1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Định nghĩa, nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng

42 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 10,35 MB

Nội dung

Nội dungn Các yếu tố ảnh hưởng an toàn tiêm chủng n Phân loại nguyên nhân phản ứng sau tiêm n Các sai sót thường gặp trong tiêm chủng n Bệnh trùng hợp ngẫu nhiên n Phản ứng do tâm lý sợ

Trang 1

ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG

(Quyết định số 1830/QĐ-BYT ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y

tế)

VIỆN PASTEUR TP.HCM & BV NHI ĐỒNG 1

Trang 2

Nội dung

n Các yếu tố ảnh hưởng an toàn tiêm chủng

n Phân loại nguyên nhân phản ứng sau tiêm

n Các sai sót thường gặp trong tiêm chủng

n Bệnh trùng hợp ngẫu nhiên

n Phản ứng do tâm lý sợ tiêm

Trang 3

An toàn tiêm chủng – Các yếu tố

Sự chống đối tiêm chủng

Sự thay đổi quy trình

Sự lan truyền tin

Giám sát không đầy đủ

Tiêm chủng chiến dịch

Trang 4

Tỷ lệ tiêm vắc xin

Phản ứng sau tiêm (number and/or perception)

Bệnh

Dịch xảy ra

Dừng tiêm vắc xin

Quá trình tiêm chủng

Adapted from: Grabstein JD, Hospital Pharmacy 1996

Tiến trình của tiêm chủng vắc xin

Thanh toán bệnh

Trang 5

Năm 1975, Bộ y tế Nhật Bản quyết định ngưng sử dụngvaccine ho gà khi tiến hành điều tra 2 ca tử vong liên quanđến vaccine DPT.

ü 3 năm trước 1975: 400 ca ho gà, 10 ca tử vong

ü 3 năm sau 1975: 13.000 ca ho gà, 113 ca tử vong

Nguồn: Tài liệu giám sát an toàn tiêm chủng của WHO

Trang 6

Modified from Lancet 1998;351:356-61

Chính phủ thay đổi chính sách Khi có 2 ca tử vong sau khi tiêm vaccine DPT, tạm dừng tiêm chủng

43 ca ho gà tử vong trong 1 vụ dịch.

Cộng đồng mất tin tưởng Bệnh tật quay trở lại

Những ca ho gà tử vong

Impact of AEFI on Immunization Programs (2)

The potential impact of AEFI: loss of

confidence à deaths

Trang 7

Việc ngưng sử dụng vắc xin có thành phần ho

gà toàn tế bào do phong trào chống đối vắc xin

n đã được ghi nhận ở các quốc gia như trên thế giới như:

Thụy Điển, Nhật Bản, Anh, Liên Bang Nga, Ireland, Ý,Tây Đức cũ, và Úc đã làm tăng số ca mắc ho gà từ 10 -

100 lần so với các quốc gia vẫn duy trì được tình trạngtiêm chủng DPT như: Hungary, Đông Đức cũ, Ba Lan,

và Mỹ [1]

n Mặc dù phản ứng của vắc xin có thành phần ho gà toàn

tế bào cao hơn những loại vắc xin khác nhưng lợi íchcủa việc sử dụng vắc xin đã được chứng minh hơn rấtnhiều so với việc ngưng sử dụng

[1] Gangarosa EJ et la (1998) Impact of anti-vaccine movements on pertussis control: the untold story

THE LANCET • Vol 351 • January 31, 1998 (351:356-361).

Trang 10

Định nghĩa “phản ứng sau tiêm chủng”

Là bất kỳ sự kiện bất lợi nào xảy ra sau khi tiêm

chủng và sự kiện đó không nhất thiết liên quan

đến việc sử dụng vắc xin

• Sự kiện bất lợi có thể là bất kỳ dấu hiệu không thoải mái hoặckhông lường trước, bất thường về kết quả xét nghiệm, triệuchứng hoặc bệnh tật

• Báo cáo sự kiện bất lợi có thể là tác dụng phụ thật, tức là kếtquả của quá trình tiêm chủng vắc xin, hoặc các sự kiện ngẫunhiên mà không phải do vắc xin nhưng được tạm thời xem cóliên quan đến tiêm chủng

Trang 11

Phân loại theo nguyên nhân

Phản ứng do chất

lượng vắc xin

Phản ứng do thất bại về chất lượng vắc xin, bao gồm dụng

cụ tiêm được cung cấp bởi nhà sản xuất.

