CẦM CỐ - KHÁI NIỆMĐiều 309 BLDS 2015 quy định “Cầm cố tài sản là việc một bên sau đây gọi là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia sau đây gọi là bên nhận cầm
Trang 1BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ
CẦM CỐ - THẾ CHẤP
NHÓM 01 GVHD: THS NGUYỄN THỊ HẰNG
Trang 3CẦM CỐ
1 Khái niệm
2 Hiệu lực & thời hạn
3 Quyền & nghĩa vụ bên cầm cố
4 Quyền & nghĩa vụ bên nhận cầm cố
5 Chấm dứt cầm cố tài sản
6 Trả lại tài sản cầm cố
Trang 4CẦM CỐ - KHÁI NIỆM
Điều 309 BLDS 2015 quy định “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau
đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản và được gọi là tài sản cầm cố
Trang 5CẦM CỐ - HIỆU LỰC & THỜI HẠN
Khoản 1 Điều 310 BLDS 2015 quy định hợp đồng cầm cố tài sản có
hiệu lực từ:
1 Thời điểm hai bên thỏa thuận hoặc thời điểm theo quy định pháp luật,
2 Thời điểm giao kết hợp đồng nếu không có trường hợp (1)
Khoản 2 và 3 Điều 310 BLDS 2015 quy định hiệu lực đối kháng với
bên thứ ba:
1 Trường hợp tài sản cầm cố không là bất động sản
2 Trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản
Trang 6CẦM CỐ - NGHĨA VỤ CỦA BÊN CẦM CỐ
Điều 311 BLDS 2015
1 Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa
thuận
2 Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài
sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố
3 Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài
sản cầm cố trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Trang 7CẦM CỐ - QUYỀN CỦA BÊN CẦM CỐ
1 Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố
trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của BLDS 2015
(bên nhận cầm cố cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận) nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị
mất giá trị hoặc giảm giá trị
2 Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên
quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
3 Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài
sản cầm cố
4 Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được
bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật
Trang 8CẦM CỐ - NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN CẦM CỐ
Điều 313 BLDS 2015
1 Bảo quản tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng
thì phải bồi thường thiệt hại
2 Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để
thực hiện nghĩa vụ khác
3 Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4 Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan khi nghĩa vụ được bảo
đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
Trang 9CẦM CỐ - QUYỀN CỦA BÊN NHẬN CẦM CỐ
Điều 314 BLDS 2015
1 Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản
cầm cố trả lại tài sản đó
2 Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật
3 Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố
và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận
4 Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả
lại tài sản cho bên cầm cố.với Điều 333 BLDS 20 về
Trang 10CẦM CỐ - CHẤM DỨT CẦM CỐ TÀI SẢN
Điều 315 BLDS 2015
Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
2 Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3 Tài sản cầm cố đã được xử lý;
4 Theo thỏa thuận của các bên
Trang 11CẦM CỐ - TRẢ LẠI TÀI SẢN CẦM CỐ
Điều 316 BLDS 2015 quy định việc trả lại tài sản cầm cố phát sinh
khi cầm cố được chấm dứt theo các trường hợp thuộc Khoản 1, 2
và 4 Điều 315 như sau:
1 Tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố: được trả lại
cho bên cầm cố
2 Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố: cũng được trả lại
cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Trang 13THẾ CHẤP - Khái niệm
“Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp” BLDS 2015, Điều 317
Trang 14THẾ CHẤP - Đối tượng
1 Vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai
2 Thế chấp Toàn bộ hay Một phần tài sản
3 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4 Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm
đang được dùng để thế chấp Điều 318 BLDS
Trang 152 Thời điểm giao kết hợp đồng nếu không có trường hợp.
Tuy nhiên, vấn đề “hiệu lực đối kháng với bên thứ ba” của thế chấp thì được quy định khác với cầm cố và không phân biệt tài sản thế chấp là bất động sản hay động sản, theo đó: tài sản thế chấp (bao gồm đồng sản và bất động sản) đều có hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm đăng ký tài sản
Trang 16THẾ CHẤP - Chủ thể, Quyền và Nghĩa vụ của các chủ thể
QUYỀN
1 Khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp
2 Đầu tư để làm tăng giá trị
3 Nhận lại TSTCdo người thứ
ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp.
4 Được bán, thay thế, trao đổi TSTC, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển Bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5 Được bán, trao đổi, tặng cho TSTC nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6 Được cho thuê, cho mượn TSTC nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn và bên nhận thế chấp biết.
