MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 1. Lý do chọn chuyên đề: 1 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nôi dung của chuyên đề 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 4 1. Địa chỉ cơ quan thực tập 4 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 4 3. Các dự án môi trường đã đang và sẽ thực hiện. 5 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 6 2.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 6 2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 6 2.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 8 2.1.3 Thành phần và tỷ lệ % rác thải sinh hoạt 9 2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 10 2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan 10 2.2.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng 12 2.3. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. 14 2.3.1 Hiện trạng công tác xử lý 14 2.3.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 17 2.3.3 Một số những thuân lợi và khó khăn của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 19 2.4. Đánh giá tình hình quản lý rác thải tại thành phố Lạng Sơn. 20 2.4.1 Đánh giá của người thu gom. 20 2.4.2 Đánh giá của hộ gia đình. 20 2.5. Đề xuất các biện pháp để tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 21 2.5.1 Biện pháp về luật pháp, chính sách: 21 2.5.2 Biện pháp phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt 21 2.5.3 Biện pháp về tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân. 22 2.5.4 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1. Kết luận 24 2. Kiến nghị 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Phụ lục
Trang 1Có được ngày hôm nay, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy côcủa trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và tôi cũng xin trân thànhcảm ơn cô Tạ Thị Yến đã hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa thực tập, dẫn dắt tôihoàn thành bài báo cáo này.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bướcđầu làm quen với thực tế công việc vì vậy bài thực tập của tôi không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi kính mong tiếp tục có những ý kiến đóng góp của các anhchị trong phòng tài nguyên và môi trường thành phố Lạng Sơn của thầy, cô giáo
đã dạy dỗ tôi để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
1 Lý do chọn chuyên đề: 1
2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nôi dung của chuyên đề 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 4
1 Địa chỉ cơ quan thực tập 4
2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 4
3 Các dự án môi trường đã đang và sẽ thực hiện 5
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 6
2.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 6
2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 6
2.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 8
2.1.3 Thành phần và tỷ lệ % rác thải sinh hoạt 9
2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 10
2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan 10
2.2.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng 12
2.3 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 14
2.3.1 Hiện trạng công tác xử lý 14
2.3.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 17
2.3.3 Một số những thuân lợi và khó khăn của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 19
2.4 Đánh giá tình hình quản lý rác thải tại thành phố Lạng Sơn 20
2.4.1 Đánh giá của người thu gom 20
2.4.2 Đánh giá của hộ gia đình 20
2.5 Đề xuất các biện pháp để tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 21
2.5.1 Biện pháp về luật pháp, chính sách: 21
2.5.2 Biện pháp phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt 21
2.5.3 Biện pháp về tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân 22
Trang 32.5.4 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1 Kết luận 24
2 Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Phụ lục
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Khối lượng rác thải qua các năm từ 2010 đến 2014 9 Bảng 2.2 Thành phần,khối lượng và tỷ lệ % các loại chất thải rắn sinh hoạt tên địa bàn thành phố Lạng Sơn 9 Bảng 2.3 Bảng trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với các loại hình môi trường khác nhau 11
