Thực trạng thực hiện công tác thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các DN tại huyện Bình Giang trong giai đoạn 2012-2015 .... Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 01 Tên
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ THỊ VÙNG
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HỒI NỢ ĐỌNG
TIỀN ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Song
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Vùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Tài Nguyên và Môi trường Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Vùng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình và sơ đồ ix
Trích yếu luận văn x
Thesis abstract xii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc 4
2.1.2 Thu và quản lý thu BHXH bắt buộc 10
2.1.3 Nợ đọng BHXH bắt buộc 26
2.1.4 Thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc 31
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc 33
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 38
2.2.1 Kinh nghiệm thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc ở một số nước trên thế giới 38
2.2.2 Kinh nghiệm thu hồi nợ đọng ở Việt Nam 39
2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan 42
Trang 5Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 44
3.1 Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Bình Giang 44
3.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội của huyện Bình Giang 45
3.1.3 Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Bình Giang 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 53
3.2.2 Nguồn số liệu 53
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 54
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 55
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 57
4.1 Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang 57
4.1.1 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các DN trên địa bàn huyện 57
4.1.2 Tình hình thực hiện công tác thu tiền đóng BHXH bắt buộc của các DN trên địa bàn huyện Bình Giang 61
4.2 Thực trạng nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các DN trên địa bàn huyện Bình Giang giai đoạn 2012-2015 64
4.3 Thực trạng thực hiện công tác thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các DN tại huyện Bình Giang trong giai đoạn 2012-2015 69
4.3.1 Thực trạng thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc của BHXH huyện Bình Giang trong giai đoạn 2012-2015 69
4.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang giai đoạn 2012-2015 79
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bình giang giai đoạn 2012-2015 81
4.4.1 Các yếu tố từ phía người sử dụng lao động và người lao động 81
4.4.2 Công tác thanh tra, kiểm tra 83
4.4.3 Công tác tuyên truyền 84
4.4.4 Các yêu tố từ chế tài và mức xử phạt vi phạm 85
4.4.5 Các yếu tố về quy định chức năng nhiệm vụ của ngành BHXH 85
Trang 64.4.6 Các yếu tố về sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể 86
4.5 Một số giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp tại huyện bình giang trong thời gian tới 87
4.5.1 Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động 87
4.5.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHXH 89
4.5.3 Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 90
4.5.4 Thực hiện tính lãi chậm đóng theo quy định của Luật BHXH đồng thời tăng số tiền lãi này lên 92
4.5.5 Bổ sung thẩm quyền cho cơ quan BHXH trong việc thanh tra, xử lý vi phạm 93
4.5.6 Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền và sự phối hợp của các Ngành liên quan 94
4.5.7 Tiếp tục duy trì tốt công tác đôn đốc, thu nợ đọng BHXH 96
4.5.8 Khởi kiện các DN ra tòa và áp dụng Bộ luật hình sự khi các DN cố ý chây ỳ nợ đọng BHXH bắt buộc 97
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Kiến nghị 101
Tài liệu tham khảo 103
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CB, CC, CV Cán bộ, công chức, viên chức
LĐ-TBXH Lao động- Thương binh xã hội
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mức lương thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH của DN từ năm
2012-2015 34
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp thu nhập bình quân của người lao động trong doanh
nghiệp được kiểm tra 35
Bảng 1.3 Tổng hợp tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của người lao động và
người sử dụng lao động 37
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động huyện Bình Giang giai đoạn 2012 - 2015 46
Bảng 3.2 Số lượng CBCCVC, LĐHĐ công tác tại BHXH huyện Bình Giang
giai đoạn 2012-2015 50
Bảng 3.3 Số lượng cán bộ làm công tác thu BHXH tại BHXH huyện Bình
Giang giai đoạn 2012-2015 51
Bảng 3.4 Trình độ học vấn của CBCCVC, LĐHĐ của BHXH huyện Bình
Giang giai đoạn 2012-2015 52
Bảng 3.2 Số lượng mẫu điều tra 54
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các doanh nghiệp tham gia BHXH ở huyện Bình
Giang giai đoạn 2012 – 2015 58
Bảng 4.2 Số lượng lao động tham gia BHXH trong các DN tại huyện Bình
Giang giai đoạn 2012-2015 60
Bảng 4.3 Quỹ lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của các DN giai đoạn
2012-2015 63 Bảng 4.4 Số tiền phải thu BHXH bắt buộc của các DN giai đoạn 2012-2015 63
Bảng 4.5 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc của các DN tại huyện Bình
Giang 2012-2015 65
Bảng 4.6 Số DN nợ tiền đóng BHXH bắt buộc giai đoạn 2012-2015 66
Bảng 4.7 Số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc của các DN giai đoạn 2012-2015 67
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kết quả của công tác thu nợ đọng BHXH bằng hình
thức gọi điện và gửi công văn 70
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp kết quả của việc thu hồi nợ bằng hình thức xuống trực
tiếp đơn vị làm việc của khối DNNQD trong giai đoạn 2012-2015 72
Trang 9Bảng 4.10 Bảng tổng hợp các DN mà BHXH huyện Bình Giang áp dụng hình
thức khống chế khoảng thời gian hưởng quyền lợi để thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc giai đoạn 2012-2015 74
Bảng 4.11 Kết quả của hình thức thu hồi nợ BHXH bắt buộc bằng hình thức
