VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:

Một phần của tài liệu Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản (Trang 57 - 59)

1/ Đối với người nói (người viết và quá trình sản sinh lời nói, câu văn)

- Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói câu văn → luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu ⇒ người nói (viết) phải biết tạo nên những sản phẩm giao tiếp thích hợp với ngữ cảnh

- Luôn có mối quan hệ giữa môi trường và văn bản giao tiếp - sản phẩm được tạo ra trong môi trường ấy ⇒ văn bản luôn mang dấu ấn của ngữ cảnh.

2/ Đối với người nghe (người đoc và quá trình lĩnh hôi lời nói, câu văn:

- Ngữ cảnh không chỉ có vai trò quan trọng với quá trình tạo lập mà với cả quá trình lĩnh hội văn bản giao tiếp, vì vậy, muốn lĩnh hội trọn vẹn (chính xác, hiệu quả) lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) nên:

+ Căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp

+ Phải gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó; với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích , tìm hiểu và giải thích thấu đáo, cặn kẽ về nội dung và hình thức của lời nói, câu văn)

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nguyễn Tuân

I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả Thạch Lam: 1. Tác giả Thạch Lam:

a) Tiểu sử - cuộc đời:

- Nguyễn Tuân sinh trưởng trong một nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Quê hương: làng Mọc (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

- Sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung ở Nam Định, ông về Hà Nội viết văn, làm báo.

- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân tự nguyện đến với cách mạng, dùng ngời bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

a) Sự nghiệp văn học:

- Là nhà văn lớn một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân giữ một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại:

+ Thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao. + Làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.

+ Đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo - Được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940); Đường vui (1949), Sông Đà (1960)

2/ Tác phẩm:

- Tập truyện Vang bóng một thời khi in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, từ năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.

3/ Tình huống truyện:

Tình huống truyện cỏ thể hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng tác phẩm.

Trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục trên bình diện xã hội, hoàn toàn đôi lập nhau. Một người là tên đại nghịch cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục kẻ đại diện cho vái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con

người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm, tri kỷ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn tù ngục tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo: mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật trong tình thế đối nghịch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng rõ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.

4/ Bố cục:

a) Phần 1: “từ đầu ... rồi sẽ liệu”: nỗi lòng của VQN khi nhận tử tù trong đỏ có Huấn Cao.

b) Phần 2: “Sớm hôm sau ... thiên hạ”: diễn biến tâm trạng của HC và VQN trong những ngày tử tù ở đề lao.

c) Phần 3: còn lại: cảnh HC cho chủ trong nhà ngục.

Một phần của tài liệu Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w