Phản ứng do lỗi

tiêm chủng

Phản ứng gây ra do lỗi tiêm chủng, bao gồm việc bảo quản

và sử dụng vắc xin không đúng quy định, lỗi này có thể phòng tránh được.

Trang 12

Phản ứng do bản chất của vắc xin

Phản ứng tại chỗ, sốt và những triệu chứng toàn thân

Phản ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ): rất hiếm

• Một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể

• Một số thành phần của vắc xin: tá chất, chất bảo quản

Triệu chứng:

Nguyên nhân:

Trang 13

Phản ứng do bản chất vắc xin

Nghiên cứu trường hợp

n Một nghi ngờ Hội chứng Guillain-Barre (GBS) liên quan vớitiêm chủng đã được báo cáo ở Mỹ vào năm 1976, trong mộtchiến dịch tiêm chủng quốc gia phòng chống vi rút cúm lợn

n Điều tra sau đó phát hiện những người tiêm vắc-xin có nguy

cơ GBS cao hơn những người không tiêm (tỉ lệ 1/100 000người tiêm)

n Với mối liên quan này, và thực tế bệnh cúm lợn đã đượckhống chế, chương trình tiêm chủng vắc xin bị ngừng lại

n Nguyên nhân: phản ứng liên quan đến vắc xin

Trang 14

Phản ứng do chất lượng vắc xin

Nghiên cứu trường hợp

n Năm 1955, sau khi tiêm vắc-xin bại liệt bất

hoạt của phòng thí nghiệm sản xuất Cutter ở

Mỹ, 40 000 người phát triển bệnh bại liệt bại;

51 bị liệt vĩnh viễn và 5 người tử vong

n Điều tra phát hiện 2 hồ sản xuất 12 000 liều

chứa vi rút bại liệt sống còn độc lực

n Nguyên nhân: phản ứng do chất lượng vắc xin

Ngay nay, những cải tiến GMP (thực hành sản xuất tốt),

thất bại về chất lượng rất hiếm Các nhà sản xuất vắc xin

tuân theo GMP, và cơ quan quản lý quốc gia (NRA) được

tăng cường nhằm phòng tránh hoặc giảm thiểu các sai sót.

Trang 15

Phản ứng do lỗi tiêm chủng (1)

Lỗi do bảo quản và sử dụng vắc xin

Sai sót Phản ứng

Tiếp xúc với nhiệt độ nóng

hoặc lạnh quá mức (ngoài

khoảng +2oC đến +8oC) do

vận chuyển, bảo quản hoặc sử

dụng vắc xin (và dung môi)

Phản ứng toàn thân hay tại chỗ

do thay đổi tính chất vật lý của vắc-xin như ngưng kết tá dược nhôm đối với vắc xin nhạy cảm đông băng

Sử dụng vắc xin đã quá hạn sử

dụng

Tiêm chủng thất bại do mất hiệu lực hoặc giảm kháng nguyên với vắc xin sống giảm độc lực

Trang 16

Sai sót trong thực hành TC (1)

Vận chuyển, bảo quản VX không đúng:

Vắc xin bị đông băng

Gây phản ứng tại chỗ

Cách phòng tránh

1 Đảm bảo dây chuyền lạnh hoạt động tốt: thường xuyên theo dõi nhiệt độ tủ lạnh bảo quản vắc xin

2 Vận chuyển, bảo quản vắc xin:

• Không để vắc xin tiếp xúc trực tiếp với bình tích lạnh hoặc đá.

• Để lọ vắc xin đã mở lên tấm xốp trong phích vắc xin

Trang 17

Không tuân thủ hướng

dẫn của vắc xin hoặc sai

chỉ định (liều hoặc lịch)

Phản ứng toàn thân và/hoặc tại chỗ, bệnh thần kinh, cơ bắp, mạch máu hay chấn thương xương do vị trí tiêm, vật dụng, kỹ thuật không đúng

Không khám phân loại

trước khi tiêm

Không phát hiện sốt hoặc bệnhnhiễm trùng, bệnh tim mạch, mạntính…

Trang 18

Sai sót trong thực hành TC (2)

Không khám phân loại:

