1/ Khai thác và lựa chọn tin:
Cần khai thác, lựa chọn những sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao...)
2/ Viết bản tin:
- Cách đặt tiêu đề bản tin: Tiêu đề ngắn gọn song phải nêu khái quát nội dung của tin một cách ấn tượng.
- Cách mở đầu bản tin: Phần mở đầu bản tin thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
- Triển khai chi tiết bản tin: Nhằm chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả tường thuật chi tiết sự kiện.
III. LUYỆN TẬP:
* Bài tập trang 63:
- Bài l: Các sự kiện a, b, d, e là các sự kiện có thể viết bản tin.
- Bài 2: Giữa bản tin và các thể loại báo chí khác như quảng cáo và phóng sự điều tra có những điểm giống và khác nhau như sau:
+ Giống nhau: Cung cấp tin tức
+ Khác nhau: Bản tin đơn thuần chỉ thông báo tin tức. Quảng cáo ngoài truyền tin còn có mục đích chủ yếu là chào mời khách hàng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin nhiều, miêu tả cụ thể chi tiết các sự việc, phân tích và bình luận sự kiện. - Bài 3 : Bản tin “Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn” có thể chuyển thành tin vắn sau: “Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn trong cuộc thi Ô- lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi Lạp từ ngày 4 đến 6 tháng 7”.
* Bài tập trang 78, 79:
- Bài 1: Đây là bản tin thường
+ Về dung lượng: Độ dài trung bình, thông tin về kết quả (đứng đầu khu vực về bình đẳng giới) và các sự kiện (bình đẳng giới trong giáo dục, y tế, kinh tế, các hạn chế về bình đằng giới). .
+ Về cấu trúc: Bản tin có nhan đề, triển khai từ thông tin khái quát đến cụ thể chi tiết. Phần sau cụ thể hóa và giải thích cho phần trước
- Bài 2:
+ Nội dung chủ yếu cửa ban tin: Dự án phát triển và đưa cây dược liệu Việt Nam ra thị trường thế giới được lựa chọn vào danh sách 10 ứng cử viên đoạt giải thưởng “Môi trường và phát triển 2007”.
+ Cách thức để nhanh chóng nắm bắt nội dung thông tin: Căn cứ vào nhan đề của bản tin.
Căn cứ vào câu mang nội dung thông tin quan trọng nhất có liên quan đến sự kiện được nhắc trong nhan đề. Câu này thường đứng phần đầu bản tin.
- Bài 3:
Cách sửa: Đưa câu “Đến nay đã có 50 trường đại học trong cả nước đăng kỉ tham gia cuộc thi” xuống cuối bản tin.
- Bài 4:
Tập viết bản tin theo các tình huống
+ HS chọn tình huống trong các tình huống đã cho. .
+ Thu thập và lựa chọn tư liệu để viết bản tin, các tư liệu đó bao gồm: Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện; Diễn biến, nội dung sự kiện; Kết quả của sự kiện.
- Đặt tên cho bản tin, viết phần mở đầu, phần triển khai của bản tin theo sự hướng dẫn trong bài.
ĐỌC THÊM: CHA CON NGHĨA NẶNG
Hồ Biểu Chánh
I. TÁC GIẢ:
- Hồ Biểu Chánh (1885-1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê Tiền Giang - Thuở nhỏ học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều nơi, am hiểu cuộc sống con người Nam Bộ.
- Là dưới tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
- Nội dung: thể hiện tinh thần nhân đạo, sự cảm thông đối với bao kiếp người bị đọa đày đau khổ. Lên án cái xấu xa tàn ác, ngợi ca đạo lý làm người.
- Nghệ thuật: Lối kể chuyện mộc mạc, các tình tiết gắn với đời thường, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
II. TÁC PHẨM:
a) Xuất xứ: Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, tác
phẩm ra đời 1929
b) Tóm tắt tác phẩm: Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu
lấy Thị Lựu, sinh được 3 con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con, nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ ngoại tình với thương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ vấp ngã vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn. Mọi người tưởng nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là Hương Thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà Hưng Quản Tồn. Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lén về quê thăm con. Được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi. Sau đó Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.
c) Đoạn trích: phần cuối tác phẩm thể hiện tình cảm cha đối với con và tấm
lòng hiểu thảo con đối với cha.