Mặt khác do sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành, các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, kịp thời; việc
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thanh Cúc
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong luận văn này là trung thực, là sản phẩm trí tuệ của tôi, các tài liệu thực tế đều được thu thập từ Bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên và các đơn vị tham gia Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hưng Yên Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến tính trung thực của luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Cần
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo thuộc bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong khoá học và trong quá trình hoàn thành bản luận văn này Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Thanh Cúc đã dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ liên quan của Bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên; các đơn vị tham gia Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên và các cá nhân tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Cần
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình viii
trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến của đề tài 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Đặc điểm, vai trò, mục tiêu quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 5
2.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 10
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới 21
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 30
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 33
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 35
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 35
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội: 37
3.1.3 Khái quát về bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 38
Trang 53.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 42
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin dữ liệu 44
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 45
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 47
4.1 Thực trạng quản lý thu bhtn tại bhxh thành phố Hưng Yên 47
4.1.1 Khái quát thực trạng thu bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên 47
4.1.2 Lập, xây dựng kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp 48
4.1.3 Tổ chức, thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp 51
4.1.4 Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thực hiện thu, nộp bảo hiểm thất nghiệp 71
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bhtn tại bhxh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 87
4.2.1 Yếu tố khách quan 87
4.2.2 Yếu tố chủ quan 88
4.3 Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh Hưng Yên 89
4.3.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu bảo hiểm thất nghiệp 89
4.3.2 Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 92
4.3.3 Thiết kế chương trình quản lý nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp 95
4.3.4 Nâng cao chất lượng phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra 95
4.3.5 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức công đoàn và cơ quan báo chí trong quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 97
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 103
5.1 Kết luận 103
5.2 Kiến nghị 104
5.2.1 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam 104
5.2.2 Kiến nghị với UBND thành phố 104
Tài liệu tham khảo 105
Phụ lục 107
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
NLĐ Người lao động SDLĐ Sử dụng lao động
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc và Việt Nam 22
Bảng 2.2 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Đức và Việt Nam 24
Bảng 2.3 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc và Việt Nam 27
Bảng 2.4 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam 29
Bảng 2.5 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở ChiLe và Việt Nam 31
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động thành phố Hưng Yên 2012-2014 38
Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên 41
Bảng 3.3 Phân bổ chọn điểm nghiên cứu 42
Bảng 3.4 Thu thập thông tin thứ cấp 43
Bảng 3.5 Phân bổ mẫu điều tra người lao động 44
Bảng 4.1 Kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 49
Bảng 4.2 So sánh kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp của bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên với kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp do bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên giao năm 2015 50
Bảng 4.3 Số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2011 - 2015 52
Bảng 4.4 Số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2011 - 2015 54
Bảng 4.5 Tình hình lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hưng Yên năm 2015 56
Bảng 4.6 Khảo sát nhận thức và hiểu biết về bảo hiểm thất nghiệp của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hưng Yên 58
Bảng 4.7 Tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trả lời về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 60
Bảng 4.8 Tổng hợp mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2011 - 2015 62
Bảng 4.9 Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2013 - 2015 63
Bảng 4.10 Kết quả thực hiện kế hoạch thu 3 năm 66
Bảng 4.11 Tình hình nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2011 - 2015 67
Bảng 4.12 Tình hình nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp của từng khối tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015 70
Trang 8Bảng 4.13 Kết quả thanh kiểm tra phát hiện vi phạm về thu nộp bảo hiểm thất nghiệp 72 Bảng 4.14 Tỷ lệ người thụ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trả lời về tình
hình thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (30 phiếu) 74 Bảng 4.15 Tình hình trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp khối doanh nghiệp từ năm
2011-2015 81 Bảng 4.16 Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2015 82
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1 Quy trình thu bảo hiểm thất nghiệp 11
Sơ đồ 2.2 Công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp 17
Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hưng Yên 40
Biểu đồ 3.1 Tổng sản phẩm (GDP) của thành phố Hưng Yên qua các năm 37
Biểu đồ 4.1 Số đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 53
Biểu đồ 4.2 Số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2011– 2015 55
Biểu đồ 4.3 Tình hình thu bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2013-2015 64
Biểu đồ 4.4 Số nợ tiền bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2011- 2015 67
Hình 3.1 Bản đồ khoanh vùng quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hưng Yên – tỉnh Hưng Yên 35
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Cần
Tên Luận văn: “Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành
phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường Thất nghiệp tác động rất lớn đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho người đã đi làm và bị mất việc làm ngoài ý muốn Bảo hiểm thất nghiệp sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc Mức hỗ trợ thu nhập dựa trên cơ
sở đóng góp của người lao động trước khi bị thất nghiệp
Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp Thời điểm triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp là thời điểm nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế của thành phố Hưng Yên nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng của nền kinh tế thế giới dẫn đến hậu quả là nhiều người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp
do doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, chính sách bào hiểm thất nghiệp đã kịp thời bù đắp một phần thu nhập cho người lao động mất việc làm để duy trì cuộc sống và các biện pháp tích cực như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề để giúp họ sớm trở lại thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Quản lý thu BHTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và luôn được BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên chú trọng Bởi lẽ, đây không những là đầu vào, là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện chế độ chính sách cho người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà quan trọng hơn nữa Quản lý thu BHTN còn góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ngành, đó là mục tiêu thực hiện BHTN cho mọi người lao động Những số liệu tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh của người tham gia BHTN đã cho thấy công tác khai thác, phát triển, mở rộng đối tượng của BHXH thành phố Hưng Yên thực hiện khá hiệu quả