Không phát hiện được chống chỉ định

Phản ứng trùng hợp Phản ứng nghiêm trọng: sốc, tử vong

1 Khám phân loại trước khi tiêm

2 Tuân theo chỉ định và CCĐ của mỗi loại vắc xin, nhà SX

3 Không tiêm cho trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với liều tiêm trước (DPT)

4 Hoãn tiêm cho trẻ đang bị sốt, mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính

5 Không tiêm khi không có sự đồng ý của cha mẹ trẻ

Cách phòng tránh

Trang 19

Uống vắc xin OPV đi cấp cứu

n Bé nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở và phải thở ôxy,

do dị vật chẹn ngay đường thở ở vị trí hạ thanh môn Bác sĩquyết định phải tiến hành mở khí quản để lấy dị vật nhanh

chóng, để lâu có thể nguy hiểm đến tính mạng

n Bé trai 6 tháng tuổi, đến trạm y tế uống vắc - xin OPV (ngừa bại liệt), trong lúc cán bộ y tế cho uống thuốc bằng ống nhỏ giọt, bé bị đầu ống nhựa của ống rớt vào họng Trạm y tế đưa

bé đi cấp cứu tại bệnh viện huyện, sau đó tiếp tục chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Tai mũi họng Bé đã hồi phục

n Bác sĩ X cảnh báo, nhân viên y tế cần chú ý khi cho trẻ

uống vắc xin, đề phòng khi bóp ống mạnh, áp lực lớn làm sứt đầu ống.

Trang 20

ü Bé trai – 2 tháng tuổi

ü Ngày 20/1/05:

1 10 giờ: tiêm DPT1, Sabin1 tại Đội YTDP

2 Ngay sau tiêm: tím tái, khó thở

Xử trí tiêm dưới da Adrenaline

3 20 phút sau: hết khó thở, da hồng, chuyển BVNĐ 2

4 12h30 bé xuất viện, ra đến cổng lại tím tái, khó thở

Nhập viện lại, siêu âm phát hiện tiêm bẩm sinh

Trang 21

Phản ứng do lỗi tiêm chủng (3)

Lỗi do tiêm và hồi chỉnh vắc xin

Sai sót Phản ứng

Sử dụng dung môi không

đúng hoặc tiêm nhầm thuốc

khác

Tiêm chủng thất bại do dung môi không đúng, phản ứng của thuốc pha nhầm hoặc dung môi

Kỹ thuật vô trùng không

đúng hoặc không phù hợp

với lọ vắc xin đa liều

Nhiễm trùng tại chỗ tiêm hoặc nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc

Trang 22

Sai sót trong thực hành TC (3)

Chuẩn bị vắc xin không đúng:

n Lấy nhầm thuốc hoặc dung môi

n Pha hồi chỉnh sai dung môi

n VX không hòa tan hoàn toàn

n Sử dụng lại VX đã pha > 6 giờ

Áp xe tại chỗ Vắc xin bị mất tác dụng Phản ứng của thuốc dùng nhầm

Tử vong

Trang 23

Sai sót trong thực hành TC (3)

Cách phòng tránh

1 Pha hồi chỉnh vắc xin:

• Vắc xin, dung môi của cùng nhà sản xuất

• Không được sử dụng nước cất để pha hồi chỉnh vắc xin.

• Rút toàn bộ dung môi để pha VX và lắc nhẹ cho vắc xin tan hoàn toàn

2 Lắc đều lọ vắc xin trước khi hút vắc xin vào bơm tiêm

3 Tránh lấy nhầm thuốc bằng cách:

• Bảo quản VX trong tủ lạnh riêng, không để chung với các thuốc khác.

• Kiểm tra nhãn lọ VX, dung môi (hạn sử dụng, nơi sản xuất) trước khi sử dụng.

• Chỉ hút vắc xin vào bơm tiêm ngay trước khi tiêm Không hút sẵn vào bơm tiêm

Trang 24

Nguyên nhân: Lấy nhầm thuốc dãn cơ thay vì

nước pha hồi chỉnh vaccine sởi.

Năm 1987, tại nước A có 4 cụm PUSTC: 14 ca

nTriệu chứng: 5 phút sau tiêm vắc xin sởi có

n 14 giảm trương lực, 11 tái nhợt, 7 tím tái, khó thở, sùi bọt mép, 3 suy hô hấp: phục hồi sau 1 giờ

n 1 tử vong

nTất cả tiêm tại một cơ sở y tế

nĐiều tra thấy:

n Có 2 lọ thuốc dãn cơ đã dùng để cùng với lọ nước pha hồi chỉnh vắc xin sởi, có cùng kích cỡ và hình dáng; một số lọ nhãn mờ không đọc được

n Xét nghiệm: có thuốc dãn cơ trong nước tiểu của một bệnh nhân

và lọ vaccine đã pha hồi chỉnh

Phân tích tình huống 2

Trang 26

Sai sót trong thực hành TC (4)