khống chế thời gian hưởng BHXH bắt buộc 75
Bảng 4.12 Kết quả của công tác thu hồi nợ bằng việc xin ý kiến lãnh đạo của
chủ tịch UBND huyện và phối hợp với các phòng liên quan 76
Bảng 4.13 Kết quả của công tác thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc bằng hình
thức thanh tra, kiểm tra 78
Bảng 4.14 Mức độ am hiểu của người SDLĐ về BHXH bắt buộc tại các DN
điều tra năm 2015 82
Bảng 4.15 Mức độ am hiểu pháp luật về BHXH của NLĐ tại các DN theo số
liệu điều tra năm 2015 83
Bảng 4.16 Tình hình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại các DN
theo số liệu điều tra năm 2015 83
Bảng 4.16 Mức độ tuyên truyền về BHXH tại các DN điều tra năm 2015 84 Bảng 4.17 Mức độ tiếp cận thông tin về BHXH của chủ SDLĐ tại các DN điều
tra năm 2015 84
Bảng 4.18 Tình hình phối hợp giữa BHXH huyện với các cơ quan chức năng
liên quan năm 2015 86
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Vùng
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp, tình hình thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc, đề xuất các giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Phỏng vấn 10 cán bộ, lãnh đạo cơ quan BHXH
huyện Bình Giang, 50 chủ sử dụng lao động và 100 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Các báo cáo qua các năm của BHXH huyện Bình Giang, các phòng ban thuộc UBND huyện Bình Giang Các tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, sách, báo, tạp chí, nói về tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc nói chung và huyện Bình Giang nói riêng
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Toàn bộ số liệu điều tra khảo sát cán bộ, lãnh đạo công tác tại BHXH huyện Bình Giang, chủ sử dụng lao động và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích SWOT
Trang 12Kết quả nghiên cứu
+ Phân tích được cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ đọng BHXH bắt buộc thông qua các khái niệm, bản chất, vai trò của BHXH bắt buộc, khái niệm nợ đọng BHXH bắt buộc, khái niệm thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc
+ Phân tích thực trạng nợ đọng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang, thực trạng thực hiện công tác thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp mà BHXH huyện Bình Giang đã thực hiện trong giai đoạn 2012-
2015
+ Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc đó là: Yếu tố từ người lao động và người sử dụng lao động; công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tuyên truyền; các yếu tố từ chế tài và mức xử phạt vi phạm; các yếu tố về quy định chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH; các yếu tố từ sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể
+ Để thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, BHXH huyện Bình Giang cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chính sách BHXH; thực hiện tính lãi chậm đóng theo quy định của Luật BHXH đồng thời tăng số tiền lãi này lên; Bổ sung thẩm quyền cho cơ quan BHXH; Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền và sự phối hợp của các ngành liên quan; Tiếp tục duy trì tốt công tác đôn đốc thu nợ BHXH; Khởi kiện các doanh nghiệp ra tòa
và áp dụng Bộ luật hình sự khi các doanh nghiệp cố ý chây ỳ nợ đọng BHXH bắt buộc
Trang 13
THESIS ABSTRACT
Author’s Name: Vu Thi Vung
Thesis title: “The measures to get debt collection social insurance funds of enterprises Binh Giang district, Hai Duong province”
Specialization: Economic Management Code: 60 34 04 01
Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
The purposes of thesis: Based on the assessment of the debt situation of the compulsory social insurance funds of enterprises, debt collection situation compulsory social insurance funds, to propose the measures to get the debt of the compulsory social insurance enterprises Binh Giang district, Hai Duong province in the coming time
The research methods
+ Survey Sampling Methodology: Interview 10 officials and leaders of social
insurance agencies Binh Giang district, 50 employers and 100 employees working in enterprises in Binh Giang district
+ Methods of data collection:
Secondary data for research include: The reports over the years of social insurance Binh Giang district, the departments of Binh Giang District People's Committee Documents published in the mass media such as the internet, books , newspapers, magazines, involving about insolvency compulsory social insurance premiums in general and in particular Binh Giang district
Primary data serving research process includes: Collecting the survey data officials, leaders in social work Binh Giang district, all employers and employees working in the enterprises in districts
The Analytical information methods: Statistical methods described, methods comparison, SWOT analysis method
The research results
+ Rationale and practice of compulsory social insurance arrears through the concept, nature and role of the mandatory social insurance, the concept of compulsory social insurance arrears, debt collection concept of compulsory social insurance, the elements working affecting debt collection compulsory social insurance premiums
Trang 14+ The assessment of the debt situation of the compulsory social insurance funds
of enterprises, the reality implementation of debt collection compulsory social insurance
of the social enterprise Binh Giang district has made in the 2012- 2015 period
+ These factors affect the debt of the compulsory social insurance are: Element from workers and employers; inspection, testing, dissemination; elements from the sanctions and penalties; factors regulating the functions and duties of the social insurance sector; elements from the coordination between departments and unions
