nhận thức được vai trò của nhà trường trong giáo dục kỹ năngphòng chống XHTD cho trẻ em là rất quan trọng và vô cùng cần thiết Nhưngcũng có ý kiến cho rằng vai trò của gia đình quan trọng hơn trong việc giáo dục