1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản

91 4,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 544 KB

Nội dung

Mọi sự vật, con người trong đoạn tríchđều được thả trong dòng trôi cảm xúc của tác giả: - Các bài trí trong phủ chúa: “Đồ nghị trượng đều sơn son thếp vàng.... 2/ Bài tập 2: Ý nhĩa từ xu

Trang 1

ĐỌC VĂN: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng kinh ký sự)

Lê Hữu Trác

-I TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:

- Lê Hữu Trác (1720-1791)

- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

- Quê : Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương

- Ông vừa là một danh y xuất sắc nhất trong thời trung đại, vừa là một nhà văn,nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn hóa nước nhà

2/ Tác phẩm:

- Thượng kinh ký sự: Tập ký sự bằng chữ Hán

- Viết nam 1782, khắc in năm 1885, xếp ở cuối bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”

- Nội dung: Miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúaTrịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả

II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

1/ Cảnh sống xa hoa đầy quyền uy của phủ chúa Trịnh:

a) Quang cảnh của phủ chúa:

* Cảnh bên ngoài:

- Những dãy hành lang co nối nhau liên tiếp

- Hậu mã quân túc trực

- Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

- Người có việc quan qua lại như mắc cửi

=> Chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều đình lúc bấygiờ

* Cảnh bên trong: được miêu tả cụ thể Mọi sự vật, con người trong đoạn tríchđều được thả trong dòng trôi cảm xúc của tác giả:

- Các bài trí trong phủ chúa: “Đồ nghị trượng đều sơn son thếp vàng Trên sậpmắc một cái võng điều ” (Tr.5)

- Cách ăn uống, sinh hoạt: “Quan chánh đường san mâm cơm cho tôi Mâmvàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết phong vị của cácnhà đại gia.” (Tr.6)

=> Quang cảnh trong phủ chúa cực kỳ xa hoa, tráng lệ, xa lạ với cuộc sống bìnhthường của dân chúng bên ngoài Thái độ của nhà căn rất ngạc nhiên, có pha chútmỉa mai và sự coi thường danh lợi trước lối sinh hoạt trong phủ chúa

Trang 2

b) Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:

- Lời lẽ cung kính, lễ độ: “Thánh thượng đang ngự ở đấy, xung quanh có phi tầnchầu chực, nên chưa thể yết kiến” (Tr.6)

- Luôn có phi tần chầu chực xung quanh Chúa Trịnh => không khí ngột ngạt,trang nghiêm khiến tác giả phải nín thở chờ ở xa

- Xem mạch cho thế tử phải thông qua vị quan Chánh đường truyền đạt => tácgiả không được trực tiếp xem mạch cho thế tử, không được phép trao đổi với Chúa

* Sơ kết: Bằng những chi tiết miêu tả cụ thể và thái độ mỉa mai, tác giả đã làm

nổi bật quang cảnh bên ngoài và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cực kỳ trangnghiêm, uy quyền và giàu sang hết mực

2/ Thái độ của tác giả:

a) Thái độ đối với cuộc sống xa hoa

- Tác giả nghĩ: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa những việctrong phủ mới chỉ nghe nói thôi Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang củavua chúa thực khác hẳn người thường

- Thái độ của tác giả qua bài thơ Tự vịnh (Tr.4) => “Cả trời Nam sang nhất làđây!”

=> Thái độ dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, quyền uy

b) Thái độ khi khám bệnh cho thế tử

Hai tâm trạng trái ngược nhau:

- Ông đoán được bệnh của thế tử và chúa Trịnh “ăn quá no, mặc quá ấm nênphủ tạng yếu đi” Nhưng ông sợ chữa hết bệnh sẽ được chúa tin dùng, bị công danhtrói buộc nên chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt

=> Chữa hết bệnh cho thế tử đồng nghĩa với việc ở lại phủ

- Không chữa là trái với y đức của người thầy thuốc, trái với lương tâm, phụlòng ông cha

=> Lương tâm và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng

* Sơ kết: Qua thái độ của tác giả, ta thấy ông là một thầy thuốc tài năng, có

nhân cách đẹp coi thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanhđạm nơi quê nhà

3/ Đặc sắc bút pháp ký sự của tác giả:

- Khả năng quan sát tỉ mỉ

- Ghi chép trung thực, giúp người đọc hiểu được nhiều hơn về cuộc sống củaChúa Trịnh

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn

Trang 3

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trảlời đúng

1/ Những đóng góp của Lê Hữu Trác cho nhà nước thể hiện trong các việc làm cụthể nào?

A Chữa bệnh, viết văn, vẽ tranh B Soạn sách, mở trường, truyền bá y học

C Soạn sách, chữa bệnh, ngao du D Viết văn, làm quan, chữa bệnh

2/ Giá trị hiện thực của tác phẩm “Thượng kinh ký sự” là gì?

A Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống trong phủ chúa Trịnh

B Tả cảnh quyền uy và thế lực trong phủ chúa Trịnh

C Thái độ khinh thường danh lợi của tác giả

D Tả cuộc sống xa hoa, uy quyền trong phủ chúa Trịnh và thái độ khinh thườngdanh lợi của tác giả

3/ Thái độ của Lê Hữu Trác thể hiện trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là gì?

A Khinh thường danh lợi, yêu thích tự do

B Không đồng tình với cuộc sống xa hoa và lộng quyền của chúa Trịnh

C Coi thường danh lợi, có lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp

D Yêu thích cuộc sống tự do, không bị trói buộc

4/ Bút pháp ký sự của tác giả được thể hiện qua đoạn trích đặc sắc như thế nào?

A Kể chuyện hấp dẫn, ghi chép chân thực

B Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, kể chuyện hấp dẫn

C Quan sát tỉ mỉ, nghệ thuật dựng cảnh điêu luyện

D Miêu tả chân thực về cảnh và diễn biến nội tâm sâu sắc

ĐÁP ÁN:

Trang 4

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

I NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:

1/ Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu )

- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh

- Các từ (từ đơn, từ ghép)

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ )

2/ Các quy tắc và phương thức chung:

- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn

- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)

II LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:

1/ Giọng nói cá nhân: Khi nói chúng ta vẫn dùng các âm, các thanh chung của

ngôn ngữ cộng đồng, nhưng mỗi người có một nét riêng, không ai giống ai

2/ Vốn từ ngữ cá nhân:

- Từ vựng là tài sản chung của toàn dân

- Vốn từ ngữ cá nhân: là sự ưa chuộng và quen dùng một số từ ngữ nhất định.Vốn từ cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: lứa tuổi, giới tính, cá tínhnghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống

VD: “Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy Trời bác nói là giời Sợ bác nói là hãi ” (Ma Văn Kháng)

3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:

- Từ ngữ là vốn từ chung của toàn xã hội

- Lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ kết hợptừ, tách từ, chuyển loại từ hoặc mang sắc thái phong cách tạo nên những biểuhiện mới

VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.

4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và

các phương thức chung

VD: SGK (Tr.12)

5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Khi nói

hay viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm như từ mới, câu ngữ, đoạn, bài có sựchuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung

VD: SGK (Tr.12+13)

=> Ở VD Tr1.12, tác giả NT đã đảo trật tự cú pháp

=> Tr.13, tác giả Tô Hoài lại sử dụng phương thức tính lược thành phần CN và

VN của câu

Trang 5

KẾT LUẬN:

Biểu hiện của nét riêng trong lời nói cá nhân là PHONG CÁCH CÁ NHÂN

PHẦN LUYỆN TẬP:

1 Bài tập 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “thôi” in đậm đã được tác giả sử dụng

với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngụi lòng ta

(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khê)

=> Từ “thôi” vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đónhưng trong bài thơ này, NK đã sáng tạo, “thôi” có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn

“Thôi” là hư từ được NK dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghetin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớnkhông gì bù đắp nỗi

2 Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong 2 câu thơ sau Cách sắp đặt ấy

tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

(Hồ Xuân Hương - “Tự tình” II)

- Hai câu thơ của HXH được sắp xếp theo lối đối : “xiên ngang - đâm toạc; mặtđất - chân mây; rêu từng đám - đá mấy hòn Kết hợp với hình thức đảo ngữ

- Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người Rêu

là một sinh vật nhỏ yếu nhưng không khuất phục mà phải “xiên ngang mặt đất” Đá vốn rắn chắc nhưng giờ đây lại nhọn hoắt hơn để “đâm toạc chân mây”.

- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật sự phẫn uất của thiênnhiên mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người Các động từ mạnh “xiên”,

“đâm” kết hợp với các bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngangngạnh của thi sĩ

=> Cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như : đối lập, đảo ngữ, cách dùng từngữ tạo hình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của HXH.Cách miêu tả thiên nhiên của bà bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống ngaycả trong những tình huống bi đát nhất

Trang 6

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

(Tiết 2)

III QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN:

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể củamình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác

- Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng.Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữchung

LUYỆN TẬP:

1/ Bài tập 1:

- Nghĩa từ nách trong câu thơ: Phần giao nhau giữa hai bức tường tạo thành một

góc

- Nhận xét: Nguyễn du tạo nên nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ

2/ Bài tập 2: Ý nhĩa từ xuân trong lời thơ mỗi tác giả

- Xuân trong lời thơ Hồ Xuân Hương: vừa là mùa xuân; vừa là sức sống tuổi trẻ

- Xuân trong lời thơ Nguyễn Du: người con gái trẻđẹp

- Xuân trong lời thơ Nguyễn Khuyến: vừa là rượu ngon; vừa là tình cảm bạn bè dạt dào

- Xuân trong lời thơ Hồ Chí Minh: vừa là mùa đầu tiên trong năm; vừa là sức sống mới, tươi đẹp

3/ Bài tập 3: Ý nghĩa từ mặt trời trong lời thơ mỗi tác giả

- Huy Cận mặt trời được dùng với nghĩa gốc

- Tố Hữu mặt trời là lý tưởng cộng sản (nghĩa ẩn dụ)

- Nguyễn Khoa Điềm mặt trời được dùng với nghĩa gốc; và mặt trời là đứa con

(nghĩa ẩn dụ)

4/ Bài tập 4: Những từ mới và quy tắc cấu tạo:

a - mọn mằn: nhỏ bé, tầm thường, không đáng kể.

- Được tạo ra từ tiếng mọn; theo phương thức láy phụ âm đầu.

b - giỏi giắn: rất giỏi (mang sắc thái thiện cảm, ngợi khen)

- Được tạo ra từ giỏi; theo phương thức láy phụ âm đầu.

c - nội soi: ở bên trong

- Được tạo ra hai từ nội, soi; theo phương thức từ ghép chính phụ.

Trang 7

ĐỌC VĂN: TỰ TÌNH

Hồ Xuân Hương

I TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả: Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở làng Quỳnh Đôi,

huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.Bà là người có cuộc đời và tình duyên ngang trái, éo le

2/ Nội dung thơ văn HXH: Thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng

định vẻ đẹp và khát vọng của họ

3/ Xuất xứ: “Tự tình” II nằm trong chùm thơ “Tự tình” của HXH (gồm 3 bài), tập

trung thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trướcduyên phận éo leo và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Bài thơ là sự cảm thức về thời gian

1/ Bốn câu thơ đầu: Hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ

* Hai câu đề:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

- Thời gian hiện lên với âm thanh “văng vẳng trống canh dồn” => Nghe âm

thanh văng vẳng của trống canh, không chỉ là sự cảm nhận bằng thính giác mà cònlà sự cảm nhận sự trôi đi của thời gian Thời gian không ngừng trôi, cuộc đời conngười có giới hạn vì thế tiếng trống càng thôi thúc, tâm trạng con người càng rốibời

- Từ “trơ” : có nhiều nghĩe:

+ tủi hỗ, bẽ bàng

+ với XH từ “trơ” còn kết hợp với từ “nước non” là sự thách thức với thời

gian, với tạo hóa

=> Từ “trơ” đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ, vừa nói được bản lĩnh nhưng cũng vừa thể hiện nỗi đau của nhà thơ Nó đồng nghĩa với từ “trơ”

trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan (Đávẫn trơ gan cùng tuế nguyệt)

- Từ “hồng nhan” chỉ dung nhan của người thiếu nữ nhưng lại kết hợp với từ

“cái” gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai, chua chát

=> Câu thơ thứ hai chỉ đề cập đến một vế “hồng nhan” nhưng lại gợi lên sựbạc phận, vì vậy nỗi xót xa cay đắng càng thấm thía, càng bẽ bàng Nhịpthơ 1 / 3 / 3 cũng nhấn mạnh sự bẽ bàng ấy

Trang 8

* Hai câu thực:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

- Cay đắng về thân phận của mình, nhà thơ đã mượn chén tiêu sầu nhưng cànguống càng tỉnh, càng bẽ bàng, chua chát

=> Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên đã trở thànhtrò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau của thân phận Câuthơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, đó là sự đồng điệu giữa trăng và người.Cảnh tình của HXH được thể hiện qua hình tượng thơ chứa đựng sự éo le: Trăngsắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn” Tuổi xuân trôi qua mà tình duyênkhông trọn vẹn Hương rượu để lại vị đắng chua chát, hương tình thoáng qua chỉ đểlại phận hẩm duyên ôi

=> Bốn câu đầu là sự cảm nhận về thời gian Ngồi một mình trong đêm khuya,đối diện với hoàn cảnh, nhà thơ cảm nhận về nỗi đau đớn, xót xa của bản thân mộtcách thấm thía

2/ Hai câu luận: Tâm trạng phẩn uất trước duyên phận

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mây hòn

* Hình thức đối: “xiên ngang - đâm toạc”; “mặt đất - chân mây”; “rêu từng đám - đá mấy hòn”, kết hợp với hình thức đảo ngữ => Thiên nhiên mang nỗi niềm

phẩn uất của con người

* “Rêu” là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục

Nó phải “xiên ngang mặt đất” thành từng đám, thể hiện sự mạnh mẽ Đá vốn rắn chắc nhưng cũng phải “nhọn hoắt” để “đâm toạc chân mây”.

* Nhà thơ đã sử dụng hình thức đảo ngữ để làm nổi bật sự phẫn uất của thiênnhiên mà cũng là tâm trạng phẫn uất của con người

Các động từ mạnh: “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện

sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, khẳng định bản lĩnh Xuân Hương

=> Cách sử dụng lối đối, lối đảo ngữ, cách dùng từ ngữ tạo hình gây ấn tượngmạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của XH Cách miêu tả thiên nhiên trong thơ

XH bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bithảm nhất

3/ Hai câu kết: Tâm trạng bi kịch, chán chường

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Trang 9

- “ngán” => chán ngán, ngán ngẩm

- Cụm từ “xuân đi xuân lại lại” => cái vòng lẩn của tạo hóa “xuân” vừa là mùa

xuân, vừa là tuổi xuân Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi

xuân Từ “lại”thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa Nhưng “lại” thứ hai lại là sự

trở lại Vì vậy 2 từ lại giống nhau về âm nhưng lại khác nhau về nghĩa, về cấp đỗnghĩa

- Câu cuối “Mảnh tình / san sẻ / tí / con con” đây là cách nói giảm dần Tình duyên không được trọn vẹn là một khối tình mà là “mảnh tình” quá bé mọn.

“Mảnh tình” ấy lại còn phải san sẻ đến từng “tí” lại thêm “con con” Đó là tâm

trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội PK xưa,khi hạnh phúc của họ luôn là chiếc khăn quá hẹp

=> Bằng hình thức nói giảm, nhà thơ đã thể hiện khát vọng sống, khát vọnghạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội PK xưa

Trang 10

ĐỌC VĂN: CÂU CÁ MÙA THU

I TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả: Nguyễn Khuyến (1935-1909) hiệu là Quế Sơn, quê hương ở làng Yên

Đỗ, huyện Lục Bình, tỉnh Hà Nam Ông xuất thân trong một gia đình nhà nhonghèo và đỗ đầu ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình

2/ Nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến: Nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia

đình, bạn bè; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chấtphác; châm biếm đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộtấm lòng ưu ái với dân với nước

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1/ Cảnh thu:

a) Điểm nhìn để cảm nhận mùa thu của tác giả:

Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần:

Từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc, rồi trởvề với ao thu, với thuyền câu

=> Không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

b) Cảnh thu trong “Thu điếu” là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh

Việt Nam”: không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:

- Màu sắc: Nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

- Đường nét, chuyển động: Sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ

lửng.

- Hòa sắc tạo hình: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao,

xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu)

- Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng bé tẻo teo và dáng người cũng nhưthu lại

=> Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã đã được gợi lên từ khung aohẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co

c) Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn”

- Không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng : “Ngõ trúc quanh co khách văng

teo”.

- Các chuyển động rất nhẽ, rất khẽ, không đủ tạo âm thanh: Sóng hơi gợn, mây

lơ lững, lá khẻ đưa.

