MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4. Giả thuyết khoa học của đề tài 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3 8. Đóng góp của đề tài 4 9. Cấu trúc luận văn 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 5 1.1. Tính tích cực và năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập 5 1.1.1. Tính tích cực trong học tập 5 1.1.2. Năng lực thực nghiệm 7 1.2. Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. 10 1.2.1. Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí 10 1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của các dụng cụ thí nghiệm đơn giản 12 1.2.3. Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 13 1.2.4. Thí nghiệm vật lí (TNVL) ở nhà của HS 14 1.3. Hoạt động ngoại khóa Vật lí trong trường phổ thông 16 1.3.1. Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông 16 1.3.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí 16 1.3.3. Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa 17 1.3.4. Nội dung, các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa về vật lí 18 1.3.5. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí 27 1.4. Tìm hiểu tình hình dạy và học các kiến thức phần cơ học trong chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 ở trường THPT Trung Giã Sóc Sơn Hà Nội. 29 1.4.1. Mục đích điều tra 29 1.4.2. Phương pháp điều tra 29 1.4.3. Đối tượng điều tra 30 1.4.4. Kết quả điều tra 30 1.5. Kết luận chương 1 37 Chương 2: CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 THPT 39 2.1. Thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học chương “ Động lực học chất điểm” 39 2.1.1. Ý tưởng 39 2.1.2. Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học chương “ Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT 40 2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa về cơ học 56 2.2.1. Kế hoạch chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa 56 2.2.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa về “Động lực học chất điểm” 57 2.3. Nội dung của hoạt động ngoại khóa một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT. 58 2.3.1. Nội dung thứ nhất 59 2.3.2. Nội dung thứ hai 61 2.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về cơ học 61 2.3.4. Phương pháp dạy học ngoại khóa 62 2.3.5. Dự kiến những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và các phương án hỗ trợ 65 2.3.6. Dự kiến tổ chức chương trình hội vui vật lí 67 2.4. Kết luận chương 2 70 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 71 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 71 3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 71 3.4. Phương pháp thực nghiệm 71 3.5. Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm 72 3.6. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 79 3.6.1. Đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập 79 3.6.2. Đánh giá tính tích cực, năng lực thực nghiệm của HS trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa 80 3.7. Kết luận chương 3 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Bộ môn Lí luận vàphương pháp dạy học Vật lí, các Thầy Cô giáo Khoa Vật lí, Phòng Sau Đại học,các Thầy Cô giáo Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành khóa học
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS Dương XuânQuý, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Chi bộ, các thầy cô giáotrong tổ Lí – Công nghệ trường THPT Trung Giã đã tạo điều kiện và giúp đỡtôi trong thời gian tham gia khóa học và trong đợt thực nghiệm sư phạm
Cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Liên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Liên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
4 Giả thuyết khoa học của đề tài 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
8 Đóng góp của đề tài 4
9 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 5
1.1 Tính tích cực và năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập 5
1.1.1 Tính tích cực trong học tập 5
1.1.2 Năng lực thực nghiệm 7
1.2 Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông 10
1.2.1 Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí 10
1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của các dụng cụ thí nghiệm đơn giản 12
1.2.3 Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 13
1.2.4 Thí nghiệm vật lí (TNVL) ở nhà của HS 14
1.3.Hoạt động ngoại khóa Vật lí trong trường phổ thông 16
Trang 51.3.1 Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức
dạy học ở trường phổ thông 16
1.3.2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí 16
1.3.3 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa 17
1.3.4 Nội dung, các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa về vật lí
18 1.3.5 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí 27
1.4 Tìm hiểu tình hình dạy và học các kiến thức phần cơ học trong chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 ở trường THPT Trung Giã- Sóc Sơn- Hà Nội
29 1.4.1 Mục đích điều tra 29
1.4.2 Phương pháp điều tra 29
1.4.3 Đối tượng điều tra 30
1.4.4 Kết quả điều tra 30
1.5 Kết luận chương 1 37
Chương 2: CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”- VẬT LÍ 10 THPT 39
2.1 Thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học chương “ Động lực học chất điểm” 39
2.1.1 Ý tưởng 39
2.1.2 Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học chương “ Động lực học chất điểm”- Vật lí 10 THPT 40
2.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa về cơ học 56
2.2.1 Kế hoạch chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa 56
2.2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa về “Động lực học chất điểm” 57
Trang 62.3 Nội dung của hoạt động ngoại khóa một số kiến thức chương “Động lực
học chất điểm”- Vật lí 10 THPT 58
2.3.1 Nội dung thứ nhất 59
2.3.2 Nội dung thứ hai 61
2.3.3 Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về cơ học 61
2.3.4 Phương pháp dạy học ngoại khóa 62
2.3.5 Dự kiến những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và các phương án hỗ trợ 65
2.3.6 Dự kiến tổ chức chương trình hội vui vật lí 67
2.4 Kết luận chương 2 70
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 71
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 71
3.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 71
3.4 Phương pháp thực nghiệm 71
3.5 Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm 72
3.6 Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 79
3.6.1 Đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập 79
3.6.2 Đánh giá tính tích cực, năng lực thực nghiệm của HS trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa 80
3.7 Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
(Hình 2.1 Thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt) 41
(Hình 2.2) 45
Hình 2.3 Thí nghiệm đo hệ số ma sát nghỉ cực đại 46
(Hình 2.4: Thí nghiệm đo hệ số đàn hồi của lò xo) 48
(Hình 2.5 Thí nghiệm kiểm nghiệm công thức cắt lò xo xo) 49
Hình 2.6 51
(Hình 2.7 Thí nghiệm đo vận tốc của vật bằng phương pháp ném ngang) 51
(Hình 2.8) 54
(Hình 2.9 Thí nghiệm kiểm nghiệm định luật bảo toàn động lượng trong bài toán va chạm) 54
(Hình 2.10 Hình vẽ SGK mô tả thí nghiệm đo độ lớn của lực ma sát trượt)
60
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ số ma sát trượt giữa gỗ trên gỗ 44
Bảng 2.2 Hệ số ma sát trượt giữa thủy tinh trên thủy tinh 44
Bảng 2.3 Hệ số ma sát nghỉ giữa gỗ trên gỗ 46
Bảng 2.4 Hệ số ma sát nghỉ giữa thủy tinh trên thủy tinh 47
Bảng 2.5 Bảng kết quả thí nghiệm đo hệ số đàn hồi của lò xo 48
Bảng 2.6 Bảng kết quả thí nghiệm kiểm nghiệm công thức cắt lò xo 50
Bảng 2.7 Bảng kết quả thí nghiệm đo vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng 52
Bảng 2.8 Bảng kết quả thí nghiệm đo vận tốc của vật tại chính giữa mặt phẳng nghiêng 52
Bảng 2.9 Bảng kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của vận tốc của vật vào độ cao mặt phẳng nghiêng 53
Bảng 2.10: Bảng kết quả thí nghiệm kiểm nghiệm định luật bảo toàn động lượng trong bài toán va chạm 55
Trang 10Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, nhưng lâu nay việc dạy môn họcnày ở các trường THPT vẫn thường mang tính hàn lâm nặng về trang bị kiếnthức lí thuyết Học sinh học cũng chủ yếu để phục vụ thi, ít đi sâu tìm hiểubản chất của hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với thực tiễn đờisống Để góp phần cải thiện vấn đề trên thì việc tổ chức hoạt động ngoại khoámôn Vật lí là cách làm hợp lí, hiệu quả, khả thi nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy - học bộ môn Đặc biệt, các hoạt động ngoại khóa thực hiện các thínghiệm vật lí có tác dụng rất tốt trong việc phát triển các năng lực hoạt động,năng lực sáng tạo, năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác
Hiện nay, trong dạy học kiến thức về Cơ học của chương trình vật lílớp 10 đã được trang bị một số thiết bị thí nghiệm, nhưng các thiết bị này vẫncòn thiếu và đặc biệt là ít tạo điều kiện để học sinh được thực hiện việc đo đạccác đại lượng cơ Trong khi đó, chúng tôi nhận thấy, có thể hướng dẫn họcsinh tự xây dựng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để thực hiện các thí nghiệmvật lí đo một số đại lượng cơ học dưới hình thức ngoại khóa
Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản để đo một số đại lượng trong dạy học ngoại khóa chương “Động lực học chất điểm”- vật lí 10 THPT.
