Tiền đề cấu trúc

Một phần của tài liệu CÁC TIỀN ĐỀ, DẤU HIỆU TÌM KIẾM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THIẾC (Trang 95)

+ Vị trí phân bố các khoáng hóa thiếc phân bố ở phần vòm, rìa vòm các khối xâm nhập granitoit, đặc biệt là với pha 2: granit biotit, granit sáng màu hạt nhỏ. Trong khu vực, các thành tạo granitoit chỉ mới xuất lộ với diện rất nhỏ; trong trường đá phun trào và tuf của chúng thuộc hệ tầng Đơn Dương phân bố quặng hóa như ở tiểu khu Núi Khor, có biểu hiện biến đổi greizen hóa và silic hóa mạnh thể hiện vòm xâm nhập còn ẩn bên dưới.

Hệ thống đứt gãy phương TB - ĐN (tiểu khu Núi Khor) và á kinh tuyến (tiểu khu Cap Hirt) với mật độ khe nứt, đứt gãy tập trung cao là cấu trúc thuận lợi tập trung khoáng hóa thiếc.

X.2. Dấu hiệu tìm kiếm

Khu vực Đông Núi Khor tập trung khá nhiều các dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quặng thiếc: các Vết lộ thân quặng gốc, đới đá biến đổi, dấu hiệu khai thác, diện phân bố tảng lăn, các vành phân tán trọng sa, địa hóa của, dị thường địa vật lý,....

Trong diện tích nghiên cứu, đã phát hiện nhiều vết lộ thân quặng thiếc gốc của các mạch, hệ mạch thạch anh – tourmalin tại nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, đã xác định được 4 thân quặng, 1 thân khoáng ở tiểu khu Núi Khor và 1 thân quặng, 2 thân khoáng ở tiểu khu Cap Hirt. Các đới mạch, hệ mạch thạch anh – tourmalin, thạch anh – tourmalin – sulfur thường là đá chứa cassiterit nên đây là dấu hiệu tìm kiếm tốt.

X.2.2. Đới đá biến đổi

Trong khu vực Đông Núi Khor, các quá trình biến chất trao đổi liên quan quặng hóa thiếc là greizen hóa (H.7656), tourmalin hóa.

- Biến đổi greizen hóa chỉ mới gặp ở 2 vị trí, cho thấy khả năng tồn tại khối xâm nhập granitoit còn ẩn bên dưới có liên quan nguồn gốc với quặng thiếc. Trong đá biến đổi (lát mỏng HĐK.7656a, HĐK.7656b, HĐK.7656c), thành phần khoáng vật gồm có: thạch anh (30 - 40%), muscovit (felspat biến đổi 52 - 64%), tourmalin (4 - 6%), quặng (1 - 2%), apatit, zircon, oxyt sắt, hydroxyt sắt. Trong mẫu giã đãi đá này, cassiterit đạt hàm lượng 0,12g/t.

- Biến đổi tourmalin hóa phân bố ở rìa các mạch thạch anh, có chiều rộng không lớn (vài cm đến vài chục cm).

- Ngoài ra, silic hóa các đá phun trào felsic và tuf của chúng thuộc hệ tầng Đơn Dương phổ biến trên diện rộng, thể hiện vòm xâm nhập granitoit còn ẩn sâu bên dưới, có liên quan khoáng hóa (?).

X.2.3. Dị thường địa vật lý

Công tác địa vật lý được tiến hành ở tiểu khu Núi Khor gồm 2 mạng lưới tuyến đo như sau:

- Mạng lưới tuyến đo phía bắc tiểu khu: các mạch thạch anh - tourmalin (mạch quặng) có Mk1 = 1 - 2%; Mk2 = 0,1 - 0,5%; ∆η = 1,4 - 2,5%; ρk = 1200 - 2000Ωm. Trên diện tích đã xác định được 13 dải dị thường có khả năng liên quan thân quặng, chúng được phản ánh trên tài liệu bằng các cặp dải hẹp dị thường điện trở và độ phân cực có cùng vị trí và ở trong vùng ∆V<0.