Trang 11

- Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật: “Cá đâu

đớp động dưới chân bèo”

+ Đâu có cá => phủ định

+ Cá đớp mồi ở đâu đó => khẳng định

 Nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: Cảnh thu vừatrong vừa tĩnh

2/ Tình thu:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chú ý đến việc câu cá Nói câu cánhưng thực ra để đón nhận trời thu, cảnh thi vào cõi lòng => tâm hồn tĩnh lặng

- Dáng ngồi như cố thu mình cho nhỏ lại để hòa lẫn vào cảnh vật

- Tiếng lá “khẽ đưa vèo” ở câu 4 và tiếng “cá đớp động” ở câu 8 => nghệ thuậtlấy động tả tĩnh để nhấn mạnh cái tĩnh lặng của mùa thu ở nông thôn Việt Nam =>Tâm trạng u hoài man mác, nỗi ưu tư thời thế của một con người muốn giữ đượctiết sạch giá trong giữa cuộc đời rối ren nghiêng ngửa

 Qua bài Câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến một tâmhồn tha thiết gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kínnhưng không kém phần sâu sắc

3/ Thành công nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng đến kỳ lạ, có khả năng diễn đạt những biển hiệnrất tinh tế của sự vật, những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầmkín khó giải bày của tâm trạng

- Vần “eo”, oái ăm, khó làm được NK sử dụng một cách tài tình Đây không

đơn thuần là dùng hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung

Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với

tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ

- Câu cá mùa thu thể hiện một trong những đặc sắc nghệ thuật phương Đông:Lấy động tả tĩnh

Trang 12

PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I PHÂN TÍCH ĐỀ:

- Trước khi phân tích đề:

+ Đọc kỹ đề bài

+ Gạch chân các từ then chốt

- Các thao tác phân tích đề:

+ Xác yêu cầu nội dung của đề (luận đề)

+ Xác định yêu cầu hình thức (thể loại)

+ Xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng

II LẬP DÀN Ý:

1 Xác lập luận điểm

2 Xác lập luận cứ

3 Sắp xếp luận điểm, luận cứ

Trang 13

LUYỆN TẬP THAO TÁC TÍCH ĐỀ

1 BÀI TẬP 1: SGK/43

a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

* Giải thích thế nào là tự ti:

Tự ti : tự đánh giá mình kém, thiếu tự tin về những khả năng của mình

* Biểu hiện của thái độ tự ti:

- Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết của mình

- Nhút nhát, tránh những chỗ đông người

- Không dám đảm nhận công việc được giao

* Tác hại của thái độ tự ti: Xa lánh mọi người nên không có cơ hội để học tập,vươn lên

b) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

* Giải thích : Thế nào là tự phụ?

Tự phụ: Tự đánh giá quá cao về thành tích, khả năng của bản thân, tự cho mìnhlà tài giỏi hơn người

* Biểu hiện của thái độ tự phụ:

- Huênh hoang, kiêu ngạo

- Đề cao bản thân

- Coi thường người khác

* Tác hại của thái độ tự phụ: Dễ bị cô lập do lối sống ích kỷ không hòa hợp vớicộng đồng, không có điều kiện để học hỏi tiến bộ

c) Thái độ sống hợp lý:

- Đánh giá đúng bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

- Tự tin, khiêm tốn, luôn biết lắng nghe, tích cực học tập v.v

2 BÀI TẬP 2: SGK/43

* Từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm

- “Lôi thôi”: từ láy tượng hình, miêu tả dáng vẻ luộm thuộc của sĩ tử (vai đeo

lọ)

- “Ậm ọe”: từ láy tượng thanh, mô phỏng tiếng nói qua loa, to nhưng không

rõ, tiếng được, tiếng mất do luồng hơi phát ra bị cản, bị tắc nghẹn

=> Cả hai từ “Lôi thôi” và “Ậm ọe” đều gợi sự không nghiêm túc, mất tư thếvà gây cười

* Biện pháp đảo ngữ:

Trang 14

Hai từ “Lôi thôi” và “Ậm ọe” được đặt ở đầu hai câu thơ bình đối làm nổi bậtsự mất tư thế của sĩ tử và quan trường.

* Hình ảnh đối:

Sĩ tử vai đeo lọ >< quan trường miệng thét loa:

- “Sĩ tử vai đeo lọ”: Sĩ tử thì vai đeo lọ (bằng sành hoặc sứ, dùng để đựng

nước) trông lôi thôi lếch thếch, đâu còn cái vẻ nho nhã, lịch sử của kẻ thư sinh, nho

sĩ ngày xưa

- “Quan trường miệng thét loa”: Quan trường thì hách dịch, cố làm ra vẻ oai

nghiêm, “thét” lên nhưng miện thì ậm à ậm ọe

* Cảm nhận về cảnh thi cử:

Bằng những nét tả thực rất sinh động, tác giả tái hiện lại cảnh tượng vừa khôihài vừa thảm hại ở chốn trường thi “cuối mùa” (Khoa thi Hương năm Đinh Dậu

1897 ở Nam Định) Sau hình ảnh đó là nụ cười chua xót của Tú Xương: Hán học đã

đi xuống mà các sĩ tử vẫn cố bám lấy đi tìm công danh

Trang 15

THƯƠNG VỢ

Trần Tế Xương

I TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1/ Tác giả: Trần Tế Xương (1870-1907)

- Quê : Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định

- Tú Xương có cá tính phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trườngquy Thi nhiều lần chỉ đậu tú tài

- Tú Xương sống ở thời đại xã hội Việt Nam đang chuyển mình theo hướng tưsản chế độ thuộc địa nửa PK, nhiều cảnh chướng tai gai mắt

* Sáng tác: trên 100 bài thơ Nôm, thể loại thất ngôn bát cú, Tứ tuyệt, song thấtlục bát, phú

- Sở trường : thơ trào phúng, tiếng cười cất lên từ nền tảng trữ tình mang nộidung nhân đạo thiết tha

- Tiếng cười nhiều cung bậc, có khi châm biếm sâu cay, có khi đả kích quyếtliệt, hoặc tiếng cười tự trào ân hận ngậm ngùi

- Tú Xương là nhà thơ lớn cuối cùng của văn học trung đại

* TPTB: Năm mới chúc nhau, Mồng hai tết viếng cô Kí, Vịnh khoa thi Hương

2/ Bài thơ “Thương vợ”:

a) Đề tài: viết về bà Tú

b) Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật

c) Chủ đề: Qua hình ảnh bà Tú chịu thương chịu khó nuôi chồng nuôi con, giàu

đức hy sinh, đảm đang, tần tảo và ân tình sâu nặng của bà Tú Tác giả thể hiện tìnhcảm yêu thương, cảm phục, lòng biết ơn vợ xen lẫn chút ăn năn của ông Tú

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1/ Hai câu đề: Hoàn cảnh buôn bán của bà Tú

- Thời gian  quanh năm, triền miên suốt bốn mùa không ngơi nghỉ

- Không gian  mom sông là nơi chỗ đất nhô ra bờ sông, rất nguy hiểm

- Bà Tú làm nghề buôn bán  nghề khó khăn cực nhọc, phải lo liệu, phải tínhtoán

- Tác giả giới thiệu thời gian, địa điểm, công việc của bà Tú phải buôn bán gạotrên một địa điểm chênh vênh, nguy hiểm  nhưng bà Tú không nền hà, tảo tần vìchồng con

- Hình ảnh bà Tú nhỏ bé cô đơn, một mình nơi đầu sông bến bãi để nuôi chồngcon

Trang 16

- Nuôi đủ  đủ ăn, đủ mặc  không dư cũng không thiếu  nuôi đủ cả chồngvà con, không ai phải thiếu ăn không ai thiếu mặc.

- Nuôi 5 con 1 chồng  số từ, so sánh, nhịp thơ 4/3  cách nói hòm hỉnh củanhà thơ mẹ muôi con là lẻ thường tình, nhưng bà Tú phải nuôi cả ông chồng vô tíchsự Ông tự hạ mình đứng sau con  như một người ăn ké ăn theo sau con, đằntg saunụ cười hóm hỉnh ấy là tấm lòng tri ân của Tú Xương đối với vợ mình

2/ Hai câu thực: Hình ảnh bà Tú lặn lội nuôi chồng con

- “Lặn lội”  đảo ngữ, nhấn mạnh nỗi cơ cực của bà Tú

- “Thân cò” vận dụng dáng tạo ca dao: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôichồng tiếng khóc nỉ non”

- “Quãng vắng” không gian vắng lặng hiu quạnh, bà Tú vẫn lặn lội vất vả mộtmình thui thủi, bươn chải, lam lũ vì chồng con

- Phép đối câu 3 và câu 4 nhấn mạnh nỗi cơ cực bà Tú Từ láy “Eo sèo” từ gợithanh từ gợi hình  âm thanh tranh mua tranh bán trả giá nơi đầu sông bến chợ

- Buổi đò đông  là lúc đông người đông đò  tranh mua tranh bán  nguyhiểm đến tính mạng con người nhưng bà Tú không ngại gian khổ vất vả và mưusinh để nuôi chồng nuôi con  Ông Tú rất hiểu nỗi vất vả lam lũ của vợ vì vậy vầnthơ chan chứa ân tình sâu nặng của ông đối với bà Tú

3/ Hai câu luận: Đức hạnh của bà Tú

- “Một duyên hai nợ” số từ tăng cấp  bà Tú xuất thân là dòng dõi khuê các,bà lấy ông Tú do duyên phận Duyên chỉ có 1 mà nợ đến những 2  vì chồng vìcon, cho nên bà Tú “âu đành phận”, dám quản công chấp nhận số phận không hềhà, không kể âm thầm một đời hy sinh vì chồng vì con  một đức tính đáng quý

- “Năm nắng mười mưa”  thành ngữ bà Tú vì chồng von mà dầm mưa dãinắng là trụ cột chính của gia đình  một vẻ đẹp của người phụ nữ một lòng hy sinh

vì chồng con, bà Tú tiêu biểu cho người phụ nữa Việt Nam đảm đang tháo vát chịuthương chịu khó thảo hiền, giàu lòng vị tha Đằng sau vần thơ trữ tình ấy là tấmlòng tri ơn của ông đối với vợ

4/ Hai câu kết: Giọng thơ chuyển sang trào lộng

- Tiếng chửi đổng của Tú Xương “Cha mẹ thói đời”  để tự trách mình, “ăn ởbạc” biết vợ vất vả nhưng không giúp gì cho vợ cho nên ông nhập vai bà Tú đểthan thở giùm vợ  Tâm trạng chua xót, nhưng đành bất lực trước nhân tình thếthái

- “Có chồng hờ hững cũng như không”  so sánh, từ láy  một ông chồng vôtích sự Qua bài thơ ta thấy được tình cảm biết ơn, quý trọng của ông Tú dành chobà Tú và ông cũng tự trách bản thân mình

Trang 17

ĐỌC THÊM: KHÓC DƯƠNG KHÊ

GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK

1 Câu 1: Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia làm mấy đoan? Nội dung của mỗi

đoan là gì?