Tiêm không vô khuẩn:

Tái sử dụng BKT 1 lần BKT tiệt trùng không đúng cách

VX hoặc dung môi nhiễm bẩn

Vỏ bọc BKT bị thủng, rách

1 Áp xe, viêm mô tế bào

2 Nhiễm trùng huyết, hội chứng sốc nhiễm độc

3 Lây nhiễm bệnh qua đường máu: HIV, VGB, C,

4 Tử vong

Trang 27

Sai sót trong thực hành TC (4)

Cách phòng tránh

1 Bơm kim tiêm

• Dùng một BKT vô khuẩn cho mỗi mũi tiêm

• Sau khi tiêm bỏ ngay BKT vào hộp an toàn

2 Đảm bảo vô trùng khi pha hồi chỉnh vắc xin

3 Vắc xin đã pha hồi chỉnh:

• Chỉ được dùng trong vòng 6 giờ

• Không vận chuyển lọ VX đã pha hồi chỉnh cho nhiều điểm tiêm

• Không lấy sẵn VX vào BKT để vận chuyển tới điểm tiêm chủng

4. Đảm bảo tiêm vô khuẩn

Trang 28

§ Lọ vắc xin không bảo quản trong tử lạnh, mang

từ nhà nọ sang nhà kia để tiêm.

§ Xét nghiệm: phân lập được tụ cầu vàng

(Staphylococcus aureus) từ lọ vắc xin này.

Nguyên nhân: tiêm chủng không vô khuẩn

Trang 29

Sai sót trong thực hành TC (5)

Tiêm không đúng vị trí

Phản ứng tại chỗ

Áp xe Tổn thương dây thần kinh

Cách phòng tránh

1 Tiêm vắc xin đúng liều lượng, vị trí, đường tiêm

2 Tiêm vắc xin DPT, viêm gan B:

• Vị trí: mặt ngoài giữa đùi của trẻ

• Trong cùng một buổi tiêm chủng: phải tiêm ở 2 đùi khác nhau

Trang 30

Phản ứng tâm lý

Do lo sợ hoặc bị tiêm đau

1 Ngất xỉu: trẻ trên 5 tuổi

2 Triệu chứng khác: nhức đầu, chóng mặt, cảm giác tê

xung quanh miệng, bàn tay

Trang 31

Nguyên nhân: phản ứng do lo sợ khi tiêm.

Năm 2006, chiến dịch tiêm vắc xin thương hàn tại tỉnh V Trong ngày đầu triển khai có 4 trường hợp PUSTC được báo cáo như sau:

u Có 1 trường hợp ngay sau tiêm té xỉu, da xanh tái, còn 3 trường hợp khác do thấy bạn xỉu thì cũng xỉu luôn

u Cả 4 trường hợp không xử lý gì, chỉ cho nằm nghỉ khoảng

20 phút, các bé ổn định hoàn toàn

Phân tích tình huống 4

Trang 32

n (1) Tiêm phòng cho những trẻ ít sợ tiêm đầu tiên;

n (2) Có đoàn thanh niên, nhân viên hỗ trợ để giảm bớt lo lắng;

n (3) Cho uống nước đường hoặc trà đường;

n (4) Theo dõi nhóm tiêm chủng đó sau tiêm 30 phút;

n (5) Khi 1 trẻ có biểu hiện trên, cần cách ly, trấn an và theo dõi

n Ngoài ra, khi tiêm chủng cho trẻ cần tạo một môi trường thân thiện với các tranh ảnh, phim hoạt hình để thu hút sự chú ý của trẻ nhằm làm giảm tâm lý

lo âu, căng thẳng khi tiêm

Trang 33

n Lịch tiêm chủng cho trẻ em thường bắt đầu rất

sớm Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh hoặc có các dấu hiệu thần kinh

kể cả tử vong vì thế rất dễ bị quy do tiêm chủng

Trang 34

Nguyên nhân: không khám phân loại gây sự cố

trùng hợp ngẫu nhiên

1 Trẻ gái 15 tuổi, tiêm VAT3 ngày 2/10/2006

• Sau tiêm 1 ngày về sốt cao, nhập viện ngày 4/10/2006

• Chẩn đoán: Nhiễm trùng huyết trùng hợp với TC

• Tiền sử: trước tiêm có sốt, mệt mỏi do có kinh

2 Người tiêm: cán bộ Đội YTDP

3 Địa điểm tiêm: trường học

4 Khám phân loại: cán bộ y tế nói “ai sốt thì đứng ra

một hàng, ai không sốt thì vào tiêm ngay”

5 Tổng số trẻ cùng được tiêm VAT: 273, không phát

hiện trẻ nào có PUSTC

Phân tích tình huống 5

Trang 35

Nguyên nhân: Là sự cố ngẫu nhiên trùng hợp.

