1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BIỆN PHÁP CHO TRẺ 5 6 TUỔI học tốt môn GIÁO dục âm NHẠC

21 631 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động mang tính nghệ thuật được trẻ Mầm non rất yêu thích, đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động mang tính nghệ thuật được trẻ Mầm non rất yêu thích, đây là loại hình được xem như phương tiện

để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ một cách hiệu quả ở trường mầm non

Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, qua hoạt động

âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi, nên việc cho trẻ được tiếp xúc với âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu được Thông qua hoạt động này trẻ được giáo dục tình cảm đạo đức và thẩm mĩm giúp trẻ phát triển năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất Nội dung của âm nhạc được xây dựng bằng các dạng hoạt động âm nhạc ; ca hát - vận động theo nhạc – Nghe hát – Trò chơi âm nhạc Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất

và thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp cho trẻ tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu những người thân và qua các tác phẩm âm nhạc trẻ còn biết kính trọng và vâng lời người lớn ngoài ra trẻ còn biết yêu quí thế giới xung quanh trẻ

Với tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo

là giáo viên mầm non , tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp nào để tổ chức cho trẻ MG tiếp cận âm nhạc một cách có hiệu quả nhất Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa

Trang 2

chọn đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

* Mục tiêu: Giáo dục âm nhạc là môn nghệ thuật thuật có tác dụng

giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển đạo đức, thẩm mĩ trí tuệ, giúp cho trẻ cảm nhận được tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu những người thân và qua các tác phẩm âm nhạc trẻ còn biết kính trọng và vâng lời người lớn ngoài ra trẻ còn biết yêu quí thế giới xung quanh trẻ

* Nhiệm vụ: Giáo viên đòi hỏi phải có trình độ, nắm bắt được đặc điểm

tâm lý của trẻ đồng thời lựa chọn các đề tài sao cho phù hợp lứa tuổi và địa phương, qua đó giúp trẻ mạn dạn tự tin sáng tạo yêu thích âm nhạc

3 Đối tượng nghiên cứu :

- Học sinh lớp Lá 4 phân hiệu Hòa Trung

4 Phạm vi nghiên cứu :

- Trường Mẫu giáo Hoa Sen

5 Phương pháp nghiên cứu :

- Các phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ Bởi chính ở đây

âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục hoàn thiện nhân cách cho trẻ Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc giáo dục trẻ

Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người, và phát triển ở trẻ những thói quen nề nếp tốt trong sinh hoạt Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi

Đặc biệt để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ có hiệu quả, giúp trẻ năng động sáng tạo trong mọi hoạt động , giáo viên phải biết lựa chọn bài hát, bản nhạc phù hợp, hấp dẫn, tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học cho trẻ phù hợp

2 Thực trạng : Sau nhiều năm công tác tại trường, là giáo viên mầm

non tôi nhận ra rằng việc truyền thụ âm nhạc cho trẻ đối với vùng đồng bào dân tộc để áp dụng vào thực tế môn GD âm nhạc là một điều hết sức cần thiết vì trẻ

MG vùng nông thôn chưa qua chương trình học lớp mầm, Chồi việc tiếp thu và cảm nhận về âm nhạc còn hạn chế

a Thuận lợi – khó khăn :

* Thuận lợi :

- Về phía nhà trường.

+ Được sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất: Lớp học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho cô và trẻ hoạt động Lớp học được trang bị về loa, ti vi, máy tính… để giáo viên tổ chức hoạt động

Trang 4

+ Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp, khuyến khích, động viên giáo viên tổ chức hoạt động, đánh giá rút kinh nghiệm.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và các đơn vị bạn tổ chức

- Về phía giáo viên:

+ Giáo viên có kinh nghiệm, có kiến thức trong việc tổ chức hoạt động

- Về phía phụ huynh:

+ Một số phụ huynh cũng đã quan tâm đến năng khiếu riêng của trẻ.+ Lớp học nằm trên trục đường cạnh quốc lộ nên thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ huynh

Trang 5

b.Thành công - hạn chế :

