MỤC LỤC Mở đầu .................................................................................................. 2 1.Mục đích yêu cầu ...................................................................................................................... 2 a. Mục đích .................................................................................................................................. 2 b. Yêu cầu .................................................................................................................................... 2 2. Các tuyến, điểm thực địa ...................................................................................................... 3 3. Thời gian thực hiện ............................................................................................................. 14 4.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 14 Nội dung ............................................................................................... 15 1. Khái quát các điều kiện kinh tế Xã hội khu vực Lạng Sơn..................... 15 1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lành thổ ................................................................................ 15 1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn ................................ 16 2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn ......... 19 2.1 Đặc điểm địa chất địa hình .................................................................................... 19 2.2: Đặc điểm khí hậu........................................................................................................... 24 3. Hiện trạng khai thác và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường khu vực thành phố Lạng Sơn ............................................................................ 36 3.1 Tài nguyên khoáng sản ................................................................................................. 37 3.2 Tài nguyên đất .................................................................................................................. 39 3.3 Tài nguyên nước .............................................................................................................. 40 3.4 Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ....... 40 Kết luận ................................................................................................ 42
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu 2
1.Mục đích yêu cầu 2
a Mục đích 2
b Yêu cầu 2
2 Các tuyến, điểm thực địa 3
3 Thời gian thực hiện 14
4.Phương pháp nghiên cứu 14
Nội dung 15
1 Khái quát các điều kiện kinh tế - Xã hội khu vực Lạng Sơn 15
1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lành thổ 15
1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn 16
2 Đặc điểm các thành phần tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn 19
2.1 Đặc điểm địa chất địa hình 19
2.2: Đặc điểm khí hậu 24
3 Hiện trạng khai thác và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường khu vực thành phố Lạng Sơn 36
3.1 Tài nguyên khoáng sản 37
3.2 Tài nguyên đất 39
3.3 Tài nguyên nước 40
3.4 Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường 40
Kết luận 42
Trang 2- Rèn luyện kỹ năng khảo sát nghiên cứu ngoài thực địa, củng cố hoàn thiện kiến thức đã học ở trên lớp Bổ sung kiến thức mới, mở rộng các kiến thức liên quan với địa lý tự nhiên Giúp sinh viên nắm rõ đặc điểm mối quan hệ và biểu hiện của các quy luật địa lý tự nhiên trên địa bàn thực địa, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cách thức tổ chức, hướng dẫn các đợt tham quan, thực tế trong các quá trình công tác sau này