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản và sử dụng để đo một số đạilượng cơ trong dạy học ngoại khóa chương “Động lực học chất điểm”- Vật lí
10 THPT nhằm phát triển tính tích cực và năng lực thực nghiệm ở học sinh
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học chương
“Động lực học chất điểm”- Vật lí 10 THPT theo hướng sử dụng thí nghiệmnhằm phát triển tính tích cực và năng lực thực nghiệm ở học sinh
- Việc chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy họcchương “ Động lực học chất điểm”- Vật lí 10 THPT
4 Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu chế tạo được một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản để sử dụng trongviệc tổ chức dạy học ngoại khóa để đo một số đại lượng cơ học thì sẽ gópphần phát huy được tính tích cực của HS trong học tập và phát triển năng lựcthực nghiệm của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần phải thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thí nghiệm trong dạy học Vật lí
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề dạy học ngoại khóa
- Nghiên cứu việc phát huy tính tích cực, phát triển năng lực thựcnghiệm của học sinh
- Nghiên cứu các đại lượng cơ học trong sách giáo khoa Vật lí 10 THPT
- Điều tra thực trạng về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong việc bồidưỡng năng lực hoạt động cho học sinh ở một số trường phổ thông ở Hà Nội(cụ thể trường THPT Trung Giã – Sóc Sơn- Hà Nội)
Trang 12- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụngthí nghiệm để bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT.
- Thiết kế một số dụng cụ thí nghiệm đơm giản để đo một số đại lượng
cơ học như: Vận tốc, lực ma sát- hệ số ma sát, lực đàn hồi- hệ số đàn hồi,…
- Xây dựng một số tiến trình tổ chức hoạt động dạy học có sử dụngcác dụng cụ đã chế tạo được
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chương “Động lực học chất điểm”– Vật lí 10 THPT
7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học Vật lí phổ
thông, các tài liệu, sách báo về lí luận dạy học, các luận văn, khóa luận tốtnghiệp về chế tạo và sử dụng các TBTN trong dạy học Vật lí; các kiến thức
cơ bản và các thí nghiệm về cơ học; nghiên cứu các thông tin về các TBTNliên quan đến cơ học; đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến tổ chức hoạtđộng ngoại khóa và bồi dưỡng năng lực hoạt động cho học sinh để xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài
- Quan sát, điều tra khảo sát thực tế
Điều tra bằng phiếu thăm dò về việc sử dụng thí nghiệm thông qua hoạtđộng ngoại khóa về chủ đề các đại lượng cơ học ở lớp 10 THPT
- Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các dụng cụ TN về các đại lượng cơ học
- Thực nghiệm sư phạm
Thực hiện dạy học ngoại khoá một số nội dung đã chọn và đánh giámức độ hoàn thành của luận văn so với mục đích nghiên cứu của đề tài
Trang 138 Đóng góp của đề tài
- Cụ thể hóa cơ sở lí luận về dạy học ngoại khóa và tổ chức hoạt động
ngoại khóa trong chương trình vật lí THPT sử dụng trong chương “Động lựchọc chất điểm”
- Thiết kế chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản để sử dụng trong
dạy học ngoại khóa, đo một số đại lượng cơ học trong chương trình vật lí 10THPT
- Soạn thảo tiến trình dạy học ngoại khóa về đo một số đại lượng cơhọc trong đó có sử dụng những DCTN trên
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
ở trường phổ thông
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chế tạo và sử dụng cácdụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học ngoại khóa môn Vật lí ở trườngphổ thông
Chương 2 Chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản để đo một
số đại lượng cơ trong dạy học ngoại khóa chương “Động lực học chất Vật lí 10 THPT
điểm”-Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC CHẾ TẠO
VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1 Tính tích cực và năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập
1.1.1 Tính tích cực trong học tập
1.1.1.1 Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập
Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng tâm lí - sư phạm biểuhiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập Học tập là một trường hợpriêng của nhận thức “một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiệndưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N.Erddơniev, 1974) Vì vậy, nói đến tínhtích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức Tính tích cực nhậnthức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS, đặc trưng ở khát vọng học tập,
cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức
1.1.1.2 Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập:
Tính tích cực của HS trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như:
- HS sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ mà GV giao cho.
- HS tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập.
- HS tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận không cần phải
để GV đôn đốc, nhắc nhở
- HS yêu cầu được giải đáp thắc mắc về những lĩnh vực còn chưa rõ.
- HS mong muốn được đóng góp ý kiến với GV, với bạn bè những
thông tin mới mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngoài sách vở, từ nhữngnguồn khác nhau
- HS tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình để cố gắng hoàn thành công
việc, hoặc hoàn thành công việc sớm hơn hạn định hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ…
Trang 15- HS thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải
quyết, mong muốn được GV giúp đỡ, chỉ dẫn mà không nản chí khi gặp khó khăn
Ngoài ra, tính tích cực của HS trong hoạt động học tập cũng như trongHĐNK còn có thể nhận thấy trong biểu hiện về mặt ý chí như: sự tập trungvào vấn đề đang nghiên cứu, kiên trì theo đuổi mục tiêu, không nản chí trướcnhững khó khăn hoặc thái độ phản ứng trong những buổi học, buổi hoạt độngnhóm là hào hứng, sôi nổi hay chán nản
1.1.1.3 Các cấp độ của tính tích cực học tập
Có thể phân biệt tính tích cực ở ba cấp độ khác nhau như sau:
- Cấp độ 1 – bắt chước: HS tích cực bắt chước hoạt động của GV vàbạn bè Trong sự bắt chước cũng phải có sự cố gắng của thần kinh và cơ bắp
- Cấp độ 2 – tìm tòi: HS tìm cách độc lập giải quyết vấn đề, thử nhiềucách khác nhau để giải quyết vấn đề hợp lí
- Cấp độ 3 – sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải quyết mới độc đáo hoặc cấutạo những nhiệm vụ mới, bài tập mới hay những thí nghiệm mới để chứngminh bài học
Những biểu hiện và các cấp bậc của tính tích cực trong học tập của HS nêutrên chính là những căn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của quy trình HĐNK về
“ Đo một số đại lượng cơ học chương Động lực học chất điểm- Vật li 10 THPT”đối với việc phát huy tính tích cực của HS trong thực nghiệm sư phạm
1.1.1.4 Những yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh trong học tập
Tính tích cực của HS không phải tự có được mà GV phải có nhữngphương pháp và nội dung phù hợp với từng đối tượng HS Những yếu tố thúcđẩy tính tích cực của HS như sau:
- Sự gần gũi với thực tế: sử dụng các nội dung có tính thực tiễn, gần gũivới cuộc sống hang ngày của các em hoặc những vấn đề có tính mới mẻ để
Trang 16xây dựng các tình huống có vấn đề, tạo mâu thuẫn, động cơ, khơi gợi hứngthú tìm cái mới để kích thích hứng thú và tính tích cực của HS.
- Sự phù hợp với mức độ phát triển: lựa chọn các vấn đề vừa sức vớitrình độ HS nhưng vẫn yêu cầu sự vận động tư duy để giải quyết Trong đó,cần tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển của từng đối tượng HS
- Không khí và các mối quan hệ: kích thích hứng thú học tập của các
em bằng những phương pháp dạy học tích cực, tạo ra môi trường học tậpthoải mái, tạo điều kiện để các em phải làm việc, phải tham gia nhiệm vụ mộtcách vừa độc lập vừa hợp tác
- Mức độ và sự đa dạng của hoạt động: kết hợp xen kẽ nhiều hình thức
tổ chức dạy học như làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, tập thể lớp
- Phạm vi tự do sáng tạo: HS được lựa chọn hoạt động, đánh giá hoạtđộng, quyết định quá trình thực hiện GV động viên, khuyến khích các em tựmình giải quyết vấn đề
- Ngoài ra, việc đánh giá, khen thưởng phù hợp cũng là động lực quantrọng tác động trực tiếp đến hoạt động tích cực của HS
1.1.2 Năng lực thực nghiệm
1.1.2.1 Khái niệm về năng lực
Có thể hiểu năng lực là những khả năng học được hoặc có sẵn của mỗicon người nhằm thực hiện có trách nhiệm, có hiệu quả các hành động, giảiquyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong mọi tình huống thuộc lĩnh vực nghềnghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và kinhnghiệm cũng như thái độ sẵn sàng hành động
1.1.2.2 Khái niệm năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập
Trong các ngành khoa học thực nghiệm, một cách tổng quát, năng lựcthực nghiệm là khả năng nhận ra được vấn đề từ các sự kiện, hiện tượng thựctiễn cần nghiên cứu; khả năng đề ra được các giả thuyết; khả năng suy luận để
Trang 17rút ra được các hệ quả có thể kiểm tra nhờ thực nghiệm; khả năng xây dựngđược phương án thí nghiệm, lắp ráp và thực hiện được các thí nghiệm để thuthập được các số liệu; xử lí được các số liệu và khả năng rút ra được các kếtluận cần thiết Tóm lại, năng lực thực nghiệm là các khả năng thực hiện mộtcách có hiệu quả và trách nhiệm các giai đoạn của phương pháp thực nghiệmtrong nghiên cứu khoa học.
