Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
Trang 1ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1 Khái niệm.
Hiệp định TRIPs là văn bẳn đầu tiên đề cập đến chỉ dẫn địa lý Trước đó, các vấn đề liên quan đến chỉ dẫn nguồn gốc địa lý được xác định theo các thuật ngữ: chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ Nói cách khác chỉ dẫn địa lý là thuật ngữ
có nguồn gốc từ hai thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá Khi tìm hiểu về chỉ dẫn địa lý trước hết ta tìm hiểu về hai khái niệm chỉ dẫn nguồn gốcvà tên gọi xuất xứ hàng hoá
- Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of source) là thuật ngữ xuất hiện sớm nhất
trong ba thuật ngữ trên Từ xa xưa, trong giao lưu thương mại, các chủ thể thông qua việc gắn các dấu hiệu trên sản phẩm để phân biệt sản phẩm hàng hoá của mình với các sản phẩm hàng hoá của các chủ thể khác khi đưa chứng lưu thông trên thị trường Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo ra sản phẩm đó, có thể bao gồm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó tạo ra
Chỉ dẫn nguông gốc lần đầu tiên được đề cập đến trong công ước Pari (1883)
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng công ước này chưa đưa ra khái niệm cũng như các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc Kế thừa và phát triển công ước Pari, thoả ước Madrid (1891)về đăng ký quốc tế nãhn hiệu hàng hóa quốc tế đã quy định về chỉ dẫn nguồn gốc
“Bất kì sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của thoả ước Madrid hoặc một địa diểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ hàng nhập khẩu vào bất kì quốc gia thành viên nào của thảo ước đều bị tịch thu”.
Chỉ dẫn nguồn gốc được quy định trong thoả ước Madrid phải là dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốc gia mà tại đó, hàng hoá được tạo ra
- Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Appllations of orgin) thuật ngữ này cũng xuất
hiện lần đâu tiên trong công ước Pari nhưng mãi đến hiệp định Lisbon được kí kết thì khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hoá mới được chuẩn hoá Theo điều 2, hiệp định Lisbon
Trang 2“Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng lảnh thổ dùng để chỉ đẫn cho sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm yếu
tố tự nhiên và con người”.
Theo thoả ước Lisbon thì tên gọi xuất xứ hàng hoá cần có 4 điều kiện:
Thứ nhất là tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên gọi của một khu vực địa lý hoặc
một quốc gia cụ thể
Thứ hai là tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc
của hàng hoá Hay nói ngược lại thì hàng hoá phải được sản xuất ra từ khu vực địa lý hay nước mà nó mang chỉ dẫn xuất xứ
Thứ ba, hàng hoá mang tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chất lượng, tích
chất đặc thù riêng biệt
Thứ tư, chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi trường
địa lý
Ở Việt Nam tên gọi xuất xứ hàng hoá lần đầu tiên được xác định theo pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) và sau đó được đưa vào Điều 786
Bộ luật dân sự 1995
“Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của hàng hoá từ nước, địa phương đó với điều kiện mặt hàng này coa tích chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.”