- Mạng lưới tuyến đo phía nam tiểu khu: các mạch thạch anh - tourmalin (mạch quặng) có Mk1 = 1,5 - 2,5%; Mk2 = 0,1 - 0,7%; ∆η = 0,5 - 2%; ρk = 1500 - 2000Ωm. Trên diện tích đã xác định được 17 dải dị thường có khả năng liên quan thân quặng.

X.2.4. Dị thường địa hóa

Công tác địa hóa được tiến hành trên diện tích nghiên cứu là kim lượng lớp phủ bở rời (kim lượng thứ sinh) và kim lượng nguyên sinh (đá gốc).

Vành phân tán của các nguyên tố Sn, W, Cu, As, Bi, Ag, Pb, Zn. Kết quả công tác kim lượng deluvi cho thấy :

- Phần phía tây bắc vùng: phát triển các vành phân tán của Sn, As, Ag, Pb với hàm lượng cực đại khá cao: Sn 0,15%; As 0,03%; Ag 0,3g/t; Pb 0,1%.

- Phần phía đông nam vùng: phát triển các vành phân tán của As, Bi, Cu với hàm lượng cực đại không cao: As 0,05%; Bi 0,001%; Cu 0,01%.

Kết hợp với các tài liệu địa chất, khoáng sản, địa mạo, địa vật lý, địa hoá có thể dự báo quặng hóa Sn ở phần phía tây bắc đã bắt đầu bị bóc lộ một phần; phần phía đông nam chủ yếu là khoáng hóa sulfur.

Lượng suất diện tích của các nguyên tố trong lớp phủ bở rời của các diện tích thuộc tiểu khu Núi Khor theo kết quả phân tích mẫu quang phổ định lượng gần đúng như sau (bảng X.1).

Bảng X.1. Lượng suất diện tích của các nguyên tố tại các diện tích thuộc tiểu khu Núi Khor (m2)

Ba Co Ni Cr Mo W Sn Sb As Bi Cu Ag Pb Zn Be

Bắc Khu I 340 14 0 0 1,8 0 145530 0 2610 5,66 88 3,54 1628 304 13,4

Nam Khu I 690 10 2 60 1,8 0 974 0 2610 40,2 476 0,42 462 220 15,2

Bắc Khu II 980 22 534 9790 5,4 6 7058 0 10760 250,6 320 5,46 16 54 5,2

Nam Khu II 90 0 178 4002 0,2 0 3084 0 8290 173,6 248 1 0 0 0,8

Công tác được tiến hành trên toàn bộ diện tích nghiên cứu và trên tất cả các đối tượng địa chất với mục tiêu: nghiên cứu đặc trưng địa hóa của các thành tạo địa chất trên diện tích nghiên cứu, thành lập sơ đồ vành phân tán địa hóa nguyên sinh phục vụ cho công tác dự báo khoáng sản.

Từ kết quả này, tính được sự biến đổi của hệ số phân đới Lkl1 = Pngt /Sum(Pngt) (bảng X.2).

Bảng X.2. Sự biến đổi của hệ số phân đới Lkl1 = Pngt /Sum(Pngt) trong lớp phủ bở rời tại các vùng thuộc tiểu khu Núi Khor (n.10-2%)

Ba Co Ni Cr Mo W Sn Sb As Bi Cu Ag Pb Zn Be

Bắc Khu I 0,23 0,009 0,00 0,00 0,001 0,0 96,7 0,0 1,7 0,004 0,06 0,002 1,08 0,20 0,009 Nam Khu I 12,41 0,180 0,04 1,08 0,032 0,0 17,5 0,0 46,9 0,723 8,56 0,008 8,31 3,96 0,273 Bắc Khu II 3,29 0,074 1,79 32,85 0,018 0,02 23,7 0,0 36,1 0,841 1,07 0,018 0,05 0,18 0,017 Nam Khu II 0,56 0,0 1,11 24,91 0,001 0,0 19,2 0,0 51,6 1,080 1,54 0,006 0,00 0,00 0,005