Trả lời: Bài thơ được viết theo dòng cảm xúc của tác giả Vì vậy, bài thơ có thểchia thành 4 đoạn:

- 2 câu dầu: Tin bạn mất đến đột ngột

- 12 câu tiếp theo: Sự hồi tưởng về những kỷ niệm gắn bó 2 người thành tri kỉ

- 8 câu tiếp theo: ấn tượng về lần gặp gỡ cuối cùng khi cả hai đều đã mãnchiều, xế bóng

- 16 câu còn lại: Nỗi đau đớn, tiếc thương khi bạn mất

2 Câu 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung (SGK Tr.32).

Trả lời: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạtqua sự vận động của cảm xúc thơ Đầu tiên là nỗi đau khi nghe tin bạn qua đời.Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi!” là tiếng kêu thương đột ngột, thất vọng.Cụm từ “thôi đã thôi rồi” chỉ gồm những hư từ nhằm nhấn mạnh sự mất mát không

gì bù đắp nổi Câu thơ thứ hai dàn trải diễn tả sự mất mát, cả không gian như cũngnhuộm màu tang tóc

Tình bạn thắm thiết ấy được cụ thể hóa qua đoan thơ thứ hai Đó là những kỉniệm về một thời đèn sách, những thú vui nơi dặm khách, nơi gác hẹp đắm saytrong lời ca, tiếng đàn, nhịp cách

Tình bạn ấy còn được thể hiện trong đoàn kết, diễn tả nỗi đau của tác giả khibạn không còn nữa Nỗi đau dược diễn tả ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậmngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng, thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả Hai câu kếtlà nỗi đau không nước mắt, nỗi đau đã dồn vào trong lòng

3 Câu 3: Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc ( SGK Tr.32)

Trả lời: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ:

- Cách nói giảm: “Bác Dương thôi dã thôi rồi!”

- Biện pháp nhân hóa: “nước mây man mác ”

- Cách so sánh: “Tuổi già hạt lệ như sương”

- Cách liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi nhằm tái hiện những kỷ niệm vềtình bạn thân thiết và lòng của nhà thơ với bạn

Trang 18

ĐỌC THÊM: VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Trần Tế Xương

A BƯỚC 1 : GV cho HS đọc diễn cảm văn bản.

B BƯỚC 2: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK.

Câu 1: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thì có gì khác thường? (chú ý phân tích kỹ từ

“lẫn”)

Trả lời: Hai câu đầu có tính tự sự, kể lại cuộc thi Hương năm Đinh Dậu Kì thimở đúng thông lệ, ba năm mở một khoa Nhưng đến câu thơ thứ 2 thì bộc lộ rõ sựbất bình thường trong cách tổ chức: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” Từ “lẫn”đã bộc lộ rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (SGK/Tr.34 ).

Trả lời: Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi Tác giả chú ý miêu tảđược hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử và quan trường Biện phápđảo ngữ “lôi thôi sĩ tử” vừa nhấn mạnh sự luộm thuộm không gọn gàng, vừa kháiquát được những hình ảnh sĩ tử trong kì thi ấy Đó là hình ảnh khái quát dược sự sasút về “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại

Hình ảnh quan trường “ậm ọe miệng thét loa” gợi lên sự oai phong nhưng là cáioai cố tạo ra Tù “ậm ọe” diễn tả âm thanh ngọng nghịu của quan trường Biệnpháp đảo ngữ “ậm ọe quan trường” cũng nhấn mạnh tính chất lộn xộn của kì thi

Câu 3 Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm (SGK Tr.34).

Trả Lời: Đối lập với hình ảnh sĩ tuyệt quan trường là hình ảnh quan sứ và bàđầm Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình, “cờ cắm rợp trời" Biện phápđảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nênsức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay: cờ trước, người sau, váy trước, ngườisau Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quan sứ đối với “váy” bà đầm tạo nên tiếngcười nhưng ẩn sau tiếng cười là sự xót xa

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh quan trường (SGK.

Tr.34)

Trả lời: Hai câu kết chuyển từ giọng diệu mỉa mai, châm biếm sang trữ tình Đólà lời kêu gọi, đánh thức lương tri Câu hỏi phiếm chỉ “nhân tài đất Bắc nào ai đó”không chỉ hướng đến các sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là

“nhân tài đất Bắc”, hãy “ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” Từ một khoa thi,những bức tranh hiện thực của xã hội năm Đinh Dậu được hiện lên Bên cạnh đócòn là nỗi nhục mất nước, là sự tác động đến tâm linh người đọc

Trang 19

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

- Năm 1819, ông thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan Bằng cuộc đời củachính bản thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhiệt huyết trênnhiều lĩnh vực xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự Nhưng con đường làm quancủa Nguyễn Công Trứ gặp nhiều thăng trầm

2/ Sự nghiệp sáng tác: rất phong phú gồm:

- Chữ Nôm: 50 bài thơ, 61 bài ca trù, một số câu đối, một bài phú nổi tiếng là

“Hàn nho phong vị phú”

- Một số bài thơ chữ Hán

 Sáng tác chữ Nôm là chủ yếu, thể loại ưa thích của ông là hát nói (còn gọi là

ca trù), thể loại phong phú tính nhạc Nguyễn Công Trứ là người có công đem đếncho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó

3/ Hoàn cảnh sáng tác:

“Bài ca ngất ngưởng” được sáng tác vào năm 1848 khi Nguyễn Công Trứ cáoquan về hưu

4/ Thể loại: Hát nói

Là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng.Thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân

5/ Bố cục: 3 phần

a) 6 câu đầu: Ngất ngưởng khi làm quan

b) 12 câu tiếp theo: Ngất ngưởng khi về hưu

c) 3 câu cuối: Ngất ngưởng giữa đám quan lại đương triều

6/ Chủ đề:

“Bài ca ngất ngưởng” thể hiện triết lý sống, khát vọng tự do, thái độ khinh đờingạo thế, tự ý thức về tài năng và phẩm chất của một bậc danh sĩ phong lưu, tài tử

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1/ Ý nghĩa từ “Ngất ngưởng”

Trang 20

- Nghĩa đen: Là tư thế ngả nghiêng, không vững chắc

- Nghĩa trong bài thơ là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trongcuộc sống

- Cảm hứng chủ đạo của bài ca được thể hiện tập trung qua từ “Ngất ngưởng”,từ này xuất hiện 4 lần trong tác phẩm (không kể tiêu đề của bài)

+ “Ngất ngưởng”(1) Khi làm quan  Thái độ tự hào của một con người ý thứcđược tài năng và phẩm chất của bản thân

+ “Ngất ngưởng”(2, 3) Khi về hưu  Thái độ tinh thần của một con người biếtvượt lên trên thực tế, sống an nhiên tự tại

+ “Ngất ngưởng”(4) :

 Lời tự bạch của tác giả

 Lời bình giá của người đời về ông

2/ Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan (6 câu đầu)

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

- Nguyễn Công Trứ quan niệm: Mọi việc trong trời đất không có việc nào làkhông có phận sự của ta

- Câu thơ chữ Hán trang trọng + Hình thức phủ định để khẳng định trách nhiệmcủa kẻ làm trai đối với đời

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

- Tác giả xưng danh một cách kiêu hãnh “Ông Hi Văn tài bộ” khẳng định tàinăng của mình Cách nói hài hước bằng hình ảnh so sánh “vào lồng” diễn tả sự gòbó, mất tự do khi làm quan triều đình

 Hai câu thơ đầu: Nguyễn Công trứ xác định người thanh niên sống phải cómục đích, có trách nhiệm với đời

“Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm theo lược đã nên tay Ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

- Điệp từ “khi” + phép liệt kê “Thủ khoa”, “Thám tán” “Tổng đốc Đông”,

“bình Tây”, “Phủ doãn Thừa Thiên” + Đại từ “tay” kết hợp với từ “ngất ngưởng” +cách ngắt nhịp linh hoạt: Câu 3 nhịp 3/4

Câu 4 nhịp 3/2/3Câu 5 nhịp 3/3Câu 6 nhịp 3/4

 Bộc lộ cảm xúc kiêu hãnh tự hào về tài văn, võ của mình

3/ Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi về hưu: (10 câu tiếp theo)

* Sống tự do phóng khoáng:

“Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”

Trang 21

- Khi về hưu, nhàn rỗi, ông đi ngao du sơn thủy Ông thường cưỡi bò vàng đeonhạc ngựa rất khác người.