Theo nghĩa hẹp, năng lực thực nghiệm là khả năng đề xuất phương ánthí nghiệm khả thi, tiến hành thí nghiệm (thao tác với các vật thể, thiết bịdụng cụ, quan sát, đo đạc) để thu được thông tin và rút ra câu trả lời cho vấn
đề đặt ra (nó là một nhật định về một tính chất, một mối liên hệ, một nguyên
lí nào đó, cho phép đề xuất một kết luận mới hoặc xác minh một giả thuyết,một phỏng đoán nào đó)
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng năng lực thựcnghiệm bao gồm các năng lực thành phần sau:
+ Khả năng xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết.+ Khả năng thiết kế các phương án thí nghiệm
+ Khả năng tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế
+ Khả năng xử lý, phân tích và trình bày kết quả
1.1.2.3 Các biểu hiện của năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập
Biểu hiện của năng lực thực nghiệm có thể chia theo mức độ sau:
+ Mức độ 1: Là mức độ thấp nhất Ở mức độ này HS cần tới sự hướngdẫn của GV hay tài liệu GV có thể tiến hành thí nghiệm mẫu, HS làm theo.Hoặc GV chuẩn bị tài liệu hướng dẫn về mục đích thí nghiệm, cơ sở lý thuyết,dụng cụ, cách bố trí, thứ tự thao tác thí nghiệm, bảng biểu, hướng dẫn báo cáothí nghiệm HS tìm hiểu các kiến thức, cách thức tiến hành Biểu hiện củanăng lực thực nghiệm ở mức độ này được thể hiện qua một số kỹ năng như:
- Quan sát, mô tả, giải thích được hiện tượng vật lí
Trang 18- Giải thích được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng các thiết
bị thí nghiệm
- Thực hiện được TN theo mẫu, theo tài liệu hướng dẫn
- Xử lí được số liệu, phân tích, trình bày kết quả
- Tích cực, an toàn, trách nhiệm trong quá trình làm TN
+ Mức độ 2: Ở mức độ này vai trò của giáo viên giảm dần, HS chủđộng hơn trong quá trình thực nghiệm HS biết vận dụng kiến thức, liên kếtcác kiến thức, kinh nghiệm để có thể đề xuất phương án cải tiến cách thức TNhoặc đề xuất các phương án TN khác Các biểu hiện của HS trong giai đoạnnày như sau:
- Kĩ năng thiết kế các phương án thí nghiệm hay cải tiến thiết bị TN
- Kĩ năng lựa chọn và bố trí dụng cụ TN (vẽ sơ đồ)
- Tự lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế
- Trình bầy kết quả đo dưới dạng lập bảng
- Tính toán kết quả, sai số Xử lí bằng đồ thị (nếu có)
- Đánh giá được kết quả (nguyên nhân dẫn đến sai số, biện pháp cải tiến)
- Trình bầy kết quả rõ ràng mạch lạc
+ Mức độ 3: Ở mức độ này các kĩ năng lựa chọn dụng cụ, bố trí haytiến hành TN đã thành thục hơn Không những thiết kế các phương án TNcũng như cải tiến thí nghiệm, HS có khả năng chế tạo được những dụng cụ
TN tương ứng Tiến hành các TN theo các phương án đề ra Tiếp tục đánhgiá, cải tiến để có kết quả thí nghiệm tốt Ngoài các kĩ năng như những giaiđoạn trước thì một số biểu hiện nổi bật là:
- Với một mục đích TN, đề xuất được nhiều phương án đo
- Chế tạo được thiết bị TN đơn giản tương ứng
- Đánh giá tính khả thi, tính chính xác của phương án
+ Mức độ 4: Là mức độ cao nhất Ở mức độ này gần như không cầnđến vai trò của GV GV bây giờ chỉ đóng vai nhà tư vấn HS tự phát hiện ra
Trang 19vấn đề, tự xác định mục đích TN và thiết kế, chế tạo dụng cụ TN HS cũng cóthể chế tạo những thiết bị ứng dụng Thực hiện TN cũng như xử lí kết quảmột cách thành thục HS đạt được năng lực này đòi hỏi tính tự lực, sáng tạocao Nhưng nó mang lại cho HS năng lực giải quyết vấn đề giúp các em cókhả năng ứng phó với tình huống mới Các biểu hiện thường thấy trong giaiđoạn này là:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết
- Tự xác định được mục đích TN, cơ sở lí thuyết phép đo
- Tự chế tạo thiết bị, bố trí TN và tiến hành thí nghiệm
- Đánh giá kết quả và trình bầy kết quả rõ ràng, mạch lạc
1.1.2.4 Ý nghĩa của việc bối dưỡng năng lực thực nghiệm ở trường phổ thông.
Đối với HS phổ thông, phát triển năng lực thực nghiệm có ý nghĩaquan trọng, giúp HS hoạt động nhận thức vật lí đạt hiệu quả và được thựchiện với tốc độ ngày càng nhanh Phát triển trực giác khoa học, tư duylogic chặt chẽ, năng lực phân tích sâu sắc thực tế và dự đoán diễn biếnhiện tượng Nó không những giúp HS hiểu rõ hơn bản chất các vấn đề líluận, mà quan trọng hơn nó tạo điều kiện để các em tham gia vào hoạtđộng cải tạo thực tiễn
Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm sẽ giúp HS điều chỉnh động cơ,hứng thú học tập, phát triển năng lực, có ý thức và tâm thế sẵn sàng thamgia vào mọi nhiệm vụ được giao
Việc tạo điều kiện cho HS có thể hoàn thành những bài tập nhỏ về khoahọc tạo điều kiện để phát triển năng lực thực nghiệm cũng chính là phát triểnnăng lực sáng tạo
1.2 Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
Trang 201.2.1 Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí
Trong quá trình tổ chức HĐNK, việc giao cho HS nhiệm vụ thiết kế, chếtạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để tiến hành các thí nghiệm vật
lí có tác dụng trên nhiều mặt, góp phần nâng cao chất lượng kiến thức, pháttriển năng lực hoạt động trí tuệ - thực tiễn độc lập và sáng tạo của HS:
+ Do được tự tay chế tạo và sử dụng thành quả của mình để tiến hànhcác thí nghiệm, HS sẽ nắm vừng kiến thức sâu sắc, chính xác và bền vữnghơn Trong nhiều trường hợp, việc tiến hành thí nghiệm, giải thích hoặc tiênđoán kết quả thí nghiệm đòi hỏi HS phải huy động các kiến thức đã học ởnhiều phần khác nhau của vật lí Thông qua đó, các kiến thức mà HS đã lĩnhhội được củng cố, đào sâu, mở rộng và hệ thống hóa
+ Việc sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trườngphổ thông còn là cần thiết, bởi vì các thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệmtrong nhiều trường hợp, “cái hiện đại” của các thiết bị này che lấp mất bảnchất vật lí của hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm mà HS cần phải nhận thức
rõ Dụng cụ thí nghiệm đơn giản vẫn có thể mang tính hiện đại, bởi vì mộtdụng cụ không chỉ hiện đại vì tính quý hiếm, đắt tiền mà chủ yếu nó phảiphục vụ thiết thực cho việc thực hiện nội dung, phương pháp dạy học trongnhà trường hiện đại, nhất là yêu cầu phát huy tính tích cực và phát triển nănglực sáng tạo của HS Mọi thiết bị đều có thể mang tính hiện đại nếu đảm bảoyêu cầu trên và ngược lại
+ Lịch sử phát triển của vật lí cho thấy: những phát minh cơ bảnthường gắn với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản Việc chế tạo các dụng cụ thínghiệm đơn giản để nghiên cứu nguyên tắc của các hiện tương do các nhà báchọc đã tiến hành ( thí nghiệm của Ga-li-lê về chuyển động nhanh dần đều trênmáng nghiêng, dao động của con lắc đơn, thí nghiệm con lắc Huy-ghen xác
Trang 21định gia tốc trọng trường…) góp phần chỉ ra cho HS thấy con đường hìnhthành và phát triển các kiến thức vật lí, bồi dường cho HS các phương phápnhận thức vật lí, đặc biệt là phương pháp thực nhiệm.
+ Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hànhcác thí nghiệm với chúng làm tăng hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thànhcông trong học tập, phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS
+ GV cũng có thể cá thẻ hóa quá trình học tập của HS bằng cách giaocho các đối tượng HS khác nhau nhiệm vụ chế tạo dụng cụ thí nghiệm và tiếnhành thí nghiệm với mức độ khó dễ khác nhau, nông sâu khắc nhau và mức
độ hướng dẫn khác nhau
Ngoài ra, dụng cụ thí nghiệm đơn giản còn có ưu điểm là phục vụ rấtkịp thời và đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, nângcao hiệu quả dạy học, thậm chí của từng giờ học
1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
Khái niệm “dụng cụ thí nghiệm đơn giản”đã được nhiều nhà lí luận dạyhọc bộ môn vật lí định nghĩa Tuy các định nghĩa có nội dung và cách diễnđạt khác nhau nhưng đều thống nhất ở các đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm đòi hỏi ít vật liệu Các vật liệu nàyđơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm Ngay cả đối với các dụng cụ thí nghiệm đơn giảnđược chế tạo để tiến hành các thí nghiệm định lượng, việc đo đạc cùng chỉ đòihỏi sử dụng các dụng cụ đo phổ biến như lực kế, thước, nhiệt kế thường, đồng
hồ đeo tay của HS
+ Dễ chế tạo dụng cụ thí nghiệm từ việc gia công các vật liệu bằng cáccông cụ thông dụng như kìm, búa, kéo, cưa, giũa Chính nhờ đặc điểm nàycủa các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, trong một số trường hợp, ta có thể làmđược một số thí nghiệm mà không thể tiến hành được với các dụng cụ có sẵntrong phòng thí nghiệm
Trang 22+ Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm Vì vậy, vớicùng một dụng cụ thí nghiệm, trong nhiều trường hợp, ta chỉ cần thay thế cácchi tiết phụ trợ là có thể làm được thí nghiệm khác.
+ Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong chế tạo cũng như trongquá trình bố trí và tiến hành thí nghiệm
+ Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ thí nghiệmnày cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian
+ Hiện tượng vật lí diễn ra trong thí nghiệm phải rõ ràng, dễ quan sát.Những đặc điểm cơ bản nêu trên của các dụng cụ thí nghiệm đơn giảncũng chính là các yêu cầu đối với việc chế tạo chúng
1.2.3 Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Các DCTNĐG có thể được sử dụng trong dạy học vật lí dưới nhiều hìnhthức đa dạng và phong phú
- Các DCTNĐG có thể được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạyhọc: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề), hình thành kiến thức mới (kiểm tracác giả thuyết đã nêu ra), củng cố và vận dụng các kiến thức đã học (trong đó cóviệc đề cập các ứng dụng của kiến thức vật lí trong sản xuất và đời sống) và cũng
có thể dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS
- Các DCTNĐG được sử dụng trước hết cho thí nghiệm của HS, tiến hànhtrên lớp hoặc ở nhà Chúng cũng có thể được GV sử dụng trong giờ học để tiếnhành các thí nghiệm biểu diễn
- Việc chế tạo và sử dụng các DCTNĐG để tiến hành các thí nghiệm cóthể giao cho từng HS hoặc các nhóm HS làm ở nhà hay trong giờ ngoại khóa,không những để củng cố các kiến thức đã học mà có khi để cung cấp các dữ liệuthực nghiệm chuẩn bị cho nội dung kiến thức ở các bài học sau
- Cùng một mục đích về mặt nội dung kiến thức vật lí, GV có thể tiến hành
Trang 23thí nghiệm trên lớp với DCTN có sẵn trong phòng thí nghiệm, còn HS được giaonhiệm vụ thí nghiệm này nhưng với DCTNĐG do mình chế tạo.
- GV cũng có thể tiến hành thí nghiệm trên lớp với DCTNĐG, yêu cầu HS
về nhà chế tạo lại hoặc chế tạo DCTN theo phương án khác (nếu có)
- Với DCTNĐG do mình chế tạo, HS tiến hành lại thí nghiệm mà GV đãbiểu diễn trên lớp nhưng nghiên cứu sâu hơn các mối liên hệ giữa các đại lượngvật lí được đề cập trong nội dung thí nghiệm
- Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và sử dụng các DCTNĐG để tiến hành các thínghiệm giao cho HS phải có nội dung sao cho phát triển được năng lực hoạt độngtrí tuệ - thực tiễn của HS, chứ không đơn thuần chỉ là sự đòi hỏi hoạt động taychân đơn giản
Việc lựa chọn khả năng sử dụng từng DCTNĐG trong tiến trình dạy họcphụ thuộc vào mức độ nội dung kiến thức vật lí mà HS cần lĩnh hội, logic hìnhthành kiến thức, ý đồ sư phạm của GV và trình độ của HS
1.2.4 Thí nghiệm vật lí (TNVL) ở nhà của HS
a) TNVL ở nhà của HS là một loại bài làm mà GV giao cho từng HS
hoặc nhóm HS thực hiện ở nhà
Khác với các loại TN khác, HS tiến hành TNVL trong điều kiện không
có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của GV Vì vậy, loại TN này đòi hỏi cao tính
tự giác, tự lực của HS trong học tập Cũng khác với các loại TN khác, TNVL
ở nhà chỉ đòi hỏi HS sử dụng các dụng cụ thông dụng trong đời sống, nhữngvật liệu dễ kiếm, rẻ tiền hoặc các dụng cụ đơn giản được HS tự chế tạo từnhững vật liệu này Chính đặc điểm này tạo nhiều cơ hội để phát triển nănglực sáng tạo của HS trong việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ nhằmhoàn thành nhiệm vụ được giao
Trang 24Loại TN này khác với các loại bài làm khác của HS ở nhà ở chỗ: Nóđòi hỏi sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, giữa hoạt động trí óc và hoạtđộng tay chân của HS.
