MỤC TIÊU: 1. Trình bày được đặc tính của bệnh tật, những đổ vỡ do căn bệnh gây ra và những lợi ích thứ phát của bệnh tật. 2. Trình bày được những phản ứng tâm lý thường gặp ở bệnh nhân và các giai đoạn phản ứng của bệnh nhân mãn tính trước bệnh tật. 3. Trình bày được các thuyết liên quan sự hấp hối (Elizabeth KublerRoss, Pattison, Carr) 4. Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và phản ứng của bệnh nhân cũng như là của thân nhân của bệnh nhân trước căn bệnh. 5. Hiểu được các kiểu nhận thức và các mức độ phản ứng của bệnh nhân trước căn bệnh, đặc biệt là nhận thức của bệnh nhân trước căn bệnh theo các giai đoạn lứa tuổi. 6. Hiểu được những nhu cầu của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Trang 1PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
3 Trình bày được các thuyết liên quan sự hấp hối (Elizabeth Kubler-Ross, Pattison, Carr)
4 Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và phản ứng của bệnh nhân cũng như là của thân nhân của bệnh nhân trước căn bệnh.
5 Hiểu được các kiểu nhận thức và các mức độ phản ứng của bệnh nhân trước căn bệnh, đặc biệt
là nhận thức của bệnh nhân trước căn bệnh theo các giai đoạn lứa tuổi.
6 Hiểu được những nhu cầu của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
I TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM
1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.Khái niệm sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “sức khỏe là trạng thái thoải mái về cơ thể, tâm thần và
xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay khuyết tật cơ thể.”
B.V.Pêtrôpxki (1973) bổ sung khái niệm sức khỏe với tiêu chuẩn hoạt động lao động chorằng “sức khỏe không chỉ là trạng thái không có bệnh hay khuyết tật mà còn phải có một sự pháttriển đầy đủ và hài hòa về mặt cơ thể, tâm thần và đạo đức của con người, cho phép con ngườithực hiện tối ưu, không chút hạn chế hoạt động xã hội và trước hết là hoạt động lao động.”
Có nhiều định nghĩa về sức khỏe, và vai trò của tâm lý trong việc đánh giá tình trạng sứckhỏe được nhiều tác giả nhấn mạnh Tuy nhiên, khái niệm sức khỏe là tương đối bởi vì nó chỉphản ánh một cách quy ước tình trạng của cơ thể và không loại bỏ khả năng tồn tại một quá trìnhbệnh lý kín đáo; sức khỏe đồng thời vừa chủ quan, vừa khách quan, vì rằng khi cảm thấy mệt, cóthể không có dấu hiệu khách quan (của bệnh), mặt khác – khi có dấu hiệu khách quan thì trongmột thời gian nhất định vẫn tự cảm thấy sức khỏe còn tốt (Bruxilốpxki L.X., 1956)
1.2 Khái niệm bệnh
Bệnh tật, đau đớn đến và biến đổi cuộc sống thường ngày của người bệnh và đa phần là củathân nhân bệnh nhân Sự biến đổi này có liên quan đến tình huống nằm viện, điều trị hoặc do sựthay đổi của cơ thể (gầy, rụng tóc, biến dạng, đoạn chi,…)
Trang 2Bệnh sẽ gây một số phản ứng nơi người bệnh Phản ứng này thay đổi tùy theo nhân cách củangười bệnh, tùy theo căn bệnh (bệnh mãn tính, cấp tính, bệnh nặng, bệnh do khiếm khuyết…) và
sự điều trị, mối quan hệ với những thân nhân và người chăm sóc
Bệnh là sự sống bị rối loạn trong quá trình tiến triển của nó do tổn thương các cấu trúc và các chức năng của cơ thể với ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài, trong khi để phản ứng lại, cơ thể huy động nhưng cơ chế thích nghi bù trừ dưới nhiều dạng độc đáo về chất.
[Henxenkin, 1976]
1.3 Đặc điểm của bệnh tật
Bệnh có thể là bệnh thực thể, một bệnh cơ năng, có những bệnh hoàn toàn do căn nguyêntâm lý (loét dạ dày, cao huyết áp, mất ngủ,…) Bệnh lúc nào cũng ảnh hưởng đến các vùng xungquanh, thậm chí cả toàn thân Đặc biệt bệnh tật ảnh hưởng đến nhân cách của bệnh nhân, đờisống tâm lý bị rối loạn, tính tình thay đổi như thường vui vẻ, dễ gần gũi, nay trở nên lầm lì, dễcáu gắt
Bệnh là sự tổn hại đến trạng thái quân bình của cơ thể và tâm lý của người bệnh Người tanói đến bệnh như là một tình huống khủng hoảng: có một trạng thái đổ vỡ quân bình bên trong.Bệnh kết hợp với tất cả mất mát (mất mát về sức khỏe, về những gì cá nhân có và có thể làmtrước đó) Người bệnh không thể sinh hoạt bình thường trong cuộc sống Sự thay đổi trạng tháiquân bình đã có lúc trước được biểu hiện bằng một số đỗ vỡ, một số thay đổi mà chúng ta phảihuy động một lực lượng năng lượng tâm lý quan trọng để thích nghi
1.3.1 Sự thay đổi trạng thái quân bình của cơ thể:
• Giảm hoàn toàn hay từng phần khả năng thích nghi với môi trường và hạn chế tự dotrong hoạt động sống của bệnh nhân
• Bệnh luôn là sự hư hại các hệ thống cơ thể, kéo theo rối loạn sự toàn vẹn của hoạt động sống và sự đau đớn tâm thần (cảm xúc mạnh)
• Có sự thoái lùi cơ thể và khả năng của thể xác (yếu ớt, không kềm chế được , )
Nó bắt buộc người bệnh trở về trạng thái lúc nhỏ (mất tự chủ, lệ thuộc vào môitrường xung quanh, bất lực)
Bị bệnh, đặc biệt với những bệnh mạn tính, nghĩa là trở thành “một đồ vật để được chămsóc” một sự việc được thuốc hóa Đó là mất sự kiểm soát những hoạt động xã hội của bản thân(Ví dụ: phải ngưng hoạt động công ty, gia đình và không thể trợ cấp cho nhu cầu của gia đình),gia đình (Ví dụ: không thể chăm sóc con đúng chức năng của một người mẹ trong gia đình) vàđôi khi mất cả khả năng kiểm soát của chính bản thân (Ví dụ: bệnh nhân không kiểm soát đượcđại tiện và tiểu tiện) Tác động của sự đảo lộn này là sự đánh giá thấp về bản thân và cảm giácđánh mất chính bản thân với chiều kích trầm cảm
