1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp thương mại

62 1,3K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 542,5 KB

Nội dung

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề Tài : HỢP ĐỒNG ĐIỀU ĐÌNH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Sinh viên : Lê Văn Luân Chuyên ngành : Luật Kinh tế Lao động - K51 Giảng viên hướng dẫn : TS.Ngô Huy Cương Hà Nội, tháng 5 năm 2010. LỜI MỞ ĐẦU. 1. Khái quát về tranh chấp thương mại. 4 2. Tính cấp thiết của đề tài. 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỀU ĐÌNH. 10 1.1. Hợp đồng điều đình. 10 1.1.1. Khái niệm. 10 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng điều đình. 11 1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của hợp đồng điều đình. 12 1.2. Giao kết. 13 1.2.1. Nguyên lý và các nguyên tắc của hợp đồng điều đình. 13 1.2.2. Đề nghị giao kết. 16 1.2.3. Chấp nhận giao kết hợp đồng. 17 1.2.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điều đình. 18 1.2.4.1. Chủ thể. 19 1.2.4.2. Mục đích và nội dung. 24 1.2.4.3. Hình thức. 26 1.2.5. Phạm vi và tính chung thẩm của hợp đồng điều đình. 28 1.3. Hợp đồng điều đình vô hiệu và hậu quả pháp lý. 29 1.3.1. Hợp đồng điều đình vô hiệu và các trường hợp hợp đồng vô hiệu. 29 1.3.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu. 32 1.3.3. Xử lý đối với hợp đồng vô hiệu. 34 1.4. Thực hiện hợp đồng điều đình. 35 1.4.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng. 35 1.4.2. Cách thức thực hiện hợp đồng. 2 37 1.5. Sửa đổi, chấm dứt và huỷ bỏ hợp đồng điều đình. 38 1.5.1. Sửa đổi hợp đồng. 38 1.5.2. Chấm dứt hợp đồng. 39 1.5.3. Huỷ bỏ hợp đồng. 40 1.5.4. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. 41 1.6. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. 41 1.6.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. 41 1.6.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. 44 1.6.3. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. 47 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỀU ĐÌNH. 49 2.1. Sử dụng hợp đồng điều đình tại Việt Nam hiện nay. 49 2.2. Sự khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điều đình. 52 Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 54 3.1. Kiến nghị lập pháp. 55 3.2. Kiến nghị tư pháp. 56 3.3. Kiến nghị về sử dụng hợp đồng điều đình trong thực tiễn thương mại. 56 KẾT LUẬN. 58 Danh mục tài liệu tham khảo. 60 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Khái quát về tranh chấp thương mại. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh doanh trở nên sống động, đa dạng và phức tạp. Mục đích nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại không những là một vấn đề khó tránh khỏi, mà còn sẽ là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc của cơ chế kế hoạch hoá đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Vam đã từng tồn tại những khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này. Mặc dù không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP ngày 5/9/1994 cũng đã liệt kê các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án kinh tế và Trọng tài kinh tế. Theo các văn bản pháp luật này, các tranh chấp kinh tế bao gồm : - Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh; - Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; - Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; 4 - Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Với hàm ý tiếp cận này, khái niệm “tranh chấp kinh tế” đã không lột tả hết được chân dung thực của nó. Thực chất, “tranh chấp kinh tế” là một khái niệm có nội hàm rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế chứ không chỉ bao gồm các tranh chấp kinh tế nêu trên. Các tranh chấp trên mơớ chỉ là nhóm tranh chấp điển hình có nội dung kinh tế. Bởi vậy, việc sử dụng khái niệm “tranh chấp kinh tế” để gắn cho các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh hay thương mại đã tạo ra sự bất tương thích giữa nội hàm của khái niệm với hàm ý được tiếp cận. Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong Luật thương mại ngày 10/5/1997 song theo Luật thương mại, tranh chấp thương mạitranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại – xem điều 238 LTM 1997. Ngoài ra khái niệm “hoạt động thương mại” theo quy định của Luật thương mại năm 1997 lại có nội hàm rất hẹp so với quan niệm phổ biến của các nước trên thế giới về thương mại. Quan niệm về tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo Luật thương mại 1997 đã loại bỏ nhiều tranh chấp không dược coi là tranh chấp thương mại, mặc dù xét về bản chất hoàn toàn có thể coi là các tranh chấp thương mại trong ngữ cảnh đương đại. Điều này đã tạo ra những xung đột pháp luật, giữa luật quốc gia với luật quốc tế, trong đó có cả những công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York năm 1958), gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập. Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/02/2003 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về 5 “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế. Theo pháp lệnh trọng tài thương mại, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức, kinh doanh bao gồm : mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật - khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh trọng tài thương mại. Với quy định này, khái niệm thương mại theo pháp luật Việt Nam đã được mở rộng, phù hợp với khái niệm thương mại trong Luật mẫu của Liên hợp quốc về trọng tài thương mại (UNCITRAL Model Law), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và WTO. Vấn đề này vừa có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động thương mại tham gia vào việc giải quyết tranh chấp. Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 định nghĩa khái niệm hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm : mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác - khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005. Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại cũng đã được mở rộng, bao gồm mọi hoạt động có mục dích sinh lợi. Hướng tiếp cận này của Luật thương mại 2005 cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở rộng tươgn đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật doanh nghiệp 2005 : Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi - khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005. 