+ Thực hành đo thế nằm của đá, hướng dốc, xác định vị trí bằng địa bàn, nhận biết các loại đá, xác định tên các hệ tầng ở khu thực địa,
+ Nắm rõ đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng, đặc điểm sinh vật ( đặc biệt là thực vật) + Chuyến thực địa dài ngày giúp sinh viên học hỏi kinh nghiệm hướng dẫn các chuyến đi thực tế từ các giáo viên hướng dẫn để tích lũy cho quá trình tốt
nghiệm ra trường thực hiện công tác giảng dạy sau này
+ Có thêm kỹ năng nghiệp vụ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của các đợt sau đó cũng như luận án tốt nghiệp vào năm thứ tư
b Yêu cầu
- Là chuyến thực địa dài ngày và tương đối nhiều hoạt động cả học tập lẫn tham quan khảo sát vì vậy sinh viên cần thực hiện nghiêm túc các công việc được giao đúng lộ trình đúng tiến độ
- Nắm chắc các lộ trình tuyến đi, ghi chép đầy đủ kiến thức giáo viên cung cấp, tích cực thu thập các tài liệu có liên quan Chụp hình các vị trí các đối tượng quan trọng phục vụ làm báo cáo sau khi kết thúc đợt thực địa
- Biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ như địa bàn, bản đồ,…
Trang 3- Khu vực thực địa khá gần biên giới nơi dễ xảy ra các vấn đề, sự cố về an toàn bản thân vì vậy sinh viên cần đề cao cảnh giác không đi đâu một mình, không rời chỗ ở khi quá muộn Tất cả sinh viên phải có mặt tại khu phân công chỗ ở trước 10 giờ tối
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống , nơi ở và khu thực địa, lễ phép có văn hóa với mọi người như quản lý khu di tích, các bác trong trạm nghiên cứu, bác chủ nhà,…
2 Các tuyến, điểm thực địa
Địa điểm thực địa: thành phố Lạng Sơn
Chuyến thực địa cơ sở địa lý tự nhiên chia làm 4 tuyến:
- Tuyến đầu tiên: sáng ngày 9 tháng 5 ngăm 2016 đi tới trạm khí tượng thành phố Lạng Sơn tại xã Mai Pha , thành phố Lạng Sơn và trạm thủy văn thành phố Lạng Sơn bên song Kỳ Cùng do thầy Đào Ngọc Hùng và
cô Trần Thị Hồng Mai hướng dẫn
- Tuyến 2: chiều ngày 9 tháng 5 dưới sự hướng dẫn của 2 cô Bùi Thị Thanh Dung và Vũ Thị Thu Thủy đi tham quan tổng thể khu di tích Nhất Nhị Tam Thanh, thành nhà Mạc và núi Tô Thị
- Tuyến 3: Sáng ngày 10 tháng 5 cũng dưới sự hướng dẫn của cô Dung và
cô Thủy đi khảo sát khu vực hữu ngạn sông Kỳ Cùng
- Tuyến 4: Sáng ngày 11 tháng 5 đi lên núi Văn Vỉ dưới sự hướng dẫn của
cô Vũ Thị Hằng
Ngoài các chuyến trên sáng ngày 12 thầy cô trong tổ hướng dẫn đưa đi tham quan 2 cửa khẩu là cửa khẩu Hữu Nghị và Cửa khẩu Tam Thanh ở Lạng Sơn sau
đó mới trở về Hà Nội
Nội dung khảo sát từng tuyến điểm
Tuyến thứ nhất: sáng 7 giờ 30 ngày 9 xuất phát từ nhà nghỉ Vân Hòa tập trung tại ngã 6 Sau đó được thầy Hùng và cô Mai đưa tới trạm khí tượng Thành phố Lạng Sơn Tại trạm khí tượng đã được các cô ở đây hướng dẫn giới thiệu về các dụng cụ tại trạm khí tượng
- Các máy trong nhà như:
- Trong vườn khí tượng với diện tích 26m×26m có các dụng cụ sau:
+ máy gió vind ( đo tốc độ gió hướng gió ) gồm 2 bảng nặng nhẹ(bảng nặng tự động), quả đo lượng gió, bảng đo tốc độ gió dựa trên các răng, răng thứ 2 : 2m/s; giữa răng 2-4 : 3m/s
Trang 4Hình 1: Máy gió vind + Ống bốc hơi Tiche: S=13cm
+ Cầu đo nắng: đo thời gian nắng trong ngày 1 vạch: nửa giờ
Ánh nắng tới quả cầu thủy tinh-> hội tụ làm đốt cháy giản đồ-> biết được nhiệt độ nắng, nắng từ lúc nào
hình 2: Cầu đo nắng + Máy đo mưa (đo lượng mưa và thời gian mưa)
+Ống đo mưa S=500cm
+ Đo nhiệt độ đất
3 nhiệt kế: đo nhiệt tối, đo nhiệt cao, đo nhiệt thấp
+ Bình đo nhiệt độ bốc hơi: 3 lần trong 1 ngày
S=3000cm, nước thay 3 lần trong 1 tháng
+ Máy nhiệt ký( có cảm biến) đo nhiệt độ trong ngày
