1/ Tác giả:
a) Tiểu sử - Cuộc đời:
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) xuất thân trong một gia đình nghèo ở Hà Nội. - Tốt nghiệp tiểu học Và Trọng Phụng đã đi làm và kiếm sống chật vật chủ yếu bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.
- Mắc bệnh lao khoảng năm 1937-1938 nhưng không có điều kiện chạy chữa, ông qua đời.
b) Sự nghiệp văn học:
- Có truyện đăng báo từ năm 1930, Vũ Trọng Phụng chứng tỏ là cây bút với sức sáng tạo dồi dào và một khối lượng tác phẩm đồ sộ.
- Sáng tác của ông toát lên niêm căm phẫn xã hội đen tối thối nát lúc bấy giờ và đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm chính:
+ Phóng sự: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nhẹ lấy Tây
+ Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.
2/ Tác phẩm:
Tiểu thuyết số đỏ được đăng ở Hà Nội báo (từ số 40) và được in lần đầu năm 1398.
3/ Đoạn trích : “Hạnh phúc của một tang gia”
a) Xuất xứ: thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ:
“Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu”
b) Ý nghĩa nhan đề chương truyện:
Tang gia mà hạnh phúc, nhan đề khiến người đọc phải chú ý. Nhưng điều đáng nói hơn là là nó đã phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng , hạnh phúc khi cụ tổ chết.
Người ta thường nói “tang gia bối rối”, tác giả đã dựng lên đúng cái cảnh bối rối của gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố tổ nằm xuống. Chẳng những bối rối mà còn hết sức bận rộn. Nhưng lo lắng, bận rộn để tổ chức cho chu đáo, cho thật linh đình một ngày vui, một đám hội chứ không phải một đám ma. Đúng là hạnh phúc của
một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu bất hiếu. Đây cũng là tình huống trào phúng chính của toàn bộ chương truyện.
c) Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của chương truyện:
Nhà văn đã lấy cái chết của một ông cụ để tạo nên một tình huống đầy tính trào phúng: niềm vui lớn nhất chung cho cả đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ thế là tới lúc được thực hiện. Nghĩa tà khi cụ qui tiên thì cái gia tài kếch sù của cứ mới được chia cho con và cháu, trai và gái, dâu và rể ... “chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa” ! Tình huống này làm bộc lộ không biết bao nhiêu mâu thuẫn trào phúng khác đủ loại và làm đậm nét hàng loạt chân dung hài hước.