* Thành công:

+ Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào hoạt động âm nhạc của trẻ tại trường, trong các giờ học trẻ hứng thú tham gia hoạt động, qua các tiết mục hát múa, trò chơi âm nhạc, vận động tự do trẻ đã có sự sáng tạo, giờ học thoải mái, không gò bó, trẻ thực hiện đạt yêu cầu

* Hạn chế:

+ Cơ sở vật chất về môi trường hoạt động cho môn âm nhạc còn hạn chế, trẻ còn nhút nhát rụt rè khi đến trường nên mức độ đạt chưa được như ý muốn

c Mặt mạnh - mặt yếu :

* Mặt mạnh

- Khi thực hiện đề tài, để hoạt động âm nhạc được hấp dẫn, lôi cuốn đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập, nâng cao kiến thức, vì vậy mà chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao

- Giáo viên nắm vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiêm để tổ chức tốt hoạt động

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong các hoạt động

- Trẻ tiếp thu âm nhạc nhanh hứng thú trong các hoạt động cũng qua âm nhạc giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu bạn bè những người thân và yêu thên nhiên

* Mặt yếu

+ Tuy nhiên còn có mặt hạn chế do chủ nhiệm lớp lớn, do lớp ghép 2

độ tuổi nên trong một số hoạt động chưa phát huy hết năng khiếu của trẻ

+ Khả năng âm nhạc của giáo viên còn hạn chế về cường độ, cao độ,

âm thanh, dụng cụ âm nhạc…

Trang 6

d Nguyên nhân

- Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, trường có loa phóng thanh (Phân hiệu Hòa Trung), có đầu đĩa để sử dụng trong giờ đón trẻ, giờ thể dục sáng Lớp học được trang bị đầy đủ như : đầu đĩa, tivi phục vụ cho các hoạt động của giáo viên

- Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu, âm nhạc dễ đi vào lòng người và trẻ em lại càng dễ “ thuần hoá” hơn bằng những giai điệu vui tươi quen thuộc

- Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp, yêu

âm nhạc

- Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên tác động đến quá trình dạy và học của giáo viên,học sinh

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Như chúng ta đã biết, thông qua Âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác khi kết hợp với học hát và rèn luyện vận động Khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ và dẻo dai của cơ thể

Nếu giáo viên tổ chức Hoạt động Âm nhạc thường xuyên và đi đúng phương pháp, có sự linh hoạt và sáng tạo, biết lựa chọn những bài hát, tác phẩm phù hợp với chủ đề và đặc điểm phát triển của trẻ, ngoài ra cũng phải có sự chuẩn

bị chu đáo về đồ dung, dụng cụ âm nhạc phục vụ cho hoạt động của trẻ thì sẽ phát huy được khả năng âm nhạc của trẻ, cũng như phát triển cho trẻ một cách toàn diện về thể chất và tinh thần

Tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên đã thực sự đầu tư vào hoạt động hay chỉ thực hiện theo hình thức đối phó, đã chủ động sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức hay vẫn duy trì những phương pháp cũ, đã động viên, khuyến khích, kích thích tính chủ động và sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hay vẫn truyền

Trang 7

thụ kiến thức theo lối bị động, nhồi nhét đó là những vấn đề, những thắc mắc mà thực trạng đặt ra để giải quyết.

3 Giải pháp - Biện pháp:

a Mục tiêu của giải pháp - biện pháp :

- Để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động “nghệ thuật” (hoạt động âm nhạc) nói riêng, trước hết cần rèn luyện nề nếp cho trẻ ngay

từ ban đầu vì khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô giúp trẻ say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi dậy năng khiếu âm nhạc cho trẻ

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Biện pháp 1: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào hoạt động âm nhạc.

Tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn, tôi đã tạo ra những dụng

cụ âm nhạc (gáo dừa, thanh tre, hòn sỏi, ống lon…) để dạy trẻ vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp, theo lời bài hát trong các giờ vận động âm nhạc

Những hình tượng ngộ nghĩnh như: mặt nạ, mũ các con vật nuôi Tôi dạy trẻ minh họa nội dung các bài hát bằng các động tác vừa mang tính nghệ thuật vừa mô phỏng các hoạt động của đời sống thực, sẽ tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật với cuộc sống

Ví dụ: Động tác vẫy cánh tay mô tả cách chim bay (múa bài: “Con chim non”), cuộn cổ tay hái hoa (múa bài “Múa cho mẹ xem”) Đây cũng là một hình thức để giáo viên và trẻ đến với âm nhạc một cách hứng thú nhất, tích cực nhất và sáng tạo nhất

Bên cạnh đó, tôi cũng tận dụng trang thiết bị âm nhạc của lớp như: quần

áo trang phục, đàn, trống, ti vi, cát sét, máy tăng âm, micro, tạo môi trường tốt cho cô và trẻ hoạt động âm nhạc có hiệu quả

Trang 8

* Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng ca hát.

Ca hát là một trong những hoạt động âm nhạc được yêu thích Nó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để cảm thụ nghệ thuật Trẻ được hát những bài hát mầm non và trò chuyện về ý nghĩa nội dung bài hát trong các giờ hoạt động âm nhạc theo chủ đề sẽ tạo ra cảm nhận nghệ thuật, có tác dụng giáo dục tình cảm và thẩm mỹ

Cô dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời, biết hát biểu diễn sắc thái tình cảm, tạo cho trẻ sự hứng thú trong ca hát Luyện tập kỹ năng ca hát bao gồm việc dạy trẻ thuộc bài hát, tập các hình thức biểu diễn Cô có thể tiến hành theo các cách dạy sau đây :

+ Cô dạy trẻ đọc lời bài hát theo từng câu sau đó hát vào nhạc

+ Dạy trẻ hát theo cô từng câu vài ba lần rồi ghép vào cả bài hát

+ Dạy trẻ hát theo cô liên tục từng câu, từng đoạn của bài hát

+ Trẻ hát theo cô cả bài hát nhiều lần rồi thuộc dần dần

Cô giáo cần căn cứ vào bài hát dễ hay khó, dài hay ngắn, mức độ đã biết của trẻ để chọn cách dạy phù hợp Khi trẻ đã thuộc, cô tiếp tục dạy trẻ hát thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát Cho trẻ tập các hình thức biểu diễn: Hát đồng

ca, song ca, hát có lĩnh xướng, hát to nhỏ, hát nhanh chậm, hát kết hợp với nhảy múa hoặc gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc

VD: Chủ đề: “Thế giới động vật” tôi lựa chọn những bài hát về các con vật trẻ yêu thích và gần gũi với trẻ để hát đồng ca như: Bài hát: Chú voi con, chú mèo con Con chuồn chuồn, bài hát Con vịt bầu …

VD: Chủ đề: “Thề giới thực vật” cho trẻ hát những bài hát đối đáp, song ca kết hợp múa tạo sự mạnh dạn cho trẻ như bài hát: “Qủa”, “ Lý con khỉ”

Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức những hội thi năng khiếu: “Tập làm

ca sĩ”, “Tập làm diễn viên” với nội dung phong phú như thi kỹ năng ca hát, hát theo từng câu bài hát…

Trang 9

Để đạt được kết quả các giờ học âm nhạc một cách tốt nhất tôi tạo điều kiện để trẻ tri giác toàn vẹn và nhận biết tính chất chung của tác phẩm sau đó phân biệt một cách đơn giản phương tiện âm nhạc (Tốc độ , cường độ , âm sắc) qua giờ đón trẻ , giờ đi dạo , giờ chơi , giờ nghỉ , giờ trả trẻ tôi tổ chức cho trẻ nghe với nội dung phù hợp kết hợp với hiểu biết của trẻ nhằm củng cố, tích luỹ các ấn tượng âm nhạc và dễ dàng ghi nhớ tác phẩm.