Kim-> thanh đòn-> ghi vào bản đồ
Giản đồ: ngang:độ
Dọc: thời gian Hàng ngày
+ Máy ẩm ký( cảm biến): thun tóc
Trang 5Hình 3
Độ ẩm-> thun tóc-> tay đòn-> ghi vào giản đồ
+ Máy nhiệt biểu: trên : nhiệt độ max ngày- thủy ngân
Dưới: nhiệt kế tối tháng: hoạt động dựa trên môi trường rượu
Hình 3: Máy ẩm kế( trong lều) và ống bốc hoi tiche + Máy đo vũ lực ký Đo lượng mưa và thời gian mưa
Trang 6Hình 4 + nhiệt kế đo nhiệt độ của đất
+ Thùng đo độ bốc hơi
+ Máy đo độ giáng thủy
- Sau khi rời trạm khí tượng thầy cô tiếp tục đưa tới trạm thủy văn trên sông Kỳ Cùng tìm hiểu về máy móc thiết bị công tác làm việc của các cô chú các bác tai đây và lấy số liệu thống kê Các thiết bị gồm:
+Nhà giếng tự báo nguồn nước
+ Máy đo lưu lượng nước
+ Máy đo tốc độ nước
Hình 5: Máy đo tốc độ, lưu lượng + Dàn cáp đo lưu lượng nước
Hình 6: dàn cáp đo lưu lượng
Trang 7+Sóng âm tần
Tuyến thứ hai: Chiều cùng ngày 9 bọn em được cô Dung và cô Thủy dẫn
đi tham quan các địa điểm đó là: Động Nhị Thanh=> Động Tam Thanh=> thành nhà Mạc=> núi Tô Thị Các cô đã nêu rõ những kiến thức về cấu trúc, tên gọi ,…của các địa điểm
- Động Nhị Thanh
Hình 7 Động Nhị Thanh
- Động Tam Thanh: trước khi vào động Tam Thanh cô Thủy giới thiệu về một mẫu hóa thạch Cây Cơm Cháy có niên đại từ 25 triệu đến 5 triệu năm cách ngày nay, được phất hiện tại Mỏ Than Na Dương, Lộc Bình Lạng Sơn, dưới độ sâu100m Và loại cây này ngày nay đã bị tuyệt chủng
Hình 8: Hóa thạch Cây Cơm Cháy
- Thành nhà Mạc
- Núi Tô Thị
Tuyến thứ 3: sáng 6 giờ 30 tập trung ở ngã 6 Sau đó cô Thủy và cô Dung dẫn sinh viên đi
- Điểm khảo sát 1: Cửa hiện động Nhị Thanh Tại cửa hiện ta quan sát được
con suối Ngọc Tuyền chảy dọc động Nhị Thanh có chiều dài 610m Hiện tại con suối này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
Trang 8Hình 9: cửa hiện động Nhị Thanh
- Điểm khảo sát 2: Trạm biến áp
Tại đây ta thấy được địa hình vị trí này bao xung quanh là núi đá vôi tuổi
C Có độ cao khoảng 300m so với mực nước biển( độ cao tính tới mặt đất khoảng 60-70m, độ cao từ chân núi đến Sông Kỳ Cùng khoảng 10m, và
độ cao của đáy sông kỳ cùng so với mực nước biển khoảng 220m)
Vị trí trạm biến áp thuộc thung lũng cacxtơ Mà trước đây thung lũng này
là hang động nay bị xụt xuống thành thung lũng-> do quá trình phong hóa kim loại =>các rãnh chứa kim loại bị phong hóa có màu vàng=> bị xỉn đen do mốc
Trang 9Ví dụ:
Và cô cung cấp các thông tin:
+ Đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn tuổi C- P cổ nhất
+ Đá trầm tích lục nguyên: Sạn kết, cát kết, sét kết, bột kết có cấu tạo phân lớp tuổi T1 dễ bị phong hóa một phần, vỏ phong hóa màu vàngđộ dày lớn hơn; lớn hơn 0,5 đến 2m trên một lớp
+ Sông Kỳ Cùng có tổng chiều dài là 243 km, tại địa phận Lạng Sơn dài 19km Trong Lạng Sơn sông Kỳ Cùng có khá nhiều khúc uốn, chảy khá
êm đềm do địa hình có độ chênh lệch chiều cao dọc theo chiều dài sông không lớn, chảy trong long chảo Lạng Sơn khá bằng phẳng, chảy ngoằn ngoèo uốn khúc,những bãi bồi không lớn( khác với sông ở đồng bằng); thung lũng Cacxtơ của khu vực ít sông suối
- Điểm khống chế 4: Trầm tích T1Lạng Sơn(Xí nghiệp gạch không nung)
Vỏ phong hóa mỏng
+ Xí nghiệp sản xuất gạch không nung bằng cách xay đá vôi nhỏ trộn với
xi măng rồi đóng gạch
- Điểm khống chế 5: Vỏ phong hóa hệ tầng Lạng Sơn
Vỏ trên phong hóa triệt để màu vàng dày 0,5-1,5m, dưới là vỏ phong hóa
Trang 10Hình12 : Vết lộ của đá
Hình thái: phong hóa bóc vỏ của cát kết hệ tầng Lạng Sơn
Cách đo góc dốc, đường phương, hướng dốc
+ Đo đường phương( giao tuyến một lớp trên mặt ngang): cách xác định đặt cạnh dài tiếp xúc với mặt lớp-> Nâng địa bàn địa bàn đặt ở tư thế nằm ngang