Bảng 2.4 Bảng các vị trí trung chuyển được quy hoạch theo các tuyến thu gom trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 15
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hình ảnh thu gom rác của các hộ gia đình tại phường Vĩnh Trại thành phố Lạng Sơn 6
Hình 2.2 Chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn sau cơn bão số 3 7
Hình 2.3: Tỷ lệ các loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 10 Hình2.4 Hình ảnh bãi rác Tân Lang huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 12 Hình 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh của xã Hoàng Đồng (nhóm chịu ảnh hưởng bởi rác) và
xã Mai Pha (nhóm không chịu ảnh hưởng bởi rác) trên địa bàn thành phố 13 Hình 2.6 Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại thành phố Lạng Sơn 14 Hình 2.7 Công nhân công ty Huy Hoàng thu gom rác tại các phường xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 14 Hình 2.8 Hình ảnh trạm trung chuyển rác Công ty TNHH Huy Hoàng 18
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn chuyên đề:
Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đốivới cuộc sống con người Cùng với phát triển kinh tế xã hội đặt ra cho chúng tavấn đề bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững
Với Lạng Sơn, hiện nay xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển, thành phốLạng Sơn là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ ngày 17 tháng
10 năm 2002, có tổng diện tích tự nhiên 7.769,0 ha (77,96 km2) Thành phốLạng Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, có mạng lưới giao thông đườngsắt, đường bộ liên huyện - liên tỉnh rất thuận tiện trong việc lưu thông với cáctỉnh lân cận và mọi miền trên cả nước, đáp ứng cho phát triến kinh tế - xã hộicủa tỉnh nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng Trong những năm qua,thực hiện chính sách kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế và chính sách bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có tácđộng mạnh mẽ, trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành như: thương mại -dịch vụ - du lịch, kim ngạch biên mậu ngày càng tăng
Xu thế đô thị hóa phát triển khiến tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sốngnhân dân được cải thiên vậy nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kểkết quả là chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng lên tạo sức ép cho công tác quản lýthu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bên cạnh những kết quả đạt được côngtác quản lý, thu gom và xử lý trên địa bàn thành phố còn rất nhiều tồn tại và gặpphải không ít khó khăn, bức xúc chưa được khắc phục; công tác quản lý, thugom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng;
ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường còn thấp
Vì vậy tôi xin chọn đề tài : “ Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn ” để cùng đánh giá lại hiện trạng và công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt của thành phố và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caochất lượng công tác quản lý, thu gom và xử lý trước những tác động của quátrình phát triển kinh tế Kêu gọi sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các
tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư vào công tác vệ sinh môi trường
1
Trang 62 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu hiện trạng và công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn
- Phương pháp nghiên cứu:
● Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Được sự giúp đỡ của anh Trần Tiến Công đã viết giấy giới thiệu tôi sangcác phòng ban như phòng quản lý đô thị, cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, trạm y tế
dự phòng của tỉnh Lạng Sơn, chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn để xin sốliệu liên quan đến vấn đề mà tôi nghiên cứu
Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan được lưu trữtại các cơ quan, ban ngành
Các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình ), kinh tế
-xã hội (tình hình phát triển sản xuất, mức sống người dân ), các tài liệu
Các thông tin, tài liệu, số liệu đặc thù như khối lượng chất thải rắn, đô thị,sinh hoạt, du lịch… là những cơ sở để điều tra xác định nguyên nhân của việcphát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn từ đó đưa ra các biệnpháp cải thiện tình trạng trên
Xây dựng mẫu phiếu điều tra:
Trước khi tiến hành lập phiếu điều tra, cần xem xét tất cả các yếu tố ảnhhưởng và các vấn đề có liên quan đến chất lượng đất trên cơ sở các thông tin, tàiliệu đã thu thập được để từ đó xác định các câu hỏi điều tra nhằm đạt được cácmục đích đã đề ra Hình thức, cách dùng từ, thứ tự sắp xếp các câu hỏi phải hợp
lý và khoa học, thuận lợi cho việc điều tra Tùy theo từng mục đích mà có thể sửdụng các hình thức câu hỏi trong phiếu điều tra như sau:
+ Câu hỏi mở
2
Trang 7+ Câu hỏi lựa chọn
+ Câu hỏi định lượng
● Xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu tôi dùng các phương pháp sau để xử lý:
+ Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng chủ yếu trongquá trình xử lý thông tin, số liệu thành phần chất thải răn sinh hoạt,phiếu điềutra…
+ Phương pháp xây dựng bản đồ: sử dụng chủ yếu trong quá trình thànhlập tỷ lệ phần trăm các thành phần của chất thải rắn sinh hoạt hay sự so sánh của
2 nhóm đối tượng (2 xã) không chịu ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi rác thải
+ Phương pháp điều tra thực địa: được sử dụng xuống trạm chung chuyểnrác của cty Huy Hoàng …
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong phần, xử lý thông tin,
số liệu, kết luận kiến nghị, phần đánh giá hiện trạng môi trường…
3 Mục tiêu và nôi dung của chuyên đề
- Đánh giá về hiện trạng công tác quản lý như công tác thu gom,vậnchuyển và công tác xử lý chất thải rắn
- Đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả của công tác quản lý như biệnpháp luật pháp chính sách, phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền giáo dục vàbiện pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ
3
Trang 9CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1 Địa chỉ cơ quan thực tập
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lạng Sơn là một phòng bantrực thuộc UBND thành phố Lạng Sơn có địa chỉ tại số 30 đường Lê Lợi,phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn Kinh phí hoạt động của phòng Tàinguyên và Môi trường thành phố ,việc sử dụng con dấu Quốc huy của Ủy banNhân dân thành phố thực hiện theo cơ chế “một cửa một dấu”
2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Cơ cấu tổ chức của phòng gồm có 01 trường phòng, 02 phó phòng ,01 kếtoán, 5 chuyên viên về lĩnh vực đất đai và 3 chuyên viên về lĩnh vực môi trường
có nhiệm vụ như sau:
● Trưởng phòng là cô Lại Thị Vân người chịu trách nhiệm trước Chủtịch Ủy ban Nhân dân thành phố về toàn bộ công tác của phòng Đồng thời, chịu
sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Nội vụ tỉnh quản lý
● Phó Trưởng phòng là anh Trần Đức Thọ và chị Trần Thị Mai Anhngười giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ tráchmột số công việc cụ thể của phòng, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên vềnhững phần việc được phân công phụ trách và được Trưởng phòng ủy quyềnthực hiện một số công việc cụ thể khi đi vắng
● Tổ tài chính tổng hợp có chị Lâm Ngọc Oanh nhiệm vụ luân chuyển hồ
sơ liên quan đến công tác của tổ chuyên môn Quản lý tài chính, tài sản của cơquan Làm việc với kho bạc thanh quyết toán tiền lương cho cán bộ công nhânviên trong phòng
● Tổ đất đai gồm 05 chuyên viên là bác Nông Văn Hiên, chị Lê ThanhThủy, anh Nguyễn Trung Kiên, anh Nguyễn Hữu Nam, anh Nguyễn Anh Huy
có nhiệm vụ giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất đai (cho 5 phường, 3 xã) nhưcấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất; giao đất; thu hồi đất; chuyển mục đích
sử dụng đất, đăng kí cập nhật biến động, chỉnh lý các tài liệu về đất đai bản đồ,
đo đạc đất thực địa, cung cấp hồ sơ giải quyết các vụ chanh chấp đất đai…
5
Trang 10● Tổ môi trường gồm bác Nguyễn Văn Trọng, anh Trần Tiến Công, anhNgô Văn Đoàn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề nóng về môi trường như ônhiễm do họat động giết mổ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh,dịch vụ Quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đã ký cam kết bảo vệ môi trường
và ĐTM Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và các qui định
về bảo vệ môi trường, quản lý vệ sinh đô thị (công tác vệ sinh đường phố, côngtác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp)