b) Với các đặc điểm nêu trên, TNVL ở nhà có tác dụng trên nhiều mặt
đối với việc phát triển nhân cách của HS: Quá trình tự lực thiết kế phương án
TN, lập kế hoạch TN, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành TN,
xử lí kết quả TN thu được góp phần vào việc phát triển năng lực hoạt động trítuệ - thực tiễn của HS Việc thực hiện và hoàn thành các công việc trên sẽ làmtăng rõ rệt hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thành công trong học tập của
HS Việc thiết kế phương án TN, tiên đoán hoặc giải thích các kết quả TN đòihỏi HS phải huy động các kiến thức đã học, mà nhiều khi ở nhiều phần khácnhau của vật lí Nhờ vậy, chất lượng kiến thức của HS được nâng cao TNVL
ở nhà có tác dụng làm phát triển những kĩ năng, kĩ xảo TN, các thói quen củangười làm thực nghiệm mà HS đã thu được trong các loại TN khác
Loại TN này cũng tạo điều kiện cho GV cá thể hóa quá trình học tậpcủa HS bằng cách giao cho các đối tượng HS khác nhau nhiệm vụ chế tạoDCTN, tiến hành TN với mức độ khó dễ khác nhau, nông sâu khác nhau vàvới mức độ hướng dẫn khác nhau về cách chế tạo, lựa chọn dụng cụ, tiếnhành TN…được thể hiện trong đề bài
Khi sử dụng loại TN này trong dạy học vật lí, GV cần bố trí thời gian
để HS báo cáo trước toàn lớp các kết quả đã đạt được, giới thiệu những sảnphẩm của mình, nhận được sự đánh giá của GV và của tập thể cũng như độngviên, khen thưởng kịp thời
Mặc dù có những tác dụng to lớn nói trên, đáng tiếc rằng, loại thínghiệm này còn rất ít được sử dụng trong thực tiễn dạy học vật lí Trong xuhướng đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện nay, GV cần tăng cường sửdụng nó trong dạy học
Trang 25c) TNVL ở nhà không những nhằm đào sâu, mở rộng các kiến thức đã
học mà trong nhiều trường hợp các kết quả mà HS thu được sẽ là cứ liệu thựcnghiệm cho việc nghiên cứu kiến thức mới ở các bài học sau trên lớp Nộidung của các TNVL ở nhà không phải là sự lặp lại nguyên xi các TN đã làm ởtrên lớp mà phải có nét mới, không đơn thuần chỉ là sự tiến hành TN vớinhững hướng dẫn chi tiết
Nội dung của loại bài làm ở nhà này rất phong phú, có thể ra dướinhiều dạng khá nhau: Mô tả một phương án TN, yêu cầu HS tiến hành TN,tiên đoán hoặc giải thích kết quả TN; cho trước các dụng cụ, yêu cầu HS thiết
kế phương án TN để đạt được một mục đích nhất định (quan sát một hiệntượng, xác định một đại lượng vật lí); yêu cầu HS chất tạo một DCTNĐG từcác vật liệu cần thiết cho trước, rồi tiến hành TN với dụng cụ này nhằm đạtđược một mục đích nào đó…Nội dung của các TNVL ở nhà có thể mang tínhchất định tính hoặc định lượng
1.3 Hoạt động ngoại khóa Vật lí trong trường phổ thông
1.3.1 Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức
tổ chức dạy học ở trường phổ thông
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lênlớp, có thể giúp HS có kết quả cao hơn trong học tập và góp phần hoàn thiệnnhân cách cho các em
Các hình thức HĐNK ở các trường phổ thông của các nước trên thếgiới thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: trò chơi trí tuệ, câu lạc
bộ nhạc, kịch, hội họa, thể thao, dã ngoại thực tế…
Trong nhà trường phổ thông ở nước ta có ba hình thức tổ chức đào tạo:dạy học trên lớp, giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạynghề, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 261.3.2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí
HĐNK vật lí nói riêng và HĐNK nói chung có vai trò rất quan trọngtrong công tác giáo dục ở trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục trên tất cả các mặt, cụ thể là:
+ Về mặt nhận thức: HĐNK giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng nhữngtri thức đã được học trong nội khóa; giúp cho HS vận dụng được những kiếnthức đó vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, gắn liền líthuyết với thực tiễn, thấy được những ứng dụng của kiến thức đã được họctrong đời sống và kĩ thuật
+ Về mặt rèn luyện kĩ năng: HĐNK rèn luyện cho HS khả năng tựquản, kĩ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phầnphát triển kĩ năng giao tiếp, rèn luyện ngôn ngữ, kĩ năng phát biểu trước đámđông, giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm…
+ Về mặt giáo dục tinh thần, thái độ làm việc: HĐNK kích thích hứngthú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia mộtcách nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của HS
Ngoài ra, HĐNK còn góp phần phát triển năng lực tư duy như tư duylogic, tư duy trừu tượng và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo cho HS
1.3.3 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa
HĐNK về vật lí nói riêng và HĐNK nói chung có những đặc điểm cơbản sau:
+ Việc tổ chức các HĐNK phải được lập kế hoạch cụ thể về cả mụcđích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và thờigian thực hiện
+ Tổ chức các HĐNK dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia và sự hứngthú của HS, dưới sự hướng dẫn của GV Trên cơ sở đó HS sẽ yêu thích côngviệc, hoạt động tích cực, có hiệu quả và phát triển năng lực của mình
Trang 27+ Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể tổ chức HĐNK theonhóm hoặc tập thể đông người Trong điều kiện cho phép có thể huy động HStoàn trường tham gia, không phân biệt trình độ HS.
+ Nội dung và hình thức tổ chức ngoại khóa phải đa dạng, phong phú,mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HS tham gia
+ Việc đánh giá kết quả học tập ngoại khóa của HS không bằng điểm
số thông qua các bài kiểm tra như trong giờ học nội khóa, mà thông qua tínhtích cực, sáng tạo của HS và sản phẩm của quá trình hoạt động Ngoài ra, kếtquả của hoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách công khai thông qua cả
GV và HS Để khích lệ quá trình hoạt động của HS thì cũng cần có sự khích
lệ và phần thưởng động viên kịp thời cho các em
1.3.4 Nội dung, các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa về vật lí
Nội dung ngoại khóa về vật lí:
Nội dung của ngoại khóa vật lí phải bổ sung và hỗ trợ cho nội khóa.Nội dung của ngoại khóa giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức vật lí
đã được học trong nội khóa; bổ sung những kiến thức lí thuyết hoặc khắcphục những sai lầm mà HS thường mắc phải khi học nội khóa; giúp cho HShiểu rõ, biết liên kết và khái quát hóa những kiến thức đã được hình thànhmột cách rời rạc Ngoài ra, nội dung của ngoại khóa cần phải giúp cho HSnâng cao lòng ham thích, ham hiểu biết về vật lí – kĩ thuật, vật lí – đời sống,vật lí – thiên văn…phát triển tính độc lập, óc sáng tạo của HS, tạo điều kiệncho HS rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo
Có thể kể đến một số nội dung HĐNK mà HS có thể thực hiện như:
- Tìm hiểu thêm về các kiến thức vật lí và kĩ thuật.
- Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học, tìm hiểu những
ứng dụng của vật lí trong đời sống, kĩ thuật như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô
Trang 28tuyến điện tử, kĩ thuật chụp ảnh, các ứng dụng của sóng cơ, các ứng dụng củadao động cơ…
- Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí và kĩ thuật.
Để lựa chọn nội dung tổ chức ngoại khóa về vật lí phù hợp thì GV cầnphải căn cứ vào nội dung kiến thức mà HS được học trong nội khóa và tầmquan trọng của kiến thức này trong đời sống và kĩ thuật cũng như mục tiêudạy học về kiến thức đó mà HS cần đạt được
Căn cứ vào các hướng có thể tổ chức HĐNK về vật lí như trên và thực
tế dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi lựa chọn nội dungcủa đề tài chủ yếu là hoạt động thực nghiệm: thiết kế, chế tạo và sử dụng thínghiệm vật lí đơn giản và chúng tôi chọn nội dung kiến thức về dao động củacon lắc vật lí trong chương “ Dao động cơ” SGK vật lí 12 phổ thông để xâydựng nội dung cho HĐNK
Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí:
Việc phân chia các hình thức HĐNK về vật lí chỉ mang tính chất tương đối,không phân biệt được rõ ràng Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật
lí thông thường là: hoạt động ngoại khóa mang tính chất cá nhân, hoạt động ngoạikhóa theo các nhóm và hoạt động ngoại khóa có tính chất rộng rãi Cụ thể:
+ Tổ chức các HĐNK ở lớp và ở nhà ( HS đọc sách báo về vật lí và kĩthuật, tổ chức các buổi báo cáo và đại hội về các vấn đề vật lí – kĩ thuật, HS rabáo tường hoặc tập san về vật lí – kĩ thuật, HS biểu diễn thí nghiệm hoặc giớithiệu sản phẩm là thí nghiệm vật lí chế tạo được…)
+ HS tổ chức triển lãm giới thiệu những thành tích hoạt động ngoạikhóa về về vật lí
+ Tổ chức cho HS tham quan ngoại khóa về vật lí, kĩ thuật
+ Tổ chức, hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thínghiệm vật lí hay máy móc đơn giản
Trang 29+ Tổ chức ôn luyện cho HS tham dự thi học sinh giỏi hoặc các cuộc thikhác dành cho môn vật lí ở trường phổ thông.