+ Đo phương vị một hướng: đọc kim trắng của địa bàn
+ Hướng dốc vuông góc với đường phương theo chiều hướng xuống của lớp Đo hướng của hướng dốc: địa bàn vuông góc với đường phương
di chuyển cho bọt thủy chuẩn trùng vào giữa
+ Đặt địa bàn di chuyển bàn chế độ bên trong góc lớn nhất bằng 90 để bọt đi vào chính giữa
Số liệu đo thực tế: Đường phương 340 -160
Hướng: 76
Góc dốc: 22
Hình 13: Kết quả đo thế nằm của đá
Trang 11+ Hướng: Đông Đông Nam
+ Trầm tích: Hóa thạch cúc đá, hóa thạch hai mảnh vỏ từ 2 -> 3cm
Tại vị trí đứng, phía tay trái là tản ngạn sông, phía tay phải là hữu ngạn sông( Nơi đá tập trung phân bố) Đá phân bố ở bờ trái,phải, giữa dòng sông
Địa hình địa mạo bờ phải hơi lõm, đá bị sói mòn, bờ trái hơi lồi, bãi bồi rất nhỏ
Ba pha nâng của hệ tầng kiến tạo Nhất Nhị Tam Thanh
Vận động Anfer Himalaya
Ba pha nâng trong đệ tứ: Ưu trội, bóc mòn, dưới nước lắng động ngưng
tụ Trên mặt nước xảy ra quá trình phong hóa: Hóa học cơ học vật lý sinh học
+ Phong hóa bóc vỏ cơ học: Chịu áp lựuc tầng trên khỏang 230m thay đổi theo thời gian: Thay đổi sự giãn nở co rút dẫn đến không có lựuc liên kết
dễ bị bong ra: lớp ngoài tác động nhiệt nhiều hơn bên trong có xu hướng nứt vỡ
+ Phong hóa hóa học: Khi bị bóc tóc dễ xẩy ra phản ứng hóa học do nước, không khí tạo thành các khe nước, khe rãnh( phong hóa) Áp lựuc khác nhau từng điểm của khối có sự phong hóa khác nhau, phong hóa cạnh trước xu hướng bị mòi tròn tiến đến hình cầu Vận động tạo hệ tầng Bắc Sơn nhấn chìm hệ biển san hô
Vận động inixili nâng lên trên lục địa tầm tích phủ lên tạo thành trầm tích lục nguyên sau đó dựa trên hóa thạch là 2 mảnh vỏ và cúc đá để kết luận
là biển
- Điểm khống chế thứ 7: Vết lộ thuộc đia tầng Hạ Sơn uốn nếp bến dạng
dẻo có xuất hiện đứa gãy, lộ tầng, bị biến dạng một chút( biến dạng giòn)
do vận động Hexini
Trang 12Hình 14 : Vết lộ uốn nếp Nguyên nhân:
T1 trầm tích được thành tạo dưới biển phủ trỉnh hợp Bắc Sơn
T2 – T3 vận động inixininâng hệ tầng Bác Sơn lên mặt nước tác động vào hệ thống đá làm cho đá bị biến dạng
Lực kiến tạo không quá lớn, hệ đứt gãy nội tầng biến dạng do lực Tầng xám đen hữu cơ
Tầng trên có màu từ đỏ cam đến vàng
Khe rãnh, mương sói trượt lở đất
Uốn nếp: Đặc trưng kết quả bến dạng dẻo
+ Đá thuộc hệ tầng Lạng Sơn: Cấu tạo dạng khối mạch canxit( có trong đá vôi) Nằm nằm chỉnh hợp theo chiều kéo dài mặt lớp so với đá trầm tích
hệ tầng Lạng Sơn
+ Thấu kính hình thoi
Hình 15: Thấu kính hình thoi
Trang 13Hĩnh vẽ minh họa
- Điểm khống chế số 8: Vết lộ: Điểm chuyển
+Bề dày: 40- 50m
+ Vỏ phong hóa dày, màu đỏ cam, nhiều sét
+ Là nguồn khoáng sản sản xuát gạch
+ Hệ tầng khôn làng T2: Thảm thực vật chủ yếu là thông rễ cọc không giữ được đất sụt lún Đất bở tốt tươi xốp, bề mặt bị phong hóa rêu mốc
Hình 16
- Điểm khống chế số 9:
+ Đá gốc thuộc hệ tầng khôn làng T2: Cấu tạo dạng khối màu hạt ban màu trắng, nền màu xám xanh => Kiến trúc của đá là kiến trúc nổi ban Nguồn gốc đá macma (xâm nhập, phun trào) thời gian thành tạo lớn nên ban tinh lớn
Hình 17 : Đá Riolit
Trang 14+ Quá trình thành tạo đá Riolit T2A trên cạn: những phun trào Riolit lục địa phun trào theo kiểu dạng vòm, hốc xâm thực, hệ tầng phong hóa mềm phân bố Riolit
+ Trầm tích đệ tứ bở rời dọc bờ sông, cát,bột sét mịn lòng sông
Hình18 :
Tuyến thứ 4: sáng 7h ngày 11từ nhà nghỉ tập trung ở ngã 6 sau đó lên đỉnh
núi văn vỉ do cô Hằng hướng dẫn Thực hành tìm hiểu các loại thực vật xác định trạng thái, khối lượng, sinh khối
3 Thời gian thực hiện
- Bắt đầu từ 09/05/2016 đến ngày 12/05/2016
- Thời gian viết báo cáo: Từ ngày 12/05/2016 đến hạn cuối nộp bài