+ To perform well the task of debt collection compulsory social insurance premiums of businesses in the district, Binh Giang social insurance should apply after synchronization solutions: Raising awareness of employers and people labor; strengthening inspection and investigation; strengthen the propaganda carried out social policy; interest calculation performed late at the provisions of the Social Insurance Law and to increase this interest; Additional competent social insurance agency; strengthen the leadership role of the Party at all levels, administration and coordination of related industries; continued good work of social insurance urging debt collection; businesses sue in court and apply the Criminal Code when businesses deliberately overdue compulsory social insurance debts
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc (Chỉ thị số 15 CT/TW, Bộ chính trị 1997)
Bước sang thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, chính sách BHXH đã được Nhà nước kịp thời điều chỉnh Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 25/06/1994, quy định tại chương 12 về BHXH áp dụng với người lao động ở mọi thành phần kinh tế Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước (Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995) và đối với
sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng (Nghị định 45/CP ngày 15/07/1995) Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động theo các Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc ba cấp là: BHXH Việt Nam; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của hệ thống BHXH Việt Nam là tổ chức thu BHXH, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, thực hiện các hoạt động đầu tư
để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, và Chính phủ; sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ban, ngành ở trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, CCVC và NLĐ, Ngành BHXH đã đạt được những bước tiến vững chắc, với những kết quả khá toàn diện, nổi bật Trong nhiều năm qua, BHXH Việt Nam không chỉ triển khai hiệu quả việc phát triển đối tượng tham gia, chăm lo tốt cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, không ngừng cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ, mà còn đề xuất với Chính phủ và Quốc hội sửa đổi các nội dung để Luật
Trang 16BHXH, Luật BHYT đi vào cuộc sống, thực sự trở thành những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội hiện nay (Nguyễn Thị Minh, 2015)
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế đang được quan tâm cần giải quyết như có nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc trong việc thực hiện pháp luật về BHXH, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc ngày càng phổ biến, gia tăng hầu hết ở các địa phương Từ kết quả giám sát của Tổng liên đoàn Lao động VN cho đến thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đều cho thấy doanh nghiệp (DN) nào cũng chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động Trong đó, không ít DN
chiếm dụng tiền đóng BHXH cho mục đích khác (Thu Hằng, 2015) Tình hình đó
dẫn đến hệ quả là số lượng lớn người lao động không được đóng BHXH bắt buộc hoặc đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc không đầy đủ dẫn đến quỹ bảo hiểm xã hội bị thâm hụt, lợi ích của người lao động bị xâm phạm, mọi chế độ của người lao động không được giải quyết Tình trạng trên đã ảnh hưởng xấu đến chính sách BHXH nói riêng cũng như hệ thống an sinh xã hội nói chung Chính
vì vậy, thực hiện tốt công tác quản lý thu, giảm nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của cả đất nước
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:"Giải pháp
tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp, tình hình thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc, đề xuất các giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
Trang 17trong quá trình thực hiện thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang trong thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố gây ra tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp; việc thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2012-2015
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp; thực trạng thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và từ
đó đưa ra các giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Bình Giang
Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016
Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ năm 2012 đến năm 2015
Trang 18PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc
2.1.1.1 Một số khái niệm về BHXH bắt buộc
BHXH đã được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và đã được các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhiều nhà khoa học khác đề cập và nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về BHXH Bởi lẽ, BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý …Do đó, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau
về BHXH, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, của người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ giúp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết”
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật BHXH số 71/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2007, theo đó khái niệm về BHXH và BHXH bắt buộc được nêu như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
Với khái niệm này, đối tượng khi tham gia BHXH bắt buộc thì được bảo
vệ bằng hệ thống BHXH, thường là những người lao động và thân nhân của họ, không phải là tất cả các thành viên của xã hội nói chung Biện pháp công cộng được sử dụng trong BHXH thông thường là biện pháp lập quỹ chuyên dùng, từ
sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, hầu như không bao hàm sự chu cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các quỹ xã hội
BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà người lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật
Trang 19BHXH bắt buộc được hình thành khi Nhà nước đã đứng ra lo liệu với tư cách là người tổ chức, quản lý BHXH bắt buộc Việc quản lý BHXH chủ yếu để thực hiện mục đích ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động nhằm ổn định nguồn thu, chi để phát triển BHXH bền vững Thông qua