Với các hình thức tổ chức ngoại khóa vật lí như trên, HS có thể thamgia các hoạt động với tư cách cá nhân, nhóm hoặc tập thể
Hoạt động ngoại khóa theo nhóm:
Dựa trên tính chất đặc thù của bộ môn vật lí: các kiến thức vật lí khôngkhó nhưng biểu hiện khá phức tạp trong thực tế và các kiến thức được xây dựngchủ yếu bằng con đường thực nghiệm Cho nên tổ chức ngoại khóa về vật lí nênlựa chọn nội dung liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm Để HĐNK về vật lí cóliên quan nhiều đến thí nghiệm thành công được thì hình thức tổ chức ngoạikhóa theo nhóm là ưu việt hơn Hình thức này vừa đảm bảo cho quá trình thiết
kế, chế tạo và tiến hành thí nghiệm diễn ra nhanh, có chất lượng vừa tạo điềukiện cho HS tự học hỏi lẫn nhau và rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm
- Các nguyên tắc đảm bảo tổ chức tốt nhóm ngoại khóa vật lí:
+ Khi tổ chức nhóm ngoại khóa trước hết phải dựa trên tinh thần tự nguyện,hứng thú của HS, HS phải được lựa chọn lĩnh vực kiến thức yêu thích để thiết kế,chế tạo thí nghiệm Điều này tạo cho HS tinh thần làm việc thoải mái, từ đó họ thấyyêu thích công việc, nỗ lực hoàn thành công việc và phát triển được tài năng
+ Để nhóm ngoại khóa có thể tồn tại và hoạt động hiệu quả thì nhấtthiết phải phát hiện và xây dựng được hạt nhân của nhóm – thường là trưởngnhóm HS được chọn là hạt nhân của nhóm phải thích thú và có sự nhiệt tìnhcao với đề tài mà nhóm theo đuổi, đồng thời cũng phải có khả năng đoàn kếtcác thành viên trong nhóm học tập và lực học thuộc hạng khá vững vàng, tuynhiên nhóm trưởng không nhất thiết là thành viên giỏi nhất trong nhóm
+ Yếu tố mới và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trongviệc duy trì và phát triển sự hứng thú, tích cực của nhóm Với nguyên tắc này,nội dung HĐNK phải mới ít nhiều so với nội khóa, không đơn thuần là những
Trang 30thí nghiệm kiểm nghiệm lại kiến thức hoặc áp dụng dưới dạng quá đơn giảncác kiến thức đã học GV cần phải xác định được nội dung thích hợp, vừa sứcvới HS và khéo léo tổ chức sao cho từng bước HS thu được kết quả đều đặn,
kể cả ở giai đoạn đầu để động viên kịp thời Để đạt được điều đó, khi tổ chứcnhóm ngoại khóa GV cần phải dự kiến được những khó khăn mà HS có thểgặp phải, lên phương án giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian, tài liệu, nguyênvật liệu…cho nhóm HS
+ Phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, tránh nặng nề, nhưng cũngtránh tùy tiện trong quá trình hoạt động nhóm Để đảm bảo nguyên tắc này,nhóm ngoại khóa cần có lịch làm việc cụ thể về thời gian cũng như tiến độcông việc, tránh tình trạng “đầu voi, đuôi chuột” Kiên quyết không để kếhoạch bị phá sản chừng nào không bị những nguyên nhân khách quan chi phối.Như vậy thì quá trình hoạt động mới có ý nghĩa và đảm bảo uy tín của GV
- Nội dung của nhóm ngoại khóa: tùy theo nội dung hoạt động của nhóm
ngoại khóa có thể phân loại thành: nhóm nghiên cứu lý thuyết vật lí, nhóm chếtạo dụng cụ thí nghiệm vật lí, nhóm tìm hiểu các vấn đề kĩ thuật của vật lí
+ Nhóm nghiên cứu lý thuyết vật lí: đi sâu vào tìm hiểu và sưu tầm cáctài liệu liên quan vấn đề được quan tâm nhằm giúp các thành viên trong lớphiểu sâu hơn kiến thức được học Đồng thời, nghiên cứu, giải thích các hiệntượng mà trong hoàn cảnh hạn chế của thời gian trên lớp mà giáo viên khôngthể đi sâu được Khi tham gia nhóm ngoại khóa này, HS có thể sưu tầm nhữngbài vật lí hay rồi tiến hành thảo luận để tìm ra phương pháp giải hay, ngắngọn; cũng có thể nhiệm vụ của nhóm là tìm hiểu lịch sử phát minh và pháttriển của một lĩnh vực vật lí, kĩ thuật hoặc tiểu sử của các nhà bác học vật lí…Nhóm có thể phụ trách công việc ra báo tường hoặc tập san vật lí, nội dungHĐNK của nhóm phải mới so với nội khóa, không đơn thuần là sưu tập cácthông tin có sẵn trong SGK hoặc sách bài tập Trong quá trình thực hiện đề
Trang 31tài, giáo viên cần lưu ý tới sự hứng thú của HS theo hướng tìm hiểu, nghiêncứu mà các em đã chọn để đảm bảo đề tài thành công đúng tiến độ và cungcấp được những sản phẩm có chất lượng.
+ Nhóm chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí: nhiệm vụ cơ bản của nhóm là
HS trực tiếp tham gia chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, qua đó có thể hiểu sâu hơnkiến thức được học, thấy được ứng dụng của kiến thức trong thực tế; đồng thờicũng khiến cho các em thấy hứng thú và tích cực hơn trong học tập; đồng thờivừa có thể bổ sung thêm các dụng cụ thí nghiệm còn thiếu cho nhà trường, giúpcho việc giảng dạy các khóa sau được thuận lợi Trong trường hợp này, giáoviên cần góp ý để các em chế tạo được những dụng cụ đẹp, bền và sử dụng đượclâu dài Tuy nhiên, trong quá trình HS chế tạo dụng cụ, GV cũng cần làm chocác em hiểu rõ nguyên tắc cấu tạo cũng như hoạt động của các dụng cụ, chứkhông phải các em chỉ cần chế tạo theo mẫu có sẵn mà không hiểu bản chất và ýnghĩa của chúng Có như vậy thì công tác ngoại khóa mới có ý nghĩa giáo dục vàthực tiễn mạnh mẽ Trong quá trình HĐNK, giáo viên cũng cần dạy cho các embiết cách sử dụng các công cụ, hiểu tính năng và cách gia công các vật liệu khácnhau như sắt, gỗ, bìa cứng, dây kim loại… Giáo viên có thể nhờ đến sự trợ giúpcủa phụ huynh hoặc chuyên gia hướng dẫn các em trong nhóm
+ Nhóm tìm hiểu các vấn đề kĩ thuật của vật lí: nội dung hoạt động củanhóm liên quan đến các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật Hoạt động củanhóm gắn liền với cả hai mặt lí thuyết và thực hành, do vậy, GV cần phải bổsung cả kiến thức lí thuyết và thực hành cho HS Khi tổ chức hình thức ngoạikhóa này, GV nên tổ chức những nhóm phục vụ yêu cầu sản xuất ở địaphương và phối hợp với những chuyên gia để có sự giúp đỡ về kĩ thuật cũngnhư kinh nghiệm Các nhóm ngoại khóa về vật lí kĩ thuật, nếu làm tốt vai tròcủa mình sẽ trở thành nòng cốt trong việc liên hệ bài học vật lí với thực tế kĩ
Trang 32thuật, nhóm này có vai trò tốt trong việc giúp các HS khác hiểu rõ hơn vai trò
và biểu hiện của các kiến thức vật lí trong đời sống
Hoạt động ngoại khóa có tính chất quần chúng rộng rãi:
Các HĐNK vật lí thu hút nhiều người tham gia như: hội vui vật lí, triểnlãm vật lí, báo tường về vật lí…HĐNK này thường là kết quả của quá trìnhhoạt động của nhóm vật lí Các HĐNK này nếu được chuẩn bị chu đáo và tổchức một cách hấp dẫn thì có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao lòng yêuthích nghiên cứu và học hỏi của học sinh
+ Hội vui vật lí:
Hội vui là một hình thức ngoại khóa phổ biến, lôi cuốn được đông đảo
HS tham gia, tạo ra được khí thế học tập và nghiên cứu Hội vui có thể tổchức theo từng chuyên đề hoặc theo khối lớp Chẳng hạn: hội vui cơ học, hộivui nhiệt học hội vui điện học và cuộc sống…
Hội vui có nội dung chính là các trò chơi hoặc câu hỏi rèn luyện trí tuệnhư: trò chơi hái hoa dân chủ, thi khéo tay, thi giải đáp các câu hỏi trí tuệ… Thờigian tổ chức hội vui không nên kéo dài để đảm bảo cho hội vui vừa truyền tải hếtnội dung cần thiết vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự đi lại của HS
Để cho hội vui thành công, đáp ứng được yêu cầu đã đề ra thì cần phải
có nội dung sao cho hợp lí, phong phú, hấp dẫn và có phần thưởng khuyếnkhích cho người thắng cuộc khi tham gia trò chơi Đối với những trò chơi cóliên quan đến máy móc thì cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trước khi tổ chức hộivui và phải có dự trù thời gian và dụng cụ cho những trò chơi này
+ Triển lãm vật lí:
Triển lãm về vật lí ở trường phổ thông có thể tổ chức nhân ngày lễ củatrường hoặc dịp tổng kết một học kì hoặc tổng kết cuối năm Mục đích củatriển lãm về vật lí là để nói lên thành tựu học tập và nghiên cứu vật lí của mộtkhối lớp hoặc toàn trường