Theo Bộ luật dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ hàng hoá cần có 4 điều kiện:
Thứ nhất là tên gọi xuất xứ hàng hoá phải là tên chính thức và đang được sử
dụng tại một quốc gia, một địa phương xác định trên bản đồ địa lý
Ví dụ: Năm 2000 INAC( trung tâm bảo hộ rượu vang của Pháp) yêu cầu Việt Nam bảo hộ hai sản phẩm rượu vang Champagne và Cognac Nhà nước Việt Nam chỉ bảo hộ cho sản phẩm rượu vang Cognac vì Champagne là một địa danh
cổ nay không còn một địa phương nào mang tên này Champagne
Thứ hai hàng hoá mang tên gọi xuất xứ phải có xuất xứ từ nước, địa phương
đã được xác định mang tên gọi xuất xứ hàng hoá
Trang 3Thứ ba, hàng hoá mang tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chất lượng, tích
chất đặc thù riêng biệt
Thứ tư, chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi trường
địa lý
Tuy nhiên quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 khác với quy định trong thoả ước Lisbon ở chỗ là mối liên hệ đặc thù với môi trường địa lý Trong thoả ước Líbon thì yêu cầu phải có mối liên hệ với cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người còn trong luật dân sự Việt Nam thì chỉ cần có mối liên hệ với yếu tố tự nhiên hoặc yếu tố con người
- Chỉ dẫn địa lý (geographical indications) thuật ngữ này được quy định tại
khoản 1 điều 22 hiệp định TRIPs
“Trong hiệp định này chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn
từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ
đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý”
Từ định nghĩa trong hiệp định TRIPs ta thấy rằng để được coi là chỉ dẫn địa
lý cần có ba điều kiện:
Thứ nhất là các chỉ dẫn này có thể là dấu hiệu bất kì (từ ngữ, hình ảnh) miễn
là qua đó có thể chỉ ra được hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bắt nguồn
từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc khu vực địa phương nào của lãnh thổ quốc gia đó Tuy nhiên dấu hiệu trên hàng hoá phải liên quan đến một quốc gia
cụ thể hoặc một địa phương khu vực của một quốc gia cụ thể đến mức qua dấu hiệu người tiên dùng biết được hàng hoá bắt nguồn từ đâu
Thứ hai, hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc từ quốc gia hoặc từ
khu vực, địa phương mà hàng hoá đó được xác định mang chỉ dẫn địa lý
Thứ ba hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính
nhất định chủ yếu do quốc gia hay khu vực địa phương đã được chỉ dẫn là nơi hàng hoá bắt nguồn quy định
Ở Việt Nam chỉ dẫn địa lý được quy định lần đầu tiên tại nghị định 54/2000/ CP-NĐ ( ngày 03 tháng 10 năm 2000) khoản 1, khoản 2 điều 10:
“1 Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây :
Trang 4a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng
để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên
2 Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.”
Như vậy tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ dùng ở Việt Nam từ khi có pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) đến khi Luật sở hữu trí tụê có hiệu lực Trong khoảng thời gian này, từ khi nghị định 54/2000/CP-NĐ được ban hành và
có hiệu lực, khái niệm chỉ dẫn địa lý cũng được sử dụng Mà chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi xuất xứ hàng hoá mà cũng có thể không và theo quy định của bộ luật dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ muốn được bảo hộ thì phải đăng kí còn theo nghị định 54 chỉ dẫn địa lý không cần phải đăng kí Có thể thấy trong giai đoạn này các quy định của pháp luật không thống nhất gây nên sự khó phân biệt hai thuật ngữ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá Luật sở hữu trí tuệ năm
2005 đã bỏ thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng hoá thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý
Khái niệm về chỉ dẫn địa lý
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.
Như ta biết nhãn hiệu hàng hoá có chức năng để phân biệt sản phẩm vì thế các dấu hiệu trong nhãn hiệu hàng hoá rất phong phú đa đạng (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, bố trí sắp đặt, cảm giác, mùi vị …) Trong khi đó, xuất phát từ đặc trưng của chỉ dẫn địa lý là để chỉ đẫn nguồn gốc của hàng hoá nên dấu hiệu trong chỉ dẫn địa lý phải được nhận biết bằng thị giác (từ ngữ, hình ảnh biểu tượng)
2 Vai trò của bảo hộ chỉ dãn địa lý
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu quả tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các mắt xích tham gia quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Trang 5Ðặc biệt, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Phát triển sản xuất đặc sản (chẳng nơi nào có được), phát triển giá trị tài sản quốc gia
Phát triển ngành, nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp, nông thôn, hạn chế di dân tự do về thành thị, gìn giữ và khẳng định bản sắc dân tộc,bảo vệ sự thật,quyền lợi người tiêu dung và bảo vệ quyền lợi người sản xuất, kinh doanh Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành
vi giả mạo chỉ dẫn địa lý Từ đó, nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình Một khi người tiêu dùng biết chắc chắn hàng hóa định mua là sản phẩm thật sự được bảo đảm về nguồn gốc, họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó Tuy nhiên, để có được điều đó cũng đòi hỏi bản thân các nhà sản phẩm phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng Tính đến nay ở Việt Nam, mới có 3 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Nước mắn Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, chè san tuyết Mộc Châu Việt Nam còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng và có giá trị xuất khẩu lớn như hồng ngâm Bắc Kạn, vải thiều Thanh Hà, tương Bần Hưng Yên, dừa Bến Tre hay thanh long Bình Thuận Ông Stephane Passeri - chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đến từ Pháp - cho rằng, nếu không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì những đặc sản này sẽ dần mất đi chỉ trong vòng 20 năm tới Nông dân có thể sẽ chuyển sang trồng những giống cây mới có năng suất hơn, do không nhận được nhiều lợi nhuận từ những sản phẩm cũ Theo ông Passeri, người dân ở EU hay nhiều nơi khác trên thế giới sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp đôi gấp ba, thậm chí gấp 5 lần để mua được những sản phẩm nổi tiếng của một vùng miền nào đó "Chẳng hạn như gà Gresse - đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý - của Pháp được bán với giá đắt gấp 5 lần so với những con gà bình thường, nhưng luôn rất đắt hàng", ông kể
Về mặt chiến lược, chỉ dẫn địa lí có nhiều tác dụng kinh doanh mạnh mẽ giống như tác dụng của nhãn hiệu hang hóa.Tầm cỡ của những đặc sản địa phương có thể được nâng lên trong con mắt người tiêu dung khi một cộng đồng người địa phương và các thành viên của cộng đồng được hưởng độc quyền để sủ dụng một chỉ dẫn địa lí riêng biệt
Trang 6Chỉ dẫn địa lí có thể bổ sung cho sản phẩm khả năng marketing rất năng động, đặc biệt khi chất lượng làm nên sự nổi tiếng của một vùng được bảo hộ thực sự bằng kinh nghiệm của người sử dụng qua thời gian vì chỉ dẫn địa lí vốn
dĩ thuộc sở hữu tập thể nên chúng là công cụ tuyệt vời đối với sự phát triển kinh
tế khu vực và kinh tế dựa trên cộng đồng
Ngoài việc tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thương trường, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng có sản phẩm đặc sản đó
3 Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tức bảo hộ độc quyền của cư dân thuộc một vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng đó Trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 không quy định thế nào là hộ chỉ dẫn địa lý nhưng đã quy định điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý tại điều 79:
“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng,chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”
Chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ cần phải đáp ứng hai đièu kiện
- Thứ nhất là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Ở đây ta thấy có hai vấn đề được đặt ra:
Một là thế nào là sản phẩm được coi là có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý? Một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý nếu như sản phẩm đó được sản xuất từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước đó Như thế có nghĩa là tất cả các khâu tạo nên sản phẩm đều phải được thực hiện tại nơi mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.Tuy nhiên hiểu như vậy có phần khắt khe ta có thể chia cách xác định nguồn gốc của hàng hóa ra làm hai trường hợp:
Trang 7+ Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truỳên thống
mà không phải là lương thực thực phẩm ví dụ như gốm Bát Tràng… Chất lượng đặc tính riêng bịêt của sản phẩm gốm Bát Tràng không những được tạo nên bởi nguyên liệu của địa phương, mà còn cả kĩ thuật quy trình chế tạo của người dân địa phương đó.Nên dù có mang nguyên liệu từ làng Bát Tràng đi nơi khác sản xuất thì sản phẩm cũng không đạt được chất lượng như sản xuất tại làng Bát Tràng Vì thế sản phẩm chỉ được coi là gốm Bát Tràng khi tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm diễn ra ở Bát Tràng.Với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truỳên thống mà không phải là lương thực thực phẩm thì sản phẩm chỉ được mang chỉ dẫn địa lý khi mà tất cả các công đoạn làm nên sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
+ Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truỳên thống là lương thực thực phẩm ví dụ nước mắm Phú Quốc… Nếu nguyên liệu là cá cơm được ngưòi dân đảo Phú Quốc đánh bắt bằng phương pháp truyền thống, quy trình chế biến ra nước mắn đều được thực hiện bởi người dân trên đảo Phú Quốc theo đúng quy trình truyền thống thì cho dù việc đóng chai, dán nhãn được thực hiện ở nơi khác thì sản phẩm vẫn được coi là nước mắm Phú Quốc Như vậy, dù một số công đoạn thực hiện ở nơi khác nhưng những công đoạn tạo nên đặc tính riêng biệt cảu sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm vẫn được xem là có nguồn gốc từ nơi đó
Hai là khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ được chỉ dẫn được xác định như thế nào? Theo điều 83 Luật sở hữu trí tuệ thì khu vực mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ
- Thứ hai là danh tiếng,chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý
của khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó quyết định Ở đ ây có thể hiểu theo bốn cách:
Một là chỉ được coi là có mối liên hệ giữa sản phẩm và điều kiện địa lý nếu sản phẩm có đủ ba yếu tố danh tiếng,chất lượng và đặc tính chủ yếu