Trang 31.3.2 Những đổ vỡ do căn bệnh gây ra:
1.3.2.1 Đổ vỡ không gian tâm lý: Khi đối diện với căn bệnh thì bị ức chế về những
nguồn vui Ví dụ: trước khi bệnh thì có rất nhiều hoạch định, khi buồn chán thì đi chơivới bạn bè và có công việc Sau khi căn bệnh ập đến thì nó bị giới hạn lại bằng nhữngcuộc hẹn với bác sĩ, những cuộc thăm khám định kỳ, những cuộc điều trị, và họ phảichịu đựng một số những ảnh hưởng của việc điều trị đó Những ý tưởng về căn bệnhluôn ám ảnh trong đầu bệnh nhân Khi căn bệnh ập đến thì có sự mất tự do có liên quanđến sự gián đoạn không gian tâm lý: những suy nghĩ/tư duy không còn sự linh hoạt nhưtrước
1.3.2.2 Đổ vỡ lịch sử của người bệnh và thời gian: Bệnh gây ra sự biến đổi cơ bản
trong lịch sử cá nhân Tình trạng khỏe mạnh có sự thay đổi so với trước đây và thay vào
đó là trạng thái bị bệnh Cuộc sống bệnh nhân được tính từng ngày và khó có những dựđịnh cho tương lai Ví dụ: Bệnh nhân M.T bị bệnh tiểu đường nói: “Trước đây tôi cóthể ăn những gì tôi muốn mà không cần để ý tới những đồ ngọt (bánh, cà phê đường)
Từ khi xét nghiệm cho biết tôi bị bệnh tiểu đường, tôi phải chú ý đến việc ăn uống vàngoài ra tôi còn phải chích thường xuyên insuline Tôi không còn tự do như lúc trướcnữa” Thường thì trong lúc trò chuyện thì bệnh nhân hay có sự lặp đi lặp lại những câunói “trước khi bệnh thì tôi…” và “sau khi bệnh thì tôi…” và họ lặp đi lặp lại những cộtmốc trong cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là khi bị bệnh nan y Họ thường xuyênchia thời gian làm 3 mốc: trước khi bệnh, hiện tại và sau khi bệnh Ví dụ: bệnh nhân 20tuổi, ung thư lưỡi, sinh viên đại học Sắp có cuộc giải phẫu quan trọng sau khi hóa trị 1năm Khi trò chuyện thì anh ta phân biệt rất rõ về mặt thời gian “trước đây khi tôi còn
là sinh viên, khi tôi còn khỏe,…thì tôi quan tâm tới tin học, nhiếp ảnh,…”, bây giờ khi
bị bệnh thì nó thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc đời “Đây mới là thời điểm mà tôi thấyrằng mình cần quan tâm tới mọi người hơn nữa thay vì ngồi thường xuyên với mànhình máy tính”,…
1.3.2.3 Đổ vỡ hình ảnh bản thân đối với những người khác/trong mối quan hệ với người khác: Bệnh đến làm thay đổi hình ảnh bản thân nghĩa là tình yêu chính bản thân,
sự tự tin, lòng tự trọng Hình ảnh bị lu mờ Bệnh nhân có thể cảm thấy mình mất giátrị Ví dụ: Một trẻ vị thành niên bị ung thư, sau nhiều lần xạ trị nói: “Tóc con bị rụnghết và hình dáng con đã thay đổi, các bạn sẽ chế giễu con” Khi nói về hình ảnh của bảnthân thì ta nói về tình yêu của mình đối với chính mình, niềm tin về bản thân, giá trị củabản thân,… khi căn bệnh ập đến thì những yếu tố kể trên sẽ bị lung lay và thườngxuyên người bệnh sẽ cảm thấy mình bị mất giá trị Ví dụ: bệnh nhân K xương, phải hóatrị với phác đồ nặng nề, và khi chấp nhận hóa trị thì chấp nhận tác dụng phụ là sẽ bị vô
Trang 4sinh Và bệnh nhân bị rụng hết tóc sau khi hóa trị “Bây giờ tôi biết là tôi bị bệnh và tôibiết là sau này tôi không thể có con nữa”, cô ấy tự hỏi chính mình và hỏi nhà tâm lý
“tôi không thể mường tượng ra được cuộc sống của tôi sau này nó sẽ ra sao nữa,…”.Bệnh nhân hoài nghi về tương lai của mình “tôi bệnh vậy rồi thì không biết có ai có thểthương yêu tôi nữa không?” Bệnh nhân tự hỏi “không biết có ai ngó ngàng đến tôikhông nữa?”
1.3.2.4 Đổ vỡ hình ảnh thân thể: Khi bị bệnh thì nguy cơ về hình ảnh của chính mình
sẽ bị thay đổi Thường khi chúng ta không có căn bệnh nào hoặc khi khỏe mạnh thìchúng ta thường quên đi cơ thể của mình, ít khi để ý đến cơ thể Khi bị bệnh/ bệnhnặng/ bệnh nan y thì chúng ta có cảm giác là cơ thể này phản bội ta Những tác dụngphụ về phương pháp điều trị có thể gây ra cảm giác khó chịu về cơ thể (cảm giác nóng,bỏng, cảm giác kim châm, đau nhói) làm đảo lộn hình ảnh thân thể của bản thân mà ta
có trước đây Những vết sẹo là những dấu của sự thay đổi cơ thể mà ta thấy được Khinói về thân thể mình, bệnh nhân thường sử dụng những từ phản ánh sự mỏng giòn, một
cơ thể bị biến dạng, hư hỏng mà bệnh nhân không làm chủ được nữa Và khi đó bệnhnhân thường nói về những sự liên tưởng của sự đổ vỡ và sự yếu mềm của cơ thể: cơ thể
bị biến dạng, cơ thể người bệnh không còn kiểm soát được nữa Một số người họ cócảm giác cơ thể phản bội và tấn công lại mình Vd: bệnh nhân có thể nghĩ rằng “hếtbệnh rồi thì từ giờ tôi nên tập làm quen với việc không nên tin tưởng vào cơ thể củamình nữa”, đó là bệnh nhân trước khi được chẩn đoán bị ung thư giai đoạn đầu thì họ làngười cường tráng và khỏe mạnh và chưa bao giờ bị bệnh gì cả Anh ta đang ở trong độtuổi vị thành niên và đang có cảm giác khỏe mạnh và khó bị bệnh, căn bệnh ập đến bấtngờ cùng cảm giác bị cơ thể phản bội
Vậy bệnh thay đổi sự quân bình của cơ thể, tâm lý, cùng với môi trường xung quanh và đời sống hàng ngày của người bệnh (bệnh nhân phải ngừng công việc, việc học hành, xa gia đình, không chăm sóc được con cái và cũng không còn có những hoạt động như trước, ) Mỗi loại bệnh có một tiến trình khác nhau Và mỗi căn bệnh đem đến cho bệnh nhân những phản ứng trạng thái cảm xúc riêng biệt.