3 Các dự án môi trường đã đang và sẽ thực hiện.
Các dự án môi trường mà phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiệntrong năm qua là điều tra,xác minh các thôn bản tiêu chí môi trường số 17 trong
bộ tiêu chí nông thôn mới trình lên UBND thành phố xem xét để công nhận xãMai Pha,xã Quảng Lạc là xã đạt chuẩn nông thôn mới
6
Trang 11CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
- Rác của khu dân cư
Đây là nguồn thải chính rác thải rắn sinh hoạt Đó là một phần tất yếu củahoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình Rác thải được sinh ra từ nguồn này rấtlớn rất đa dạng và phức tạp Rác thải ở đây chủ yếu là : thức ăn thừa, túi nilon,bao bì… Hiện nay,tỷ lệ túi nilon được sử dụng và thải ra ngày một lớn
Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế xã hội du lịch,thương mạilàm cho nguồn rác thải có xu hướng càng gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sốngcủa người dân trên địa bàn thành phố và đòi hỏi cần có biện pháp thu gom, xử lýmột cách có hiệu quả hơn nữa
Hình 2.1 Hình ảnh thu gom rác của các hộ gia đình tại phường Vĩnh Trại
thành phố Lạng Sơn
(Nguồn: Tự chụp)
- Rác thải nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Do các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh và thành phố đều tập trung ở địabàn thành phố Lạng Sơn nên hoạt động của các nhà hàng khách sạn và các cơ sởsản xuất kinh doanh ở thành phố phát triển khá mạnh, điều này đã tạo ra nguồn
7
Trang 12thải như: thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp giấy vụn… đa phần rác thải của các cơ
sở này được kí hợp đồng dài hạn với công ty TNHH Huy Hoàng
- Rác thải của cơ quan, trường học.
Địa bàn thành phố Lạng Sơn là khu vực tập chung nhiều cơ quan trườnghọc do đó lượng rác thải cũng khá lớn nhưng thành phần không phức tạp, khônggây nhiều tác động tới môi trường xung quanh và phần nào cũng được các đơn
vị quan tâm chú ý kí kết hợp đồng thu gom vận chuyển
Năm 2014 Lạng Sơn đón cơn bão số 2 và số 3 một nửa thành phố chìmtrong biển nước những điểm trũng như chợ Đông Kinh hay chợ Giếng Vuông bịngập nặng Lũ rút đi để lại những hậu quả nghiêm trọng, khu vực chợ GiếngVuông và chợ Đông Kinh ngập trong rác, bùn đất bốc mùi tanh hôi thối gây ảnhhưởng đến hoạt động của các tiểu thương trong chợ và mất vệ sinh môi trường
Hình 2.2 Chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn sau cơn bão số 3
(Nguồn: Báo điện tử Lạng Sơn)
8
Trang 14- Rác thải từ hoạt động du lịch
Giai đoạn năm 2010-2020 ngành du lịch thành phố đã có bước phát triểnmạnh đạt nhiều kết quả như tăng về lượng khách du lịch, doanh thu, cơ sở vậtchất kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, tạo việc làm,tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân
Bình quân phát thải từ chất thải rắn từ hoạt động du lịch dao động khoảng0,4 – 1kg/người/ngày (báo cáo chất thải rắn sinh hoạt đô thị Việt Nam 2010).Trên cơ sở các loại hình hoạt động du lịch và số lượt khách du lịch đến thànhphố Lạng Sơn năm 2014, ước tính chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch là0,55kg/người/ngày
Hiện nay, chất thải rắn phát sinh từ nguồn du lịch được thu gom và xử lýcùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư,cơ quan,công sở,trường học…
2.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Theo số liệu thống kê của công ty TNHH Huy Hoàng gửi cho phòng Tàinguyên môi trường thành phố Lạng Sơn khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinhtrong một ngày trên địa bàn thành phố là 80 tấn/ngày nhưng tổng lượng chất thảiđược thu gom là 77 tấn/ngày đạt 96,25% tỷ lệ chất thải được thu gom Số liệuniêm giám thống kê năm 2014 thành phố Lạng Sơn, tổng dân số của thành phố là92.097 người với 25.394 hộ sinh sống, Mật độ dân số đạt 1.179 người/km2 Mật
độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất ở các phường trung tâmnhư: Phường Hoàng Văn Thụ, phường Vĩnh Trại, phường Đông Kinh như vậybình quân chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố tính theo đầu người là0,869 kg/người/ngày.đêm Vào những dịp lễ hội du khách thập phương đổ về đây