Trang 11Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu Bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua cũng đã bộc
lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục Tình trạng trốn đóng BHTN ngày càng gia tăng, số doanh nghiệp trốn đóng BHTN cho người lao động so với số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp Việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHTN dưới nhiều hình thức khác nhau như không tham gia, khai báo số lao động ít hơn
số lao động hiện có, hoặc khai báo mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức thực trả, có những doanh nghiệp còn thỏa hiệp với người lao động cùng trốn đóng BHTN Tình trạng chậm đóng BHTN vẫn còn xảy ra, một số đơn vị sử dụng có số nợ lớn hàng trăm triệu đồng Tính đến 31/12/2015, số tiền nợ BHTN là 226 triệu đồng chiếm 2,56% số phải thu năm 2015 của thành phố Hưng Yên, song tính chất lại nghiêm trọng do đây là khoản tiền của người lao động đóng góp bị chiếm dụng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng ngàn người lao động tham gia BHTN
Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trên là do một số quy định của Luật BHXH còn thiếu chặt chẽ hoặc bị lợi dụng làm gia tăng số nợ BHTN hoặc giảm nguồn thu BHTN Các biện pháp, chế tài xử phạt hành vi trốn đóng, chậm đóng BHTN áp dụng mức thấp Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước
về doanh nghiệp, lao động, thuế và bảo hiểm xã hội trong việc cung cấp thông tin liên quan đến những đơn vị đăng ký kinh doanh mới có sử dụng lao động Bên cạnh đó, do nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về chính sách BHTN còn hạn chế
Để tăng cường công tác quản lý thu BHTN trong những năm tiếp theo, BHXH thành phố Hưng Yên, cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường quản lý thu BHTN và đảm bảo công tác lập kế hoạch thu; Tăng cường quản lý chi BHTN; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHTN Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về BHTN
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Dinh Can
Thesis title: “Management of unemployment insurance fee collection at Social
Insurance Depantment at Hung Yen City, Hung Yen province”
Major: Economic management Code: 60.34.04.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In the market economy, unemployment is an objective phenomenon, and it is manifested as a characteristic inherent in a market economy Unemployment is a huge impact on the development, economic stability, political and economic development of each country, it pushes the workers are unemployed in a destitute situation, wasting social resources, is one of the underlying causes makes the economy stalled Unemployment insurance is a type of temporary welfare for people who go to work and lose their jobs involuntarily Unemployment insurance will contribute to stabilizing the life and support for workers and apprentices are looking for work, soon put them back to work The level of income support on the basis of the employee contribution before being unemployed
From 01/01/2009, Vietnam officially implement unemployment insurance Policy deployment time unemployment insurance is time Vietnam's economy in general and the economy of the city Hung Yen in particular affected by the crisis of the world economy
is more result workers fall into unemployment by corporate dissolution, bankruptcy or narrow business production, unemployment insurance policy was timely partially offset income for workers losing their jobs to maintain life and the positive measures such as counseling, job placement, support workers to help their apprenticeship soon return the labor market, contribute to ensuring social security
Collection management of unemployment insurance is one of the key tasks and always be Social Insurance Hung Yen City, Hung Yen focused Because, this is not the input, the basic financial resources to implement policies for the benefit of unemployment insurance that more important Management of unemployment insurance revenues also contributed to the implementation of the strategic tasks of the sector, which is the goal of implementing unemployment insurance for all workers The relentless growth of data at a faster rate of insured unemployment showed mining activities, develop and expand the object of Social Insurance Hung Yen city implemented quite effectively
Trang 13In addition to these achievements, the management of collecting unemployment insurance in the Social Insurance Hung Yen City, Hung Yen province in recent years has revealed some survive, to overcome limitations Status evasion growing unemployment, some businesses evasion unemployment for workers than the business is the production and business activities accounted for the low rate Evading the duty to pay unemployment insurance under many different forms, such as not participating, to declare the number of employees less than existing workers, or declare wages paid to laborers paid less than the real, there are now also compromise with the workers and the unemployment insurance contribution evasion Slow status of unemployment insurance contributions are still occurring, some units use a large number of hundreds of million of debt As of 12.31.2015, the amount of unemployment insurance debt is accounted for 2.56% 226 million to be collected in 2015 by the city of Hung Yen Although only a small percentage, but the serious nature as it is the amount of the employee contribution
is occupied, has a direct impact on the interests of thousands of workers participated in the unemployment insurance
The cause of the existence, due to restrictions on certain provisions of the Unemployment Insurance Act closely missing or taken advantage of increasing the number of unemployment insurance debt or reduce unemployment insurance revenues The measures, sanctions evasion or paid late to apply for unemployment insurance low
No mechanism for close coordination between state management bodies of enterprises, labor, tax and social insurance in providing information relating to the registration of business units and employing new Dong
To strengthen the management of unemployment insurance revenues in the following years, the Social Insurance Hung Yen city, need to focus on some specific measures are as follows: To strengthen management and ensure effective collection collection planning Strengthen management of unemployment insurance spending Strengthening of information and propaganda Strengthen inspection and inspection of the implementation of policy and legislation on unemployment insurance
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường Thất nghiệp tác động rất lớn đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị
và xã hội của mỗi quốc gia, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị
xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng làm băng hoại các giá trị đạo đức, văn hóa của gia đình và xã hội Thất nghiệp dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về thu nhập kinh tế quốc dân, sự lãng phí nguồn nhân lực do tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với sự giảm sút thu nhập do không sản xuất Đồng thời, thất nghiệp còn làm tăng chi tiêu của Chính phủ, của doanh nghiệp và xã hội cho các trợ cấp thất nghiệp và các chi phí có liên quan như chi phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, dịch vụ việc làm Vì vậy, hạn chế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp là mục tiêu chung của các quốc gia và các tổ chức quốc tế và khu vực (Nguyễn Văn Định, 2008)
Nhận thức được điều này, Đảng ta đã khẳng định "Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên" (NQ Đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996) Tiếp đó,vấn đề thất nghiệp và bảo trợ thất nghiệp
đã được khảng định lại trong nhiều văn kiện của Đảng và được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách đối với vấn đề này Đặc biệt, Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là những văn bản pháp lý quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam
Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHTN là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thời điểm triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp là thời điểm nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng của nền kinh tế thế giới dẫn đến hậu quả là nhiều người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp do doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, chính sách BHTN đã kịp thời bù đắp một phần
Trang 15thu nhập cho người lao động mất việc làm để duy trì cuộc sống và các biện pháp tích cực như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề
để giúp họ sớm trở lại thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội (Nguyễn Văn Định, 2008)