* Biện pháp 3 : Dạy trẻ kĩ năng vận động theo nhạc

Cô dạy trẻ nhảy múa, thực hiện các động tác phối hợp của thân thể với nhịp điệu và nội dung tác phẩm âm nhạc, tạo ra hình tượng nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ Cô dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi gõ đệm theo

“nhịp”, “phách” và một số hình ‘tiết tấu” tạo cho trẻ cảm nhận nhịp điệu Vì vậy việc dạy kỹ năng vận động cần được tiến hành vừa đảm bảo thành thạo động tác, vừa mang tính giáo dục, tạo cho trẻ tác phong mạnh dạn, hồn nhiên

Có nhiều cách dạy trẻ vận động theo nhạc, cô có thể căn cứ vào đặc điểm cụ thể của lớp để chọn cách dạy phù hợp Tuy nhiên cách thông dụng nhất

là dạy trẻ vận động theo nhịp đếm (1,2,3,4…), sau đó ghép vào từng câu nhạc, đoạn nhạc và tiến tới thực hiện tổng thể cả bài Cô cũng có thể cho trẻ thực hiện chậm theo cô cả bài một số lần sau đó luyện tập lại từng động tác

Khi dạy trẻ những động tác nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hoặc minh họa bằng hình thức trò chơi, cô cần lưu ý động viên nhiều cháu tham gia, tạo không khí vui tươi với tập thể lớp Tuy nhiên cũng có một số bài múa hay hình thức vận động chỉ phù hợp với các cháu cùng giới (nam, nữ) thì cũng không nhất thiết phải tập luyện cho cả lớp theo cùng một động tác mà cần có các hình thức riêng cho (nam, nữ), sau đó thực hiện phối hợp thành bài múa chung Một số bài múa với yêu cầu nghệ thuật, cô chọn các cháu có khả năng khá hơn tạo thành nhóm luyện tập riêng với các trang phục và đạo cụ múa biểu diễn cho cả lớp cùng phụ họa

Trang 10

Khi dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi gõ đệm theo hát, cô cần lưu ý căn cứ vào loài nhịp, cấu trúc hình tiết tấu để chọn hình thức vỗ tay, gõ nệm và cách dạy phù hợp Trước khi dạy trẻ gõ đệm hòa tấu với nhạc cụ, cô cần dạy từng nhóm trẻ luyện tập thành thạo hình thức riêng của nhóm, sau đó mới ghép hòa tấu Nếu trẻ thực hiện không đều thì cô cho trẻ tập gõ theo nhịp đếm, tập từng câu hát rồi gõ theo cả bài hát.

Múa và gõ đệm theo nhạc là hai hình thức vận động ngẫu hứng mang tính sáng tạo Vì vậy, giáo viên cần khuyến khích thúc đẩy sự vận động tự nhiên của trẻ qua việc thực hiện theo các tác phẩm âm nhạc phù hợp

Để khắc sâu cảm xúc với tác phẩm âm nhạc tôi thường xuyên thay đổi cách biểu diễn và ở mọi lúc mọi nơi thường xuyên trò chuyện với trẻ về tác phẩm : Tính chất giai điệu , tiết tấu lời ca và dùng biện pháp so sánh giúp trẻ nhớ lại bài hát và nhận ra những nét đặc trưng của bài cô đã hát ,bên cạnh dạy ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ hát , múa ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng khuyến khích, động viên, hướng dẫn trẻ biểu diễn một số bài hát , bài múa mà trẻ

đã được biểu diễn ở lớp

* Biện pháp 4 : Tổ chức “Trò chơi âm nhạc”

- Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc

Vì vậy ngoài các quy định chung của trò chơi, cô cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu Cô hướng dẫn trẻ luật chơi và làm mẫu thật rõ ràng để nhận biêt cách chơi

- Trò chơi âm nhạc thực hiện trong giờ hoạt động chung, tạo cho chương trình hoạt động nghệ thuật của trẻ sinh động, vì vậy cô cần xem kĩ tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi hứng thú, có tác dụng giáo dục âm nhạc

- Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi một số trò chơi nhằm làm tăng thêm

sự phong phú âm nhạc cho trẻ

Trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” :

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w