1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghề may ở xã vân từ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (tóm tắt)

25 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 275,13 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, việc khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của huyện.. Ngoài những làng nghề truyền thống n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình đ-ợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính

Phản biện 1:

: Phản biện 2:

Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phú Xuyên là một vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề” của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội Trong những năm gần đây, việc khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của huyện Ngoài những làng nghề truyền thống nổi tiếng có lịch sử lâu đời như khảm trai (Chuyên Mỹ), đan cỏ tế (Phú Túc), nặn tò he (Phượng Dực)… trên địa bàn huyện còn phát triển một số nghề mới mang lại thu nhập cao cho người dân đó là nghề may com lê (Vân Từ), nghề giày da (Phú Yên) Trong đó nghề may com lê ở Vân Từ

đã và đang góp phần tích cực làm nên bức tranh tươi sáng văn hóa các làng nghề ở Phú Xuyên

Nghiên cứu về nghề may ở Vân Từ chúng ta không chỉ thấy được diễn trình của nghề may từ xưa đến nay mà còn thấy được vai trò, vị trí và những tác động của nó đến đời sống kinh tế - văn hóa của người dân Vân Từ nói riêng và người Phú Xuyên nói chung Việc phát triển thành công nghề trong đó có nghề may là một hướng đi đúng trong chủ trương ly nông bất ly hương ở Vân Từ hiện nay Đây

là một “bài toán khó” mà nhiều địa phương khác chưa có hướng giải quyết Chính vì thế, đối với chúng tôi nghề may ở Vân Từ có một sức hấp dẫn riêng và cần phải được nghiên cứu cụ thể góp phần nhận diện bức tranh văn hóa làng nghề ở Vân Từ nói riêng và ở huyện Phú Xuyên nói chung một cách đầy đủ hơn Chính điều này đã thôi thúc

tác giả chọn đề tài “Nghề may ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở phần này chúng tôi nêu một vài công trình tiêu biểu trong nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống Hầu hết các công

Trang 4

trình này đều đề cập đến những nghề thủ công truyền thống ở nước ta

mà nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ với một số nghề lâu đời như nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề mộc, nghề thêu, nghề đan lát…Từ

những nhận xét, kết luận của các tác giả đã cho chúng tôi cơ sở lý

luận về nghề và làng nghề truyền thống, để từ đó triển khai và thực

hiện đề tài nghiên cứu của mình

Trong phạm vi hẹp, viết về nghề may và nghề may ở Vân Từ

có một số công trình và bài viết trên báo chí Nhìn chung những tài liệu viết về nghề may xã Vân Từ còn khá ít ỏi và mới chỉ mang tính chất giới thiệu về nghề may Chính vì vậy, trên cơ sở những tài liệu

đã đọc, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn về nghề may ở Vân Từ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu một địa phương thành công trong hướng ly nông bất ly hương

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan xã Vân Từ;

trình bày diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ; trình bày những biến đổi trong nghề may xã Vân Từ hiện nay; suy nghĩ về những vấn

đề đang đặt ra như nghệ nhân làng nghề, xây dựng thương hiệu, phát

triển làng nghề kết hợp với du lịch

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghề may ở xã Vân Từ từ sau khi

đất nước thống nhất đến nay

- Phạm vi nghiên cứu: Nghề may diễn ra ở Vân Từ từ sau

khi đất nước thống nhất đến nay Ngoài ra luận văn cũng tìm hiểu những người thợ Vân Từ đã làm nghề may ở Hà Nội trước 1975

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Chúng tôi quan niệm nghề may Vân Từ gắn

với bối cảnh tức là gắn với làng nghề Vân Từ nói riêng, đặt nghề và

Trang 5

làng nghề trong bối cảnh nghề và làng nghề huyện Phú Xuyên nói

chung

- Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này chúng tôi

sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp phân tích,

tổng hợp các nguồn tư liệu thành văn đã viết về làng nghề để có cơ sở

hiểu biết trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài

+ Phương pháp điền dã dân tộc học với nhiều thao tác như: Quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Phác thảo diện mạo nghề may Vân Từ trong bối cảnh nghề

và làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

- Nhận diện một địa phương thành công trong mô hình ly nông bất ly hương

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về xã Vân Từ, chương 2: Diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ, chương 3: Những biến đổi trong nghề may Vân Từ và một số vấn đề đặt ra

xuất kinh doanh”

1.1.2 Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống

Trang 6

Có nhiều tác giả đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về làng nghề và làng nghề truyền thống Ở phần này chúng tôi điểm qua một số khái niệm của các nhà nghiên cứu đi trước để làm cơ sở lý luận cho đề tài