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

- Vốn là một tướng võ nhưng phong thái của ông cũng có vẻ từ bi Đi vãn cảnhchùa mà bên cạnh còn có vài giai nhân  Lối sống “ngất ngưởng” vượt lên trênthế tục, thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo gia phong kiến hà khắc khiến “bụtcũng nực cười”

* Sống an nhiên tự tại:

“Được mất dương đương người thế thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong”

- Hình ảnh so sánh thể hiện quan niệm sống : chuyện “được mất” ở đời chỉ nhưchuyện “Tái ông thất mã” Chuyện “khen, chê” của dư luận bỏ ngoài tai, cứ vuiphơi phới như đi trong gió xuân ấm áp

- Hàng loạt các từ xuất hiện trong đoạn thơ “phau phau”, “đủng đỉnh”, “dươngdương”, “phơi phới”  trạng thái tinh thần hết sức thoải mái của nhà thơ khi thoátvòng cương hỏa

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không phật, không tiên, không vướng tục”

- Nhịp thơ: 2 / 2 / 2 / 2; 2 / 2 / 3 + Điệp từ “khi” + nghệ thuật liệt kê  kể rõnhững thú vui của nhà thơ: Ngâm thơ, uống rượu, nghe hát ả đào

- Điệp từ “không”  phủ định những lề thói cổ hủ trong cuộc đời trần tục

 Tất cả thể hiện bản lĩnh vững vàng của một nhà nho chân chính

4/ Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng giữa đám quan lại đương triều:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

- Tác giả so sánh mình với những bậc danh sĩ trong lịch sử như Trái Tuân, NhạcPhi, Hàn Kỳ, Phú Bật (Trung Quốc)

- Từ “ngất ngưởng”  khẳng định ông khác hẳn đám quan lại đương thời từ tàonăng đến phẩm cách, nhất là trước sau vẹn đạo vua tôi

- Đại từ “Ông” khép lại bài thơ vang lên một cách kiêu hãnh tự hào

III KẾT LUẬN:

- “Ngất ngưởng” là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trongcuộc sống

- Hát nói là thể loại có tính chất tự do phóng khoáng phù hợp với việc thể hiệncon người cá nhân

Trang 22

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

(SA HÀNH ĐOẢN CA)

Cao Bá Quát

I TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả: Cao Bá quát (1809-1855)

- Tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người Phú Thị, Gia Lâm, Bắc Ninh

- Văn võ toàn tài - 1854 khởi nghĩa chống lại phong kiến nhà Nguyễn

- Ông là nhà thơ tài năng - bản lĩnh bộc lộ chí khí thanh cao, hoài bão lớn phêphán chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ

2/ Tác phẩm: “Bài ca ngắn trên bãi cát” (Sa hành đoản ca)

a) Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Cao Bá Quát đã nhiều lần vào Huế để thi Hội (nhưng không đậu tiến sĩ) Hànhtrình từ Hà Nội vào Huế đi qua nhiều tỉnh miền Trung có những bãi cát trắng mênhmông Hình ảnh này đã gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài “Bài ca ngắn trênbãi cát”

b) Thể loại: Bài thơ viết theo thể ca hành thuộc loại cổ thể phần tự do về kết

cấu, vần, nhịp điệu

c) Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 : 4 câu đầu: Ý nghĩa hình tượng “bãi cát’

- Đoạn 2: 6 câu tiếp theo: Sự cám dỗ của danh lợi

- Đoạn 3 : còn lại: Kết luận của tác giả

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1/ Ý nghĩa hình tượng: “Bãi cát” (4 câu đầu)

a) Ý nghĩa tả thực

* Không gian: “Bãi cát dài”

“Bãi cát dài lại bãi cát dài

Đi một bước lại lùi một bước”

- Điệp ngữ “Bãi cát dài” + điệp từ “bước” + phụ từ “lại” + động từ “đi” và

“lùi”  miêu tả bãi cát mênh mông vô tận, con người đi trên một bước lại thụt lùimột bước, dường như không thể vượt qua

* Thời gian: “mặt trời lặn”

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

- Hình ảnh thơ giàu sức gợi tả, gợi cảm

 Con người tất tả đi khi bóng chiều đã tắt, cô đơn, mệt mỏi và ngao ngán

=> Hình ảnh con người cô đơn bé nhỏ giữa mò tịt của cát khi mặt trời đã lặn màkhông biết đi về đâu

Trang 23

b Ý nghĩa tượng trưng

- Hình tượng “bãi cát” tượng trưng cho con đường danh lợi lắm gian nan, nhọcnhằn

- Hình ảnh người đi trên bãi cát đến lúc mặt trời lặn vẫn còn đi tượng trưng chongười đời tất tả vì danh lợi (thi cử - đỗ đạt - làm quan)

- Không thể cứ đi mãi trên “bãi cát” danh lợi

2/ Sự cám dỗ của danh lợi (6 câu tiếp theo)

“Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối giận không vơi!”

- Sử dụng điển cổ “ông tiên ngũ kĩ”  nỗi chán nản vì tự mình hành hạ thânxác theo đuổi bả công danh  mâu thuẫn giữa khát vọng công danh với bả vinhhoa

“Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu giỏ hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người?”

- Từ láy ‘tất tả” + hình ảnh so sánh độc đáo + câu hỏi tu từ -> diễn tả sự cám dỗcủa danh lợi đối với người đời cũng giống như sự cám giỗ của men rượu mấy aithoát khỏi, đồng thời tác giả bày thái độ kinh bỉ phường danh lợi

3/ Kết luận của tác giả (phần còn lại).

“Bài cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường băng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?

- Điệp ngữ “bãi cát dài” + câu cảm thán + câu hỏi tu từ + từ láy “mờ mịt”

 nhấn mạnh tâm trạng: ngao ngán, mất phương hướng

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt”

+ Phép điệp + NT đối + Tính từ

 Nhấn mạnh đường đời không lối thoát và sự bế tắc của người tri thức thời ấy

“Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”

- Câu nghi vấn khép lại bài thơ  nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoacử, theo lối cũ  khát khao sự thay đổi

Tổng kết: “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” biểu lộ sự chán ghét của một con ngườitrí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thayđổi cuộc sống Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy

tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở

Trang 24

LẼ GHÉT THƯƠNG

(Trích truyện “Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)

I TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Truyện “Lục Vân Tiên”:

- Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ được sáng tác vàokhoảng những năm 90 của thế kỷ XIX khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh chonhân dân ở Gia Định

- Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột thiện, ác, đề cao tinh thần nhân nghĩa,thể hiện khát vọng về một xã hội tốt đẹp

- Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng đậm chất dân gian gồm 2082câu thơ

b) Bố cục: 4 phần

- Câu 1 6 : Lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực và Vân Tiên

- Câu 7  16 : Lẽ ghét

- Câu 16  30 : Lẽ thương

- Hai câu kết

II ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:

1/ Câu 1  6 : Thái độ ghét thương qua lời đối đáp giữa ông Quán với Vân Tiên

- Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhânvật chính (trên đường tìm chính nghĩa)

- Ông Quán có phong thái một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử và quặn lòng vớinhững đối tượng làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

 Vì vậy, ông Quán bày tỏ thái độ ghét thương rất phân minh

2/ Mối quan hệ giữa ghét - thương trong thái độ ông Quán:

a) Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn - thương dân lầm than: (Câu 7 16)

“đời Kiệt, Trụ mê dâm” >< dân sa lầm sẩy hang

“đời U, Lệ đa đoan” >< dân lầm thanGhét “đời Ngũ bá phân vân” >< dân nhọc nhằn

“đời thúc quý phân băng” >< rối dân

Trang 25

- Điệp từ “ghét”, “đời” + liệt kê hàng loạt các điển cố: “Kiệt, Trụ”, “U, Lệ”,

“Ngũ bá”, “thúc quý” + Nghệ thuật đối lập giữa vua quan với dân + điệp từ “dân”+ động từ “sa, sẩy” + tính từ “lầm than”, “nhọc nhằn”, “rỗi”  Tác giả căm ghétmãnh liệt những tên vua dâm ác, tham tàn, bạo ngược, những kẻ bề tôi tiếm nghịchgây khổ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng xót thương sâu s8ác đối với ngườidân vô tội phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều

 Như vậy, tác giả đứng về phía nhân dân mà bày tỏ thái độ yêu ghét rạch ròi,đúng mực

b) Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn - thương hiền tài không được trọng dụng (câu 17 30))

- Liệt kê các danh sĩ trong sử sách

+ Khổng tử : Lận đận

+ Gia Cát : Tài đức mà mệnh yểu

+ Nham Tử : Mưu lược tài ba, nhưng không gặp thời

+ Đổng Tử : Tài cao học rộng nhưng không được tin dùng

+ Nguyên Lượng : Thơ văn lỗi lạc, học rộng, từ quan ở ẩn

+ Hàn Dũ : Ngay thẳng mà mang họa

+ Liêm, Trạc : Triết gia không được trọng dụng, lui về dạy học

 Điểm chung của các nhân vật này: Họ đều là những người có tài, có chímuốn hành đạo, giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt sở nguyện

- Họ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu: ông muốn giúpđồi, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hạnh, lại thêm thời thế đầynhiễu nhương Bởi thế, đoạn thơ chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng củacụ Đồ Chiểu