Qua 7 năm thực hiện chính sách BHTN đã đạt được những kết quả bước đầu Theo thống kê của BHXH thành phố tỉnh Hưng Yên tính đến hết tháng 12/2015 toàn thành phố có 354 đơn vị với 10.633 người chiếm 97,60% so với tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (11.867 người) Có được kết quả trên là do chủ sử dụng lao động; thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp và người lao động đã hiểu rõ hơn về trách nhiệm và quyền lợi của mình nên cơ bản các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đã chủ động thực hiện đóng đủ BHXH, BHTN Mặt khác do sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành, các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, kịp thời; việc tổ chức triển khai thực hiện với sự chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất và nhân lực ở cả Trung ương và địa phương để tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo giải quyết đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn cho người lao động (BHXH thành phố Hưng Yên, 2015)
Tuy nhiên, là một chính sách mới nên việc triển khai BHTN thời gian qua cũng phát sinh không ít những vấn đề bất cập Việc xác định người lao động có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không còn gặp khó khăn; nhận thức của một số người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan ban ngành, các tổ chức về chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, chưa biết điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp là khá lớn Sự phối hợp giữa hai cơ quan BHXH và Sở Lao động- Thương binh và xã hội chưa chặt chẽ để phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc thanh toán BHTN, giảm bớt thủ tục hành chính, kiểm soát kịp thời khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tránh tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp Về bộ máy tổ chức và kinh phí thực hiện chính sách chưa đồng bộ gây nhiều khó khăn cho việc triển khai thực hiện
Với những bất cập nêu trên nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu đến toàn bộ hoạt động BHXH nói chung và BHTN nói riêng trên địa
Trang 16bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao xây dựng, hoàn thiện việc thực hiện chính sách về BHTN có hiệu quả? Giải pháp nào thúc đẩy mục tiêu đó? Từ việc nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc thực trạng quản lý thu BHTN tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong tình
hình hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý thu Bảo hiểm thất nghiệp tại
Bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” làm Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý thu BHTN tại BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHTN, từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm quản lý thu BHTN tại BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về BHTN, quản lý thu BHTN
Đánh giá thực trạng quản lý thu BHTN tại BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHTN tại BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu BHTN tại BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thu BHTN bao gồm nội dung, quy trình quản lý thu BHTN, các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHTN tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu quản lý thu BHTN tại BHXH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo góc nhìn của nhà quản lý
- Về không gian: thực hiện trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 và định hướng từ năm 2016 đến năm 2020
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 năm 2015 đến tháng 05 năm 2016
Trang 17PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm quản lý
Theo F.W taylor: Là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (Nguyễn Xuân Hải, 2010)
Theo Herry Fayol: Là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời cận- hiện đại đến nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra (Nguyễn Xuân Hải, 2010)
Theo J.H.Donnelly, James Gibson và J.M.Ivancevich: trong khi nhấn mạnh đến hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được (Nguyễn Xuân Hải, 2010)
Theo Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là một tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra (Nguyễn Xuân Hải, 2010)
Theo tác giả Nguyễn Xuân Hải (2010): Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động
2.1.1.2 Khái niệm Bảo hiểm
Theo Wikipedia tiếng Việt (2015): Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một
cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro Khoản trợ cấp này do một tổ
Trang 18chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê
2.1.1.3 Khái niệm thất nghiệp
Theo tác giả Nguyễn Văn Định (2008):“Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được được việc làm ở mức lương thịnh hành”
2.1.1.4 Khái niệm Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho người đã
đi làm và bị mất việc làm ngoài ý muốn BHTN sẽ góp phần ổn định đời sống và
hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc Mức hỗ trợ thu nhập dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động trước khi
bị thất nghiệp Người lao động tham gia BHTN, khi thất nghiệp sẽ được hỗ trợ
về tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để có thể sớm tìm được việc làm, gia nhập lại thị trường lao động (Nguyễn Văn Định, 2008)
2.1.2 Đặc điểm, vai trò, mục tiêu quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
2.1.2.1 Đặc điểm bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động tham gia BHTN, khi thất nghiệp sẽ được hỗ trợ về tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để có thể sớm tìm được việc làm, gia nhập lại thị trường lao động Mức hỗ trợ thu nhập dựa trên cơ sở đóng góp của người lao
động trước khi bị thất nghiệp (Nguyễn Văn Định, 2008)
Như vậy, bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của BHTN là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những người lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định
2.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm thất nghiệp
Trước thế kỷ thứ XIX, những hình thức nguyên thủy đầu tiên của BHTN được áp dụng với thợ thủ công thủy tinh ở Bohemia và thợ sản xuất ăng ten Basel – Thụy Sĩ Những hình thức này chính là khởi thủy của các chương trình BHTN hiện đại ngày nay được tổ chức công đoàn ở Châu Âu lúc đó áp dụng nhằm trả trợ cấp mất việc làm cho các thành viên của mình, dần dần quỹ BHTN của tổ chức công đoàn được hình thành nhằm bảo vệ tất
cả các thành viên của mình trong khu vực làm công ăn lương khi gặp rủi ro mất việc làm (Nguyễn Văn Định, 2008)
Trang 19Sau khi quỹ thất nghiệp của các tổ chức công đoàn được thành lập, giới chủ của các nước công nghiệp lớn đã tham gia vào các chương trình BHTN Những người chủ sử dụng lao động này mong muốn thúc đẩy một lực lượng lao động
ổn định và giữ được những người lao động có kỹ năng ở lại với doanh nghiệp của mình Trong chương trình BHTN như vậy, người sử dụng lao động đóng góp một quỹ liên kết trách nhiệm để chi trả trợ cấp cho người lao động của mình bị sa thải, bị thất nghiệp tạm thời hoặc thất nghiệp một phần Nguyên tắc hoạt động của chương trình này là các chi phí trợ cấp thất nghiệp được chuyển sang cho người tiêu dùng như là một phần của chi phí sản xuất Tuy nhiên, với chương trình loại này, rủi ro thất nghiệp chỉ được chia sẻ trong phạm vi của một doanh nghiệp và chương trình đã không mấy thành công giống như trường hợp các quỹ BHTN của công đoàn mong muốn chi trả trợ cấp cho toàn bộ những người lao động làm công ăn lương (Nguyễn Văn Định, 2008)
Những yếu kém của các chương trình BHTN trong phạm vi hẹp như thế này đã tác động đến chính quyền các cấp với mong muốn củng cố phạm vi bảo trợ đối với người lao động Một số chính quyền đã thành lập các quỹ BHTN tự nguyện cho người lao động thuộc địa phương mình Quỹ BHTN tự nguyện đầu tiên ra đời tại Bécnơ (Thụy Sĩ) vào năm 1893 Tuy nhiên, cùng với triển vọng
mở rộng phạm vi đến các thành viên công đoàn, các quỹ thuộc chính quyền địa phương thành lập đã không chứng minh được sự thành công tính tham gia tự nguyện của quỹ Các quỹ thành thu hút chủ yếu những người không có việc là ổn định, dễ bị thất nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do phải chi trả nhiều (Nguyễn Văn Định, 2008)
Một số chính quyền địa phương khác đã tham gia lĩnh vực bảo trợ một cách gián tiếp thông qua việc hỗ trợ tài chính một số quỹ BHTN, chủ yếu do các tổ chức công đoàn điều hành, với mục tiêu nâng cao mức trợ cấp mất việc do các quỹ này chi trả Hàng năm, khoản hỗ trợ tài chính này được chuyển cho quỹ trên
cơ sở tổng trợ cấp đã được trả của năm trước (Nguyễn Văn Định, 2008)
Kinh nghiệm của các chương trình BHTN tự nguyện đã đem lại nhiều thông tin hữu ích Sự thành công rất hạn chế của các chương trình như thế này cho thấy
sự rủi ro thất nghiệp không thể giải quyết trong phạm vi một doanh nghiệp mà phải được cân nhắc thông qua chia sẻ rủi ro trong một phạm vi và đối tượng tham gia rộng lớn hơn, Một bài học được rút ra nữa là BHTN hoạt động trong phạm vi một địa phương không thể thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện vì những nguy cơ
Trang 20vốn có của sự lựa chọn mang tính bất lợi cho quỹ (chủ yếu những người dễ gặp rủi ro mất việc làm mới tham gia chương trình) Các chương trình do công đoàn điều hành đã có những thành công nhất định, nhưng thường xuyên phải đối phó với khó khăn về tài chính vì chỉ dựa vào sự đóng góp của các thành viên của mình Những chương trình này không đáp ứng được yêu cầu khi suy thoái xảy ra đối với một số ngành công nghiệp cụ thể và phạm vi đối tượng rất hạn chế vì không áp dụng đối với những người lao động ngoài công đoàn, cũng như những người lao động không có tay nghề - những người có nguy cơ thất nghiệp cao nhất
và đòi hỏi được quan tâm nhiều nhất Những chương trình do các chính quyền địa phương điều hành chỉ áp dụng trong môt phạm vi địa lý hạn hẹp do vậy chỉ cần sự cản trở rất khiêm tốn trong một khu vực nhỏ hẹp cũng đủ làm cạn kiệt các quỹ đã có Vì vậy sự phát triển mang tính logic của BHTN đó là một hệ thống ở cấp quốc gia (Nguyễn Văn Định, 2008)
Hệ thống pháp luật đầu tiên về BHTN được hình thành ở Nauy và Đan Mạch trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 Hệ thống pháp luật này hình thành các quỹ BHTN dựa trên nguyên tắc tham gia tự nguyện và có sự hỗ trợ tài chính của nhà nước Những hệ thống pháp luật tương tự đã được áp dụng ở các quốc gia Châu Âu khác trong và sau thế chiến thứ nhất Anh là nước đầu tiên thực hiện BHTN dựa trên nguyên tắc bắt buộc (được Quốc hội Anh thông qua năm 1911) Italy là quốc gia thứ hai trên thế giới áp dụng hệ thống bắt buộc vào năm 1919 Trong những năm
1920, một loạt các quốc gia ở Châu Âu đã ban hành pháp luật quốc gia về BHTN bắt
buộc Canada và Hoa Kỳ đã làm như vậy vào những năm 1930 (Nguyễn Văn
Định, 2008)
Trợ cấp bằng tiền mặt dưới hình thức trợ giúp thất nghiệp được chi trả cho người thất nghiệp mà các nguồn thu nhập không vượt quá giới hạn lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1921 ở Luxembourg Năm 1938, New Zeala áp dụng một chương trình BHTN toàn diện trợ giúp thất nghiệp được thực hiện trên cơ
sở thẩm tra thu nhập của cá nhân Australia một hệ thống tương tự vào năm
1944 (Nguyễn Văn Định, 2008)
Từ đó đến nay, BHTN bắt buộc đã được triển khai rộng khắp đến các quốc gia khác Trợ cấp BHTN được chi trả cho những cá nhân bị thất nghiệp không do lỗi của họ vì thế bị mất nguồn thu nhập của họ và gia đình của họ phụ thuộc vào
Khi bị thất nghiệp “không tự nguyện” (nghĩa là những cá nhân không tự gây ra lý
do để bị sa thải), người lao động sẽ được trợ cấp BHTN, thong thường chỉ được
Trang 21nhận thời gian tương đối ngắn Tuy nhiên, hạn chế thời gian chi trả trợ cấp BHTN không phải là vấn đề đơn giản Nếu không có một sự kiểm soát chặt chẽ với người
đề nghị hưởng trợ cấp BHTN, các cơ quan quản lý BHTN sẽ phải chi trả trợ cấp thất nghiệp trong một thời gian không giới hạn Điều này có thể gắn với nguy cơ việc giảm hoặc thậm chí triệt tiêu động cơ tìm kiếm việc làm mới (Nguyễn Văn Định, 2008)
Hiện nay có ba loại hình BHTN chủ yếu trên thế giới:
BHTN bắt buộc trong đó những nhóm người lao động nhất định bắt buộc phải tham gia;
BHTN tự nguyện có sự hỗ trợ tài chính của nhà nước, sự tham gia là tự nguyện (chỉ trừ trường hợp các thành viên công đoàn được yêu cầu đóng góp cho các quỹ của công đoàn)
Trợ giúp các quỹ công đoàn được thành lập dành cho những người bị mất việc khi đáp ứng được các điều kiện về thẩm tra thu nhập hoặc tài sản
Sau khi có Công ước 102, năm 1952 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì một loạt nước trên thế giới đã triển khai BHTN và trợ cấp thất nghiệp Tính đến năm 1981, có 30 nước thực hiện BHTN bắt buộc và 7 nước thực hiện BHTN
tự nguyện, đến năm 1991 những con số trên lần lượt là 39 và 12 nước (Nguyễn
Văn Định, 2008)
Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHTN là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thời điểm triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp là thời điểm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng của nền kinh tế thế giới dẫn đến hậu quả là nhiều người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp do doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, chính sách BHTN đã kịp thời bù đắp một phần thu nhập cho người lao động mất việc làm để duy trì cuộc sống và các biện pháp tích cực như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề để giúp họ sớm trở lại thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội (Nguyễn Văn Định, 2008)
2.1.2.3 Vai trò quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
Một là: Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHTN
Đối tượng tham gia BHTN bao trùm tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, mức thu nhập, nhận thức, thái độ là khác nhau Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất
Trang 22thì hoạt động thu sẽ không đạt kết quả cao Quản lý tạo ra sự thống nhất, ý chí, sự đồng bộ giữa các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện Đồng thời, thông qua việc lập kế hoạch, phân công công việc một cách rõ ràng, công tác quản lý thu
BHTN cũng đạt hiệu quả cao mà giảm được phần chi phí đáng kế.
Như vậy, thông qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội dung quan trọng của hoạt động thu BHTN đó là: thống nhất về đối tượng thu, thống nhất
về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHTN (Nguyễn Văn Định, 2008).
Hai là, đảm bảo hoạt động thu BHTN ổn định, bền vững, hiệu quả
Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHTN là mục tiêu mà
hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn Tuy nhiên, mục tiêu này chỉ
đạt được khi:
Hoạt động thu BHTN được định hướng đúng đắn: thông qua quản lý, công tác thu được định hướng đúng đắn theo mục tiêu chung là: thu đúng, thu đủ, không để thất thu Từ đó, hướng mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung đó
Hoạt động thu BHTN được điều hoà, phối hợp nhịp nhàng: một trong những nhiệm vụ mà người quản lý phải liên tục đảm nhiệm là chỉ huy Nhờ chỉ huy mà quá trình thu với rất nhiều yếu tố phức tạp được tổ chức, điều hoà, phối hợp nhịp nhàng, từ đó tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu
quản lý thu BHTN.
Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức: thông qua đánh giá, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân tổ chức thu BHTN tốt sẽ tạo động lực cho các cá nhân Đồng thời, qua việc uốn nắn những lệch lạc sai sót của cá nhân giúp cho quá trình
thu không bị thất thoát (Nguyễn Văn Định, 2008).
Ba là, kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHTN:
Quá trình thu BHTN không tránh khỏi tình trạng thất thoát Vì vậy, với nhiệm vụ của người quản lý là kiểm tra thì hoạt động thu BHTNđã được đánh giá một cách kịp thời và toàn diện Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn được sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời khi có sự đánh giá (Nguyễn Văn Định, 2008)
Trang 232.1.2.4 Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
Đảm bảo cho các quy định về thu BHTN được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, bảo đảm tính xã hội thông quan việc chia sẻ rủi ro - Xác định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHTN; phân định rõ chức năng hoạt động quản lý nhà nước với chức năng sự nghiệp của cơ quan BHXH
Đảm bảo các yếu tố đầu vào (tiền nộp BHTN) đủ khả năng chi trả các chế
độ cho người lao động tham gia BHTN
Không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu BHTN được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHTN liên tục tăng trưởng (Nguyễn Văn Định, 2008)
2.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
2.1.3.1 Lập, xây dựng kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Việt Nam quản lý thống nhất các hoạt động thu BHTN trên phạm
vi toàn quốc gia; xây dựng pháp luật về thu BHTN; đề ra các chính sách nhằm đảm bảo cho các hoạt động của thu BHTN được thông suốt, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động của thu BHTN; bảo hộ cho thu BHTN
BHXH các cấp có trách nhiệm thực hiện quyết toán thu BHTN theo quy định gửi cơ quan BHXH cấp trên để kiểm tra xét duyệt, gửi BHXH Việt Nam thẩm định và tổng hợp trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Phương Pháp quản lý thu BHTN đóng vai trò hết sức quan trọng Cụ thể: lập kế hoạch thu BHTN
Trên cơ sở kết quả thu BHTN năm trước đạt được, cơ quan BHXH các cấp lập kế hoạch thu cho năm sau BHXH tỉnh tổng hợp kế hoạch của cơ quan BHXH cấp huyện cùng với kế hoạch thu theo phân cấp của mình lập kế hoạch thu trình cơ quan BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam dựa vào báo cáo của cơ quan BHXH BHXH Việt Nam tiến hành đối chiếu lập kế hoạch thu tổng thể, giao cho BHXH cấp tỉnh kiểm tra và cân đối với tình hình kinh tế xã hội thực tế của tỉnh để có những điều chỉnh hợp lý Sau khi điều chỉnh thì dự toán thu BHTN mới được giao trở lại BHXH cấp tỉnh Từ đó BHXH cấp tỉnh tiến hành phân bổ
kế hoạch thu BHTN cho đơn vị và cơ quan BHXH cấp huyện(Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, 2009)
Trang 242.1.3.2 Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp
Tổ chức thực hiện thu là một quá trình phức tạp, liên hoàn giữa các bộ phận
có liên quan trong toàn bộ hệ thống, nhằm đạt được mục tiêu đề ra Để tổ chức thực hiện thu BHTN có hiệu quả cần tiến hành phân cấp quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở, nhằm đảm bảo tính gắn kết trong toàn bộ hệ thống, đồng thời phải ràng buộc được quyền hạn, trách nhiệm từng bộ phận trong hệ thống BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện, gồm: tổng hợp và phân loại các đối tượng tham gia, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thu BHTN; kiểm tra đối chiếu tình hình lập kế hoạch thu nộp của BHXH cấp tỉnh và thẩm định số thu BHTN trên phạm vi cả nước
BHXH tỉnh: Tổ chức chỉ đạo BHXH cấp huyện thu BHTN theo phân cấp, quản lý toàn diện về công tác thu toàn tỉnh Lập kế hoạch thu toàn tỉnh, giao thu, kiểm tra giám sát hoạt động thu BHTN của các huyện
BHXH huyện: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đối chiếu tổng hợp đối tượng thu và mức thu của các đơn vị do BHXH tỉnh giao trên địa bàn quản lý
Sơ đồ 2.1 Quy trình thu bảo hiểm thất nghiệp
Nguồn: BHXH Việt Nam (2009) Căn cứ trên kế hoạch thu được lập BHXH tỉnh, BHXH huyện tiến hành tổ chức thu BHTN trên địa bàn quản lý Các đơn vị có trách nhiệm tham gia BHTN nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh theo phân cấp quản lý Sau đó cơ quan BHXH huyện chuyển tiền thu lên cơ quan BHXH tỉnh và cuối cùng cơ quan BHXH tỉnh nhận số thu từ BHXH các huyện và các đơn vị
Trang 25SDLĐ do mình quản lý tổng hợp chuyển tiền thu lên BHXH Việt Nam(Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, 2009)
Tổ chức thực hiện quản lý thu BHTN gồm các bước cụ thể như sau:
a Quản lý đối tượng thu bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của BHXH Việt Nam (2009): Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại điểm 2 dưới đây, bao gồm:
Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày Nghị định
số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước
Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã hưởng tiền lương, tiền công
Người đang hưởng lương hưu hàng tháng; mất sức lao động hàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại điểm 2 dưới đây theo các loại hợp đồng tại tiết 1.1 điểm này không thuộc đối tượng tham gia BHTN
Đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Đơn vị tham gia BHTN cho người lao động theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là đơn vị có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây:
Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác;
Trang 26Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
Lao động mà đơn vị sử dụng từ 10 người lao động trở lên quy định tại Điều
3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Số lao động là công dân Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng trở lên Đối với các
cơ quan quản lý Nhà nước, số lao động mà đơn vị sử dụng từ 10 người trở lên được tính cả số cán bộ công chức đang làm việc tại cơ quan
Thời điểm tính số lao động hàng năm phải đóng BHTN là ngày 01 tháng 01 theo năm dương lịch Trường hợp trong năm đơn vị đang đóng BHTN mà số lao động giảm đến dưới 10 người thì đơn vị vẫn phải đóng BHTN cho những người lao động đang đóng BHTN đến hết năm
Đối với đơn vị tại thời điểm ngày 01 tháng 01 chưa đủ 10 người lao động, nhưng vào thời điểm khác trong năm có sử dụng từ đủ 10 lao động trở lên thì đơn
vị phải đóng BHTN từ ngày 01 của tháng tiếp theo tháng mà đơn vị có sử dụng
từ đủ 10 lao động trở lên (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009)
b Quản lý theo mức đóng
Theo quy định của BHXH Việt Nam (2009): Mức đóng BHTN bằng 3%
mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó:
Trang 27c Quản lý theo căn cứ đóng
Theo quy định của BHXH Việt Nam (2009): Người lao động thuộc đối
tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức
vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các công ty Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước từ một thành viên trở lên nếu áp dụng thang bảng lương do Nhà nước quy định và thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để đóng BHXH thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN thực hiện theo quy định
Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc Tiền lương này không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng
Trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là mức tiền lương do Điều lệ của công ty quy định; người quản lý hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên thông qua Đối với trường hợp tiền lương, tiền công tháng ghi trong hợp đồng lao động là ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN phải chuyển đổi sang đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm Trường hợp trùng vào ngày nghỉ
mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề Đối với ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thì áp dụng tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với ngoại tệ đó áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng
7 cho 6 tháng cuối năm để chuyển đổi sang Đồng Việt Nam
Trang 28Người lao động hưởng mức tiền lương, tiền công tháng quy định mà cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng (Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, 2009)
d Quản lý theo phương thức đóng
Theo quy định của BHXH Việt Nam (2009): Hàng tháng, chậm nhất vào
ngày cuối cùng của tháng, đơn vị đóng số tiền bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia BHTN và trích 1% tiền lương, tiền công của từng người lao động để đóng cùng với BHXH và BHYT vào tài khoản chuyên thu của
cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở
Đơn vị là doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt ) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ sản xuất mà đang đóng BHXH bắt buộc theo định kỳ (quý hoặc 6 tháng một lần) thì đóng BHTN theo định kỳ đó
Đơn vị đang đóng BHXH bắt buộc ở địa bàn nào thì đóng BHTN tại địa bàn đó Riêng người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ quản lý thì đóng BHTN tại Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an và Ban Cơ yếu Chính phủ Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban
cơ yếu của Chính phủ chuyển tiền đóng BHTN hàng tháng cùng với tiền đóng BHXH và BHYT bắt buộc vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở tại Kho bạc nhà nước Trung ương
Việc đóng BHTN thực hiện bằng hình thức chuyển khoản Trường hợp đơn
vị đóng bằng tiền mặt, cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn thủ tục để đơn vị nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội Nếu trực tiếp nộp tiền mặt cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước
Hàng năm, Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHTN cho người lao động trên cơ sở báo cáo quyết toán thu BHTN năm trước của cơ quan bảo hiểm
xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trang 29Một số trường hợp khác:
Người lao động có nhiều hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 12 tháng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHTN cùng với nơi đang đóng BHXH và BHYT bắt buộc Trường hợp được cử đi học, thực tập, công tác, nghiên cứu, điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHTN theo mức tiền lương, tiền công trước khi đi
Người lao động có thời gian ngừng việc trên 14 ngày trong tháng hoặc nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật BHXH mà không hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị thì cả người lao động và đơn vị không phải đóng BHTN Thời gian không đóng BHTN này không được tính để hưởng trợ cấp BHTN khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động
Công ty mẹ thuộc đối tượng đóng BHTN mà có người lao động làm việc tại các chi nhánh (gồm cả các trường hợp luân chuyển lao động) hoặc văn phòng đại diện có dưới mười lao động thì những người lao động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện vẫn phải đóng BHTN, nơi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đang đóng BHXH, BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009)
e Quản lý tiền thu
Theo quy định của BHXH Việt Nam, (2009): Tiền thu BHTN được hình