Về khái niệm làng nghề: Trong cuốn Tổng tập nghề và làng

nghề truyền thống Việt Nam, làng nghề được định nghĩa như sau:

“Làng nghề là những làng trước đây sống dựa vào nông nghiệp do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ trên bình diện vùng, miền…) nên đã chuyển sang sản xuất hàng thủ công mang tính chuyên biệt những vẫn không tách khỏi nông nghiệp, có quy trình, bí quyết làm nghề nhất định Những mặt hàng do thợ thủ công sản xuất có tính thẩm mỹ và có thị trường tiêu thụ rộng lớn

Về khái niệm làng nghề truyền thống: Tác giả Dương Bá Phượng cho

rằng, làng nghề là một thiết chế gồm hai bộ phận cấu thành là “làng”

và “nghề”….Là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, hàng nghìn năm

Trang 7

1.2.1.2 Dân cƣ

Theo một số nguồn tư liệu và lời kể của người dân địa phương thì các làng ở Vân Từ có lịch sử lâu đời Hiện nay tổng dân số toàn

xã là 5.790 người với 1.706 hộ, trong đó đều là người kinh Trong xã

có nhiều dòng họ cùng sinh sống như dòng họ Trần (chủ yếu ở thôn Cựu), dòng họ Nguyễn (chủ yếu ở thôn Từ Thuận), dòng họ Phạm, Kiều…

1.2.1.3 Lịch sử hình thành xã Vân Từ

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Vân Từ vốn từ hai xã

Từ Thuận và Vân Hoàng thuộc tổng Thường Xuyên Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công là mốc lịch sử trọng đại khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tất cả các mặt của xã hội đều có

sự chuyển biến lớn, trong đó hệ thống hành chính cũng thay đổi so với trước đó Xã Từ Thuận được đổi thành xã Từ Điều Đến tháng 1 năm 1946 hai xã Vân Hoàng và Từ Điều hợp nhất lấy tên là xã Vân

Từ Năm 1950 xã Vân Từ sáp nhập với xã Phú Yên thành xã Trần Phú Năm 1957 lại tách xã Trần Phú làm 2 xã như cũ là Phú Yên và Vân Từ như ngày nay

1.2.2 Nghề nghiệp

Vốn là xã thuộc đồng bằng chiêm trũng, nên việc sản xuất nông nghiệp của người dân gặp muôn vàn khó khăn Vân Từ nằm ngay cạnh Sông Nhuệ, đó là khúc sông hình chữ S, hai bờ sông không có đê, lòng sông nông, mùa mưa nước từ đầu nguồn đổ về ở đây trở thành túi nước của huyện Phú Xuyên Hiện nay hệ thống kênh mương đã được cải tiến, đưa nước, thoát nước vào đồng ruộng theo ý muốn của người nông dân nên việc sản xuất nông nghiệp cũng thuận lợi hơn, năng suất lúa đạt 233kg/ sào/vụ, một năm làm hai vụ Chính vì việc sản xuất nông nghiệp rất vất vả nên người Vân

Từ đã làm thêm nhiều nghề thủ công khác nhau để kiếm sống, trong

Trang 8

đó có nghề may com lê, nghề đóng giày, khâu giày, nghề khảm trai…Trong đó nghề may hiện nay được xem là một nghề cính của người Vân Từ

1.2.3 Tín ngƣỡng, phong tục tập quán

Về tín ngưỡng – tôn giáo, ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

của người Việt thì ở đây còn có tín ngưỡng thờ thành hoàng làng Đối

với những hộ làm nghề may còn có thêm tín ngưỡng thờ tổ nghề may Ở Vân Từ người hầu hết đại đa số người dân đều tin theo đạo phật Họ thường đi lễ chùa vào ngày rằm và mùng một, hoặc gia đình

có việc gì trọng đại đều lên chùa thắp hương và hỏi ý kiến của sư thầy

Ngày nay ở Vân Từ vẫn còn giữ được những phong tục tốt đẹp như cưới hỏi, mừng thọ, tang ma… Tuy nhiên để phù hợp với nếp sống mới, mỗi phong tục cũng có sự biến dổi nhất định, nhất là trong “việc cưới, việc tang và lễ hội” Chẳng hạn như thực hiện việc tang văn minh tiết kiệm, người Vân Từ rất hưởng ứng việc khuyến khích hỏa táng theo chủ trương của thành phố Hà Nội