3/ Hai câu kết:

“Xem qua kinh mấy lần thi cử Nửa phần lại ghét nửa phần thương”

- Nghệ thuật tiểu đối  Nỗi “thương” và “ghét” ở đây, tuy nói chuyện sử sáchnhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự củaNguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ

* Đánh giá:

- Nội dung:

+ Căm ghét thế lực cường quyền bạo ngược

+ Xót thương nhân dân, hiền tài bị hãm hại

+ Bộc lộ thái độ của tác giả trước thời cuộc

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp trữ tình nồng hậu

Trang 26

+ Ngôn ngữ bình dị

- Sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét” (mỗi từ 12 lần)

- Phép đối trong đoạn thơ : “ghen - ghét”, “thương - thương” (10 câu về lẽ ghét,

14 câu về lẽ thương) và tiểu đối trong câu thơ (vì chưng / cũng là , chẳng haythương ghét, ghét thương thế nào)

 Sự lặp lại tưởng nhàm chán nhưng lại thể hiện sự trong sáng sâu sắc trongtâm hồn tác giả: lẽ ghé thương tưởng đối lập nhưng hoàn toàn thống nhất

Hai khái niệm “ghét”, “thương” cứ đan cài, tiếp nối không thể tách rời, rất sâunặng, thương là cội nguồn của cảm xúc, ghét là từ thương mà ra

III TỔNG KẾT:

Đoạn thơ “lẽ ghét thương” nói riêng và tác phẩm Lục Vân Tiên nói chung làminh chứng cho văn chương giáo huấn mang tính chất đạo đức trữ tình của NguyễnĐình Chiểu

Trang 27

ĐỌC THÊM: CHẠY GIẶC (CHẠY TÂY)

- Rèn luyện kỹ năng phân tích một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, một thểthơ rất phổ biến trong nền văn học Việt Nam

B PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học

C NỘI DUNG CẦN ĐẠT:

I CHỦ ĐỀ:

Niềm thông cảm sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu trước nỗi khổ cực của nhândân ta phải chạy giặc khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Qua đó, nhà thơđã bộc lộ rõ lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo và nỗikinh ghét bọn vua quan phong kiến hèn nhát

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1 Hai câu đề : Hoàn cảnh chạy giặc

- Chú ý phân tích cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh chính xác để nêu bật hoàn

cảnh chạy giặc : tan chợ : buổi chiều, cuộc sống yên lành của nhân dân đang đi vào chiều sâu; vừa: bất ngờ, đột ngột; nghe : chưa thấy bóng giặc ; súng Tây: gợi lên sự kinh hoang, chết chóc ; cờ thế : gợi ý vận mệnh đất nước và nhân dân đang ở tình thế hiểm nghèo; phút : trong giây phút, trong chốc lát; sa tay : thất bại hoàn toàn, ý

nói Bến Nghé, Đồng Nai (tức Gia Định) bị rơi vào tay giặc trong phút chốc

2 Hai câu thực : Nỗi khổ cực của nhân dân trong cảnh chạy giặc

- Hình ảnh gợi cảm, lối ẩn dụ, đảo ngữ khéo léo đã nêu bật nỗi khổ cực củanhân dân , vẽ ra cảnh chạy giặc đầy thương tâm: hình ảnh lũ trẻ bỏ nhà chạy bơ vơ,hốt hoảng, kinh hoàng, cùng với tiếng kêu khóc, tiếng súng giặc, gợi lên niềm cảmthương sâu sắc vì cuộc sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân đã bị lũ giặc phátan trong phút chốc

- Chú ý phân tích ý nghĩa gợi tả của các từ “lơ xơ”, “dáo dát”, các hình ảnh ẩndụ “lũ trẻ”, “bầy chim”, hiệu lực của lối đảo ngữ : “Bó nhà/lũ trẻ “, “Mất ổ/bầychim ”

Trang 28

3 Hai câu luận: Tội ác của giặc Pháp

- Chú ý: phân tích: tác dụng gợi cảm của các hình ảnh ẩn dụ, cường điệu hóa vàtương phản: “tan bọt nước” // “nhuốm mày mây”; hiệu lực của lối đảo ngữ kết hợpvới đối ngữ “Bến Nghé/của tiền ” // “Đồng Nai/tranh ngói ) nhằm tạo nên mộtbức tranh đập vào mắt người đọc toàn cảnh quê hương thân yêu phút chốc bị tanhoang, vụn nát dưới gót giày của bọn xâm lược

4 Hai câu kết: Tâm trạng và thái độ của tác giả

Tác giả đau xót và căm giận vạch trần bản chất hèn nhát, vô trách nhiệm củabọn vua quan nhà Nguyễn

- Khai thác nghệ thuật châm biếm sắc cạnh của tác giả trong cách sử dụng ngônngữ: “Trang dẹp loạn” // “rày đâu vắng” ngụ ý mỉa mai chua chát

- Và trong cách kết hợp với kiểu câu hỏi (chất vấn : rày đâu vắng) với câu cảmthán (kết tội: “Nỡ để dân đen ”) làm tăng thêm sức mạnh lên án của bài thơ

Trang 29

ĐỌC THÊM: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA

Chu Mạnh Trinh

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Phát hiện của tác giả về cảnh đẹp Hương Sơn  tình yêu thiên nhiên đấtnước

- Thành công đặc sắc về nghệ thuật

B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học

C NỘI DUNG CẦN ĐẠT:

1/ Tác giả: (1862 - 1905)

- Tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, quê tỉnh Hưng Yên

- Rất am hiểu nghệ thuật kiến trúc, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Trúc Vân thi tập (tập thơ chữ Hán)

+ Thanh Tâm Tài Nhân thi tập (tập thơ chữ Nôm)

2/ Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được viết vào dịp Chu Mạnh Trinh đứng trông coi việc tu sửa khu thắngtích Hương Sơn

3/ Bố cục:

a) Giới thiệu cảnh Hương Sơn (4 câu đầu)

b) Miêu tả cảnh đẹp của Hương Sơn (câu 5 16)

c) Khổ cuối (Khổ xếp): Tình yêu Hương Sơn của nhà thơ

4/ Chủ đề:

Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đất nước của tác giả

5/ Cần chú ý các nội dung sau:

- “Hương Sơn Phong Cảnh” là một bài hát nói đậm đà màu sắc dân tộc

- Nhiều biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối, từ láy, câu hỏi

- Bài ca mang giá trị nhân bản sâu sắc:

+ Cảm hứng yêu thiên nhiên say đắm hòa quyện cùng cảm hứng yêu đấtnước thiết tha

+ Cảm hứng tôn giáo gắn liền với cảm hứng thiên nhiên đất nước tạo racái thanh cao, tinh khiết của hồn người

Trang 30

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

- Trước 1858: + Truyện Lục Vân Tiên

+ Dương Từ - Hà Mậu

- Sau 1858: Thơ văn yêu nước

+ Chạy giặc

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Thơ điếu Trương Định

+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp

2/ Nội dung thơ văn:

a) Tác phẩm Lục Vân Tiên: viết trước khi thực dân Pháp xâm lược nhằm mục

đích chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân

b) Thơ văn yêu nước chống thực dân Pháp:

- Phơi bày thảm họa mất nước

- Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm

- Biểu dương những anh hùng đã hy sinh cứu nước

c) Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc

- Hình tượng nhân vật mang sắc thái Nam Bộ độc đáo: chất phát, cương trực,chân thành

- Phong cách trữ tình đạo đức gắn liền với trữ tình yêu nước

Trang 31

PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I TÌM HIỂU:

1/ Hoàn cảnh sáng tác:

- Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định - Đỗ Quang, đểtế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm16/12/1961

2/ thể loại:

- Văn tế viết theo thể phú Đường Luật

- Bố cục: 4 phần (Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết)

3/ Chủ đề:

Với niềm tiếc thương kính phục những nghĩa sĩ hy sinh vì nước, tác giả đã dựnglên một bức tượng dài nghệ thuật cao đẹp về người nông dân Nam bộ chống Pháphồi nửa cuối thế kỷ XIX

II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

1/ Lung khởi (câu l, 2) : Hoàn cảnh hy sinh của người nghĩa sĩ :

“Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”

- Bài tế mở đầu bằng từ cảm thán và hai câu tứ tự chìa làm 2 vế đối nhau :

 Một bên là quân Pháp xâm lược với vũ khí tối tân

>< Một bên là nhân dân ta với ý thức trách nhiệm chống giặc ngoại xâm

 Không thấy vua quan >< chỉ thấy lòng dân xốn xang  kết tội triều đìnhtrước lịch sử

“ Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trậnnghĩa đánh Tây tuy là mất tiếng vang như mõ”

- Nghệ thuật đối + hình ảnh so sánh  sự hy sinh cao quý của người nghĩa sĩ

 Hai câu mở đầu khái quát bối cảnh lịch sử của đất nước và tinh thần hy sinhcao cả của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

2/ Kể về cuộc đời của người nghĩa sĩ (Câu 3 - câu 5)

a) Lai lịch của người nghĩa sĩ :

“Cui cút làm ăn, lo toan nghèo khó”