* Chú thích. - Lkl1 : hệ số phân dới (theo vành phân tán thứ sinh) - Pngt : Lượng suất của nguyên tố tại tiểu khu

- Sum(Pngt): Tổng lượng suất của tất cả các nguyên tố tại tiểu khu

Đặc điểm địa hóa của các thành tạo địa chất trên diện tích nghiên cứu có đặc điểm khá giống nhau là chúng đều có hệ số tập trung cao của một số nguyên tố: Sn, As, Bi, Ag, Cu.

Các nguyên tố được lựa chọn để thành lập vành phân tán dựa trên cơ sở đặc điểm quặng hóa trên diện tích nghiên cứu, khả năng tạo dị thường của từng nguyên tố và mối tương quan giữa chúng, gồm các nguyên tố Sn, As, Bi, Ag, Cu, Pb, Zn, W.

Trên cơ sở đặc điểm các vành địa hóa nguyên sinh trên sơ đồ có thể đánh giá sơ bộ triển vọng quặng hóa tập trung chủ yếu ở các tiểu khu Cap Hirt và Núi Khor.

+ Tiểu khu Cap Hirt: tập trung các vành phân tán của Sn, As, Bi, Ag, Pb; chúng có diện phân bố khá trùng nhau; các vành có diện tích từ 0,01 - 0,5km3; hàm lượng cực đại của Sn 1%; As 0,2%; Bi 0,005%; Ag 1g/t; Pb 0,03%. Các vành có xu hướng kéo dài theo hướng á kinh tuyến đến tây bắc - đông nam. Tiểu khu có trên vọng quặng hóa Sn, ít hơn là arsen.

+ Tiểu khu Núi Khor: tập trung các vành phân tán của Sn, As, Bi, Cu, Pb, Ag. Các nguyên tố này phân bố khá trùng nhau với hàm lượng cực đại cao: Sn >1%; As 0,2%; Bi 0,005%; Cu 0,03%; Pb 0,3%; Ag 3g/t. Các vành có diện tích 0,01 - 0,7km2 kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam và có triển vọng quặng hóa Sn, ít hơn là As, Bi, Cu, Pb. Đáng chú ý là các vành phân tán Sn với hàm lượng cao chỉ tập trung chủ yếu ở phần trung tâm. Về phía đông bắc hàm lượng Sn thấp, tây nam hàm lượng giảm dần; về phía tây bắc và đông nam hàm lượng Sn cũng có xu hướng giảm dần.

Ngoài ra, trên diện tích còn xuất hiện các dị thường đơn lẻ của Sn, As, Bi với hàm lượng khá cao; đôi chỗ phân bố trùng nhau. Phần phía tây bắc, tập trung các vành phân tán

của As, Bi, Ag, và các dị thường đơn lẻ của Sn; phần phía đông nam, tập trung các vành phân tán của Sn, As, Bi.

X.2.5. Dị thường trọng sa

- Kết quả đãi mẫu trọng sa dòng chi tiết đã phát hiện các vành phân tán trọng sa của cassiterit gồm: 3 vành bậc I (hàm lượng 1 - 10g/m3), 2 vành bậc II hàm lượng 10,1 - 30g/m3), 1 vành bậc III hàm lượng trên 30g/m3.

- Kết quả đãi mẫu trọng sa sườn đã phát hiện các vành phân tán trọng sa cassiterit gồm: 12 vành bậc I (hàm lượng 0,2 - 1g/m3), 5 vành bậc II hàm lượng 1,1 - 5g/m3), 7 vành bậc III hàm lượng trên 5g/m3.