Trang 33Để cho triển lãm thành công thì nội dung triển lãm phải phong phú,trình bày đẹp, khoa học và hấp dẫn Nội dung triển lãm có thể gồm: dụng cụ,
mô hình vật lí mà HS chế tạo được, mẫu vật sưu tầm được, đồ dùng phục vụcho việc dạy học, biểu diễn thí nghiệm vật lí có liên quan đến kiến thức phổthông mà HS đã được học Triển lãm có thể tổ chức kết hợp với hội vui vật líhoặc tiến hành cùng các bộ môn khác như toán, hóa, sinh, công nghệ…
+ Báo tường vật lí:
Đây là một hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ tổ chức, lôi cuốn đượcđông đảo HS tham gia, không phân biệt trình độ HS Hình thức HĐNK này cótác dụng tốt trong việc thúc đẩy HS sưu tầm, đọc các sách báo hoặc giải cácbài toán hay về vật lí Báo tường về vật lí cũng là một hoạt động để GV hoặccác thành viên tích cực trong lớp công bố các bài toán hay mà không có điềukiện hoặc không cần thiết phải trình bày trên lớp
Trên cơ sở nghiên cứu về các nội dung, hình thức HĐNK về vật lí và mụcđích của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn hướng nội dung hoạt động ngoại khóa làhoạt động thực nghiệm: tổ chức và hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụngcác dụng cụ thí nghiệm về dao động điều hòa của con lắc vật lí ( con lắc lá, conlắc xoắn, con lắc lật đật) từ những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, đơn giản, theo điềukiện của địa phương Với hướng nội dung đó, chúng tôi cũng lựa chọn hình thức
tổ chức HĐNK cơ bản là học sinh hoạt động theo nhóm Ngoài ra, để HĐNKcủa HS có ý nghĩa và tăng sự hứng thú của HS hơn, chúng tôi có tổ chức mộtbuổi để cho các nhóm báo cáo sản phẩm và kết hợp với hội vui vật lí
Phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí
Phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí thường có tính mềm dẻo, khôngcứng nhắc, phụ thuộc vào nội dung của HĐNK, trình độ của giáo viên cũng như
HS Cũng như trong dạy học nội khóa, trong dạy học ngoại khóa việc hướng dẫncủa giáo viên cũng theo các định hướng: định hướng tìm tòi, định hướng khái quát
Trang 34chương trình hóa, định hướng tái tạo Theo chúng tôi, vận dụng các phương phápnày vào dạy học ngoại khóa có thể tuân theo các bước như sau: ban đầu GV địnhhướng HS tìm tòi, tự tìm ra các kiến thức hoặc cách thức cần áp dụng để giảiquyết vấn đề Nếu HS không đáp ứng được yêu cầu đó thì GV tổ chức định hướngkhái quát chương trình hóa, gợi ý thêm cho HS Nếu HS vẫn không thực hiệnđược nhiệm vụ thì GV chuyển dần sang kiểu định hướng tái tạo (angorit).
- Định hướng tìm tòi:
Là kiểu hướng dẫn mà người dạy không chỉ ra cho HS một cách tườngminh các kiến thức và cách thức hoạt động cần áp dụng, mà người dạy chỉđưa ra những gợi ý mang tính tổng quát để HS có thể tự tìm tòi, huy độnghoặc xây dựng kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyếtnhiệm vụ mà họ đảm nhận, tức là đòi hỏi HS tự xác minh được kế hoạch hànhđộng thích hợp trong tình huống đang xét
Sự định hướng tìm tòi có thể phân biệt hai trình độ khác nhau đối vớihành động đòi hỏi của HS:
+ Định hướng tìm tòi áp dụng các cách thức hành động theo các mẫu
đã biết: ở mức độ này, GV yêu cầu HS tự huy động, lựa chọn cách thức hoạtđộng theo các mẫu đã biết để chuyển tải áp dụng vào tình huống đang xét
+ Định hướng tìm tòi sáng tạo: GV yêu cầu HS tự nghĩ ra cách thứchoạt động giải quyết vấn đề không theo một mẫu có sẵn
- Định hướng khái quát chương trình hóa:
Đó là kiểu hướng dẫn trong đó người dạy cũng gợi ý cho HS tự tìm tòinhư kiểu định hướng tìm tòi nói trên, nhưng giúp cho HS có được lối kháiquát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề và sự định hướng được chương trìnhhóa theo các bước dự định hợp lí, theo các yêu cầu từ cao đến thấp đối vớiHS: từ tổng quát, tổng thể, toàn bộ đến riêng biệt, chi tiết, bộ phận sao chothực hiện được một cách có hiệu quả các yêu cầu
Trang 35Người dạy phải thực hiện từng bước việc hướng dẫn HS tự lực giảiquyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận:
+ Sự định hướng ban đầu đòi hỏi HS tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề.+ Nếu HS không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của GV là sự pháttriển định hướng khái quát ban đầu (gợi ý thêm, cụ thể hóa, chi tiết hóa thêm mộtbước) để thu hẹp phạm vi, mức độ phải tìm tòi giải quyết cho vừa sức với HS
+ Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì sự hướng dẫn của GV chuyểndần sang kiểu định hướng tái tạo, mà trước tiên là kiểu định hướng angorit(hướng dẫn trình tự các hành động, thao tác hợp lí) để theo đó HS tự giảiquyết vấn đề đã đặt ra
+Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì mới thực hiện sự hướng dẫn táitạo đối với mỗi hành động, thao tác cụ thể riêng biệt của trình tự hành động,thao tác đó
- Định hướng tái tạo:
Là kiểu định hướng trong đó GV hướng HS vào việc huy động, ápdụng những kiến thức, cách thức hoạt động HS đã nắm được hoặc đã được
GV chỉ ra một cách tường minh, để HS thực hiện được nhiệm vụ mà họ đảmnhận Nghĩa là HS chỉ cần tái tạo lại những hành động đã được GV chỉ rõhoặc những hành động trong các tình huống đã quen thuộc đối với HS
Sự định hướng tái tạo có thể phân biệt hai trình độ khác nhau đối vớihành động đòi hỏi ở HS:
+ Định hướng tái tạo từng thao tác cụ thể riêng rẽ: trong kiểu địnhhướng này, người học sẽ theo dõi, thực hiện bắt chước lặp lại thao tác mẫu cụthể do giáo viên chỉ ra
+ Định hướng tái tạo angorit: trong kiểu định hướng này giáo viên chỉ
ra một cách khái quát tổng thể trình tự hành động để người học tự chủ giảiquyết được nhiệm vụ
Trang 36Với mục đích và nội dung của đề tài, chúng tôi chọn kiểu định hướng cho
HS không phải chỉ là định hướng tái tạo hay chỉ là định hướng tìm tòi mà là kiểuđịnh hướng khái quát chương trình hóa Chúng tôi sẽ giao nhiệm vụ cho HS dướidạng những nhiệm vụ học tập, sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm cách giảiquyết nhiệm vụ được giao Nếu HS gặp khó khăn thì GV gợi ý thêm, cụ thể hóanhiệm vụ hơn để thu hẹp phạm vi tìm tòi, nghiên cứu vừa sức hơn với HS
Việc hướng dẫn HĐNK khác với dạy học nội khóa ở chỗ:
+ Ở nội khóa, nếu HS gặp khó khăn không trả lời được câu hỏi hoặctình huống mà GV đưa ra thì GV có thể ngay lập tức thu hẹp phạm vi nghiêncứu sao cho vừa sức với HS Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì sự hướngdẫn của GV chuyển dần sang kiểu định hướng tái tạo, mà trước hết là kiểu địnhhướng angorit để theo đó HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Nếu HS vẫn khôngđáp ứng được thì mới thực hiện sự hướng dẫn tái tạo đối với mỗi hành động, thaotác đó
+ Ở dạy học ngoại khóa thì không như vậy, nếu HS gặp khó khăn trongviệc thực hiện nhiệm vụ được giao, do có nhiều thời gian nên GV để HS vềnhà suy nghĩ tiếp trong vài ngày thì có thể HS sẽ tự giải quyết được khó khăn.Nếu HS vẫn gặp khó khăn thì giáo viên sẽ gợi ý tiếp mà không sử dụngphương pháp tái tạo ngay từ đầu
1.3.5 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí
Kết quả của HĐNK vật lí phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kếhoạch hoạt động mà GV vật lí là người quyết định Hiện nay chưa có nhiều tàiliệu nói rõ quy trình tổ chức HĐNK vật lí Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhậnthấy việc tổ chức HĐNK về vật lí cho HS có thể thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: lựa chọn chủ đề ngoại khóa
Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực
tế của dạy học nội khóa bộ môn, đặc điểm của HS và điều kiện của GV cũng
Trang 37như của nhà trường để lựa chọn chủ đề ngoại khóa cần tổ chức Việc lựa chọnnày phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, tựlực của HS ngay từ đầu.