- Từ láy “cui cút” + hai vế đối xứng  cuộc đời lam lũ, nghèo khổ

“Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở tronglàng bộ”

- Hai vế đối nhau + nghệ thuật phủ định để khẳng định, người nông dân xa lạvới cung ngựa, chiến trận và họ chỉ biết công việc đồng áng, sống quanh quẩn ởlàng quê

“Việc cuốc, việc cày, việc cấy tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng,tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”

- Nghệ thuật đối + phép liệt kê + điệp từ “việc”, “tập” nhấn mạnh bản chấtthuần hậu của người nông dân

Trang 32

b) Lòng căm thù giặc sâu sắc :

“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”

- Từ láy "phập phồng" miêu tả tâm trạng hồi hộp, lo lắng của nhân dân khi giặcđánh

“Trông tin quan như trời hạn trông mưa”

- Hình ảnh so sánh  tâm trạng trông mong tin tức của triều đình

“Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan; ngày xem ống khóichạy đen sì, muốn ra cắn cổ”

- Hình ảnh so sánh + động từ  căm thù giặc cao độ

“Một mối xa thư đồ sộ” “hai vầng nhật nguyệt chói lòa”

- Từ Hán Việt trang trọng  khẳng định nền văn hiến lâu đời và chủ quyền củadân tộc

“Đâu dung lũ treo dê bán chó”

- Thành ngữ được rút gọn - vạch trần bản chất thâm độc, lừa dối núp dưới chiêubài : “Văn minh, khai hoá”  ý thức trách nhiệm công dân

“Nào đợi ai, đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốnngược, trốn xuôi chuyện này, dốc ra tay bộ hổ”

- Những từ phủ định “nào đội chẳng thèm” và hàng loạt động từ mạnh “ra sứcđoạn trình, ra tay bộ hổ”  tinh thần tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn

c) Dũng sĩ công đồn

* Trang bị vũ khí thô sơ :

- Hình thức đối lập :

+ Một bên là quân giặc tính chính quy “quân cơ, quân vệ, ở tính diễn binh,mười tám ban võ nghệ, chín chục trận binh thư, bao tấu, bao ngòi, đạn nhỏ, đạn to,tàu thiếc, tàu đồng ”

+ Một bên là : “dân cày mến nghĩa làm quân chiêu mộ” là “dân ấp, dân lân,nào đội tập rèn, không che bày bố, áo vải tầm vong, rơm con cúi, lưỡi dao phay’

 họ ra trận bằng thứ vũ khí thô sơ vốn là công cụ, vật dụng quen thuộc trong laođộng và trong sinh hoạt hàng ngày

* Tinh thần chiến đấu dũng cảm

“Hoả mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươmđeo dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan nọ”

“Chi nhọc quan quản giống trống kỳ trồng giục, đạp rào lướt tới coi giặccũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn to, đạn thỏ, xô cửa xông vào,liều mình như chẳng có”

“Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma mí hồn kinh,bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiết, tàu đồng, súng nổ”

- Hàng loạt những động từ mạnh: “đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó”

Trang 33

- Nghệ thuật đối, ngắt nhịp dồn dập  diễn tả khí thế khẩn trương, mạnh mẽ àoào như vũ bão của nghĩa sĩ.

 “Lần đầu tiên Nguyễn Đình Chiểu đưa người nghĩa sĩ nông dân bước vàovăn học thành văn với tư thế đường hoàng, đĩnh đạc mang tầm vóc và vẻ đẹp cóthực của mình”, người anh hùng chân đạp đất làm nên lịch sử

3/ Ai Vãn (Câu 16  30): Tấm lòng của tác giả

* Cảnh ngộ ép le:

+ “Những lăm lòng nghĩa” >< đâu biết xác phàm vội bỏ”

+ Chữ hạnh >< da ngựa bọc thầy”

- Nghệ thuật đối lập: Muốn được cống hiến nhiều hơn nhưng phải ra đi, bi kịchcủa sự hy sinh

+ Sông Cần Giuộc mấy dặm sâu giăng già trẻ hai hàng lụy nhỏ

 trời đất, con người hết thảy buồn đau

* Lên án thực dân phong kiến:

+ Ơn Chúa mắc mớ chi ông cha nó  lên án thực dân

+ Vì ai khiến, vì ai xui  vua quan hèn nhất

+ Sống làm chi  Điệp ngữ : Nguyền rủa việc bán nước cầu vinh

* Niềm thương tiếc cho người nghĩa sĩ và gia đình:

+ Tấm lòng son bóng trăng rằm  cái chết cao quý bất từ với thời gianvà không gian

+ Mẹ già khóc trẻ, ngọn đèn leo lét Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm Vợ yếu tìm chồng bóng xế dật dờ

 Xúc động mãnh liệt, xót xa thương cho người thân của nghĩa sĩ

4/ Kết (Phần còn lại): Ca ngợi tinh thần hy sinh bất diệt của người nghĩa sĩ

- Tác giả đề cao quan niệm “chết vinh hơn sống nhục”, “danh thơm ai cũngmộ”  hy sinh vì nghĩa là chết là không mất

- Tác giả ca ngợi tinh thần hy sinh bất tử, khích lệ tinh thần chiến đấu: “Sốngđánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”

- Tác giả cảm phục, thương xót gương trung nghĩa của người nghĩa sĩ đã hy sinh

“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thay vì hai chữ thiên dân”

III TỔNG KẾT:

- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khoác bi trángcho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tửvề những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hy sinh vì Tổquốc”

- Bài văn Tế cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượngnhân vật kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị,trong sáng, sinh động

Trang 34

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

1/ BÀI TẬP 1: SGK Tr.66

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nắng âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

(Trần Tế Xương - Thương vợ)

* Thành ngữ:

- “Một duyên hai nợ” : do Tú Xương sáng tạo, từ khái niệm “nhân duyên” củanhà Phật “Duyên” là nam, nữ gặp gỡ, hòa hợp, gắn bó thành vợ chồng “Nợ” làtrách nhiệm phải trả, là gánh nặng, khổ đau  “duyên” chỉ có một (ít) mà “nợ”đến hai (nhiều)

- “Năm nắng mười mưa” : chỉ sự vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa

* Các cụm từ có dáng dấp thành ngữ:

- “Lặn lội thân cò” : Tú Xương đã sáng tạo ra thành ngữ mới từ hình ảnh “concò” trong ca dao để chỉ sự vất vả của bà Tú

- “Eo sèo măt nước” : lời tiếng kì kèo, có khi cãi cọ nơi bến sông đông người

 Khắc họa đậm nét hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đương, tháo vát trong cuộcmưu sinh

 Thành ngữ có cấu tạo ổn định, có giá trị ở những mặt sau:

“Người nách thước, kẻ tay đao

Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Thành ngữ “Đầu trâu mặt ngựa”

- Tính hình tượng, hàm súc: thể hiện sự hung hãn, ngang ngược của bọn sai nhađến nhà Thúy Kiều, khi gia đình nàng bị vu oan

- Tính biểu cảm: Bộc lộ thái độ lên án, căm ghét đối với bọn sai nha

* Câu 2:

“Một đời được mấy anh hùng

Bõ chi cá chậu chim lòng mà chơi”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Trang 35

Thành ngữ “Đầu trâu mặt ngựa”

- Tính hình tượng, hàm súc: bị giam hãm, sống tù túng, chật hẹp, mất tự do

- Tính biểu cảm: biểu hiện thái độ chán ghét đối với lối sống gò bó, mất tự do

* Câu 3:

“Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Thành ngữ “Đội trời đạp đất”

- Tính hình tượng, hàm súc: thể hiện hành động, lối sống tự do, ngang tàng,không chịu bó buộc, khuất phục bất cứ uy quyền nào

- Tính biểu cảm: thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ khí phách anh hùng của Từ Hải

3/ BÀI TẬP 3: SGK Tr.66

“Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khuê)

Ý nghĩa các điển cố:

- “Giường kia”: Trần Phồn đời Hậu Hán có người bạn thân là trừ Trĩ Phồndành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lạitreo lên

- “Đàn kia”: Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn Bá Nha là người chơiđàn giỏi, Chung Tử Kì có tài nghe tiếng đàn mà hiểu được Bá nha đang nghĩ gì.Sau khi Tử Kì mất, Bá Nha đã treo đàn không gãy nữ

 Cả hai điển cố này đều thể hiện tình bạn thắm thiết keo sơn

 Điển cố là những sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơvăn

4 BÀI TẬP 4: SGK Tr.67

* Câu 1:

“Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

- “Ba thu”: Nguyễn Du lấy ý từ Kinh Thi:

“Nhất nhật bách kiến như tam thu”

(Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba thu)

 Dùng điển cố này, Nguyễn Du muốn nói: khi Kim Trọng tương tư Thúy Kiềuthì một ngày không gặp có cảm giác lâu ba năm

* Câu 2:

“Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Trang 36

- “Chín chữ”: Kinh thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cáilà :

+ Sinh (sinh đẻ)

+ Cúc (nâng đỡ)

+ Phủ (vỗ về)

+ Súc (cho bú, cho ăn)

+ Trưởng (nuôi cho lớn, trưởng thành)

+ Dục (dạy dỗ)

+ Cố (trông nom, quan tâm)

+ Phục (theo dõi, uốn nắn)

+ Phúc (che chở, bảo vệ)

 Dẫn các điển cố này, Nguyễn Du muốn nói: Kiều nghĩ đến công to lớn củacha mẹ đối với mình mà chưa báo đáp được

* Câu 3:

“Khi về hỏi liễu Chương Đài

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

- “Liễu Chương đài”: Lấy từ chuyện xưa: Một người đi làm quan ở xa viết thưvề thăm vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh nay có còn không, haylà tay khác đã vịn bẻ mất rồi?”

