baitapPascal

3 540 0
baitapPascal

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập Pascal cơ sở 1. Kiểm tra một số nguyên dơng N có phải là số nguyên tố hay không. 2. Nhập 2 dãy A, B có cùng N ptử. Hãy tính tích S = a 1 *b n + a 2 *b n-1 + + a n *b 1 3. Một dãy A có N phần tử đợc gọi là đối xứng nếu a i = a n-i+1 với mọi i = 1, 2, , n div 2. Nhập một dãy, hãy kiểm tra tính đối xứng của dãy. 4. Tính S = 1/1! + 2/2! + + n/n! sao cho phần tử cuối cùng của dãy < a, 0<a<<1 với a nhập từ bàn phím. 5. Tính S = 1 1/ 2 + 1/3+ + (-1) n+1 /n, với 1<=n<=1000. Hãy kiểm tra tính hợp lệ của n khi nhập. 6. Nhập một dãy gồm N số nguyên. Đảo ngợc thứ tự các phần tử của dãy và in ra 7. Sử dụng cấu trúc Repeat Until để tính S = 1 + 1 /2 + 1/ 4 + + 1/(2N), với 1<=n <=1000. Có kiểm tra tính hợp lệ của n khi nhập. 8. Nhập dãy số nguyên có n phần tử. Hãy tìm và in ra giá trị và vị trí của phần tử âm đầu tiên trong dãy. Nếu không có phần tử âm thì thông báo là không có. 9. Tính tổng S = 1+ 2 + + N, 1<=n<=200. Hãy kiểm tra tính hợp lệ của N khi nhập. 10. Nhập dãy n số nguyên. Hãy tính tổng các phần tử tại vị trí chẵn và tổng các phần tử tại vị trí lẻ trong dãy. 11. Nhập N nguyên dơng và tính tổng các số chẵn từ 2 đến N nếu N chẵn và tính tổng các số lẻ từ 1 đến n nếu n lẻ. 12. Nhập dãy N số thực. In ra giá trị lớn nhất của dãy và vị trí của các phần tử đạt giá trị đó trong dãy. 13. Sử dụng vòng lặp FOR để tính S = 1+ 1/ 2 + + 1/n, 1<=n<=1000. Có kiểm tra tính hợp lệ của n khi nhập. 14. Nhập 1 xâu ký tự. Tạo xâu đảo ngợc và in ra xâu đảo. 15. Nhập 1<a<10. Tìm n nguyên dơng nhỏ nhất sao cho 1 + 1/ 2 + 1/3 + +1/n >=a. 16. Nhập 1 xâu chứa Họ và tên của một ngời. In ra Họ. Chú ý xâu nhập vào có thể chứa các dấu trống ở đầu. 17. Tính tổng S = 2002 + 2 + 4 + + 2n. 1<=n<=1000. Có kiểm tra tính hợp lệ của n khi nhập. 18. Nhập 1 xâu chứa Họ và tên của một ngời. In ra tên. Chú ý xâu nhập vào có thể chứa các dấu cách trống ở cuối. 19. Nhập dãy n số thực và một số thực x. Hãy in vị trí các phần tử trong dãy có giá trị bằng x. Nếu không có thì thông báo Không có. 20. Nhập một xâu ký tự S và một ký tự c. hãy tìm số lần xuất hiện của ký tự trong xâu. 21. Tính theo công thức PI/4 = 1- 1/3 + 1/5 - + (-1) n+1 /(2n-1) + co đến khi | (-1) n+1 /(2n-1) | <0.001. 22. Nhập vào một xâu ký tự. hãy đếm và in ra số lần xuất hiện của A và a và vị trí của chúng trong xâu. 23. Nhập ma trận vuông cấp n. Hãy in ra các phần tử nằm trên đờng chéo chính. 24. Nhập 2 dãy A[n], B[m]. Hãy ghép dãy B vào sau dãy A để đợc dãy C có m+n phần tử. Hãy in ra dãy C. 25. Sử dụng cấu trúc lặp While để tính S = 2 + 5 + + (3n-1). 1<=n<=1000. Có kiểm tra tính hợp lệ của n khi nhập. 26. Nhập ma trận MxN. Tính tổng các hàng và in ra. 27. Tính N! với 0<=N<=7. Kiểm tra giá trị hợp lệ của N khi nhập. 28. Nhập mảng N số thực. Tính TBC của các phần tử. 29. Nhập mảng 2 chiều 3x3 gồm các số nguyên. Hãy in mảng ra màn hình dới dạng ma trận. 30. Nhập dãy n số thực. Sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần. 31. Giải và biện luận PT Ax + B = 0. 32. Một dãy ai (i =1, 2, , n) đ ợc xem là không giảm nếu a i <= a i+1 với mọi i = 1, 2, , n-1. Hãy nhập một dãy n số nguyên và kiểm tra xem dãy đó có phải là dãy giảm không? 33. Tìm tất cả các số nguyên dơng có 3 chữ số mà abc = a 3 + b 3 + c 3 . 34. Nhập ma trận A[NxN] vuông cấp n chứa các số thực. Tạo và in ra ma trận chuyển vị của ma trận đó. 35. Nhập n nguyên 3<n<30. hãy in ra các số theo dạng sau: n n-1 n-2 . . . 3 2 1 n-1 3 2 1 . . . 