1.2.4 Đình, chùa và nhà cổ

* Đình làng

Cũng như những vùng quê khác, đối với người Vân Từ đình làng là nơi gần gũi, quen thuộc Đây không chỉ là nơi diễn ra các công việc hội hè, đình đám của làng mà còn là nơi mà trong tâm của mỗi người dân xa quê nhớ về Hiện nay ở Vân Từ còn giữ lại được một số ngôi đình như: đình làng Từ Thuận, đình làng Chản, Chính, Chung, Cựu, Thượng, Vực Trong đó đình làng Từ Thuận là một ngôi đình tiêu biểu

* Chùa làng Ứng Cử

Chùa làng Ứng Cử có tên tự là Viên Quang tự, thuộc thôn Ứng

Cử, xã Vân Hoàng, tổng Thường Xuyên, huyện Phú Xuyên nay là

Trang 9

chùa thôn Ứng Cử, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng trên 3.000 m2, được xây dựng từ năm 1624 Chùa khởi công xây dựng khi chưa có dòng sông Nhuệ, chùa được xây hướng về phía Tây Nam, đây là thế đất tam thai ngũ nhạc

Hiện nay chùa Viên Quang còn lưu giữ được nhiều bia, một quả chuông đúc năm 1877 và 2 tấm hoành phi Tuệ nhất tâm, 13 pho tượng cổ, 1 ngôi tháp thờ nhà sư tổ Thích Thông Viên Chùa Viên Quang là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất Thăng Long xưa Năm 2013 chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố

* Chùa làng Cựu

Chùa Dồi còn có tên gọi là Phúc Nhuệ tự thuộc thôn Cựu xã Vân

Từ Người dân nơi đây cho rằng chùa này rất linh ứng và cái tên “Phúc Nhuệ” ý nói Phật luôn ban phước lành cho dân như nước dòng Nhuệ Giang

Tổng thể kiến trúc của chùa gồm có: Tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà mẫu, nhà vong, nhà tổ đường, phía sau là nhà tổ ni

và một dãy nhà khác Năm 2004 chùa xây thêm nhà vong là nơi gửi vong của những người không nơi nương tựa, những người bị chịu những oan ức Bên trong có các bệ cao đặt bia tên của những người

đã khuất Hàng ngày cứ 12 giờ, sư thầy lại mang cơm lên và đánh chuông nhỏ và gọi tên người đã khuất để họ được về ăn cơm cửa

phật

Chùa Dồi không những có nét kiến trúc cổ kính mà còn là nơi thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng người dân làng Cựu nói chung và Vân Từ nói riêng

* Kiến trúc nhà cổ làng Cựu

Trang 10

Làng Cựu ở Vân Từ được mệnh danh là “làng biệt thự cổ” Nơi đây còn lưu giữ được lối kiến trúc Việt cổ và lối kiến trúc mang đậm phong cách phương Tây Thời Pháp thuộc, người thợ làng Cựu nổi tiếng với nghề may âu phục ở khắp Bắc Kỳ, nhiều người giàu lên nhanh chóng Khi về làng, họ xây nhà theo lối kiến trúc Pháp đang thịnh hành thời đó ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng Trong tổng thể của ngôi làng hai lối kiến trúc này không làm mất đi

vẻ hài hòa mà càng làm đẹp hơn, độc đáo hơn kiến trúc của làng Những ngôi nhà cổ kính của làng Cựu giờ đây đang đứng trước bài toán về mối quan hệ giữa việc giữ gìn di sản kiến trúc với việc đổi mới không gian sống Nhiều gia đình không có đủ kinh tế để phục dựng những tư gia bề thế như xưa trong khi các công trình đã bắt đầu xuống cấp Thiết nghĩ cần phải có sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo để bảo tồn nét văn háo độc đáo này

Tiểu kết chương 1

Nằm trong cái nôi của vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, Vân

Từ là một trong những xã có bề dày lịch sử và văn hóa Con người Vân Từ vốn cần cù, chịu khó và tài hoa Với địa hình là một trong những vùng trũng nhất của huyện Phú Xuyên, việc sản xuất nông nghiệp của xã lại khó khăn gấp bội Chính sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên mà con người Vân Từ sớm tìm cho mình những nghề phụ để tăng thêm thu nhập, trong đó có nghề may com lê truyền thống Chính nghề may đã giúp đời sống của người dân Vân Từ có sự trù phú hơn các làng quê khác trên địa bàn huyện Người Vân Từ hiện nay luôn có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghề may truyền thống của làng, sự phát triển của nghề là sự nỗ lực cố gắng của từng thành viên trong cộng đồng làng Hiện nay xã Vân Từ đã trở thành một xã đạt chuẩn nông thôn mới tiêu biểu của huyện Phú Xuyên