Các vành phân tán nêu trên thường có diện phân bố gắn bó với các thân quặng thiếc gốc đã phát hiện nên chúng là dấu hiệu rất tốt để tìm kiếm các thân quặng gốc.

CHƯƠNG XI

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phương pháp lộ trình đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản chi tiết tỷ lệ 1:25.000 nhằm phát hiện các Vết lộ thân quặng, các biểu hiện biến đổi liên quan quặng hóa như: greizen hóa, tourmalin hóa, thạch anh hóa...; khoanh vẽ các thành tạo địa chất, yếu tố cấu trúc thuận lợi tập trung quặng.

Khối lượng đã thực hiện: 40km2 gồm 159,5km lộ trình, 570 điểm khảo sát, trung bình đạt 14 điểm/km2. Ngoài ra, còn sử dụng 21km lộ trình đo vẽ 1:50.000 với 49 điểm khảo sát.

2. Phương pháp đãi mẫu trọng sa sườn được tiến hành theo tuyến vuông góc với đường phương các mạch quặng hoặc vuông góc với sườn nhằm phát hiện, khống chế phạm vi phân bố các thân quặng gốc. Các tuyến cách nhau 100m, các điểm trên tuyến cách nhau 10m.

Khối lượng thực hiện: 504 mẫu.

3. Phương pháp lấy mẫu kim lượng deluvi được tiến hành theo mạng lưới tuyến (100x20m) nhằm phát hiện các thân quặng ẩn và truy tìm quặng gốc.

Khối lượng thực hiện: 956 mẫu.

4. Phương pháp kim lượng đá gốc lấy theo các lộ trình địa chất phát hiện đới đá biến đổi chứa quặng, xác định khả năng tập trung quặng hóa, mối liên quan nguồn gốc của quặng với các thành tạo địa chất có mặt trên diện tích nghiên cứu.

Khối lượng thực hiện: 527 mẫu.

5. Phương pháp địa vật lý gồm: đo sâu phân cực kích thích, đo điện mặt cắt phân cực kích thích (AB = 10m) và điện trường tự nhiên được tiến hành theo mạng lưới tuyến (200x10m và 100x10m) nhằm phát hiện và dự đoán phương kéo dài của các thân quặng.

Khối lượng thực hiện: đo sâu phân cực kích thích 32 điểm, đo mặt cắt phân cực kích thích 1540 điểm và đo thế điện trường tự nhiên 1000 điểm.

6. Phương pháp khai đào công trình gồm có: hào, hố, hố vạt phục vụ lấy mẫu trọng sa sườn, phát hiện và khống chế các thân quặng gốc.

7. Khoan máy được tiến hành nhằm đánh giá triển vọng của các thân quặng thiếc dưới sâu và đánh giá mức độ bóc mòn quặng.

Khối lượng thực hiện: 150m.

8. Phương pháp lấy, gia công và phân tích các loại mẫu nhằm xác định thành phần vật chất đá chứa, thân quặng, thân quặng và đánh giá chất lượng khoáng sản.