31/05/2016
4.Phương pháp nghiên cứu
- Công tác chuẩn bị: Mỗi tuyến thực địa đều có một yêu cầu khác nhau vì vậy cần chuẩn bị các dụng cụ mà giáo viên hướng dẫn yêu cầu trước
- Công tác thực hiện: có phương pháp kỹ năng trong đo thế nằm của đá, công tác nghiên cứu ngoài thực địa
- Vận dụng kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung báo cáo
Trang 15Nội dung
1 Khái quát các điều kiện kinh tế - Xã hội khu vực Lạng Sơn
1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lành thổ
Hình 19 : Thành phố Lạng Sơn
Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Với diện tích 8.320,8 km²
Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giápSùng Tả (Quảng Tây, Trung
Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km
Lạng Sơn có Hai cửa khẩu quốc tế là Cửa Khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu ga đường Sắt Đồng Đăng, có 1 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình)và
10 lối mở biên giới với Trung Quốc
Thành phố Lạng Sơn là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích khoảng
79 km² Thành phố nằm bên quốc lộ 1A, cách biên giớiViệt Nam - Trung Quốc 18 km; cách Hữu Nghị quan 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía đông bắc
Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòngsông Kỳ
Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dòng sông chảy ngược Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, nằm đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B điQuảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được quy hoạch thành một nút trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, thành một động lực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vùng Đông Bắc Việt Nam, và sau năm 2010 trở thành một cực của Tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh)
Theo Nghị định 82/2002/NĐ-CP, ranh giới thành phố Lạng Sơn được xác định như sau:
+Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng – huyện Cao Lộc
Trang 16+ Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch – huyện Cao Lộc và xã Vân Thủy - huyện Chi Lăng
+ Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên – huyện Cao Lộc
+ Phía Tây giáp xã Xuân Long – huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp –
huyện Văn Quan
( trích nguồn tìm hiểu: Wikipedia)
1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn
Dân cư, lao động
-Theo thống kê năm 2009 tổng số dân là: 87.278 người
- Mật độ: 1.124 người/km²(năm 2009)
-Tỉ lệ dân thành thị : 75,34 % (2009)
-Tỉ lệ dân sống ở nông thôn là: 24,66 % (2009)
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92%
- Các dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Hoa ngoài ra còn có các dân tộc Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái
- Có 89.200 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chỉ chiếm 26% so với lao động trong độ tuổi Số lao động có trình
độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 10% trong tổng số lao động Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2012 của Cục Thống
kê tỉnh, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 745 nghìn người Trong
đó nam là 372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là 373 nghìn người chiếm 50,05 %
Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 490,6 nghìn người tăng 2,38 % so với năm 2011; trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm 49,84% Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 78,05%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 4,65 %; khu vực dịch vụ chiếm 17,3%
Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp lao động cho các khu vực công nghiệp
Giao thông vận tải:
Lạng Sơn là một trong các tỉnh miền núi phía bắc có mạng lưới giao thông phân
bố tương đối đều có thể sử dụng cả đường sắt, đường bộ và đường thủy
- Đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng - Lạng Sơn và cửa khẩu biên giới Việt Trung với chiều dài 165 km là một trong những lợi thế của Lạng Sơn
- Đường bộ Lạng Sơn phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài là 2.828 km, mật độ 0,35km/km2, trong đó có các quốc lộ: 1A (nối Lạng Sơn – Hà Nội 154 km); 1B (Đồng Đăng – Thái Nguyên 105 km, chạy qua các huyện Văn
Trang 17Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, nối tiếp với Bắc Cạn và thành phố Thái Nguyên), 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng 66 km qua huyện Văn Lãng, Tràng Định nối với Cao Bằng); 4B (dài 80 km nối Lạng Sơn với Quảng Ninh qua huyện biên giới Đình Lập, Lộc Bình); Quốc lộ 31 (Đình Lập – Bắc Giang dài 61 km); quốc lộ 279 (Bình Gia – Thái Nguyên dài 55 km) Các đường tỉnh lộ dài 1.350 km và đường huyện dài 974 km Đường bộ Lạng Sơn đã tới được tất cả các thị trấn huyện lỵ, cửa khẩu, chợ biên giới và 226 xã, phường của tỉnh
- Đường thủy: Một số đoạn của sông Kỳ Cùng, từ khu vực Lộc Bình qua thành phố tới Văn Lãng và Tràng Định Khối lượng vận chuyển hàng hóa còn nhỏ
Thủy lợi và cấp nước :
Thủy lợi ở Lạng Sơn là một trong những ngành được quan tâm sớm và được đầu
tư khá nhiều vốn, nhằm phát triển các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tổng số các công trình đã xây dựng là 3.170 trong đó có 34 công trình hồ đập nước lớn từ 100ha trở lên Tổng năng lực công trình có thể tưới cho 38.838 ha Các công trình thủy lợi phục vụ được nhiều nhất cho vụ mùa 22.927
ha
Hệ thống điện:
Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi những năm vừa qua đã cố gắng vượt bậc trong việc kéo lưới điện quốc gia tới tất cả 11 huyện, thị trong tỉnh, tới các cửa khẩu và chợ đường biên Đến nay Lạng Sơn đã có hệ thống lưới điện phân
bố rộng khắp và tương đối đồng bộ từ 110KV đến 35KV và 10 KV Tổng chiều dài lưới điện đã có 451,6 km Tổng dung lượng điện cung cấp cho cả tỉnh là 27.000 KVA Sản lượng điện thương phẩm tăng nhanh qua từng năm
Mạng lưới thông tin liên lạc:
Mạng lưới thông tin liên lạc là một trong những lĩnh vực sớm được đầu tư, đổi mới với tốc độ phát triển nhanh, đồng bộ và hiện đại Các công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị xong đã được đưa ngay vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân Mạng viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 11/11 huyện, thành phố, 100% xã, các cửa khẩu tỷ lệ sử dụng đạt 12,6 điện thoại cố định/100 dân Mạng bưu cục của tỉnh được tổ chức chặt chẽ, nên công văn, thư tín, điện tín hàng ngày vẫn đến tận các bản làng vùng cao Hệ thống phát thanh, truyền hình được đầu tư xây dựng
Các công trình phục vụ dân sinh:
Các công sở ở khu vực thành phố, thị trấn, huyện lỵ được đầu tư xây dựng khẩn trương với việc sửa sang, quy hoạch, hệ thống đường sá, cấp nước Hệ thống trường học, bệnh viện, các khu vui chơi, giải trí công cộng được đầu tư xây dựng mới toàn bộ; được cải tạo và nâng cấp
Kết cấu hạ tầng
Tỉnh Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, được Chính phủ ưu tiên đầu
tư hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ
Năm 2000, Thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III
Giáo dục:
Trang 18Đến nay Lạng Sơn đã củng cố, phát triển được hệ thống giáo dục đào tạo hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến phổ thông trung học, từ giáo dục từ xa đến trung học chuyên nghiệp, hướng nghiệp dạy nghề, tiểu học bán trú đến phổ thông dân tộc nội trú; từ trường công lập, dân lập đến trường tư thục