1 Xem xét, kiểm tra trực tiếp TSTC
2 Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng TSTC.
3 Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết
để bảo toàn TSTC, giá trị tài sản.
4 Thực hiện việc đăng ký TC theo QĐPL.
5 Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ TSTC giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6 Giữ giấy tờ liên quan đến TSTC trừ trường hợp luật có quy định khác.
7 Xử lý TSTC
Trang 17THẾ CHẤP - Chủ thể, Quyền và Nghĩa vụ của các chủ thể
2 Bảo quản, giữ gìn TSTC.
3 Khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng TSTC nếu do việc khai thác đó mà TSTC có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4 Khi TSTC bị hư hỏng sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ khi có thỏa thuận khác.
5 Cung cấp thông tin về thực trạng TSTC cho bên nhận thế chấp.
6 Giao TSTC cho bên nhận thế chấp để
xử lý.
7 Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với TSTC, nếu có;
8 Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho TSTC, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của BLDS
1 Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến TSTC.
2 Thực hiện thủ tục
xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Trang 18THẾ CHẤP - Quyền và Nghĩa vụ của người thứ ba
Nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 324 BLDS 2015)
Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
Quyền (Khoản 1 Điều 324 BLDS 2015)
Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Trang 19THẾ CHẤP - Chấm dứt thế chấp
Điều 327 quy định về các trường hợp Chấm dứt thế chấp tài sản:
“1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt
2 Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
3 Tài sản thế chấp đã được xử lý
4 Theo thỏa thuận của các bên.”
Trang 20XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Điều kiện để được xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1 Phải thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định
2 Bên nhận cầm cố, thế chấp phải thông báo bằng văn bản về việc
xử lý tài sản bảo đảm cho bên cầm cố, thế chấp và các bên cùng nhận cầm cố, thế chấp khác theo Điều 300 BLDS 2015 Nếu
không thông báo mà có gây thiệt hại thì phải bồi thường
Trang 21XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Theo Điều 303 BLDS 2015
1 Bán đấu giá tài sản;
2 Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
3 Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
4 Phương thức khác
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản như trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác
Sau khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, số tiền có được từ việc xử
lý tài sản sẽ được thanh toán theo quy định Điều 307
Trang 22XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Những trường hợp đặc biệt khi xử lý tài sản thế chấp
Trường hợp 1: Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài
sản gắn liền với đất (Điều 325 BLDS 2015)
Trường hợp 2: Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp
quyền sử dụng đất (Điều 326 BLDS 2015)
Trong cả 2 trường hợp trên, nếu các bên có thỏa thuận khác thì sẽ ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận của các bên
Trang 23SO SÁNH CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Giống nhau
Cả hai đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Cả hai đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vự dân sự bằng tài sản của người có nghĩa vụ
Tài sản được thế chấp, cầm cố phải thuộc sở hữu của người bảo đảm (người có nghĩa vụ)
Bên cầm cố, thế chấp đều phải thông báo cho bên nhận cầm cố, thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, thế chấp
Hướng xử lý tài sản thế chấp, cầm cố là như nhau khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng
Trang 24SO SÁNH CẦM CỐ, THẾ CHẤP
1 Bản chất Bên cầm cố phải giao tài sản
cho bên nhận cầm cố. Bên thế chấp không giao tài sản cho bên nhận thế chấp
Tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ.
2 Đối tượng Tài sản cầm cố là động sản,
bất động sản hiện có, giấy
tờ có giá.
Tài sản thế chấp là động sản, bất động sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
3 Hiệu lực đối
kháng với
bên thứ ba
Tài sản cầm cố không là bất động sản: tính kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.Tài sản cầm cố là bất động sản: tính từ thời điểm đăng
ký bất động sản cầm cố.
Tài sản thế chấp (bao gồm đồng sản và bất động sản) đều có hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm đăng ký tài sản.
Trang 255 Rủi ro Do bên cầm cố trực tiếp
nắm giữ tài sản nên rủi ro thấp hơn.
Do bên thế chấp không trực tiếp nắm giữ tài sản nên rủi
ro cao hơn.