1.3.3 Lợi ích thứ phát của bệnh tật.
Bệnh là sự đau khổ và là mối đe dọa, bệnh tật đa phần thường rất tiêu cực Tuy nhiên nó cũngđem lại những lợi ích Ví dụ bệnh có thể giúp ta được nghỉ ngơi trong đời sống hàng ngày (nhất
là khi đời sống hàng ngày này phức tạp: khó khăn trong công việc, trong đời sống hôn nhân, gia
đình, ) Điều này giúp bệnh nhân thoát khỏi sự gò bó Ta gọi đó là lợi ích thứ phát Ví dụ: Em
H, 10 tuổi, đau ruột thừa: Sáng thứ hai, ngày đi học, H đau bụng cấp tính, bé đau quằn quại Mẹ
bé rất lo lắng và đưa bé vào bệnh viện Sau khi khám bụng bé, bác sĩ báo là H bị đau ruột thừa,
Trang 5phải mổ và vài ngày sau là H có thể đi học lại Những lợi ích liên quan đến việc mổ ruột thừa của H là: H sẽ không đến trường vài ngày và mẹ sẽ ở cạnh để chăm sóc H
Những lợi ích thứ phát của bệnh là do hậu quả của bệnh Những lợi ích này không can thiệptrực tiếp trong việc bệnh xuất hiện nhưng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bệnh kéo dài(một số bệnh nhân khó lành bệnh vì họ thích hưởng lợi ích thứ phát của bệnh)
Lợi ích thứ phát có thể có ý thức, được bệnh nhân biết (Ví dụ: làm mọi cách để ngưng
làm việc), hoặc vô ý thức (được nhìn nhận là bị bệnh, được mọi người quan tâm, chăm sóc…).
1.4 Khái niệm bệnh nhân
Bệnh nhân là người bị bệnh, là người đau khổ, bị rối loạn sự thoải mái về cơ thể, tâm lý và xã hội, bị rối loạn thích nghi sinh học, tâm lý và xã hội với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh, với nhận cảm tự do bị hạn chế
2 ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH TẬT LÊN TÂM LÝ BỆNH NHÂN
2.1 Mối tương quan giữa bệnh tật và bệnh nhân:
2.1.1.Bệnh tật ảnh hưởng đến nhân cách của bệnh nhân, đời sống tâm lý bị rối loạn, tính tình thay đổi.
Bệnh tật thường làm cho tâm lý người bệnh thay đổi theo hướng tiêu cực:
- Từ điềm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn… cáu kỉnh, khó tính, nóng nảy
- Từ chu đáo, thích quan tâm đến người khác… ích ky
- Từ vui tính, hoạt bát… đăm chiêu, uể oải, nghi bệnh
- Từ người lạc quan người bi quan, tàn nhẫn
- Từ lịch sự nhã nhặn… khắt khe, hoạnh họe người khác
- Từ có bản lĩnh, độc lập… bị động, mê tín, tin vào bói toán
Có khi bệnh tật lại làm thay đổi tâm lý người bệnh theo hướng tích cực: Làm họ yêu thương,quan tâm đến người khác hơn, có ý chí và quyết tâm cao hơn…
Có những bệnh chỉ làm người bệnh thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có những bệnh làm biếnđổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh Nhìn chung, bệnh càng nặng, càng kéo dàithì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng
Theo quan điểm biện chứng duy vật, mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt và đặc thù Bệnh
là cái chung Khái niệm “bệnh nhân” là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng (V.P Petlencô,1960) Phát triển luận điểm đó, R.P Côptunôva (1973) cho rằng: bệnh nhân, đó là một con ngườitrong đó cơ thể và nhân cách hợp lại trong sự thống nhất và chế ngự lẫn nhau phức tạp Mỗi liên
hệ đó là ở chỗ nhân cách in dấu lên sự phát sinh, tiến triển và kết thúc của bệnh Mặt khác củamối liên hệ, đó là sự thay đổi nhân cách dưới ảnh hưởng của bệnh và sự điều trị
Trang 6Một người mắc bệnh mạn tính có thể gặp bất kỳ sự kết hợp của những cảm xúc và suy nghĩ sau:
- Những thay đổi tâm trạng
- Mạnh mẽ hơn và nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn
- Cảm giác bị chia ly hoặc cô lập từ những người khác
- Sự cô đơn
- Sự oán giận
Đồng thời, một người có thể phát hiện ra một số điều tích cực:
- Ý thức nhiều về khả năng phục hồi hay sự khỏe mạnh
- Bình an, hoặc cảm thấy đang thoải mái
- Ý tưởng rõ ràng hơn về những ưu tiên của họ trong cuộc sống
- Đánh giá cao hơn chất lượng cuộc sống và những người mà họ yêu thương
2.1.2 Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật.
a./ Thái độ của người bệnh đối với bệnh tật theo chiều hướng bi quan:
•Cho bệnh tật là điều bất hạnh, không thể tránh được, đành cam chịu, mặc chobệnh tật hoành hành
•Sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật
b./ Thái độ theo chiều hướng lạc quan:
•Biết có bệnh và kiên quyết đấu tranh, khắc phục bệnh tật
•Không sợ bệnh tật, không quan tâm nhiều tới bệnh tật
c./ Thái độ đặc biệt khác:
•Đôi khi có người thích thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ cho thế giới quancủa mình
•Có người giả vờ mắc bệnh, ngược lại, có người giả vờ như không mắc bệnh
- Thái độ đối với bệnh tật của người bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinhlực của bản thân người bệnh vào việc phòng và chữa bệnh, cũng như khắc phục hậu quảbệnh tật
Trang 7- Những diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lý người bệnh tác động lẫn nhau theo vòngxoắn luân hồi Khi một trong hai thành tố này mất đi thì vòng luân hồi ngừng hoạt động.Thành tố mất đi có thể là: Bệnh khỏi, đó là điều tốt nhất; hoặc điều xấu nhất là đời sốngtâm lý người bệnh ngưng trệ.