Năm 2012 duy trì vững chắc kết quả 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học – xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS của 226/226 xã/ phường Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm: có 99 trường Năm học 2012-
2013 có 127.036 học sinh phổ thông; có 5.323 giáo viên tiểu học, 4.294 giáo viên trung học cơ sở và có 1.849 giáo viên trung học phổ thông
Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn tiếp tục công tác tuyển sinh Các trường được duy trì củng cố
và phát triển, chất lượng đào tạo đã được nâng lên, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư:
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực Toàn tỉnh
có 210/226 xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã, đạt tỷ lệ 92,9 %; đạt 22,16 giường bệnh/ vạn dân; 8,4 bác sỹ/vạn dân
số chợ cóc, chợ xép, chợ khu vực khác, trong đó chợ Đông Kinh là một trong những điểm đến rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài Tỉnh đến tham quan, mua sắm
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 còn 3,67% (theo tiêu chí mới), hộ giàu và khá chiếm trên 40% 100% thôn bản có điện lưới quốc gia, 100% số hộ được nghe đài phát thanh, trên 95% số hộ được xem truyền hình, tỷ lệ thôn bản được dùng nước sạch chiếm khoảng 85%
An ninh quốc phòng
Nằm ở vị trí giáp biên giới với Trung Quốc nơi hay xảy ra tranh chấp về lãnh thổ Chính vì thế luôn đẩy mạnh, nâng cao an ninh quốc phòng giữ mối quan hệ hòa bình hợp tác với Trung Quốc hỗ trợ phát triển kinh tế Nâng cao trình độ kỹ năng đối với các cán bộ Giáo dục ý thức người dân về toàn vẹn lãnh thổ giữ vững chủ quyền
Trang 19 Điều kiện kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố: GDP ước tăng 15,2% so với năm
2005 Cơ cấu nhóm ngành trong GDP: Thương mại - dịch vụ chiếm 62,84%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 32,71%; Nông nghiệp chiếm 4,45% GDP bình quân đầu người đạt 1.300USD/người Thành phố Lạng Sơn là trung tâm thương mại của vùng núi Đông Bắc của Việt Nam Năm 2006, thành phố đón 1 triệu
180 nghìn lượt khách du lịch, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ thực hiền được 4.048 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch, tăng 21,3%
Kinh tế của Thành phố Lạng Sơn chủ yếu dựa vào du lịch và dịch vụ mà chủ yếu
là buôn bán GDP bình quân đầu năm 2010 người đạt 2.600 USD/người Năm
2010 kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của Lạng Sơn đạt gần 1430 triệu USD
Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thàng phố Lạng Sơn, các khu kinh tế cửa khẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi hàng hóa và ngoại tệ
2 Đặc điểm các thành phần tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn
2.1 Đặc điểm địa chất địa hình
2.1.1 Đặc điểm địa chất
*Đặc điểm các loại đá
+ Đá vôi tuổi cacbon permi sớm thộc hệ tầng Bắc Sơn C - P1 BS Theo những nghiên cứu gần đây nhất thì đây là loại đá cổ nhất được tìm thấy ở khu vực Lạng Sơn Loại đá này phân bố ở nhiều nơi như núi Tô Thị, động Nhất - Nhị - Tam Thanh, thuộc hệ tầng Bắc Sơn có độ dày khoảng 550m, có màu xám trắng và xám sẫm, đá cứng không phân lớp và có độ chia cắt rõ nét Đây là là loại trầm tích có nguồn gốc thành tạo từ biển Có 3 quá trình phong hóa diễn ra là phong hóa vật lý, hóa học và sinh học Trong đá vôi ở đây ta còn tìm thấy hóa thạch của một số loại sinh vật và các nhóm động vật tạo đá như trùng thoi Khu vực thành nhà Mạc ta có thể nhận thấy đây là một thung lũng cacxtơ xung quang là