2 1 1 36. Tính e x theo công thức: e x = 1 + x/1! + x 2 /2! + +x n /n! 37. Nhập xâu s và 2 số nguyên dơng N, M, trong đó 1<=N<=length(s). Yêu cầu kiểm tra N khi nhập Hãy xoá xâu S từ vị trí N với số ký tự bị xoá là M. 38. Nhập ma trận cấp MxN chứa các số nguyên dơng. Cho biết sốphần tử >0, =0 và <0. 39. Nhập một số N nguyên dơng. Hãy kiểm tra xem N có hoàn thiện hay không. Số hoàn thiện là tổng - ớc số thực tế của N = N. 40. Tìm UCLN của 2 số a và b. 41. Tạo mảng 1 chiều gồm 5 bản ghi, mỗi bản ghi là thông tin về học sinh gồm Họ tên và điểm. In ra những HS có điểm >5. 42. Tạo hàm Tach_ho(s) cho Họ của xâu s chứa Họ và tên. Nhập 5 xâu chứa Họ và tên của 5 ngời. In ra Họ của từng ngời. 43. Tạo một mảng 3 phần tử là 3 bản ghi gồm Họ tên, tuổi. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tuổi. 44. Viết thủ tục Doi_chu_Hoa(s) để đổi các chữ cái đầu tiên của của các từ trong xâu s thành chữ in hoa. Nhập 1 xâu. In xâu trớc và sau khi gọi thủ tục với tham số là xâu vừa nhập. 45. Tạo một tệp gồm 3 bản ghi gồm Họ tên và tuổi. Đọc tệp vào 1 mảng và in nội dung ra màn hình. 46. Tạo hàm Tach_Ten(S) để tách tên của một xâu S chứa Họ và tên của 1 ngời. Nhập vào Họ và tên của 5ngời, in tên ra. 47. Cho trớc 1 tệp TEXT. Hãy đếm xem trong tệp có bao nhiêu chữ cái in hoa. 48. Cho trớc 1 tệp TEXT. Hãy đếm xem trong tệp có bao nhiêu chữ cái A 49. Tạo mảng bản ghi gồm 3 phần tử. Mỗi bản ghi là một hình tròn gồm: Bán kính, chu vi, diện tích. Nhập bán kính và tính CV, DT cho từng hình tòn và in ra theo dạng: STT BK CV DT 50. Cho trớc 1 tệp TEXT chứa 10 số thực, các số cách nhau bởi dấu cách trống hoặc dấu xuống dòng. Đọc nội tệp vào 1 mảng 1 chiều và in mảng ra màn hình. 51. Tạo một tệp kiểu số thực gồm 5 phần tử. Đọc tệp và tính tổng của các phần tử thứ 3 và thứ 5. In nội dung tệp và tổng đó ra màn hình. 52. Tạo một tệp kiểu số nguyên gồm 10 phần tử. Đọc tệp và tính tổng của các phần tử. In nội dung tệp và tổng đó ra màn hình. 53. Tạo một tệp TEXT chứa N dòng, mỗi dòng chứa 3 số cách nhau bởi dấu trống thoả mãn là độ dài 3 cạnh của một tam giác. 54. Tạo tệp số nguyên chứa 5 phần tử. Đọc tệp và tìm giá trị lớn nhất của các phần tử. In nội dung tệp và giá trị lớn nhất đó. 55. Viết thủ tục Giai_ptbac1(a,b) để giải phơng trình ax+b=0. 56. Lập hàm tam_giac(a,b,c) kiểm tra 3 số thực a, b, c có phải là độ dài 3 cạnh của một tam giác hay không. 57. Viết hàm Luy_thua(a:real;b:integer) để tính a b . 58. Lập hoàn Hoan_thien(n) để kiểm tra số tự nhiên n có phải là số hoàn thiện hay ko? Số hoàn thiện là số có tổng tất cả các ớc số lớn gấp 2 lần chính nó (Tổng ớc của n = 2*n). 59. Viết thủ tục Max_3so(a,b,c,m) để tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c và gán cho m. 60. Viết hàm Fibonacci(n) để tìm số thứ n của dãy Fibonacci F. Dãy F đợc định nghĩa nh sau: F 1 = 1, F 2 = 1, F n = F n-1 + F n-2 (n>=3) 61. Viết hàm Nguyen_to(n) để kiểm tra số tự nhiên n có phải là số nguyên tố hay không. Hãy nhập vào n và in ra số nguyên tố bé nhất > n. 62. Viết thủ tục Doi_cho(a,b) để đổi giá trị của 2 số thực a và b. Nhập 2 giá số thực, sử dụng thủ tục trên và in ra giá trị vừa tráo đổi. 63. Viết hàm Max_3so(a,b,c) để tìm số lớn nhất trong 3 số thực a,b,c. Hãy nhập vào 5 bộ số, mỗi bộ 3 số và sử dụng hàm trên để in ra số lớn nhất của mỗi bộ. 64. Viết hàm UCLN(a,b) để tìm UCLN của 2 số a và b. 65. Viết hàm Nguyen_to(n) để kiểm tra số tự nhiên n có phải là số nguyên tố hay không. Hãy nhập vào 5 số nguyên, sử dụng hàm trên để kiểm tra và thông báo cho mỗi số có phải là nguyên tố hay không. 66. Viết thủ tục cap_so_cong không có tham số để kiểm tra 1 mảng 1 chiều theo thứ tự các phần tử có lập thành một cấp số cộng hay ko?

Ngày đăng: 02/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan