II. ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN:
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ 1/ BÀI TẬP 1: SGK Tr
1/ BÀI TẬP 1: SGK Tr.66
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nắng âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công”
(Trần Tế Xương - Thương vợ)
* Thành ngữ:
- “Một duyên hai nợ” : do Tú Xương sáng tạo, từ khái niệm “nhân duyên” của nhà Phật. “Duyên” là nam, nữ gặp gỡ, hòa hợp, gắn bó thành vợ chồng. “Nợ” là trách nhiệm phải trả, là gánh nặng, khổ đau → “duyên” chỉ có một (ít) mà “nợ” đến hai (nhiều).
- “Năm nắng mười mưa” : chỉ sự vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa
* Các cụm từ có dáng dấp thành ngữ:
- “Lặn lội thân cò” : Tú Xương đã sáng tạo ra thành ngữ mới từ hình ảnh “con cò” trong ca dao để chỉ sự vất vả của bà Tú
- “Eo sèo măt nước” : lời tiếng kì kèo, có khi cãi cọ nơi bến sông đông người
→ Khắc họa đậm nét hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đương, tháo vát trong cuộc mưu sinh.
⇒ Thành ngữ có cấu tạo ổn định, có giá trị ở những mặt sau: + Tính hình tượng + Tính khái quát + Tính biểu cảm + Tính cân đối 2/ BÀI TẬP 2: SGK tr.66 * Câu 1:
“Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Thành ngữ “Đầu trâu mặt ngựa”
- Tính hình tượng, hàm súc: thể hiện sự hung hãn, ngang ngược của bọn sai nha đến nhà Thúy Kiều, khi gia đình nàng bị vu oan.
- Tính biểu cảm: Bộc lộ thái độ lên án, căm ghét đối với bọn sai nha.
* Câu 2:
“Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lòng mà chơi”
Thành ngữ “Đầu trâu mặt ngựa”
- Tính hình tượng, hàm súc: bị giam hãm, sống tù túng, chật hẹp, mất tự do - Tính biểu cảm: biểu hiện thái độ chán ghét đối với lối sống gò bó, mất tự do
* Câu 3:
“Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông” (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Thành ngữ “Đội trời đạp đất”
- Tính hình tượng, hàm súc: thể hiện hành động, lối sống tự do, ngang tàng, không chịu bó buộc, khuất phục bất cứ uy quyền nào.
- Tính biểu cảm: thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ khí phách anh hùng của Từ Hải