Bảng IX.1. Tổng hợp khối lượng đã thực hiện khu vực Đông Núi Khor

STT Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lượng thực hiện

2002 2003, 2004

1 Diện tích km2 30 10 40

3 Lộ trình km 121,4 38,1 159,5

4 Điểm khảo sát điểm 449 121 570

5 Trọng sa chi tiết 20dm3 mẫu 89 29 118

6 Trọng sa sườn 20dm3 mẫu 504 504

7 Trọng sa công trình 20dm3 mẫu 141 14 155

8 Trọng sa công trình toàn khối mẫu 9 9

9 Kim lượng đá gốc mẫu 449 78 527

10 Kim lượng sườn mẫu 956 956

11 Hố, hố vạt m3 502 29 531

12 Hào m3 749.5 323,7 1072,3

13 Giếng nông m 36,8 7 43,8

14 Khoan máy m 150 150

15 Đo ĐVL mặt cắt PCKT điểm 1360 180 1540

16 Đo ĐVL điện trường TN điểm 1000 1000

17 Đo sâu phân cực kích thích điểm 15 17 20

18 Đo xạ chi tiết điểm 1306 796 2102

19 Phát tuyến km 50 5 55

20 Mẫu rãnh (trọng sa nhân tạo) mẫu 137 27 164

21 Mẫu khoáng tướng mẫu 30 30

22 Bao thể mẫu 5 6

23 Silicat mẫu 16 16

25 Hoá quặng mẫu 32 32

26 Lát mỏng mẫu 55 10 65

27 Hấp thụ nguyên tử mẫu 2 2

28 Kích hoạt neutron mẫu 14 14

NHẬN XÉT

Qua các tài liệu tổng hợp về đặc điểm địa chất cũng như các đặc điểm về khoáng hoá của khu vực chúng ta nhận thấy khu mỏ Đông Núi Khor, Lâm Đồng có một số nét chính sau :

- Đá sinh thiếc trong khu vực chủ yếu là granit thuộc phức hệ Ankroet, granit gần kiểu S, hình thành trong giai đoạn cuối Mesozoi - đầu Kainozoi, với kiểu thành hệ nhiệt dịch chủ yếu làcassiterit – thạch anh – tourmalin (tiểu khu Đông Núi Khor) và cassiterit – thạch anh – sulfur – turmalin (tiểu khu Cap Hirt).

- Về cấu trúc địa chất của khu mỏ, có thể thấy rõ trên bản đồ đó chính là các đứt gãy và khe nứt. Các thân quặng thiếc xuyên lên chủ yếu theo các con đường này là chủ yếu. Dễ dàng nhận thấy phương phát triển của các thân quặng và thân khoáng trùng với phương của các đứt gãy trong khu vực. Chúng theo 2 hướng chính là đông bắc – tây nam và ngược lại là tây bắc – đông nam, trong đó các thân quặng chính phân bố theo hướng tây bắc – đông nam là chủ yếu. Đới sinh thiếc chủ yếu phân bố ở phần mái của khối xâm nhập, nơi mà các dung dịch hậu magma có điều kiện di chuyển theo các khe nứt. Phần thân quặng lộ ra khá dày đặc nằm trong vùng nâng của các đứt gãy theo phương tây bắc – đông nam chứng ỏ sẽ có những thân quặng khác còn ẩn sâu bên dưới cánh sụp của các đứt gãy này. Đây là một tiền đề vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm thiếc trong khu vực. Các vành phân tán nguyên sinh trong đá gốc chứng minh cho điều đó.

- Tiền đề tìm kiếm thiếc trong khu vực nghiên cứu đáng quan tâm nhất chính là cấu trúc địa chất. Các khe nứt và đứt gãy đóng vai trò là kênh dẫn các dung dịch nhiệt dịch vừa đóng vai trò khống sự phát triển của quặng hóa. Do cấu trúc địa chất trong vùng khá phức tạp do đó phần thiếc lộ ra trên bề mặt là dấu hiệu chứng tỏ được bản chất thành phần khoáng hóa trong khu vực, còn trữ lượng thật sự thì còn nằm sâu bên dưới. Như vậy tiền đề tìm kiếm quan trọng nhất trong khu vực này là tiền đề cấu trúc rồi kế đến là tiền đề magma.

- Dấu hiệu vết lộ quặng chứng tỏ bản chất khoáng hóa khu vực này là thiếc, đây là dấu hiệu quan trọng nhất. Một dấu hiệu không kém phần quan trọng khác đó là dấu hiệu địa hóa, các vành phân tán nguyên sinh chứng tỏ còn có những thân quặng còn ẩn sâu bên dưới các cánh sụp của đứt gãy do dung dịch hậu magma khuếch tán vào các đá vây quanh.

Một phần của tài liệu CÁC TIỀN ĐỀ, DẤU HIỆU TÌM KIẾM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THIẾC (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w