6 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Mặc dù không sử dụng thuật ngữ “tranh chấp thương mại” mà sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” nhưng nội dung của các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được liệt kê tại Điều 29, thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mạitranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán. Từ những nội dung xem xét nêu trên, có thể hiểu : Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. 2. Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tính đa dạng và phức tạp trong quan hệ kinh doanh làm cho tranh chấp kinh doanh cũng trở nên phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ tranh chấp, và phong phú về nhiều chủng loại. Bởi vậy, yêu cầu khách quan đặt ra là phải áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, ổn định các quan hệ kinh doanh của nền kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi bên tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh trong điều kiện hiện nay phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Nhanh và thuận lợi, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp. 7 - Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường. - Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh. - Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các bên. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm : - Thương lượng; - Hoà giải; - Trọng tài Thương mại; - Toà án. Trong đó thương lượng, hoà giải (gọi chung là điều đình hay dàn xếp) là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại - vì thế mà trong các hợp đồng, phần giải quyết tranh chấp thì thườngđiều khoản “trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên giải quyết bằng thương lượng, hoà giải trên tinh thần thiện chí, đảm bảo quyền lợi của nhau. Nếu thương lượng, hoà giải không thành thì việc tranh chấp sẽ do cơ quan có thẩm quyền hoặc do Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật”. Đây là một mẫu số chung của hầu hết các hợp đồng khi các bên ký kết. Phương thức này thường được giới thương nhân lựa chọn mỗi khi có tranh chấp phát sinh, bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp, uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa và mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi dàn xếp thành công. Nhưng có một bất cập lớn là việc thực thi “kết quả của dàn xếp” lại phụ thuộc vào thiện chí của bên có nghĩa vụ thi hành, và có thể lợi dụng vấn đề thương lượng, hoà giải để trì hoãn 8 và kéo dài việc giải quyết tranh chấp nhằm hết thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án hay Trọng tài Thương mại. Tuy nhiên, thực tế Pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận dàn xếp là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà không có bất kỳ quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng dàn xếp ngoài Toà án hay có một công cụ pháp lý nào bảo đảm cho việc thi hành kết quả của dàn xếp. Đó là một khiếm khuyết lớn của pháp luật chúng ta, vì có thể nói kết quả của việc dàn xếp thực chất là một hợp đồng – nên cần được các bên tôn trọng thực thi nghiêm túc, và cần được đảm bảo bằng pháp luật để xác nhận sự tồn tại và tính hiệu lực của kết quả của việc dàn xếp. Vì vậy đó là lý do em chọn đề tài này, nhằm đưa ra một số khía cạnh pháp lý về hợp đồng điều đình (hay hợp đồng dàn xếp) cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật, nhằm tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp mà các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên vẫn được đảm bảo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Ngô Huy Cương đã hướng dẫn để em hoàn thành đề tài này, và em cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô đã giảng dậy cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Do kiến thức và vốn hiểu biết có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài của mình, vì vậy em kính mong các thầy, cô chỉ ra và góp ý để em có thể hoàn thiện một cách toàn diện và tốt nhất đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn. 9 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỀU ĐÌNH. 1.1. Hợp đồng điều đình. 1.1.1. Khái niệm. Giả sử hai bên đã ký kết với nhau một hợp đồng nào đó, khi thực hiện hợp đồng thì xảy ra tranh chấp, và các bên chọn cách thức là điều đình, dàn xếp để giải quyết. Nếu các bên dàn xếp không thành các bất đồng, mâu thuẫn đang xảy ra thì có thể lựa chọn một cách giải quyết khác – đó là khởi kiện ra Trọng tài hoặc Toà án. Còn nếu các bên dàn xếp thành, nghĩa là đi đến được những giải pháp để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng thì những giải pháp đó cần được hiểu là “những thoả thuận mà các bên đã đạt được sau khi dàn xếp”, nó có tính ràng buộc, có hiệu lực với các bên tranh chấp, nên kết quả của những thoả thuận đó chính là “luật của các bên”, như vậy kết quả của việc điều đình, dàn xếp được gọi là hợp đồng điều đình (hay hợp đồng dàn xếp). Nhưng đó chỉ là “luật của các bên” chứ không phải “luật” mà Nhà nước ban hành nên không có sự đảm bảo pháp lý về hiệu lực của nó, vì thế mà không đảm bảo sự thực thi nó trên thực tế, vì không có chế tài nào cho việc không thi hành, thi hành không đúng, không đầy đủ kết quả của việc dàn xếp đó. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả mà các bên đã đạt được sau khi dàn xếp, đó là những thoả thuận mà các bên cùng thống nhất với nhau về những phương án giải quyết tranh chấp – có thể chỉ đạt được kết quả đối với một phần tranh chấp hoặc có thể toàn bộ vụ tranh chấp - vì vậy hợp đồng điều đình ở đây được hiểu là hợp đồngtrong đó ghi nhận kết quả của việc dàn xếp tranh chấp giữa các bên trong phạm vi những gì mà các bên thoả thuận. Đối tượng của hợp đồng điều đình là những thoả thuận đạt được về phương án tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trên cơ sở một hợp đồng trước đó mà các bên hướng tới để giải quyết. 10 . thẩm của hợp đồng điều đình. 28 1.3. Hợp đồng điều đình vô hiệu và hậu quả pháp lý. 29 1.3.1. Hợp đồng điều đình vô hiệu và các trường hợp hợp đồng vô hiệu niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong Luật thương mại ngày 10/5/1997 song theo Luật thương mại, tranh chấp thương mại là tranh chấp

Ngày đăng: 02/07/2013, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w