đó có thể đảm bảo đời sống cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội nói chung BHXH bắt buộc khác hoàn toàn so với BHXH tự nguyện, BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động có quyền tự quyết định tham gia hay không tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng, hưởng phù hợp theo các quy định của pháp luật
2.1.1.2 Bản chất của BHXH bắt buộc
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú
Thực chất BHXH là sự tổ chức “đền bù” hậu quả của những “rủi ro xã hội” hoặc các sự kiện bảo hiểm Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết… Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện cả theo chiều dọc và chiều ngang Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính bản thân người lao động theo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu nhập của quá trình làm việc và quá trình không làm việc) Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữa những người không sinh đẻ (nam giới) và người sinh đẻ (nữ giới); giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp… Để dễ hình dung có thể dùng “lát cắt ngang” vào một tập hợp những người đang và đã tham gia BHXH vào bất kỳ thời điểm nào vào bất kỳ “đoạn” nào của tập hợp ta đều có thể thấy được mối quan hệ của sự phân
Trang 20phối này Ở lát cắt này có cả người mới tham gia BHXH, người đang hưởng BHXH; người khỏe mạnh, người ốm đau; người già, người trẻ; người có thu nhập cao, người có thu nhập thấp… Nói cách khác, đây là sự phân phối lại thu nhập theo không gian (Civillawinfor, 2008)
Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người lao động và an toàn xã hội BHXH mang cả bản chất kinh
tế và cả bản chất xã hội Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít” ( Civillawinfor, 2008)
Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen lẫn nhau Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ
là đã nói đến tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH
Dưới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động Có nghĩa là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vi BHXH
Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những người lao động xuất phát từ lợi ích chung của họ
Dưới góc độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hay mất Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động ổn định trật tự xã hội (Civillawinfor, 2008)
2.1.1.3 Vai trò của chính sách BHXH đối với an sinh xã hội
Thứ nhất, thực hiện chính sách BHXH nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng
Trang 21như sớm có việc làm Người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình
họ Do vậy, hoạt động BHXH một mặt, đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền vững (Lê Bạch Hồng, 2010)
Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động Nếu theo nhìn nhận ban đầu, việc đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía xã hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh Đối với nước ta, nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, người lao động có mức thu nhập ở mức bình quân chung toàn xã hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản; da giày; dệt may sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHXH để bảo
vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình
Trong hoạt động BHXH, Nhà nước tiến hành xây dựng chính sách, chế
độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt quyền
và nghĩa vụ của người tham gia BHXH, BHYT Như vậy nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này Mặt khác, chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách kinh
tế và xã hội trên phương diện vĩ mô, bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển
và giữ gìn ổn định xã hội trong từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình (Lê Bạch Hồng, 2010)
Trang 22Chính sách BHYT với mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân đã tạo điều kiện cho mọi người dân giảm bớt gánh nặng chi phí khi khám chữa bệnh do ốm đau, tai nạn, tạo sự bình đẳng trong khám chữa bệnh BHYT
Thứ hai, thực hiện tốt chính sách BHXH nhất là chế độ hưu trí, góp phần
ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày Hiện nay, cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi tháng Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế, mức lương hưu cũng không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội Vào các thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số giả cả, Nhà nước đều có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý Mức lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung toàn xã hội tại thời điểm hưởng lương hưu đã bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu, tạo sự
an tâm, tin tưởng của người về hưu sau cả cuộc đời lao động Tương tự như vậy, các quyền lợi về BHYT, về chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức trợ cấp tuất một lần cũng được cải thiện rõ rệt Sở dĩ có được điều kiện nâng cao và mở rộng các quyền lợi của BHXH là do phương thức tài chính ở nước ta được hình thành theo cách lập quỹ và có sự tính toán điều chỉnh quan hệ đóng - hưởng trong phạm vi toàn xã hội theo những dự báo về các yếu tố kinh tế - xã hội trong tương lai Theo phương thức lập quỹ, người lao động, trước hết phải có trách nhiệm với bản thân trong việc đóng góp lập quỹ BHXH, dành dụm cho mai sau, tránh tình trạng đẩy toàn bộ gánh nặng chi trả cho thế hệ mai sau Mặt khác, với việc lập quỹ BHXH đã gắn kết được trách nhiệm của các thế
hệ kế tiếp trong cùng chính sách BHXH Chính sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế nước ta của thế hệ đương thời theo truyền thống “con hơn cha” góp phần cải thiện rõ nét mức sống của người về hưu đã có đóng góp một phần trước đây Vì vậy, nguồn quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ và phát triển cân đối bền vững sẽ là cơ sở để cải thiện không ngừng các chế độ BHXH nói chung và đời sống của người nghỉ hưu nói riêng (Lê Bạch Hồng, 2010)