2.2 Mối tương quan giữa bệnh nhân và những người xung quanh:
2.2.1 Gia đình:
•Gia đình: quá trình diễn tiến của căn bệnh, loại bệnh mắc phải và tính mạng của
bệnh nhân có bị đe dọa hay không? Như thế nào?
•Bệnh nhân: sợ gia đình bị lây bệnh, ảnh hưởng kinh tế gia đình, sợ xa người thân,…
tình cảm giữa gia đình và bệnh nhân rất phức tạp
2.2.2 Tập thể cơ quan và xã hội: ảnh hưởng đến công tác, sản xuất,…
II NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ BỆNH NHÂN VÀ THÂN NHÂN
1.Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tâm lý của bệnh nhân và thân nhân.
1.1 Hồ sơ: Cần lưu ý những nội dung sau trên hồ sơ của bệnh nhân.
- Loại bệnh mắc phải và mức độ của căn bệnh (nhẹ, vừa, nặng)
- Thời kỳ bệnh: khởi phát, phát bệnh, lui bệnh
- Theo chuyên khoa (nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm, da liễu,…)
- ….
1.2 Tìm hiểu (qua quan sát, trò chuyện, )
- Nhân cách, lối sống,…: giờ giấc sinh hoạt, rượu bia,… có đi chùa/ nhà thờ, đọc kinh/
niệm phật mỗi ngày,…
- Gia đình: tình cảm ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố,…: mối quan hệ bạn bè, sự quan
tâm của lãnh đạo, đồng nghiệp,…
- Mức độ lo âu của bệnh nhân và thân nhân: sự lo lắng quá mức ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống như thế nào: ăn, ngủ, sinh hoạt,… Ví dụ: Bệnh nhân M, 12 tuổi, là conmột trong gia đình ba mẹ hiếm muộn sinh trẻ lúc đã ngoài 40 tuổi M bị viêm xoang vàphải chọc ống xoang mũi 7 lần/ tháng vào mùa hè năm rồi Bác sĩ dặn M không được ở
Trang 8phòng máy lạnh nếu không bệnh sẽ phát và nặng hơn Vì M học ở trường có máy lạnhnên bác sĩ dặn M không được học phòng mở máy lạnh dưới 26 độ Mẹ M rất lo lắng vềviệc này đã yêu cầu nhà trường phải để nhiệt độ đúng với sức khỏe M, bên cạnh đó dặn
M là trước khi vào học, giờ ra chơi,… phải gọi về báo mẹ biết là nhiệt độ trong phònghọc là bao nhiêu Hôm nào M quên báo cho mẹ hoặc mẹ M đột xuất lên trường thấynhiệt độ dưới 26 độ thì la mắng M rất nặng và thậm chí đánh M M bị ám ảnh về nhiệt
độ, còn mẹ M thì suốt ngày cứ nghĩ về việc “nhiệt độ ở lớp của con có trên 26 độ haykhông?”…
- Cảm nhận và thái độ đối với bệnh: tích cực, tiêu cực, không tuân thủ điều trị,…
- Hoàn cảnh mà bệnh nhân lâm vào khi bị bệnh: con một, cháu đích tôn, phụ nữ đang
mang thai, vừa sinh con nhỏ, là trụ cột gia đình, vừa lập gia đình, mới tốt nghiệp đạihọc, vô gia cư, từng có một vài người thân qua đời với cùng loại bệnh đang mắc phải,gia đình đang nợ nần và bệnh nhân là người có nguồn thu nhập chính,… Là nhữnghoàn cảnh mà tâm lý bệnh nhân và thân nhân rất nặng nề, dễ không tuân thủ điều trị,
“hy sinh” vì gia đình mà chấp nhận không điều trị, thường giấu người thân và chịuđựng một mình,…
- Sự hiểu biết/ đánh giá về bệnh và sự kỳ vọng vào kết quả điều trị: Việc bệnh nhân luôn
lạc quan và tin tưởng vào việc điều trị và kết quả tích cực sẽ có thì góp phần giúp chobệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn, tuy nhiên, khi bệnh nhân “quá lạc quan” và khôngbiết rõ tình hình bệnh của mình (ung thư giai đoạn cuối mà chỉ nghĩ là viêm phổi) luôn
hy vọng/ nghĩ rằng sẽ hết bệnh sớm và nhanh được xuất viện,… theo thời gian họ nhận
ra cơ thể đang suy yếu,… rồi khi biết tiên lượng thật sự họ sẽ sock rất nhiều Bên cạnh
đó, khi bệnh nhân không biết rõ bệnh thật sự của họ thì cũng gây khó khăn trong việcbác sĩ thông báo chẩn đoán/ tiên lượng
- Kinh nghiệm về bệnh: Kinh nghiệm của bệnh nhân về căn bệnh có ảnh hưởng đến tâm
lý của bệnh nhân Ví dụ: đối với những bệnh nhân đã từng điều trị ung thư và đangtrong giai đoạn duy trì thì thường phải sống trong sự lo âu, sợ hãi căn bệnh tái phát.Hay việc người bệnh từng chứng kiến những bệnh nhân mắc bệnh giống mình qua đờitrong bệnh viện…
Điều kiện kinh tế: Trong nhiều tình huống, kinh tế đóng vai trò quyết định Ví dụ:
Những bậc cha mẹ gia đình nghèo đã không tham gia điều trị vì biết kinh phí điều trị cao,biết là có điều trị cũng chỉ cầm cự thêm một thời gian chứ không khỏi bệnh, “tiền mất màbệnh thì không hết” lại làm khổ con cháu nên đã về quê và chịu đau đớn cho tới khimất…
Trang 9Quan niệm, niềm tin, tôn giáo: Niềm tin tôn giáo ảnh hưởng tới sự chấp nhận bệnh của
bệnh nhân Với bệnh nhân ung thư tin vào tình yêu và lòng nhân hậu của Thượng Đế làthuốc trị tốt nhất Nghiên cứu của đại học tiểu bang Albama Mỹ cho thấy 80% bệnh nhân
có niềm tin tôn giáo họ can đảm chấp nhận và một số cho biết sau khi khỏi bệnh họkhông lo lắng về vật chất như trước, lại hiểu rõ giá trị tinh thần, sự cao quý của cuộcsống, tình liên hệ gia đình
- …
1.3 Quá trình giao tiếp và mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
1.3.1 Quá trình giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
“Thái độ tế nhị nhẹ nhàng và sâu sắc của các nhân viên y tế đối với bệnh nhân, việc từ bỏhoàn toàn những cái làm tổn thương tâm lý, đến lòng tin của người bệnh có một ý nghĩa rất quantrọng Nếu có thể dự kiến hết các sắc thái tâm lý trong mối quan hệ giữa Bác sĩ và người bệnh,giữa y tá với bệnh nhân thì điều này cũng nằm trong quá trình tiến triển của bệnh, ít ra cũng đóngvai trò không kém gì việc dùng các loại thuốc” - D.I Pisare'p –
Đối với ngành Y: hoạt động của thầy thuốc không những là hoạt động mang tính xã hội,
mà còn là quan hệ xã hội, một loại giao tiếp không những giữa con người với con người mà còngiữa người bệnh và thầy thuốc Vì vậy giao tiếp không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việchình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho các nhân viên y tế mà còn là một bộ phậncấu thành của hoạt động nghề nghiệp, một thành phần quan trọng trong cấu trúc năng lực nghềnghiệp Sự giao tiếp thành công hay thất bại đối với người bệnh nhằm mục đích khám và chữabệnh tùy thuộc vào nghệ thuật giao tiếp của người thầy thuốc, đòi hỏi phải nắm vững và vậndụng được các kiểu giao tiếp, các phương tiện giao tiếp và tuân thủ các giai đoạn của quá trìnhgiao tiếp
1.3.2 Chất lượng mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
Lời nói và thái độ của người thầy thuốc có tác động rất lớn đến nhận thức của bệnh nhân.Một lời nói hay một cử chỉ nhỏ của người thầy thuốc có thể làm cho bệnh nhân khỏi bệnh haylàm cho bệnh nặng thêm, thậm chí làm cho một người không có bệnh trở thành có bệnh
1.3.2.1.Mối quan hệ bệnh nhân tốt có tác dụng điều trị bệnh tốt:
•Tạo niềm tin cho bệnh nhân đối với thầy thuốc
•Có tác dụng tâm lý của thuốc và phương pháp điều trị ngoài tác dụng thật
•Hợp tác tốt của bệnh nhân trong quá trình điều trị
1.3.2.2 Mối quan hệ bệnh nhân không tốt có tác dụng xấu đến quá trình điều
trị
Trang 10•Bệnh nhân thiếu tin tưởng do đó mặc dù điều trị đúng thuốc, đúng bệnh,đúng phương pháp nhưng tác dụng điều trị giảm.
•Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân không tốt sẽ phát sinh bệnh do thầy thuốcgây ra, gọi là bệnh y sinh (Iatrogenia) Đây là một loại bệnh hay một triệuchứng cơ thể mới hoặc biến chứng của một bệnh cơ thể sẳn có xuất hiện
do lời nói hay thái độ không đúng về mặt tâm lý của người thầy thuốc làmảnh hưởng đến bệnh nhân Bệnh
nhân mắc loại bệnh này thường
là những người có nhân cáchyếu, dễ bị ám thị
2 Nhu cầu của bệnh nhân
2.1 Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s
Hierarchy of Needs)
2.1.1 Nhu cầu sinh lý: Bao gồm các nhu cầu cơ
bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để
thở,… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh
nhất của con người Nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất
2.1.2 Nhu cầu an toàn: Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh
thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu antoàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần Khi bệnh nhân bị bệnh nhu cầu an toàn bị đe dọa
2.1.3 Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ
phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs
of love) Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìmngười yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, thamgia các câu lạc bộ, làm việc nhóm,… Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phíatrên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thểgây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh
2.1.4 Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được quý trọng hay còn được gọi là nhu cầu tự
trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua cácthành quả của bản thân; và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng củamình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân
Trang 112.1.5 Nhu cầu tự thể hiện mình: Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính
mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm” Nói một cách đơn giản hơn, đâychính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình,
để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội
Khi tham gia vào điều trị thì bệnh nhân bị ảnh hưởng về mặt thể chất rất nhiều: rối loạn giấcngủ, khó khăn trong ăn uống, vận động,… và chưa thích nghi được với sinh hoạt trong bệnhviện Khi bệnh nhân ở bệnh viện hay tham gia vào quá trình điều trị lâu dài thì các nhu cầu củabệnh nhân đều bị ảnh hưởng và không được đáp ứng (giao tiếp, học tập,…), điều đó gây ra chobệnh nhân về mặt tâm lý bị chi phối, ảnh hưởng và có nhiều thay đổi về phản ứng của bệnh nhântrước căn bệnh
2.2 Một số nhu cầu khác.
Một số nhu cầu khác của bệnh nhân được giáo sư Anthony Yeo (1948 – 2009) một chuyênviên tư vấn và trị liệu tâm lý ở Singapore có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân nan
y nhận định:
2.2.1 Nhu cầu được hiểu và cảm thông:
Khi làm việc với người bệnh chúng ta cần chú trọng vào việc chúng ta là gì hơn là chúng talàm gì Đó là một điều quan trọng Để có thể nhận ra các nhu cầu của họ, để hiểu được hoàncảnh và tình thế khó xử của họ khi đối diện với cái chết và học đáp ứng cho họ một cáchthích hợp thì cảm thông là một bước quan trọng trong việc ứng xử với những người sắp chết
và gia đình họ Cảm thông với người sắp chết bắt đầu với việc tìm hiểu các nhu cầu của họ
và sử dụng sự tìm hiểu này để suy nghĩ làm thế nào để đáp ứng cho họ
2.2.2 Nhu cầu giải bày cảm xúc:
Người bệnh nặng và bệnh nhân đang đối diện cái chết có nhiều cảm xúc, đây là những cảmxúc mà chúng ta muốn tránh né vì thường chúng không phải là những cảm xúc tích cực: cảmxúc tức giận, thất vọng và ngã lòng Bệnh nhân có thể trải qua nhiều cảm xúc thất thường dầurằng họ không thể diễn đạt chúng một cách cởi mở Dựa trên những kinh nghiệm khi quan sáttrong khi làm việc với những người ở thời kỳ cuối của cùng căn bệnh chết người thì Yeonhận thấy rằng họ có khuynh hướng bày tỏ sự sửng sốt và nóng giận khá thường xuyên Thật
sự hữu ích khi khích lệ bệnh nhân giải bày bất cứ cảm xúc nào họ muốn hoặc hỏi họ cảmthấy thế nào vì trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có khuynh hướng dồn nén các cảmxúc của mình Việc giải bày và thảo luận các cảm xúc có thể tạo sự phấn chấn và giải tỏa cáccảm xúc bị dồn nén Nếu có bệnh nhân không kinh nghiệm về đau đớn thân xác thì cũng cóngười không biết diễn tả nỗi khổ tinh thần, nhưng hầu hết nhận rằng nỗi khổ tinh thần lớnhơn nỗi khổ thể xác Và rất rõ nơi bệnh nhân đang chết là mong được chăm sóc, không bị bỏ
Trang 12rơi, nhận tình yêu, sống thoải mái, được an bình, biết đời người giới hạn, đau đớn và khônghoàn hảo Thăm viếng để trao đổi cho bệnh nhân sự an vui, lắng nghe để chia sẻ với bệnhnhân những giá trị, gợi ý và hướng dẫn để bệnh nhân bộc lộ giận hờn, đau khổ, rồi nâng đỡgiúp họ vượt qua.