Trang 26ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
1 Điều kiện về chủ thể
2 Điều kiện về tính tự nguyện
3 Điều kiện về nội dung
4 Điều kiện về tài sản đảm bảo
5 Điều kiện về hình thức
6 Hậu quả pháp lý
Trang 271 Điều kiện về chủ thể
Căn cứ Điều 125 và Điều 128 LDS 2015:
1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự
2 Nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 282 Điều kiện về tính tự nguyện
Căn cứ Điều 127 LDS 2015, chủ thể tham gia vào giao dịch cầm cố, thế chấp phải hoàn toàn tự nguyện
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 293 Điều kiện về nội dung
Căn cứ Khoản 1 Điều 407 và Khoản 1 Điều 117 LDS 2015:
1 Không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
2 Không giả tạo
3 Không nhầm lẫn
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 304 Điều kiện về tài sản đảm bảo
Căn cứ Khoản 10 Điều 3 và Khoản 1 Điều 4 NĐ số 163/2006/NĐ-CP
và Điều 295 BLDS 2015:
1 Tài sản không bị cấm giao dịch Tài sản bảo đảm có thể là tài
sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai
2 Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định
được
3 Tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp/cầm cố hoặc
thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp/cầm cố
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 315 Điều kiện về hình thức
5.1 Điều kiện phải lập văn bản
Việc thế chấp/cầm cố tài sản chỉ phải được lập thành văn bản nếu pháp luật có quy định:
1 Một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
2 Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản
gắn liền với đất
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 325.2 Điều kiện công chứng, chứng thực
1 Các trường hợp pháp luật có quy định
Hợp đồng thế chấp nhà ở
2 Còn lại các bên có thể tự thỏa thuận
Việc công chứng, chứng thực phải tuân thủ các quy định về công chứng, chứng thực mới hợp lệ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 335.3 Đăng ký giao dịch đảm bảo
1 Bắt buộc phải đăng ký giao dịch đảm bảo
Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng
Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Thế chấp tàu biển
2 Còn lại không bắt buộc
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 343 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải
hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó
4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
Trang 35Hợp đồng bị vô hiệu và hậu quả xử lý theo Điều 131 LDS
2015 ngoại trừ 2 trường hợp hợp đồng sẽ không bị vô hiệu
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
6 Hậu quả pháp lý
6.1 Vi phạm điều kiện hình thức
Trang 36Trường hợp 1
1 Giao dịch phải được lập văn bản (không bắt buộc công
chứng, chứng thực) nhưng hình thức không đúng quy định
2 Một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch
3 Một hoặc các bên có yêu cầu Tòa án công nhận giao
Trang 37Trường hợp 2
1 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng
vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực
2 Một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch
3 Một hoặc các bên có yêu cầu Tòa án công nhận giao
Trang 38a Công ty Lê Trực có quyền xử lý tài sản cầm cố là chiếc xe Attila của bên cầm cố nhưng phương thức xử lý không đúng quy định pháp luật
- Ông Phước không thanh toán tiền lãi tháng 10, 11 và cũng không liên hệ với công ty để gia hạn thời gian cầm xe, nộp lãi Như vậy ông Phước đã vi phạm hợp đồng nên công ty thanh lý xe để thu hồi vốn là chính đáng
- Tuy nhiên Công ty Lê Trực đã vi phạm do không thực hiện xử lý tài sản bằng hình thức đấu giá công khai (Căn cứ Khoản 2, Điều 303 LDS 2015)
- Mặt khác Công ty tự ý thỏa thuận giá bán xe với ông Nam là 13.000.000đ
mà không căn cứ vào giá của các cơ quan có chuyên môn là có thiếu sót
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - CẦM CỐ
Trang 39 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố - Công ty Lê Trực
- Theo Điều 300, trước khi xử lý tài sản cầm cố, Công ty Lê Trực phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý cho ông Phước - bên cầm cố
- Căn cứ Khoản 1, Điều 306, trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản cầm cố phải được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản Do đó, Công ty Lê Trực phải gửi yêu cầu định giá đến cơ quan chuyên môn giám định đối với chiếc xe Attila
- Căn cứ Khoản 2, Điều 307 LDS 2015, Công ty Lê Trực phải thanh toán số tiền chênh lệch sau khi trừ nợ vốn và nợ lãi cho ông Phước
- Căn cứ theo hợp đồng cầm cố, trường hợp hết thời hạn cầm cố mà ông Phước không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, cũng không gia hạn thời gian cầm cố thì Công ty Lê Trực được quyền xử lý tài sản cầm cố
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố - ông Phước
- Ông Phước có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn và nợ lãi cho Công ty Lê Trực đúng hạn theo như thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố
- Ông Phước sẽ được nhận lại khoản tiền chênh lệch giữa giá trị thanh lý tài sản cầm
cố với giá trị nghĩa vụ chưa thực hiện với Công ty Lê Trực
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - CẦM CỐ