Trang 23Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển Chính sách BHXH, BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “đóng - hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của người lao động về chính sách BHXH, BHYT Khi đó, mọi người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH, BHYT Phạm vi đối tượng tham gia BHXH, BHYT không ngừng được mở rộng đã thu hút hàng triệu người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa
vụ và quyền lợi BHXH, BHYT, tạo sự an tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh
Người lao động tham gia BHXH, BHYT khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí; được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không đi làm được, được nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực Khi người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới Với những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, BHYT
đã góp phần thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, giữ gìn và nâng cao thể lực cho người lao động trong suốt quá trình lao động, sản xuất Việc được tham gia BHXH, BHYT khi đang làm việc và được hưởng lương hưu sau này đã tạo ra cho người lao động sự phấn khởi, tâm lý ổn định, an tâm vào việc làm mà họ đang thực hiện Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi tuyên truyền quảng cáo tuyển dụng lao động, thì tiêu thức được tham gia BHXH, BHYT cũng là một quyền lợi quan trọng thu hút được nhiều lao động (Lê Bạch Hồng, 2010) Sự an tâm của người lao động cũng như việc bảo vệ sức lao động của họ thông qua chính sách BHXH, BHYT đã trở thành một chính sách thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, bảo đảm sự ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển
Trang 24Thứ tư, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả sức lao động” được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũng như các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông qua những quy định về mức lương tối thiểu và những điều kiện lao động cần thiết Quá trình hình thành tiền lương theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là sự phân phối lần đầu và phân phối trực tiếp cho từng người lao động Do vậy, người lao động có tay nghề cao, có nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của xã hội sẽ có thu nhập cao Đó là sự hợp lý và khuyến khích làm giàu chính đáng Sau khi đã thực hiện thuế thu nhập, Nhà nước sẽ tiến hành phân phối lại thông qua chính sách BHXH, BHYT Khi đó, người có năng lực hơn, nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp những người “yếu thế” hơn trong xã hội Một bộ phận lao động khác do gặp phải rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về năng lực, về hoàn cảnh gia đình có việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được các quyền lợi BHXH, BHYT để duy trì cuộc sống Bên cạnh đó, chế độ hưu trí, tử tuất với nguyên tắc tương đồng giữa mức đóng và mức hưởng đã khuyến khích người lao động khi làm việc có thu nhập cao và đóng góp ở mức cao, với thời gian dài thì sau này sẽ được hưởng tiền lương hưu với mức cao, an tâm nghỉ ngơi khi tuổi già (Lê Bạch Hồng, 2010) Bảo hiểm xã hội, BHYT đều được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT thì người đó mới được hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do người lao động đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài
2.1.2 Thu và quản lý thu BHXH bắt buộc
2.1.2.1 Thu BHXH bắt buộc
a) Khái niệm thu BHXH bắt buộc
Khi tham gia BHXH, tất cả các đối tượng đều phải tuân thủ những quy định của Nhà nước về mức đóng, thời gian đóng và điều kiện được hưởng các chế độ BHXH Thu BHXH luôn gắn với quyền lực của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật Vì vậy ta có thể hiểu:
Trang 25Theo Giáo trình BHXH- NXBLĐ-XH, 2008: Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên
cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các
quỹ BHXH
b) Nguyên tắc thu bảo hiểm xã hội
- Thu đúng: Là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và
đúng thời gian quy định: Mọi người lao động khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắt buộc Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của người lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; Việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động để xác
định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu
- Thu đủ: Là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số
tiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động
- Thu kịp thời: Là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động,
tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế
xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo kịp thời, không
để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam
Việc tham gia BHXH của người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số
Trang 26tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước
và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị-xã hội Tính công bằng được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Nguồn thu BHXH do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát, đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tức là
hiệu quả sử dụng nguồn thu
c) Vai trò của công tác thu BHXH bắt buộc
Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một quỹ độc lập với ngân sách Nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ Vì thế, công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH Công tác thu BHXH có những vai trò chủ yếu sau:
+ Công tác thu BHXH là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung, thống nhất Thu các khoản đóng góp BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối kết hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH Đồng thời tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia BHXH Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH nói chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng (Phạm Đỗ Nhật Tân và Nguyễn Thị Kim Phụng, 2008)
+ Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ được tập trung về một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc Bởi vậy, công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập trung, thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo
Trang 27an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị cũng như của từng NLĐ Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ và có tính
kế thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham gia BHXH để tạo lập nên quỹ BHXH Cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết trong việc thực hiện chính sách BHXH Bởi đây là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng của mình
+ Hoạt động của công tác thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng, có hưởng đã đặt ra yêu cầu quy định đối với công tác thu nộp quỹ BHXH Nếu không có thu BHXH thì quỹ không có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH Do đó, thực hiện công tác thu BHXH đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ cũng như các đơn vị, DN được hoạt động bình thường (Phạm Đỗ Nhật Tân
và Nguyễn Thị Kim Phụng, 2008)
d) Cơ sở pháp lý của thu BHXH bắt buộc
Theo quy định của pháp luật hiện hành việc điều chỉnh các quan hệ về thu nộp BHXH bắt buộc và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được ràng buộc thông qua mối quan hệ 03 bên: Người lao động, đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH Các mối quan hệ đó được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật bao gồm:
Luật BHXH số 71/2006/QH11 ban hành ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007; Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh
Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 Luật này sửa đổi một số điều
Trang 28của Luật BHXH số 71/2006/QH11 cụ thể như: Tăng tiền đóng BHXH; muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng thêm 05 năm BHXH; mở rộng đối tượng hưởng chế độ thai sản như lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ được nghỉ khi sinh con; tăng mức trợ cấp ốm đau; mở rộng đối tượng tham gia BHXH; tăng quyền, trách nhiệm cho người lao động và cơ quan BHXH
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc Nghị định này hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động
Nghị định số 68/2007/ NĐ-CP ngày 19/4/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
Nghị định số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản
hóa thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam Thông qua
Phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Phương án đơn giản hóa) kèm theo Nghị quyết này
Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý Tài Chính đối với BHXH Việt Nam Quyết định này quy định về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quyết định số 959/QĐ- BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Ban hành kèm theo quyết định này; quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ
BHXH, thẻ BHYT
e) Nội dung của công tác thu BHXH bắt buộc
Theo quy định hiện hành thì công tác thu BHXH bắt buộc bao gồm những
nội dung cơ bản sau:
* Đối tượng thu BHXH bắt buộc
Việc xác định đối tượng tham gia BHXH là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của công tác thu BHXH Theo quy định hiện hành của
Trang 29BHXH quy định tại quyết định số 959/QĐ-BHXH thì đối tượng thu BHXH bắt buộc là người Việt Nam bao gồm:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã
có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018)
Trang 30- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc
tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ
* Tiền lương- tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
- Tiền lương do Nhà nước quy định
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc đóng và quỹ hưu trí và tử tuất thì tiền lương tháng đóng BHXH
là mức lương cơ sở
- Tiền lương do đơn vị quyết định
+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng
Trang 31Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này
mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở
* Mức thu BHXH bắt buộc
Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc: Được quy định cụ thể tại Điều 91- Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 và Điều 42- Nghị định số 152/2006/NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ Theo đó NLĐ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất Cụ thể như sau:
Từ 01/2007 -12/2009: Mức đóng bằng 5% mức TL-TC tháng đóng BHXH;
Từ 01/2010 -12/2011: Mức đóng bằng 6% mức TL-TC tháng đóng BHXH;
Từ 01/2012 -12/2013: Mức đóng bằng 7% mức TL-TC tháng đóng BHXH;
Từ 01/ 2014 trở đi: Mức đóng bằng 8% mức TL-TC tháng đóng BHXH
Đối với người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc: Được quy định
cụ thể tại Điều 92- Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 và Điều 43- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ Theo
đó, NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của những NLĐ Cụ thể như sau:
- Quỹ ốm đau, thai sản: Mức đóng 3%; trong đó NSDLĐ giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định
- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng 1%;
- Quỹ hưu trí và tử tuất: Mức đóng như sau:
Từ 01/2007 - 12/2009: Mức đóng bằng 11%;
Từ 01/2010 - 12/2011: Mức đóng bằng 12%;
Từ 01/2012 - 12/2013: Mức đóng bằng 13%;
Từ 2014 trở đi: Mức đóng bằng 14%
Trang 32- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
Trang 33+ Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH + Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặctruy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước
- Đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thì thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của BHXH Việt Nam
- Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 6 tháng quy định tại quyết định số 959/QĐ-BHXH thì phương thức đóng như sau:
+ Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc
+ Thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu cho cơ quan BHXH huyện
2.1.2.2 Quản lý thu BHXH bắt buộc
a) Khái niệm về quản lý thu BHXH bắt buộc