2.2.3 Nhu cầu được biết sự thật:
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần và y khoa đều đồng ý rằng bệnh nhân họ có quyềnđược biết sự thật Vấn đề là ai sẽ là người nói cho họ biết Và, cần xem xét nhu cầu của bệnhnhân Chắc chắn là họ có quyền được biết, nhưng họ có cần biết hay không? Theo Yeo thìnhững người bệnh sắp đối diện với cái chết thì họ cần biết vì một số lý do Thứ nhất, ít ra họ
có thể tự nhận thấy rằng họ thật sự sắp chết Họ không cần phải cố gắng tiên đoán, hoặckhông còn sống bằng sự cảm thấy của mình nữa Thứ hai, họ có thể bắt đầu giai đoạn chấpnhận tình trạng của chính mình Lý do thứ ba là khi biết sự thật sẽ giúp cho người sắp chếtsắp đặt các vấn đề cá nhân hoặc các vấn đề khác
(Lưu ý về nội dung bài thông báo tin xấu cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân)
2.2.4 Nhu cầu cảm thấy hữu dụng:
Người ở vào thời kỳ cuối cùng của căn bệnh chết người có khuynh hướng cảm thấy không
có khả năng và vô dụng Là một bệnh nhân họ có thể bị người ta tạo ra cảm giác rằng họkhông có nhiệm vụ trong việc giúp đỡ chính mình Đôi lúc điều này được tăng thêm bởinhững người có liên quan ở quanh bệnh nhân không cho phép họ tự làm bất cứ điều gì Hoặc
là họ có thể nuôi dưỡng trạng thái tâm lý mình là “bệnh nhân”, và tin rằng họ không thể tựgiúp mình và vì thế họ cần được chăm lo mọi thứ
2.2.5 Cần mối quan hệ: Thường là những người thân trong gia đình và bạn bè Bất cứ
hình thức tiếp xúc có tình người nào cũng có thể làm cho bệnh nhân dễ vượt qua các cảmgiác cô đơn, sợ hãi…khi bệnh nhân đang nằm bệnh viện sự kết nối giữa người thân và bạn bè
có thể giúp nâng cao chân giá trị của người bệnh Trong sách “Chết lành” (Dying Well) bác sĩIra Byock ghi nhận: khi bệnh nhân quan hệ tốt với mọi người nhất là người họ thương thìcuộc đời đã đủ ý nghĩa và họ nhận yêu người khác là yêu chính mình, nên muốn chỉnh đốnquan hệ, tuy nhiên khó là vào lúc cuối đời, nhưng không phải là không làm được Còn bác sĩElizabeth Kubler-Ross minh định khi chết bệnh nhận phải trải qua những bước: phủ định, tứcgiận, thương lượng, đau buồn và sau cùng là chấp nhận vì chúng là tùy viên của thần chết.Nhưng sự chăm sóc, yêu thương khích lệ, nâng đỡ nhất là lắng nghe nỗi lòng cũng như đónnhận những phản ứng của bệnh nhân bởi những người thân sẽ làm thay đổi cách chết của họ
2.2.6 Cần phát hiện ra rằng cuộc sống là quý giá: Một người đối diện với cái chết gần
kề có ý thức về sự vô dụng mạnh mẽ hơn người còn sống Họ ít mong chờ vào tương lai Quá
Trang 13khứ có thể là vô nghĩa nhưng họ lại tiếc nuối Một người càng hối tiếc thì tình trạng người đócàng thêm tuyệt vọng Người hỗ trợ có thể giúp họ hồi tưởng lại các sự kiện đặc biệt, nhữngthành công và những kinh nghiệm đáng nhớ, liên kết họ với các khía cạnh của quá khứ làmột điều rất có ý nghĩa đối với họ Thay vì hối tiếc, bệnh nhân nên cảm thấy mãn nguyệnrằng mình đã làm những gì có thể, nếm trải được những gì đã nếm trải và đã góp phần chocuộc sống và cho bản thân mình Sống có ý nghĩa cho đời có thể góp phần để tìm ra ý nghĩatrong sự đau khổ phải gánh chịu trong hiện tại Sự đau khổ sẽ trở nên nhỏ nhoi để chịu đựngkhi họ cảm thấy cuộc sống đáng quý.