thành và quản lý tập trung thống nhất tại BHXH Việt Nam, mọi sự đóng góp của các tập thể, cá nhân, các tổ chức, các cơ quan, đơn vị đều được chuyển về BHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHTN tập trung Để thực hiện quy định này, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, BHXH các huyện mở tài khoản chuyên thu BHXH, BHTN, BHYT tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam sử dụng tài khoản này chỉ để thu nhận tiền nộp BHXH, BHTN,BHYT của các đơn vị và
cá nhân tham gia BHTN, định kỳ phải chuyển toàn bộ số tiền đã thu được về BHXH cấp trên (BHXH huyện chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh; BHXH các tỉnh chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam), theo quy định không được sử dụng tiền thu BHTN vào bất kỳ nội dung chi tiêu nào khác Hàng quý, hàng năm BHXH các huyện lập báo cáo tình hình thực hiện thu BHTN của các đơn vị trên địa bàn để phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thu theo từng quý, năm và là cơ sở để xây dựng kế hoạch về thu BHXH, BHYT, BHTN Gửi cơ quan BHXH cấp trên tổng hợp và làm căn cứ để thẩm định quyết toán (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009)
Trang 302.1.3.3 Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của BHXH Việt Nam (2009): Bảo hiểm xã hội tỉnh thực
hiện đôn đốc, tổng hợp số liệu, quản lý tiền thu BHTN đầy đủ, kịp thời đảm bảo tiến độ theo quy định; xây dựng các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thu BHTN toàn tỉnh Tổ chức công tác truyên truyền các đơn vị tham gia BHTN, hướng dẫn BHXH huyện trong công tác thu BHTN để thực hiện thu đúng, thu đủ, đạt và vượt kế hoạch đã đề ra
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của cơ quan BHXH địa phương tiến hành kiểm tra giám sát thu BHTN theo định kỳ hoặc đột xuất, nhằm phát hiện những sai phạm về BHTN, từ đó xử lý nghiêm các vi phạm và có giải pháp khắc phục Các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng BHTN theo Điều 134 của Luật BHXH đều phải tính tiền lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 138 của Luật BHXH theo hướng dẫn dưới đây:
Thời điểm tính lãi: Sau ngày thứ 30 kể từ ngày hết hạn phải đóng BHTN theo quy định, cơ quan BHXH xác định số tiền phải đóng với số tiền đã đóng, đến thời điểm quy định để tính số tiền chậm đóng của từng đơn vị;
Lãi suất: Tính theo lãi suất hoạt động đầu tư của quỹ BHXH trong năm do BHXH Việt Nam công bố tại từng thời điểm;
Công thức tính lãi:
L =
N x K
12
Sơ đồ 2.2 Công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp
Nguồn: BHXH Việt Nam (2009) Trong đó: L: Tiền lãi
N: Tiền nợ BHTN quá hạn phải nộp K: Lãi suất đầu tư từ quỹ BHTN trong năm Cùng với hoạt động kiểm tra giám sát các đơn vị tham gia và đối tượng hưởng BHTN, phòng kiểm tra cơ quan BHXH tỉnh còn kiểm tra hoạt động thu BHTN của các đơn vị BHXH cấp dưới nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, lạm dụng chức vụ trục lợi gây khó khăn cho chủ thể, cá nhân đến đóng và hưởng BHTN
Trang 31Người lao động, đơn vị và tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm quy định về BHTN, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Sau mỗi tháng, quý cơ quan BHXH các cấp phải tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện BHTN tại đơn vị Mục đích của hoạt động này là đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý thu – chi so với kế hoạch đã đề ra Đây là cơ
sở quan trọng để rút ra được những kết quả để duy trì và phát huy đồng thời nhận biết được những hạn chế trong công tác quản lý để có những điều chỉnh kịp thời
và phù hợp Đặc biệt, còn thu thập đánh giá những thông tin phản hồi từ các cấp bảo hiểm và đặc biệt là đơn vị tham gia và đối tượng thụ hưởng để từ đó kiến nghị lên cơ quan BHXH cấp trên nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ BHTN (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009)
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
2.1.4.1 Yếu tố kinh tế - xã hội
Mỗi một sự vận động của nền kinh tế - xã hội đều tác động đến hoạt động thu BHTN Có những yếu tố tác động trực tiếp đến thu BHTN, những yếu tố đó thường có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế và xã hội của con người, chẳng hạn như việc làm, thu nhập, tình trạng sức khỏe Việc làm nhiều sẽ thu hút được nhiều lao động, do đó mức đóng góp vào quỹ BHTN cũng tăng lên Sức khỏe của con người tăng lên một mặt lao động của họ sẽ có hiệu quả hơn không bị mất việc, mặt khác quỹ BHTN sẽ giảm được khoản chi tiền bảo hiểm thất nghiệp thay lương của họ Những nhân tố tác động gián tiếp đến quản lý thu BHTN như: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội Nền kinh tế tăng trưởng do kết quả của việc đầu tư phát triển kinh tế tăng, theo đó là việc tăng quy mô sản xuất, kéo theo là lực lượng lao động có cơ hội việc làm nhiều hơn và thu nhập cũng được cải thiện hơn Tiến bộ và công bằng xã hội được nâng cao làm cho con người được cải thiện về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề xã hội Vì vậy, làm cho chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, sức khỏe con người tốt hơn Những yếu tố đó tác động làm tăng thu BHTN Kinh tế đất nước đình trệ, sản xuất không phát triển dẫn đến quy mô sản xuất giảm, làm cho người lao động gặp khó khăn (mất việc làm, tiền lương giảm ) sẽ tác động làm giảm thu BHTN, tăng chi trả
BHTN dẫn đến việc vỡ quỹ BHTN (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Trang 322.1.4.2 Yếu tố vai trò của nhà nước
Vai trò của nhà nước trong việc cung cấp an sinh xã hội nói chung, BHTN nói riêng hết sức quan trọng Thực chất BHTN cũng được coi là một hàng hóa công hay nói cách khác cũng là một hàng hóa và dịch vụ mà khu vực tư nhân không thể đảm nhiệm thực hiện được đầy đủ Chỉ có Chính phủ mới có thể đưa
ra những chính sách khuyến khích phù hợp và ảnh hưởng để gây sức ép cần thiết trong việc thúc đẩy đóng góp bắt buộc của các chủ sử dụng lao động Đặc biệt, Chính phủ có sự tiếp cận thông tin tốt hơn và có quyền lực để cưỡng chế đối với khu vực tư nhân thực hiện chính sách BHTN
Hơn nữa, bất kỳ một nhà nước nào đều mang bản chất giai cấp Ngoài việc khắc phục những thất bại của kinh tế thị trường, Nhà nước còn sử dụng chính sách BHTN để thực hiện mục tiêu chính trị của mình Để thực hiện vai trò và mục tiêu đó, Nhà nước sẽ ban hành các chính sách, cơ chế thu BHTN phù hợp điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn Ở Việt Nam, Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đại diện và vì quyền lợi của nhân dân lao động, luôn coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển, do vậy Nhà nước ta đặc biệt quan tâm mục tiêu an sinh xã hội
và xác định quan điểm phát triển: Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
2.1.4.3 Yếu tố văn hóa, xã hội và con người
Theo Tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được bảo vệ là nhu cầu thứ hai sau nhu cầu cơ bản của con người Chính vì vậy, khi điều kiện sống của người dân không ngừng tăng lên thì nhu cầu về BHTN ngày càng trở nên quan trọng, bởi vì có BHTN con người không phải lo lắng về tài chính khi có những bất ngờ xẩy ra trong cuộc sống của mình như thất nghiệp Mọi cái sẽ trở nên giản đơn hơn khi có BHTN chia sẻ rủi ro bất ngờ xẩy ra đến với mỗi con người (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Nhận thức của người tham gia tốt là nhân tố thiết yếu để công tác quản lý đối tượng tham gia BHTN đạt kết quả cao Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách đi vào thực tế, nhất định phải có sự chấp hành tốt chính sách đó Ý thức tham gia BHTN của các đối tượng thuộc diện tham gia, bao gồm người lao động và chủ sử dụng lao động từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHTN (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Trang 33Các chủ sử dụng lao động thường vì lợi nhuận mà không muốn tham gia BHTN cho người lao động của mình Phần lớn họ đều mới chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà chưa nghĩ đến hậu quả lâu dài khi rủi ro không may xảy đến với người lao động của họ Còn với người lao động, do hiểu biết kém, thu nhập không cho phép, hoặc lo sợ bị mất việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi Khi ý thức của các đối tượng tham gia thấp, tức là không có sự hợp tác từ phía các đối tượng tham gia, chắc chắn công tác quản lý đối tượng tham gia BHTN sẽ gặp nhiều khó khăn ở những nước dân trí phát triển, công tác quản lý đối tượng tham gia BHTN gặp ít trở ngại hơn bởi người dân rất tự giác chấp hành tốt chính sách(Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Ngay nay, BHTN đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người lao động, người sử dụng lao động, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, lao động, sản xuất Khi xã hội ngày càng phát triển, người lao động càng cần tới BHTN như là một tấm lá chắn bảo vệ họ khi chẳng may bị rủi ro mất việc làm (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011).