Quản lý thu BHXH bắt buộc là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý
để điều chỉnh các hoạt động thu Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời
gian theo quy định (Phạm Đỗ Nhật Tân và Nguyễn Thị Kim Phụng, 2008)
b) Vai trò của quản lý thu BHXH bắt buộc
Quản lý thu gắn chặt với quản lý chi, quản lý thu tốt sẽ góp phần đảm bảo
sự ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động Nguồn quỹ BHXH được coi là xương sống của hệ thống BHXH Quỹ BHXH là cơ sở quan trọng và quyết định mọi hoạt động của cơ quan BHXH Vì vậy công tác quản lý thu phải được đặt lên hàng đầu (Nguyễn Văn Đức, 2014)
Trang 34Quản lý thu có vai trò định hướng, đề ra chiến lược dài hạn, trung hạn, ngắn hạn đối với toàn bộ hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong công tác quản lý
Quản lý thu góp phần khắc phục sự sai lệch của hệ thống thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Vì quá trình thực hiện kết quả với mục tiêu đề ra luôn
có sự sai lệch, để kết quả này gần với mục tiêu thì công tác thu mới đạt hiệu quả
(Nguyễn Văn Đức, 2014)
c) Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc
Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc là toàn bộ các khâu liên hoàn từ đầu đến cuối trong tác nghiệp thu và công tác quản lý thu BHXH bắt buộc theo loại đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH Hiệu quả và kết quả thu BHXH bắt buộc chính là thước đo cho một quy trình thu hoàn thiện, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác thu BHXH bắt buộc
Căn cứ những quy định chung về thu BHXH, ngành BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 về quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc như sau:
Sơ đồ 2.1 Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc
Nguồn: BHXH huyện Bình Giang (2015)
Giao kế hoạch thu đầu năm
Trang 35d) Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc
* Quản lý đối tượng tham gia
Một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là quản lý đối thượng tham gia, mà cụ thể là NLĐ và người SDLĐ
- Đối với người SDLĐ: Hiện nay, căn cứ vào thời gian đơn vị SDLĐ tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau:
+ Đối với các đơn vị SDLĐ lần đầu tiên tham gia BHXH, quy trình quản
lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau:
Bước 1: Đơn vị SDLĐ lập hồ sơ đăng kí tham gia BHXH bao gồm: Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng kí tham gia BHXH Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị SDLĐ, BHXH tỉnh, huyện sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đóng, cấp sổ và tổ chức thu
+ Đối với đơn vị SDLĐ đang tham gia BHXH, quy trình quản lý thu
BHXH bao gồm các công việc sau:
Bước 1: Lập bảng kê khai danh sach lao động tham gia BHXH; lập bảng
kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH;
Bước 2: BHXH tỉnh tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH
Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH sẽ nắm bắt được số lượng các đơn vị SDLĐ và số lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn huyện, tỉnh… Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý thu BHXH là phải xác định rõ đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý phải tham gia BHXH, từ đó có những biện pháp thực hiện công tác thu BHXH tốt hơn Để quản lý dễ dàng, cơ quan BHXH thường phối hợp với các cơ quan cấp phép cho DN hoạt động để nắm rõ số lượng đơn vị SDLĐ trên địa bàn
- Đối với NLĐ cần phải cung cấp thông tin về thân nhân và quá trình làm việc có đóng BHXH vào tờ khai tham gia BHXH bắt buộc đúng quy định Việc cung cấp những thông tin này sẽ tránh được sự trùng lặp giữa các đối tượng và sẽ
Trang 36được cơ quan BHXH mã hoá bằng dãy kí tự để cho công tác quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian (Luật BHXH số 71/2006/QH11).
* Quản lý mức thu BHXH
Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ (lương chính, các khoản phụ cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp Ở nước ta tiền lương – tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH như sau:
- Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung
- Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
Để quản lý được nguồn đóng góp này, cơ quan BHXH cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị tham gia hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền mỗi bên phải nộp vào quỹ BHXH Bản kê khai tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ và bản kê khai tổng quỹ lương sẽ do mỗi đơn vị lập theo biểu mẫu của BHXH Việt Nam cùng với sự biến động của số người tham gia BHXH, mức lương, tiền lương thay đổi của từng NLĐ
Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản ) nên với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát
Thông thường các hệ thống BHXH được tổ hoạt động nghiệp vụ theo mô hình ba cấp (cơ quan cấp Trung ương, cấp vùng và cấp địa phương) hoặc hai cấp (cơ quan cấp Trung ương và cơ quan cấp vùng) Mỗi hệ thống BHXH thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để thu các khoản đóng góp (như: trực tiếp bằng tiền mặt, bằng séc hoặc chuyển khoản) Vấn đề quan trọng của công tác quản lý thu BHXH chính là có thủ tục nhận tiền đóng của các chủ thể tham gia một cách
an toàn, trách gây thất thoát
Trang 37Mức đóng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, sự văn minh của người dân, căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng của người tham gia như thế nào… Do đó người quản lý phải nắm vững những yếu tố cơ bản này để đưa ra mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia mình trong mỗi thời kì nhất định để đem lại hiệu quả tốt nhất cho chính sách BHXH Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với tất cả các đối tượng, tương quan tỷ lệ đóng giữa người SDLĐ và người NLĐ không được quá chêch lệch, không được làm cho chủ SDLĐ muốn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ
Sau khi đã thiết kế được mức đóng phù hợp, mức đóng góp của từng đơn
