NỘI DUNG CẦN ĐẠT: 1/ Tác giả: (1862 1905)

Một phần của tài liệu Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản (Trang 29 - 30)

1/ Tác giả: (1862 - 1905)

- Tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, quê tỉnh Hưng Yên.

- Rất am hiểu nghệ thuật kiến trúc, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên. - Tác phẩm tiêu biểu:

+ Trúc Vân thi tập (tập thơ chữ Hán)

+ Thanh Tâm Tài Nhân thi tập (tập thơ chữ Nôm).

2/ Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được viết vào dịp Chu Mạnh Trinh đứng trông coi việc tu sửa khu thắng tích Hương Sơn

3/ Bố cục:

a) Giới thiệu cảnh Hương Sơn (4 câu đầu)

b) Miêu tả cảnh đẹp của Hương Sơn (câu 5→ 16)

c) Khổ cuối (Khổ xếp): Tình yêu Hương Sơn của nhà thơ.

4/ Chủ đề:

Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đất nước của tác giả.

5/ Cần chú ý các nội dung sau:

- “Hương Sơn Phong Cảnh” là một bài hát nói đậm đà màu sắc dân tộc.

- Nhiều biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối, từ láy, câu hỏi tu từ...

→ miêu tả cảnh Hương Sơn mang không khí thoát tục thần tiên, vẻ đẹp phong phú và lộng lẫy của Hương Sơn.

→ diễn tả cảm xúc lâng lâng thư thái của nhân vật trữ tình, tạo giá trị thẩm mỹ đặc sắc.

- Bài ca mang giá trị nhân bản sâu sắc:

+ Cảm hứng yêu thiên nhiên say đắm hòa quyện cùng cảm hứng yêu đất nước thiết tha

+ Cảm hứng tôn giáo gắn liền với cảm hứng thiên nhiên đất nước tạo ra cái thanh cao, tinh khiết của hồn người.

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Nguyễn Đình Chiểu PHẦN I. TÁC GIẢ

I. CUỘC ĐỜI:

- Nguyễn Đình chiểu sinh 1822 - mất 1888, quê cha ở Huế, quê mẹ ở Gia Định. Cha làm thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt.

- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh: 1846 ra Huế học, mẹ mất, ông bỏ thi về Nam chịu tang, bị bệnh mù mắt.

- Ông giàu niềm tin và nghị lực: Dù lòa ông vẫn dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn để truyền bá đạo lý trong xã hội.

- Nguyễn Đình Chiểu có lòng yêu nước thương dân thiết tha. Thực dân Pháp xâm lược, ôngkiên quyết không sống chung với giặc, thường xuyên liên lạc với các sĩ phu yêu nước bàn kế sách đánh giặc, dùng thơ văn làm vũ kh1i chống kẻ thù. Ông mất 1888 trong sự thương tiếc của nhân dân.

Một phần của tài liệu Trọn bộ lớp 11 môn văn ban cơ bản (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w