+ Bước 2: lập kế hoạch ngoại khóa
Khi lập kế hoạch ngoại khóa thì GV cần phải xây dựng các nội dung sau:
Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiếnthức, mục tiêu về kĩ năng và yêu cầu về phát triển năng lực, trí tuệ, mục tiêu
về thái độ tình cảm
Xây dựng nội dung cho HĐNK dưới dạng những nhiệm vụ học tập
cụ thể
Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết
Dự kiến những công việc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lựclượng giáo dục khác
Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức
+ Bước 3: tiến hành HĐNK theo kế hoạch
Khi tổ chức HĐNK theo kế hoạch GV cần phải chú ý những nội dung sau:
Luôn theo dõi quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡkịp thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điềuchỉnh những nội dung diễn ra không đúng kế hoạch
Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như lớp học, khối thì
GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động Đồng thời, GVcũng phải là người trọng tài công minh để tổ chức cho HS tham gia tranh luậnhay bảo vệ ý kiến của mình về những nội dung HĐNK
Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như tổ, nhóm thì cần đểcho HS hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao, GVchỉ đóng vai trò hướng dẫn HS khi gặp khó khăn hoặc việc không xử lí được
Trang 38 Sau mỗi đợt tổ chức HĐNK thì GV phải đánh giá, rút kinh nghiệm
để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp cho hợp lí để tổ chức nhữngđợt ngoại khóa về sau đạt kết quả cao hơn
+ Bước 4: tổ chức cho HS báo cáo kết quả, tham gia hội vui, rút kinhnghiệm, khen thưởng
Việc đánh giá kết quả của quá trình HĐNK không giống trong nội khóa,
mà phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động GV đánh giá hiệu quả thôngqua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của HS và cả những kết quả mà HS đạtđược trong quá trình hoạt động Trong đó, sản phẩm của quá trình hoạt động làmột căn cứ quan trọng để tạo đánh giá Do vậy, cần tổ chức cho HS giới thiệu,báo cáo sản phẩm đã tạo ra được trong quá trình HĐNK Mặt khác, việc làm nàycòn có tác dụng khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của HS về sau
Quy trình tổ chức HĐNK như trên có thể đem lại hiệu quả cao nếu GVbiết vận dụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động của HS Tuynhiên, trong quá trình thực hiện GV cần phải căn cứ vào tình hình thực tế củanhà trường, HS và các yêu cầu giáo dục của bộ môn và vận dụng quy trìnhtrên một cách mềm dẻo sao cho quá trình HĐNK đạt hiệu quả cao
1.4 Tìm hiểu tình hình dạy và học các kiến thức phần cơ học trong chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 ở trường THPT Trung Giã- Sóc Sơn- Hà Nội.
1.4.1 Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực tế dạy và học các kiến thức phần cơ học trong chương
“Động lực học chất điểm” Vật lí 10 ở trường THPT Trung Giã- Sóc Sơn- HàNội nhằm:
- Phát hiện ra những sai lầm của học sinh khi học về các lực cơ học
- Tìm hiểu phương pháp dạy, phương pháp học về các lực cơ học
Trang 39- Nắm bắt tình hình thiết bị thí nghiệm về các lực cơ học và việc sửdụng thiết bị trong dạy học chương “Động lực học chất điểm”.
- Tìm hiểu tính tích cực và năng lực thực nghiệm của HS khi học cáckiến thức về các lực cơ học
Từ những kết quả tìm hiểu, chúng tôi lấy làm một trong những cơ sởkhi xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐNK sao cho pháthuy được tính tích cực và phát triển năng lực thực nghiệm của HS
1.4.2 Phương pháp điều tra
Chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV và HS
- Sử dụng bài kiểm tra kiến thức HS về các lực cơ học
- Tham quan phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm vật lí để tìm hiểu
về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình sử dụng thiết bị thí nghiệm về các lực
cơ học
1.4.3 Đối tượng điều tra
- GV vật lí và HS khối 10 trường THPT Trung Giã
- Thiết bị thí nghiệm về các lực cơ học ở trường THPT Trung Giã
1.4.4 Kết quả điều tra
1.4.4.1 Tình hình giáo viên và phương pháp dạy.
- Về phương pháp dạy:
Trang 40Qua điều tra cho thấy, chủ yếu các GV vẫn chỉ dạy theo phương phápthuyết trình, đàm thoại Bên cạnh đó, có một số ít GV có sử dụng phươngpháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học bằng phương pháp thựcnghiệm, dạy học theo nhóm song chưa triệt để, hiệu quả chưa cao Cụ thể:
+ Việc dạy học mỗi phần, mỗi bài chưa thực sự kích thích sự hứng thúnhận thức của HS, do GV chưa khai thác triệt để những kinh nghiệm, vốnhiểu biết, nhu cầu nhận thức của HS để có phương pháp dạy học thích hợp.Trong quá trình dạy, GV chưa cho HS đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề,không tổ chức cho HS thiết kế các phương án thí nghiệm, chủ yếu là GV làmviệc và đưa ra thông báo, kết luận
+ Khi áp dụng phương pháp học theo nhóm, vẫn còn nhiều HS không thamgia hoạt động, chưa thực sự tích cực; nhiều khi do điều kiện tiết học hạn hẹp, trình
độ HS không đồng đều, có nhóm làm việc không đạt được đến kết quả cuối cùng,
GV không hướng dẫn, mà trực tiếp giải quyết nhiệm vụ đó cho HS
+ Phần lớn các thí nghiệm được sử dụng trong tiết học là thí nghiệmbiểu diễn của GV với những thiết bị được cung cấp, hoặc mô tả bằng hình vẽ
GV hầu như không yêu cầu HS tìm kiếm, thiết kế, chế tạo và sử dụng cácdụng cụ để thực hiện các thí nghiệm đơn giản cũng như khuyến khích HS tiếnhành thí nghiệm ở nhà, thường giao nhiệm vụ như (HS giải một số bài tập cóliên quan đến các lực cơ học hay tìm hiểu các ứng dụng của các lực cơ họctrong cuộc sống và kĩ thuật…) chứ không kiểm tra, hướng dẫn HS
+ Dụng cụ thí nghiệm về các lực cơ học: trường được trang bị một sốdụng cụ về các lực cơ học như: lực ma sát, lực đàn hồi.nhưng do thời lượng củatiết học nội khóa, GV chỉ mô tả, giới thiệu các thí nghiệm Trong thực tế, dụng
cụ thí nghiệm về các lực cơ học không phức tạp nhưng GV chưa tổ chức cho HSthiết kế, chế tạo để phục vụ dạy học nội khóa nên trong khi dạy về dao động cơ,
GV chủ yếu mô tả thí nghiệm, hoặc nếu có chỉ là thí nghiệm quan sát