đá vôi Đá vôi xám sáng tuổi C -P1BS có chu vi thường là 1km, vỏ phong hóa màu đỏ, xen kẽ nhiều đá vôi và có bề dày không cố định Qua việc phát hiện các hóa thạch và quan sát đá ta có thể thấy được bồn trũng Lạng Sơn ở thời gian này
bị chìm dưới mực nước biển Đá vôi cacbon permi hệ tầng Đồng Đăng phân bố
ở núi Con Voi Chiều dày khoảng 200m, có màu xám trắng và xám sẫm, thành phần chính của đá là calxit Loại đá này được thành tạo do quá trình lắng đọng vật liệu hòa tan trong nước
+ Đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Lạng Sơn (T1LS)
Đá trầm tích lục nguyên tuổi trias sớm thuộc hệ tầng Lạng Sơn, phân bố chủ yếu
ở phía Nam và Tây của bồn trũng như Thác Trà, động Tam Thanh, khu vực núi Văn Vỉ… Đây là loại đá có nguồn gốc thành tạo trên lục địa, có khi lại được
Trang 20thành tạo từ môi trường biển nên được gọi là đá trầm tích biển có nguồn gốc lục địa Độ dày của đá khoảng 220m, đá có màu vàng nhạt hoặc màu xám xanh Thành phần của đá gồm có sét kết, cát kết, bột kết, ngoài ra còn xen kẽ các thấu kính đá vôi
Về thế nằm của đá chịu ảnh hưởng của thành phần bột kết Một số nơi có các đứt gãy chéo đan xen nhau nguyên nhân là do đá giòn nên vụn nát, nếu đá có tính chất mềm thì bị uốn nếp theo hình vòng cung… Ngoài ra ở đây còn có hiện tượng phong hóa hình cầu (hay còn gọi là bóc củ hành) Nguyên nhân là do khí hậu ở đây có sự biến động mạnh, chênh lệnh nhiệt độ ngày và đêm, có mùa mưa
và mùa khô rõ rệt Mùa mưa nước thấm vào các lớp đá rồi bào mòn tạo hình khối, đến mùa khô nước thấm từ trong ra ngoài bốc hơi tạo thành các màng hợp chất, trải qua thời gian thì tạo thành dạng đồng tâm
+ Đá phun trào riolit tuổi T2 - hệ tầng Khôn Làng
Sự phân bố của loại đá này tập trung ở phía Tây Bắc thành phố, khu vực bệnh viện lao phổi… Có chiều dày khoảng 220 – 230m, đá có dạng khối, là đá macma hình thành trong giai đoạn trung sinh do vận động tạo núi Ở khu vực phía Bắc
có các uốn nếp dẻo, giòn và tạo nên đứt gãy do được nâng lên, từ đó làm macma phun trào và đem theo các khoáng vật Khi nhiệt độ và áp suất giảm các khoáng vật cùng loại liên kết với nhau Các khoáng vật hạt to nổi lên trên như thạch anh, mica có màu sẫm Đá T2 là loại đá cứng dễ bị phong hóa Riolit là đá phun trào, gồm có các ban tinh sáng màu nổi lên trên nền đá sẫm màu Đá riolit ta có thể thấy được ở khu vực thác Trà và thác Nghệt Tuy đây là loại đá cứng nhưng khi gặp nhiệt độ thay đổi đột ngột và độ ẩm lớn sẽ dễ bị phá vỡ liên kết tạo ra hiện tượng trượt lở
+ Trầm tích lục nguyên tuổi Trias muộn (T3) – hệ tầng Mẫu Sơn
Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc bồn trũng Lạng Sơn, độ dày khoảng 450 – 470m Thành phần của đá gồm cát kết, bột kết, sét kết và có nguồn gốc Á lục địa Màu sắc của đá hình thành ở lục địa có màu đỏ tím, còn trầm tích lắng đọng
ở biển thì có màu đậm hơn Loại đá này bị phong hóa mạnh, dễ gây hiện tượng trượt lở do tác động của phong hóa há học và phong hóa sinh học làm cho cấu trúc hạt của đá bị vỡ vụn ra
+ Trầm tích Neogen (N)
Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của bồn trũng Lạng Sơn Thành phần chính của đá là cát kết, bột kết và sét kết, những hạt nhỏ gọi là sét còn hạt to tạo thành
Trang 21cuội Chiều dày của trầm tích khoảng 300 – 400m Trầm tích này có màu vàng hoặc nâu đỏ và có nguồn gốc từ hồ, đầm, trong bồn trũng lục địa Các mặt phân lớp của trầm tích này có độ dày khác nhau tùy thuộc vào từng vùng và thời gian hình thành
Tuyến thực địa quan sát 4 hệ tầng chính là: Hệ tầng Khôn Làng; Hệ tầng Vĩnh Phúc – Hà Nội; Hệ Tầng Mẫu Sơn; Hệ tầng Na Dương
Hình 20: Đá Riolit khu vực thác nghiệt