Sự phát triển của hệ thống BHTN (thể hiện ở độ bao phủ BHTN đối với người hay là số người lao động tham gia BHTN trên tổng số ngườ lao động) phụ thuộc vào nhận thức chung về BHTN của xã hội Ở nước ta, truyền thống văn hóa tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, uống nước nhớ nguồn tác động rất lớn tới nhận thức của người lao động về trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia BHXH Vấn
đề đặt ra là Nhà nước phải làm như thế nào để người lao động, người sử dụng lao động hiểu được tầm quan trọng của chính sách BHXH, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì hệ thống BHTN mới cơ hội phát triển và ngược lại (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
2.1.4.4 Yếu tố tiền lương và chính sách về bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách tiền lương, chính sách BHTN nói chung và quản lý thu BHTN nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Chính sách BHTN là những công
cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý thu BHTN Thông qua chính sách BHTN, các đối tượng thể hiện được quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời giúp cho công tác quản lý thu BHTN được dễ dàng, công khai và minh bạch Như vậy sự thay đổi chính sách BHTN, các văn bản pháp luật về BHTN đều ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thu BHTN (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Trang 34Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHTN, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHTN phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định Khi Nhà nước nâng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHTN và số thu BHTN cũng tăng lên Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHTN theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHTN cũng tăng lên (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
cơ cấu các ngành, ngăn ngừa thất nghiệp, xúc tiến các hoạt động bảo đảm việc làm
để tăng việc làm và xúc tiến các hoạt động phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động Bộ lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm này Cơ quan phúc lợi lao động Hàn Quốc triển khai và thực hiện thu bảo hiểm Các văn phòng lao động địa phương thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm việc làm (thông qua tài khoản cá nhân)
Hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc gồm 3 cấu thành chính: Chương trình bảo đảm việc làm, chương trình phát triển kỹ năng nghề, trợ cấp thất nghiệp
Trách nhiệm đóng góp bảo hiểm việc làm được xác định cho người sử dụng lao động và người lao động tùy theo mỗi một loại hình hoạt động
Một trong những vấn đề cơ bản trong thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm nói chung và BHTN nói riêng là mức độ tuân thủ, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ đối với người lao động hưởng tiền lương ngày Hiện nay,tỷ lệ tuân thủ ở Hàn Quốc được biết là 73,4% Trong thị trường lao động của Hàn Quốc, người lao động thường được phân loại thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời và lao động theo ngày Người lao động tạm thời có thể làm việc với thời hạn xác định hoặc không xác định thời hạn Các doanh nghiệp sử dụng lao động
Trang 35tạm thời để điều chỉnh số lượng trong danh sách trả lương vì loại lao động này có thể bị sa thải và không được hưởng trợ cấp một lần Người lao động được hưởng tiền lương ngày được thuê mướn với một thời hạn xác định và tự động chấm dứt khỏi danh sách trả lương Một số chủ sử dụng lao động không muốn thông báo hai nhóm lao động nói trên các mục đích bảo hiểm xã hội Sự yếu kém trong công tác quản lý chủ yếu do thiếu những quy định thỏa đáng cho việc lưu trữ hồ
sơ của người sử dụng lao động đối với nhóm lao động này (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Bảng 2.1 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc và Việt Nam
1 Đối tượng Người LĐ tham gia
BHTN trừ người LĐ trên
65 tuổi,làm ít hơn 80h/tháng, công chức, người LĐ thuộc đối tượng của Luật hưu trí dành cho giáo viên phổ thông, công nhân trên biển…
3 Mức đóng Người LĐ đóng 0,5%,
người sử dụng LĐ đóng 0,5%
Người LĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1%, nhà nước hỗ trợ 1%
tháng trước khi TN
5 Mức hưởng 50% của tiền lương trung
bình tại việc làm trước
Nguồn: Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011)
Trang 36Một trong những cản trở đối với thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm và chương trình BHTN là chất lượng việc làm giảm do mức độ an toàn thấp đó làm giảm tính khuyến khích của các doanh nghiệp đào tạo người lao động của mình
và tạo ra những tiến bộ chậm chạp của các dịch vụ việc làm trong việc xây dựng thông tin và dịch vụ trong thị trường lao động, ví dụ dịch vụ tư vấn việc làm (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
2.2.1.2 Ở Đức
Theo Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011): Tại Đức BHTN bắt đầu thực hiện vào năm 1919 và chính thức hóa bằng một bộ luật vào năm 1927 BHTN do
cơ quan lao động Liên bang chịu trách nhiệm tổ chức quản lý
Về chức năng, nhiệm vụ, cơ quan lao động liên bang thực hiện nhiệm vụ thu, chi và quản lý quỹ BHTN; thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động
Về cơ cấu tổ chức, cơ quan lao động ở mỗi cấp đều có Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị được thành lập theo cơ cấu: 1/3 số thành viên do Liên hiệp công đoàn cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do Hiệp hội giới chủ cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do chính quyền cùng cấp đề cử
Trung tâm thông tin làm nhiệm vụ cung cấp cho người lao động những thông tin như: đặc điểm công việc, nghề nghiệp, các yêu cầu đối với người lao động; thông tin về các cơ sở dạy nghề trong khu vực và cả nước; nhu cầu tuyển dụng lao động của một số doanh nghiệp trong khu vực và cả nước ngoài
Trung tâm tư vấn trực tiếp và tư vấn qua điện thoại làm nhiệm vụ tư vấn cho người lao động (kể cả học sinh THCS) về việc tuyển chọn nghề, chọn việc, biện pháp để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để nhóm người lao động có hoàn cảnh đặc biệt tái hòa nhập thị trường lao động
Bộ phận chăm sóc khách hàng là người sử dụng lao động
Bộ phận tiếp nhận thông tin và đăng ký thất nghiệp
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tính toán mức và thời gian được hưởng tiền thất nghiệp
Về cơ chế tài chính, số tiền thu và quỹ BHTN được quản lý tập trung tại cơ quan lao động liên bang Quỹ được sử dụng và các mục đích như chi trả tiền thất nghiệp cho người thất nghiệp; chi xây dựng cơ bản, sửa chữa và các khoản chi thường xuyên cho hoạt động của hệ thống cơ quan lao động toàn liên bang; chi
Trang 37lương cho cán bộ nhân viên cơ quan lao động toàn liên bang; chi các khoản phúc lợi, khen thưởng
Hàng năm, Hội đồng quản trị lập dự toán các khoản thu – chi, trình Quốc hội phê chuẩn
Cơ quan lao động liên bang có quyền và trách nhiệm bảo toàn và phát triển quỹ thông qua hình thức duy nhất là gửi vào các ngân hàng công
