THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TƯ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 1945 :

Một phần của tài liệu Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản (Trang 49 - 52)

1/ Về nội dung tư tưởng:

a) Phát huy truyền thống tư tưởng yêu nước : nhưng nước không còn gắn vớivua nữa. vua nữa.

- Phan Bội Châu gắn đất nước với nhân dân: “Dân là dân nước, nước là nước dân”

- Nguyễn Ái Quốc gắn chủ nghĩa yêu nước với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. - Ở bộ phận văn học hợp pháp tinh thần yêu nước được thể hiện kín đáo trong:

+ Tình yêu tiếng Việt, yêu những giá trị văn hóa của dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý, truyền thống nhân bản...

+ Cảnh vật bình dị, tính cách con người quen thuộc + Những phong tục từ ngàn xưa...

b) Chủ nghĩa nhân đạo:

- Quan tâm, cảm thông với những con người bình thường, nghèo khổ, cơ hàn →

cảm thấy không khí XH thực dân bức bối tù túng.

- Đấu tranh chống luân lý lễ giáo phong kiến, tố cáo áp bức bóc lột.

- Thể hiện sâu sắc khát vọng hạnh phúc của con người xoay quanh vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình...

- Đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và muốn phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.

c) Tinh thần dân chủ :

- Tinh thần dân chủ đem đến cho truyền thống nhân đạo nét mới: quan tâm tới tầng lớp nhân dân nô lệ lầm than...

- Tinh thần dân chủ đem đến cho chủ nghĩa anh hùng một nội dung mới: đề cao vai trò của nhân dân anh hùng.

Các nhà văn vô sản gắn chủ nghĩa anh hùng với lý tưởng cộng sản và kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lạc quan CM.

2/ Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:

a) Tiểu thuyết:

- Sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ là dấu hiệu của công cuộc hiện đại hóa văn học.

- Nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được tên tuổi là Hồ Biểu Chánh. Tuy mô phỏng tiểu thuyết phương Tây nhưng ông đã Việt hóa và khắc họa được cảnh trí; con người lôi sống của nhân dân Nam Bộ.

- Đầu những năm 1930, nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước :

+ Chú trọng xây dựng tính cách nhân vật; + Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật;

+ Nghệ thuật hội họa, điêu khắc được vận dụng để tả cảnh hoặc tả chân dung nhân vật.

+ Lối dựng truyện tự nhiên, bố cục linh hoạt... TGTB: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo...

- Tác giả các tiểu thuyết hiện thực đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết lên một tầm cao mới:

+ Khắc họa khá thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

+ Ngôn ngữ được chắt lọc và nâng lên trình độ nghệ thuật cao. TGTB : Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố...

b) Truyện ngắn: có nhiều kiệt tác, phát triển mạnh mẽ, liên tục; đa dạng về

phong cách:

+ Truyện ngắn trào phúng rất ngắn & vui của Nguyễn Công Hoan

+ Truyện “Không có chuyện”, tinh tế, đậm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.

+ Truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân.

+ Truyện ngắn phân tích tâm lý nhvật đạt trình độ bậc thầy của Nam Cao.

c) Phóng sự: ra đời & phát triển mạnh từ đầu những năm 1930.

Vũ Trọng Phụng được coi là cây bút xuất sắc nhất.

d) Bút kí tù bút: cũng phát triển.

+ Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa, độc đáo (Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi...)

+ Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường).v.v..

e. Kịch nói: là thể loại mới, có vài vở gây được tiếng vang

+ Nam Xương (Ông Tây An Nam) + Vi Huyền Đắc (Kim tiền)

+ Đoàn Phú Tứ (Ngã ba)

+ Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô)

f. Thơ ca: là một trong những thành tựu lớn nhất

+ Khám phá ra thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh, thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người & tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc viết về thiên nhiên, về tình yêu.

+ Nhà thơ vô sản biến ngục thất thành tao đàn, sáng tạo ra những vần thơ yêu nước hay nhất ngay trong ngục thất.

+ Tiêu biểu: Nhât ký trong tù của Hồ Chí Minh

Từ ấy của Tố Hữu, v.v..

III. KẾT LUẬN:

- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 có một bị trí hết sức quan trọng trong lịch sử VHVN.

- Thành tựu của văn hóa giai đoạn này đã thừa kế tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc, mở ra một thời kỳ mới với những kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai.

HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam

Một phần của tài liệu Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w