Năm 1996, tại nước F, tổ chức chiến dịch

Trang 36

Chú ý: Giả định sự phân bố đồng đều các trẻ tử vong và trẻ gần chết vẫn sẽ được chủng ngừa.

Trẻ tử vong và sinh sống từ immunization summary 2008, WHO/UNICEF (2010).

IMR= tỷ lệ tử vong/ 1000 trẻ sống; IMR/1000.

nv= số liều tiêm chủng: giả định có 3 liều; 3.

ppv= tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng: giả định 90% mỗi liều; 0,9.

vong /1000 trẻ

sống (IMR)

Số trẻ sinh sống trong

Ngày sau tiêm chủng

=(IMR*N/1 2)*nv*ppv

=(IMR*N/5 2)*nv*ppv

=(IMR*N/36 5)*nv*ppv

Trang 37

HỘI CHỨNG ĐỘT TỬ Ở TRẺ NHŨ NHI (SIDS)

VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

Định nghĩa: chết xảy ra bất thình lình ở trẻ dưới

1 tuổi mà trước đó không có bệnh sử gợi ý.

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sau sinh, do một rối loạn phức tạp mà cho đến nay y học vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ.

Ngoài một số nguyên nhân do di truyền, có một

số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột tử cho trẻ nhũ nhi mà chúng ta hoàn toàn có thể tránh được

Trang 38

- Ngủ chung giường với ba mẹ hoặc anh chị em.

- Nhiệt độ môi trường quá nóng.

- Trùm chăn kín mặt khi ngủ.

(Nguồn: Sudden infant death syndrome, Carl E Hunt and Fern R Hauck, CMAJ June 20, 2006; 174 (13) doi:10.1503/cmaj.051671)

Trang 39

- Khoảng cách giữa 2 lần sinh quá ngắn.

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản kém.

(Nguồn: Sudden infant death syndrome, Carl E Hunt and Fern R Hauck, CMAJ June 20, 2006; 174 (13) doi:10.1503/cmaj.051671)

Trang 40

Sự thật về đứa trẻ tử vong tại bệnh viện sau 4 ngày sinh

n Những ngày qua dư luận tại tỉnh Bình Phước xôn xao chuyệncháu bé sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Bình Phước sau 4ngày chào đời Thực hư như thế nào phóng viên đã điều tra, xácminh và thông tin hoàn toàn không như một số báo đã đăng

n “Chuyện qua rồi, con tôi cũng chẳng thể sống lại nên mong

báo chí đừng viết gì hết nữa Lỗi cũng do gia đình” - chị Linh nói trong tâm trạng buồn.

n “Cụ thể, khoảng 2h ngày 7/8, một số bà mẹ sinh chung phòngthấy cánh tay của cha đè lên cổ cháu bé nên đã đến đánh thức.Khi cha mẹ cháu bé tỉnh giấc thì phát hiện trẻ đã tử vong “Đây làchuyện không may và gia đình đã thừa nhận sai Có thể do quáđau buồn nên không dám nói cho ai biết về sự bất cẩn này”

http://www.baomoi.com/Su-that-ve-dua-tre-tu-vong-tai-benh-vien-sau-4-ngay-sinh/82/11682664.epi

Trang 41

Tóm tắt

vắc-xin hoặc do khiếm khuyết chất lượng hoặc do lỗi tiêm chủng Đôi khi, sự kiện này có thể không liên quan đến tiêm chủng (sự kiện ngẫu nhiên).

n Phản ứng lo âu liên quan đến tiêm chủng là phổ biến, do sợ hãi hay đau do tiêm chứ không phải do vắc-xin Trong một số

trường hợp, nguyên nhân của AEFI vẫn chưa được biết

ứng liên quan vắc-xin hay không Phản ứng nhẹ và thông thường không cần điều trị đặc biệt Phản ứng hiếm và nặng cần được điều trị kịp thời do nhân viên y tế có trình độ.

n Phản ứng liên quan đến lỗi tiêm chủng (trước đây phân loại là

"lỗi chương trình") là có thể phòng tránh được

Trang 42

Trân trọng cảm ơn

Ngày đăng: 22/05/2017, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w