Sau một năm hoat động, cơ quan kiểm toán tiến hành kiểm toán toàn bộ hoạt động tài chính của cơ quan lao động liên bang Trên cơ sở kết quả kiểm toán Quốc hội sẽ phê duyệt dự toán thu – chi và mức chi BHTN hàng năm (Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011)
Bảng 2.2 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Đức và Việt Nam
1 Đối tượng Người lao động làm công ăn
lương trong các doanh nghiệp
Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên
2 Phạm vi Doanh nghiệp có sử dụng từ 1
lao động trở lên
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên
3 Mức đóng Do Quốc hội Đức quyết
địnhhàng năm trên cơ sở kết quảvà đề nghị của cơ quan kiểm toán Đức(năm 2006 là 6,5%, năm 2007 là 4,3%), Người sử dụng lao động 50%, người lao động 50%
Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, nhà nước hỗ trợ 1%
5 Mức hưởng 60% tiền lương cơ bản của
tháng cuối trước khi mất việc
67% tiền lương cơ bản của tháng cuối trước khi mất việc nếu có con
60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trang 38luật của Nhà nước; chỉ những người thất nghiệp được quy định trong pháp luật
có quyền được hưởng BHTN; mục đích là nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản, thay vì mọi khía cạnh của tất cả nhu cầu thất nghiệp; trong khi nhà nước thành lập các quỹ BHTN thì xã hội phối hợp với việc sử dụng các quỹ đó;
BHTN có tác động tích cực hơn loại cứu trợ tài chính, quan trọng hơn, nó giúp cho việc đẩy mạnh cạnh tranh và khả năng tìm được việc làm của người thất nghiệp thông qua đào tạo nghề để họ có thể tham gia lại vào lực lượng lao động; Các khoản bồi thường BHTN được thực hiện trong thời gian ngắn, những người không tìm được việc làm trong một giai đoạn nhất định sẽ nhận trợ cấp xã hội thay vào đó
Doanh nghiệp đóng 1% tiền lương cơ bản cho chương trình BHTN;
Chương trình này được các cơ quan quản lý lao động quản lý thông qua đại
lý của các công ty dịch vụ lao động;
Những người thu hưởng là người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước tuyên bố phá sản hoặc trên bờ phá sản và người lao động bị sa thải hoặc những người mà hợp đồng lao động của họ đã chấm dứt;
Mức hưởng bảo hiểm dựa trên tiền lương tháng bình quân của 2 năm trước khi bị thất nghiệp và được chi trả cho đến 12 tháng hoặc 24 tháng nếu đã có thời gian làm việc trên 5 năm
Năm 1993, “Điều lệ BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước” đã được ban hành với đối tượng được mở rộng, cơ chế tài chính và chế độ hưởng được thay đổi như sau: Phạm vi áp dụng được mở rộng đến một số nhóm bổ sung của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước Mức đóng góp được sửa đổi từ 0,6 đến 1% tổng tiền lương Nguyên tắc thay thế thu nhập được chuyển từ hình thức gắn với thu nhập sang hình thức quy định những mức chuẩn bằng 120% - 150% mức trợ cấp cứu trợ xã hội của Nhà nước
Năm 1998, chương trình BHTN tiếp tục được cải cách với mức đóng góp được ấn định là 2% đối với doanh nghiệp và lần đầu tiên người lao động được yêu cầu đóng góp một phần Mức đóng góp của người lao động là 1% tiền lương Chương trình BHTN lại được sửa đổi cơ bản và tổ chức lại vào năm 1999 thông qua “Điều lệ về BHTN” với những đặc điểm chính như sau:
Trang 39Phạm vi áp dụng: Điều lệ BHTN áp dụng cho tất cả người lao động ở thành thị gồm cả người lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố và thị trấn, doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp khác và nông dân làm hợp đồng trong các doanh nghiệp và các cơ quan Chính quyền địa phương ở cấp tỉnh có thể quyết định đưa vào áp dụng các loại hình cơ quan, tổ chức khác như các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị do cộng đồng điều hành Tổng
số người tham gia ước tính khoảng 93 triệu người
Đối tượng tham gia BHTN là người lao động trong các doanh nghiệp (bao gồm Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân ) và các cơ quan đóng trên địa bàn thành thị Chính quyền các tỉnh, vùng tự trị và các đặc khu thuộc trung ương, tùy theo tình hình cụ thể cũng như yêu cầu của các đoàn thể, công đoàn và của bản thân người lao động đều có thể tham gia vào hệ thống BHTN Nguồn huy động của quỹ BHTN bao gồm: khoản đóng góp của các doanh nghiệp cơ quan và cá nhân người lao động cho quỹ BHTN; lãi suất ngân hàng; phần trợ giúp của Chính Phủ; và các nguồn khác cho quỹ theo quy định của pháp luật Các cơ quan và doanh nghiệp ở thành thị sẽ đóng BHTN 2% tổng quỹ lương, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp đóng 1% lương của họ Nhân viên có hợp đồng làm việc ở nông thôn nhưng được các doanh nghiệp, cơ quan thành thị tuyển dụng sẽ tự đóng góp vào quỹ BHTN của mình Nguồn quỹ BHTN sẽ được chuyển về các tỉnh, thành phố và các đặc khu trực thuộc Trung ương Mức chuyển tiền từ các quỹ này xuống địa phương sẽ phụ thuộc vào điều kiện từng địa phương và quy định của chính quyền cấp tỉnh Việc điều chỉnh, phân bổ BHTN có thể do chính quyền cấp tỉnh và đặc khu tiến hành, dựa trên cơ sở tổng số tiền huy động được từ các nguồn cho quỹ cũng như phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng tỉnh hay đặc khu Nơi nào mà tổng thu không đủ cho chi trả BHTN thì chỉnh quyền các tỉnh, đặc khu có quyền điều chỉnh việc thu chi của nguồn quỹ cũng như sự hỗ trợ của quỹ đó
Quỹ BHTN có thể chi trả cho các khoản: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ y tế trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp; chi phí mai táng và giám sát việc chuyển trợ cấp cho vợ (chồng) hoặc người thân trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chết; tổ chức các lớp đào tạo dạy nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp; các khoản chi phí khác liên quan tới BHTN do Chính phủ quy định hoặc thông qua
Trang 40Hiện chi phí này được lấy chủ yếu từ các nguồn để đảm bảo một mức sống tối thiểu cho người lao động bị mất việc Riêng ở Thượng Hải, chính quyền ở đây cho rằng việc cấp phát trợ cấp thất nghiệp không đóng vai trò tích tực nên chỉ dùng 1/3 quỹ để trợ cấp; 1/3 để đào tạo lại và 1/3 để xúc tiến việc làm
Bảng 2.3 So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc và Việt Nam
1 Đối tượng Người lao động làm công ăn
lương trong các doanh nghiệp
4 ĐK hưởng Đóng BHTN ít nhất 12 tháng
trước khi thất nghiệp
Đóng 12 tháng trong khoảng 24 tháng trước khi thất nghiệp
5 Mức hưởng Do chính quyền địa phương
quy định theo nguyên tắc cao hơn mức trợ cấp bảo trợ và thấp hơn mức lương tối thiểu của địa phương
60% mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Nguồn: Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011) Những người thất nghiệp sẽ nhận được trợ cấp BHTN nếu họ hội tụ đủ các điều kiện như: đóng góp cho quỹ từ 1 năm trở lên bị thất nghiệp ngoài ý muốn,
có đăng ký thất nghiệp và có nhu cầu tìm việc làm trở lại Người thất nghiệp sẽ được tạo cơ hội tìm việc làm mới trong khi họ đang được nhận trợ cấp thất nghiệp Ngược lại trợ cấp thất nghiệp sẽ chấm dứt khi: người lao động được tái tuyển dụng ở nơi khác; từ chối nhận việc do cơ quan có liên quan sắp xếp mà không đưa ra được lý do chính đáng Mức và thời gian được nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tùy theo từng tỉnh và địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể của từng nơi nhưng