Trang 11

Chương 2 DIỄN TRÌNH NGHỀ MAY COM LÊ Ở XÃ VÂN TỪ 2.1 Nghề may Vân Từ trong bức tranh làng nghề Phú Xuyên 2.1.1 Những làng nghề chính ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên từ lâu được biết đến là mảnh đất “đất trăm nghề”, hầu hết làng nào cũng có nghề và có 40 làng được thành phố

Hà Nội công nhận là làng nghề Mỗi sản phẩm truyền thống đều in đậm dấu ấn bàn tay tài hoa của những nghệ nhân đầy tâm huyết Không chỉ mang lại đời sống ấm no, nghề truyền thống còn trở thành biểu tượng, tạo nên nét văn hóa riêng tiêu biểu cho mỗi vùng quê Phú Xuyên và điều đó đã đi vào tục ngữ, ca dao Hiện nay trên địa bàn huyện còn bảo tồn và phát triển một số nghề thủ công tiêu biểu như: Nghề khảm trai (Chuyên Mỹ), nghề đan cỏ tết (Phú Túc), nghề nặn tò

he (Phượng Dực), nghề giày da (Phú Yên)

2.1.2 Vị trí của nghề may Vân Từ trong bức tranh làng nghề Phú Xuyên

Chục năm trở lại đây nhờ sự phát triển của nền kinh tế mà nghề may ở ngay tại Vân Từ đã có những bước phát triển mới, giờ đây khi nhắc đến làng nghề may Com lê người ta đều biết đến bàn tay tài hoa của người Vân Từ Có thể nói nghề may đã và đang góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Vân Từ nói riêng và huyện Phú Xuyên nói chung Hiện nay kinh tế làng nghề phát triển, tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện

Không chỉ thế nghề may ở Vân Từ còn là một nghề chủ lực trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ

Nghề may com lê không chỉ góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn làm cho bức tranh văn hóa

Trang 12

các làng nghề ở huyện Phú Xuyên thêm phần đa dạng Trong thời gian tới Vân Từ sẽ là một trong những điểm để đầu tư phát triển du lịch bên cạnh những làng nghề khác như: Nghề mộc (Tân dân) - nghề khảm trai, sơn mài (Chuyên Mỹ) - nghề đan cỏ tế (Phú Túc) - nghề nặn tò he (Phượng Dực) - giày da (Phú Yên)

2.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghề may com lê Vân Từ

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Hòa: Khoảng thế kỷ XX nhiều thanh niên trong làng đã tìm lên Hà Nội học nghề may com lê

và làm thuê cho các ông chủ lớn Một số thợ giỏi có vốn liếng đã mở những hiệu may lớn có uy tín như: Toàn Thuận Anh, Toàn Thuận Em (ở phố Hàng Gai), Thuận Thịnh ở phố Hàng Hòm Việc may mặc bấy giờ chỉ là phục vụ cho quan chức người Pháp và bộ phận công chức, trí thức người Việt Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân Pháp rút khỏi Hà Nội không lâu thì đến cuối năm 1946 chúng lại trở lại Hà Nội Trong 9 năm kháng chiến, Hà Nội bị tạm chiếm và nghề may com lê vẫn được duy trì Từ sau năm 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975, nghề may com lê ở Hà Nội có phần lắng xuống

Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), một số thợ may tâm huyết với nghề lại lặn lội lên Hà Nội tìm các mối làm ăn, nhận hàng

về gia công Từ đó nghề may ở Vân Từ dần khởi sắc Nhất là từ những năm 1990 khi điện lưới về với làng quê Vân Từ thì nghề may càng phát triển Năm 1992 một số thợ lành nghề như ông Nguyễn Văn Lai, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Đào Văn Dự đã kết hợp với UBND xã Vân Từ tổ chức mở 2 lớp dạy nghề may với số lượng 70 học viên Từ 2 lớp học ấy mà sau này đã có nhiều thợ giỏi, trở thành những ông chủ lớn Ban đầu những người thợ nhận hàng về may gia công cho chủ xưởng như ông Lai, ông Hòa nhưng vốn có sự khéo léo, cùng với đó là sự nhạy bén, nhanh nhẹn nắm được thị trường, họ

đã tạo được chỗ đứng mới cho mình: Tự mở hiệu may, không làm gia

Ngày đăng: 30/05/2017, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w