vị và từng NLĐ sẽ được quản lý chặt chẽ trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị Mức lương hoặc tiền công của từng NLĐ và tổng quỹ lương của người tham gia trong từng vùng đơn vị trực thuộc sao cho chỉ tiêu này luôn khớp với nhau
Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng là 26% tổng quỹ tiền lương – tiền công của NLĐ Trong đó, NLĐ đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất (từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 8%); người SDLĐ đóng 15% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó, người SDLĐ giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho NLĐ đủ điều kiện hưởng theo quy định và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH,
Trang 38hoạt động của tổ chức BHXH được thống nhất, không bị chồng chéo Cụ thể công tác thu BHXH sẽ được phân cấp quản lý như sau:
BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị SDLĐ đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm các đơn vị:
+ Do Trung ương quản lý
+ Do Tỉnh trực tiếp quản lý
+ DN có vốn đầu tư nước ngoài
+ Đơn vị, tổ chức quốc tế
+ DN ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn
+ Cơ quan, tổ chức, DN đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
+ Đơn vị mà BHXH huyện không đủ điều kiện thu
BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện bao gồm:
+ Đơn vị do huyện trực tiếp quản lý
+ Đơn vị ngoài quốc doanh có SDLĐ từ 10 lao động trở lên
+ Xã, phường, thị trấn
+ Đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu
Căn cứ vào sự phân cấp trên BHXH các cấp sẽ tiến hành xác định những đối tượng nào hiện đang hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi mình quản lý Từ
đó xác định số lao động ở từng đơn vị SDLĐ để có kế hoạch tổ chức thu cụ thể Sau đó phân chia công việc quản lý thu cho từng cán bộ trong đơn vị, mỗi cán bộ quản lý một khu vực khác nhau để công việc không bị chồng chéo lên nhau
- Lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
Đối với đơn vị SDLĐ, hằng năm đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đối chiếu
số lao động quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm
Đối với cơ quan BHXH huyện, hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập hai bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (theo mẫu số
13 - TBH), gửi BHXH tỉnh một bản trước ngày 05/11 hàng năm
Trang 39Đối với BHXH tỉnh: hàng năm lập hai bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với NLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập hai bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (theo mẫu số 13 – TBH), gửi BHXH Việt Nam một bản trước ngày 15/11 hàng năm Đồng thời, bên cạnh đó, căn cứ vào dự toán thu BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu cho các đơn vị trực thuộc tỉnh, huyện trước ngày 20/1 hàng năm
Riêng đối với BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an, Ban cơ yếu Chính phủ lập kế hoạch thu BHXH gửi trực tiếp lên BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm
Đối với BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm
Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, BHXH các cấp sẽ định lượng được khối lượng công việc phải làm trong thời gian tới Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quy định chưa Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng năm tiến hành công tác quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn
- Quản lý tiền thu
Theo quy định, BHXH cấp tỉnh, huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì Trong một số trường hợp đặc biệt phải có sự chấp nhận bằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
Hàng quý, BHXH tỉnh và huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn
vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch, thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi hết vào đầu tháng của quý sau
BHXH Việt Nam sẽ thẩm định số thu BHXH tăng theo 06 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban
cơ yếu chính phủ
Mỗi cấp quản lý có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau Do đó việc quản lý và sử dụng tiền thu BHXH cũng có những điểm khác nhau Hoạt động BHXH là hoạt động không vì mục đích sinh lợi, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập
Trang 40trung, thống nhất Chính vì vậy, tiền thu BHXH phải được quản lý chặt chẽ, mọi khoản chi hoặc thu đều phải theo đúng quy định và được quyết toán rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
-.Thông tin báo cáo
Công tác thông tin báo cáo trong quản lý thu là rất cần thiết, đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên, liên tục Trong công tác thông tin báo cáo, các đơn vị thường sử dụng hệ thống biểu mẫu đã được BHXH Việt Nam quy định sẵn Vì vậy để thực hiện thông tin báo cáo theo đúng quy định, cán bộ làm công tác chuyên môn phải nắm chắc từng biểu mẫu cũng như trường hợp sử dụng những giấy tờ đó Bên cạnh đó, cán bộ quản lý thu cũng phải kiểm tra xem những thông tin mà đối tượng tham gia khai báo đã chính xác hay chưa để có điều chỉnh cho phù hơp
Theo quy định, BHXH tỉnh, huyện sẽ mở sổ chi tiết thu BHXH bắt buộc theo mẫu số 07- TBH định kỳ hàng tháng, quý, năm BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu chính phủ thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau
- Quản lý hồ sơ, tài liệu
Bởi vì các thông tin, dữ liệu của đối tượng tham gia thay đổi thường xuyên và số lượng giấy tờ, văn bản liên quan khá lớn nên BHXH tỉnh, huyện luôn phải cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH để phục vụ kịp thời cho công tác nội vụ và quản lý Đồng thời, BHXH tỉnh cần xây dựng
hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng kí tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách
và báo cáo nghiệp vụ
Bên cạnh đó, BHXH các cấp, tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người tham gia
2.1.3 Nợ đọng BHXH bắt buộc
2.1.3.1 Khái niệm nợ đọng BHXH bắt buộc
Nợ đọng BHXH bắt buộc là việc các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH cho người lao động so với thời gian quy định của pháp luật về BHXH
(Nguyễn Văn Đức, 2014)