du lịch và tham gia lễ hội thì lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tăng lên nhiều lần.Đây mới chỉ là số liệu của công ty quản lý và thu gom được nhưng trên thực tếvẫn còn tồn tại nhiều lượng rác thải ngoài tầm kiểm soát của công ty
Do dân số ngày càng tăng, kinh tế phát triển, các hoạt động dịch vụ thương mại, xây dựng ngày càng phát triển, đặc biệt là ý thức của người dânngày càng nâng cao tỉ lệ thu gom ngày càng tăng chứng tỏ khối lượng rác cũngtăng qua các năm Điều này cho thấy công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường
-đã có những ảnh hưởng tốt đến ý thức người dân
10
Trang 15Bảng 2.1 Khối lượng rác thải qua các năm từ 2010 đến 2014
2.1.3 Thành phần và tỷ lệ % rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn trên địa bàn thành phố chủ yếu là rác thải sinh hoạt, khôngđược phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn rồi sau đó chuyển đến bãi chônlấp.Mạng lưới thu gom đang dần được cải thiện, phủ hầu khắp trên địa bàn thànhphố Lạng Sơn, tuy nhiên ý thức giữ gìn vệ sinh của nhân dân còn chưa cao, việcngười dân đổ rác bừa bãi không đúng giờ, không đúng quy định còn diễn ra kháphổ biến nhất là ở các khu vực chợ lớn như chợ Giếng Vuông, chợ ĐôngKinh….gây ra ô nhiễm môi trường
Bảng 2.2 Thành phần,khối lượng và tỷ lệ % các loại chất thải rắn sinh hoạt
tên địa bàn thành phố Lạng Sơn
STT Thành phần chất thải rắn Khối lượng
(Nguồn :Tổng hợp của phòng quản lý đô thị thành phố Lạng Sơn 2014)
Về thành phần chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của thành phố LạngSơn thì phần lớn là chất thải rắn hữu cơ Chất thải nguy hại chiếm rất ít, các chất
11
Trang 16thải có thể tái chế lại cũng không nhiều, do người dân đã thu lại để tái sử dụnghoặc để bán cho các cơ sở phế liệu Kết quả phân tích thành phần cơ bản củachất thải rắn sinh hoạt của thành phố Lạng Sơn được trình bày trong hình dướiđây:
Chất hữu cơ Nilon, nhựa Cao su, giẻ vụn, da Giấy, bìa các tông Kim loại
Thủy tinh Gạch, đá
Hình 2.3: Tỷ lệ các loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Lạng Sơn
( Nguồn: Phòng quản lý đô thị thành phố Lạng Sơn)
2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan
Trong 5 năm qua, lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố ngày cànggia tăng Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vì thếcũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến chấtthải rắn Hàng năm thành phố Lạng Sơn chi 8,1 tỷ đồng từ ngân sách thành phố
và 1,9 tỷ đồng do đóng góp của người dân vào công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt Không những thế, chất thải rắn sinh hoạt và hoạtđộng thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn nếu không được kiểm soát tốt, ônhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt có thể diễn ra nghiêm trọng
Bảng 2.3 Bảng trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải
rắn sinh hoạt đối với các loại hình môi trường khác nhau.
12
Trang 17Thiêu đốt
Nước
Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi ở các ao hồ, sông ngòi và kênh rạch
Thiếu ý thức, hiểu biết của người dân
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác chưa được xử lý từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh thải ra môi trường bên ngoài đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng
Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp
Đất
Suy thoái đất và ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất do thẩm thấu từ các bãi chôn lấp.
Mất quỹ đất do sử dụng đất để xây dựng các bãi chôn lấp.
Các khu trung chuyển, bãi chôn lấp, bãi tập kết chất thải
( Nguồn: Tự tổng hợp)
Hiện nay bãi rác Tân Lang không chỉ là điểm tập kết rác của riêng thànhphố Lạng Sơn mà còn là địa điểm tập kết rác của các huyện Tràng Định, VănQuan, Bình Gia với cách tiêu hủy thủ công như đốt, chôn lấp nhưng do lượngrác lớn nên toàn bộ gần như để lộ thiên Bãi rác này không được xây dựng đúng
13