 Dẫn điển cố này, Nguyễn Du cho ta cảm nhận được : Kiều đang hình dungngày Kim trọng trở lại thì Kiều đã thuộc về người khác mất rồi

* Câu 4:

“Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chẳng để ai vào đó không”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

- “Mắt xanh”: Nguyễn Tịch đời Tấn, quý ai thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh(lòng đen của mắt)

 Dùng điển cố này, Nguyễn Du muốn nói: Từ Hải biết rằng dù phải tiếpkhách ở lầu xanh nhưng Thúy Kiều chưa bằng lòng, vừa ý với ai Câu nói thể sựquý trọng, đề cao phẩm giá của Thúy Kiều

5/ BÀI TẬP 5: SGK Tr.67

a Này các cậu, đừng có mà ma cũ

bắt nạt ma mới Cậu ấy vừa mới đến,

chân ướt chân ráo, mình phải tìm cách

giúp đỡ

a Này các cậu, đừng có mà ngườicũ bắt nạt người mới Cậu ấy vừa mớiđến, còn lạ lẫm, mình phải tìm cáchgiúp đỡ

b họ không đi tham quan, không đi

thực tế theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà

đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ

của những chiến sĩ bình thường

b họ không đi tham quan, không đi thựctế một cách qua lao đại khái mà đichiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ củanhững chiến sĩ bình thường

Trang 37

 Nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường, tương đương vềnghĩa thì có thể vẫn biểu hiện được nội dung cơ bản nhưng mất đi tính hình tượngvà sắc thái biểu cảm.

6/ BÀI TẬP 6: SGK Tr.67

- Mẹ tròn con vuông - Chúc mừng em mẹ tròn con vuông

- Trứng khôn hơn vịt - Từ nay cậu đừng tỏ ra trứng khôn hơn vịt nữa

người ta cười cho đấy

- Nấu sử xôi kinh - nhờ lo nấu xử xôi kinh mà kỳ này tới đậu đại học

rồi

- Lòng lang dạ thú - Hắn là tên lòng lang dạ thú, giết người không gớm

tay

- Phú quý sinh lễ nghĩa - Các em đừng có bày đặt phú quý sinh lễ nghĩa, lối

sống đó không phù hợp với mình đâu

- Đi guốc trong bụng - Em không nói thì chịu cũng đã đi guốc trong bụng

em rồi

- Nước đổ đầu vịt - Nói với nó như nước đổ đầu vịt chẳng ăn thua gì

- Dĩ hòa vi quý - Chị ấy là người dĩ hòa vi quý, chẳng ai hại bao giờ

- Con nhà lính tính nhà

quan - Nhà thì nghèo nhưng lại quen thói con nhà línhtính nhà quan

- Thấy người sang bắt

quàng làm họ - Ông này có tật xấu, cứ thấy người sang bắt quảnglàm họ

7/ BÀI TẬP 7: SGK Tr.67

- Gót chân Asin - Anh ta đã tìm ra gót chân Asin đối thủ rồi

- Nợ như chúa chổm - Dạo này, em nợ như chúa chổm chị ạ

- Đẽo cày giữa đường - Làm việc phải có bản lĩnh, tránh tình trạng đẽo

cày giữa đường

- Gã sở khanh - Hắn ta là gã sở khanh đấy, liệu mà tránh xa

- Sức trai Phù Đổng - Các bạn trẻ đang tấncông vào lĩnh vực công nghệ

thông tin, với sức trai Phù Đổng

Trang 38

CHIẾU CẦU HIỀN

2/ Mục đích sáng tác:

NTN viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789 để thuyết phục

sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn

3/ Bố cục: gồm 3 phần

- Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

- Phần 2: Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà

- Phần 3: Đường lối cầu hiền tài của vua Quang Trung và lời kêu gọi hiền tài

ra giúp nước

4/ Nội dung chính:

Đề cao vai trò của hiền tài đối với việc xây dựng đất nước và kêu gọi hiền tài

ra giúp nước

II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

1/ Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc:

a) Sự chặt chẽ và lôgic của các luận điểm theo lối diễn dịch:

- Phần 1 : nêu ra luận điểm về quan hệ giữa hiển tài và thiên tử:

o Nêu ra quy luật : hiền tài là do thiên tử sử dụng  nếu đi ngược lại là tráiđạo trời, ngược quy luật của cuộc sống

o Thuyết minh cho luận điểm, người viết dùng hình ảnh so sánh với quy luậtcủa vũ trụ lấy từ sách Luận ngữ của Không Tử  càng tăng thêm sức thuyết phụcđối với những người vốn coi trọng Nho giáo

- Phần 2 : nêu ra cách ứng xử của các hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh :bỏ đi ở ẩn, có ra làm quan thì im lặng  trái với quy luật của Nho giáo

- Phần 3 : nêu ra đường lối cầu hiền tài của vua Quang Trung hết sức thànhtâm và đúng đắn

o Trước hết, tất cả mọi người có thể dâng thư bày tỏ công việc

o Cách tiến cử linh hoạt: các quan tiến cử hoặc tự mình tiến cử

o Cuối cùng tác giả kêu gọi những người tài hãy cùng triều đình gánh vác việcnước và hưởng phúc lâu dài

Trang 39

b) Cách sử dụng từ ngữ khéo léo, thích hợp:

- Dùng nhiều điển cố, thành ngữ trích dẫn từ văn học Trung Quốc phù hợp vớiđối tượng, giúp sĩ phu Bắc Hà dễ hiểu, tạo nên ấn tượng tốt về vua Quang Trung,nhằm lôi cuốn họ ra giúp dân giúp nước

- Khi phê phán cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, tác giả dùng những hình ảnhtượng trưng hoặc lấy trong kinh điển Nho gia  rất tế nhị, vừa châm biếm nhẹnhàng vừa tỏ ra mình có kiến thức uyên bác

- Khi kêu gọi hiền tài ở phần 3, tác giả dùng nhiều từ ngữ nói về không gian:trời, trời đất, sao, gió mây, triều đường, triều chính  đề cao tầm quan trọng củahiền tài, tạo cảm giác trang trọng thiêng liêng cho lời kêu gọi

2/ Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung :

- Có tầm nhìn xa trông rộng khi nhận thức vai trò quan trọng của người tài đốivới công cuộc xây dựng đất nước

- Tấm lòng chân thành chiêu hiền đãi sĩ : “trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi ”

- Hết lòng lo lắng cho nước cho dân: “Dân còn nhọc chưa mệt chưa lại sức Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh ”

 Thái độ khiêm tốn, chân thành, thực sự mong mỏi có sự cộng tác của hiềntài

III KẾT LUẬN:

- Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của

nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia được đất nước

- Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảmcủa tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước

Trang 40

THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

1 BÀI TẬP 1:

a) “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Nguyễn Khuyến)

- “Lá” : bộ phận của cây, màu xanh, có bề mặt và hình dáng mỏng thường ởngọn hay trên cành cây (nghĩa có ngay từ đầu khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt)

Ở đây câu thơ gợi tả màu vàng của lá trúc và sự chuyển động nhẹ nhàng trước congió mùa thu

 Như vậy từ “lá” trong câu thơ được dùng với nghĩa gốc

b) + “lá gan, lá phổi, lá lách”  “lá” dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.+ “lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài”  “lá” dùng với các từ chỉ vậtbằng giấy

+ “lá cờ, lá buồn” -> “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng vải

+ “lá cót, lá chiếu, lá thuyền”  “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ+ “lá tôn, lá đồng, lá vàng”  “lá” dùng với các từ chỉ kim loại

 Điểm giống nhau (tương đồng): đều có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây

* Quan hệ : đều có nghĩa chung

2 BÀI TẬP 2:

+ “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” (Nguyễn Du)

+ “Bill Gates là đầu não của tập đoàn Microsoft”

+ “Một tay xây dựng cơ đồ” (Nguyễn Du)

+ “Công Vinh là một chân sút của đội tuyển bóng đá Việt Nam”

+ “Nhà có năm miệng ăn”

+ “Ca dao dân ca là tiếng hát tâm tình đi từ trái tim đến trái tim của người bình

dân”

+ “Hắn ta miệng lưỡi ghê lắm!”

+ “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa” (Phan Bội Châu)

3 BÀI TẬP 3:

+ chua ngọt  Em ơi chua ngọt đã từng,

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau

(Ca dao)+ chua chát  Quãng đời của Thúy Kiều trải qua mười lăm năm lưu lạc

đầy chua chát, đắng cay.

+ mặn nồng  Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng (Tố Hữu)

Ngày đăng: 02/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w