Hai là sản phẩm sẽ được coi là có mối liên hệ giữa sản phẩm và điều kiện địa
lý khi sản phẩm đáp ứng được một trong hai yếu tố danh tiếng-chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu
Trang 8Ba là điều kiện địa lý mà sản phẩm mang chỉ dẫn mang lại cho sản phẩm hoặc chất lượng hoặc danh tiếng hoặc đặc tính chủ yếu
Bốn là sản phẩm được coi là có mối liên hệ vơí điều kiện địa lý nếu sản phẩm đáp ứng được danh tiếng và chất lượng hoắc danh tiếng và chất lượng chủ yếu
Có thể thấy nếu hiểu theo cách thứ nhất sản phẩm mà phải đáp ứng được cả
ba yếu tố danh tiếng, chất lượng và đặc tính thì quy định của pháp luật dường như là quá chặt còn nếu hiểu theo cách thứ cách thứ ba nếu chỉ cần đáp ứng một yếu tố thì chưa đủ để tạo nên mối liên hệ gữa sản phẩm và vùng địa lý mà sản phẩm mang chỉ dẫn Có thể nói hiểu theo cách thứ tư là hợp lý hơn cả
- Các khái niệm có liên quan
+ Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.(Theo khoản 1điều 81 Luật sở hữu trí tuệ )
+ Chất lượng đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý Hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương pháp kiểm tra phù hợp (Theo khoản 2 điều 81 Luật sở hữu trí tuệ )
+ Các điều kiện địa lý quyết định danh tiếng chất lượng đặc tính của sản phẩm bao gồm yếu tố tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái….và yếu tố về con ngưòi: kỹ năng kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.(theo điều 82 Luật sở hữu trí tuệ)
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI 1.Khái niệm
Tên thương mại là tên mà một cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ sử dụng để hoạt động kinh doanh Để được bảo hộ tại Việt nam, Tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể sử dụng nó với các chủ thể khác hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh
Theo Luật sở hữu trí tuệ
Trang 9Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực (Khoản 21, Điều 4Luật SHTT) Tên thương mại phải là tập hợp các chữ cái và chữ số phát âm được
Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp
Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt
- Phần mô tả: là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể
có phần mô tả giống nhau)
- Phần phân biệt: là tập hợp các chữ cái, chữ số phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa
Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành Đô Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành Đô”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tiến Thành”
“Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty - mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam - không có khả năng phân biệt) Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác
là “VNPT” là tên giao dịch
Tuy nhiên, việc xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp - một việc tưởng dễ mà hoá không dễ Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng ký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh) trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy
ra trên các tỉnh thành khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy, không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình sản xuất, kinh doanh và các bổ ngữ (ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.) còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng Nếu như các doanh nghiệp có các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì dễ phân xử, nhưng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra nếu:
+ các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề;
Trang 10+ các tập đoàn lớn, đa ngành nghề có thể lấy cớ là uy tín của mình để có thể
đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ khác (không may trùng tên) tại các địa bàn khác;
- Phân biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu
Rất nhiều người lầm tưởng Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa là một, nhưng thực ra chúng khác nhau Vậy Tên thương mại là gì? Nhãn hiệu hàng hóa
là gì? Và làm thế nào để phân biệt được Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa? Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Khu vực kinh doanh quy định tại đây là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc
có danh tiếng
Ví dụ: Hai công ty: Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Trường An
và Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên Việt Nam cùng năm trên địa bàn Quận Ba Đình và cùng mua bán Dược phẩm.Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp thì phải đặt tên và sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư) để có thể tiến hành hoạt động Trong quá trình kinh doanh sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Chính vì thế, Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được
và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và đối ngoại)
Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (Viết tắt: NAPHAVINA.,JSC ) NATURAL PHARMACY VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
Trong khí đó, Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau
Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam
Vì vậy, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Một doanh nghiệp có thể