2.2.7 Cần phát hiện ra ý nghĩa trong hiện tại: : Đây là điều khó hơn hết đang khi bệnh tật.
Phản ứng tự nhiên của bệnh nhân là xem đau đớn và khốn khổ là vô nghĩa, vô tích sự và đángghét Người hỗ trợ giúp bệnh nhân bỏ qua các câu hỏi bắt đầu bằng “tại sao” để suy nghĩ đếnnhững gì mà họ có thể làm bất chấp tình trạng của họ Họ không phải là hoàn toàn bất năng,
họ vẫn còn sự sống Để cho họ nói về hoàn cảnh khó khăn của mình và tìm tòi các ý nghĩatrong bất cứ điều gì đang xảy đến với họ Bằng cách phát hiện cụ thể điều này có thể đượcthực hiện bằng cách xác định rõ họ hữu dụng như thế nào Sự hữu dụng này có thể cần đượcdiễn đạt dưới hình thức của những sự việc mà họ có thể vẫn cố làm như là hoàn tất các nhiệm
vụ hoặc bắt đầu bận rộn với các dự án Nên để cho bệnh nhân tự khám phá ra các ý nghĩa nàythay vì cố thuyết phục họ là điều khôn ngoan Theo Yeo thì những ai có lòng tin kính thườngtìm thấy ý nghĩa trong niềm tin của mình
2.2.8 Cần chấp nhận cái chết (đối với bệnh nhân cận tử): Điều mà một người sắp chết
cần, đó là cần chấp nhận cái chết của chính họ Không bàn luận về cái chết của chính họ vìthường con người không muốn nói đến cái chết mà quan tâm đến sự sống và tất cả những gì
mà cuộc sống hứa hẹn Cái chết là một đề tài cấm kỵ Dù như thế nào đi chăng nữa thì conngười vẫn phải nghĩ đến cái chết, dầu rằng chỉ là những ý tưởng thoáng qua Một người tránh
né vấn đề này có thể phải cố gắng một cách vật vã để kéo dài cuộc sống và tìm kiến biệnpháp để chữa trị Một kết quả khác có thể xảy đến cho một người không chấp nhận cái chếtcủa họ là sự thương tổn trước những cảm xúc tuyệt vọng khi họ được thông báo về tình trạngtrở nên xấu đi của họ Vì họ trông mong được sống, nên họ có khuynh hướng thất vọng mộtcách sâu xa nếu họ không được khỏe hơn
3 Các kiểu nhận thức bệnh
3.1 Thừa nhận bệnh
Nhận thức đúng đắn, hợp lý, bình thường Bệnh nhân đánh giá đúng trạng thái và triểnvọng của mình, sự đánh giá có trùng với sự giải thích của bác sĩ Thái độ đối với bệnh thỏa đáng.Bệnh nhân có thái độ tích cực với tác động điều trị - chẩn đoán và phục hồi chức năng Bệnh
Trang 14nhân thể hiện tích cực đấu tranh với căn bệnh, cố gắng tìm ra một lối thoát tốt nhất ra khỏi hoàncảnh đã hình thành và khắc phục hay thích nghi với hoàn cảnh Bệnh nhân có thể có phản ứng rấtnhanh, tiếp thu ý kiến thầy thuốc mau lẹ, làm theo chỉ dẫn của điều dưỡng, bác sĩ nhưng nôngcạn, vội vã, dễ bằng lòng nhưng khi gặp trở ngại không phù hợp với ý muốn thì dễ thay đổi ýkiến, dễ hoang mang dao động Tuy nhiên, nếu được giải thích thì bệnh nhân dễ quay lại nhậnthức đúng đắn nhanh Người bệnh dễ tin và rất tín nhiệm thầy thuốc, do nhận thức đúng đắnngười bệnh dễ nhận biết được bệnh của mình, hiểu sự tiến triển cũng như kết thúc của bệnh, họhiểu họ cần phấn đấu ra sao để góp phần cùng bác sĩ chữa khỏi bệnh cho mình Đặc biệt, ở nhómbệnh nhân này có khả năng ảnh hưởng đến bệnh nhân khác, vì vậy, bác sĩ có thể tận dụng khảnăng này của họ để tác động tâm lý đối với các bệnh nhân khác
Lưu ý: trong nhóm bệnh nhân này còn có một nhóm khá lớn có kiểu thần kinh cân bằngnhưng chậm Họ suy nghĩ, cân nhắc, có chiều sâu, phải qua thực tế mới nhận thức đúng đắn đốivới bệnh tật Đối với những bệnh nhân này thì bác sĩ cần phải kiên trì, thận trọng, phải chứngminh bằng thực tế, tâm lý, thái độ, phong cách, tài năng của mình Nói ít, làm nhiều, phải tácđộng đến tâm lý bệnh nhân Khi đã gieo cho họ niềm tin thì rất vững chắc nhưng nếu làm họ mấtniềm tin thì khó bù đắp được, thậm chí gây thành kiến nặng nề, xa lánh bác sĩ Bác sĩ cần thậntrọng, lời nói cần có trọng lượng và không hứa suông, nói sao làm vậy
3.2 Phủ nhận bệnh
Bác bỏ chẩn đoán, hoặc bác bỏ tính chất trầm trọng của căn bệnh Điều này cũng làm chobệnh nhân không nghe những gì bác sĩ nói (ví dụ: bệnh nhân đến trễ hẹn khám bệnh trongkhi chính họ cảm nhận có điều gì không ổn trong cơ thể họ, hoặc khi bác sĩ nói bệnh nhâncần phải làm xét nghiệm tức thì và bệnh nhân để một tháng sau mới làm, )
3.3 Đánh giá lệch lạc về bệnh
3.3.1 Nhận thức quá mức/ cường nhận thức
Bệnh nhân có xu hướng đánh giá cao tầm quan trọng của từng triệu chứng cũng như củabệnh nói chung và hậu quả bệnh không phù hợp với sự nguy hiểm khách quan của bệnh lo âu,hoảng sợ, tâm trạng giảm sút, suy nghĩ bị tù hãm và quá chú ý vào bệnh Bệnh nhân tỏ ra rất tíchcực khám bệnh và điều trị, cố gắng đề xuất những sửa đổi về các chỉ định của bác sĩ, nhưng đồngthời thực hiện chúng không phải luôn luôn chính xác Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng đọc nhiều tàiliệu y học chuyên khoa Họ chăm chú nghe từng lời của bác sĩ và không ngừng đối chiếu cácphát biểu của nhân viên y tế với cảm giác chủ quan của mình Những bệnh nhân thuộc nhóm nàynày dễ bị kích thích, quan trọng hóa tình trạng của bệnh tật, dễ nổi nóng, dễ bị kích động, dễphản ứng trên lời nói và nét mặt, đòi hỏi phục vụ cao, đòi chẩn đoán nhanh Trong quá trình chữabệnh thì cũng đòi hỏi bệnh phải được thuyên giảm ngay, thường chủ quan, chỉ tin ở mình nhiều
Trang 15hơn, thường biểu hiện quá mức, quá đáng trong ứng xử và nhận xét Nhạy cảm với cảm giác đau,
cô đơn, dễ buồn phiền, dễ mất hy vọng, dễ phản ứng, đồng thời tự cường điệu các triệu chứngbệnh cũng như tầm nghiêm trọng của bệnh, sợ chết, sợ mất khả năng lao động để nuôi sống giađình, sợ dở dang công việc,… Bệnh nhân dễ hoang mang nhưng lại rất tích cực chữa bệnh, đòihỏi bác sĩ giỏi, muốn chóng khỏi bệnh, chóng ra viện, thực hiện đầy đủ, tích cực các chỉ dẫn củabác sĩ Bác sĩ cần phải phân tích và uốn nắn những suy nghĩ cường điệu, những lo lắng hoangmang hay những nỗi sợ hãi vô căn cứ Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần có thái độ bình tĩnh, không
tự ái, không dễ bị kích động, càng không được gây gổ, to tiếng với bệnh nhân,… Cần phải cươngquyết không khoan nhượng những bệnh nhân vô ky luật và càn quấy, nhưng cũng phải mềmmỏng, thuyết phục
3.3.2 Nhận thức dưới mức/ nhược nhận thức
Bệnh nhân đánh giá thấp sự trầm trọng nguy kịch của bệnh nói chung và của từng triệuchứng của bệnh (và cả của hậu quả bệnh), trái ngược với các bằng chứng khách quan Sự đánhgiá thấp đó có tính chất rất đa dạng về mặt biểu tượng, lời nói, sự khẳng định cũng như về hành
vi nói chung tính tích cực giảm, bề ngoài không quan tâm đến khám nghiệm và điều trị, có xuhướng đánh giá thuận lợi triển vọng, đánh giá cao khả năng của mình, coi nhẹ sự nguy hiểm,không muốn khám bệnh, có thể có thái độ tiêu cực đối với điều trị Đặc biệt là khi bệnh kéo dàithành mãn tính thì coi thường như các bệnh loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, huyết áp cao,… Họkhông chú ý nghe ý kiến của bác sĩ, lừa dối với sức khỏe của mình, ưu tư, mặc cảm, khép kín,…Tuy nhiên, nếu họ được bác sĩ giải thích, phân tích cặn kẽ thì biết tiếp thu, tích cực thực hiện cácchỉ dẫn của bác sĩ Vì vậy, bác sĩ cần chú ý nâng đỡ tâm lý, tích cực lạc quan của bệnh nhânnhưng không quan trọng hóa vấn đề dễ làm bệnh nhân lo lắng quá đáng, chú ý luôn gần gũi vàđộng viện giúp đỡ để giải quyết mặc cảm khép kín, sự mặc kệ bệnh tật nơi bệnh nhân
3.4 Nhận thức không ổn định, loạn nhận thức
Những bệnh nhân thuộc nhóm này có thể do coi thường hoặc liều lĩnh, hoặc sợ hãi tínhtrầm trọng của bệnh tật, có thái độ phủ định bệnh tật, đánh giá thấp bệnh, chủ quan, mặc kệ.Nhưng có lúc lại bi quan, lo lắng, sợ chết, sợ biến chứng Từ chỗ không tin mình bị bệnh đếnkhông tin những chẩn đoán và nhận xét của thầy thuốc Đây cũng là kiểu phản ứng khi bệnhnhân phủ định bệnh và triệu chứng bệnh với mục đích che giấu, hay do ảnh hưởng của sự sợ hãitrước hậu quả bệnh Bệnh nhân có thể nghĩ “mình không thể bị lao phổi được,…” và họ đi đếnthầy thuốc này sang thầy thuốc khác để mong có một thầy thuốc nào đó có chẩn đoán giống suynghĩ của mình (mình không mắc phải căn bệnh đó), bệnh nhân xấu hổ và tự ti mặc cảm, …vàcòn cho rằng căn bệnh mình mắc phải không lây lan,…nên không có những phương thức bảo vệsức khỏe cho những người mà mình tiếp xúc Bệnh nhân không muốn nghe, không muốn nói
Trang 16cũng như không muốn nhắc đến bệnh mình Bệnh nhân buồn rầu, không muốn tiếp xúc với ai, cólúc nóng nảy, khó tính, dễ phản ứng và không kiềm chế được Nếu bác sĩ chịu tìm hiểu, lắngnghe, giải thích và đồng cảm, cảm thông với bệnh nhân thì vẫn có thể giúp bệnh nhân giữ được ýthức đúng mức, khắc phục tình trạng hiện có của mình Những bệnh nhân này cần được lắngnghe, chia sẻ và được cảm thông.
Tóm lại: trên là 4 loại nhận thức chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và từng lứatuổi Vấn đề lứa tuổi rất quan trọng, mổi lứa tuổi trong quá trình cuộc sống, tác động của các quátrình bệnh lý, ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của bệnh nhân
4 Thái độ và mức độ phản ứng của bệnh nhân trước căn bệnh
Mỗi loại bệnh có một tiến trình khác nhau và mỗi căn bệnh đem đến cho bệnh nhân nhữngphản ứng trạng thái cảm xúc riêng biệt Mỗi bệnh nhân sẽ có những phản ứng trước căn bệnhhoàn toàn khác nhau Không thể đoán trước được phản ứng của bệnh nhân đối với căn bệnh củahọ
Sự hình thành thái độ/ phản ứng nhất định của bệnh nhân đối với bệnh tùy thuộc vào nhữngnhân tố khác nhau, thường khó xác định và có đặc điểm đa dạng như: những biểu hiện bệnh, sựkiện có bệnh, cái gì đang chờ đợi bệnh nhân, cái gì có thể giúp ích bệnh nhân,… Tuy nhiên, phảnứng của bệnh nhân sẽ tùy thuộc theo những yếu tố cơ bản sau:
a.) Cấu trúc nhân cách của bệnh nhân
b.) Bản chất căn bệnh (bệnh mãn tính, cấp tính, bệnh nghiêm trọng/rất nặng, bệnh gây rakhuyết tật/khiếm khuyết)
độ của bệnh nhân đối với bệnh
Những phản ứng thường gặp ở bệnh nhân bao gồm:
4.1 Phản ứng hợp tác: chủ động, tích cực Bệnh nhân biểu lộ tính cẩn thận hiếm có và tin
tưởng tuyệt đối vô hạn vào bác sĩ ngay từ những ngày đầu của bệnh Đây là loại nhậnthức đúng đắn, khi bị bệnh thì bệnh nhân biết lắng nghe ý kiến của thầy thuốc, hợp tác
Trang 17với thầy thuốc trong quá trình điều trị, quan hệ tốt với nhân viên y tế, thực hiện chỉ dẫncủa thầy thuốc, tin tưởng chuyên môn, dễ tiếp thu, gần gũi, cởi mở với người khác.
4.2 Phản ứng nội tâm, bình tĩnh chờ đợi: thực hiện chu đáo mọi chỉ định của bác sĩ và
phản ứng thích đáng với mọi điều hướng dẫn của bác sĩ Đây là phản ứng đúng đắn,nghiêm túc, có suy nghĩ nội tâm, nghiêm chỉnh tiếp thu ý kiến của bác sĩ, không phảnứng lung tung, nói năng có nơi, phát biểu đúng lúc, phát biểu có tổ chức Khi đã có ýkiến, nhận xét thì khó thay đổi, tính tình trầm lặng, khó tính Nếu bác sĩ có uy tín, tácđộng tốt tâm lý sẽ được bệnh nhân tin tưởng, nhưng nếu sai sót với bệnh nhân thì sẽ khókhôi phục lại niềm tin cũng như sự kính phục nơi bệnh nhân
4.3 Phản ứng bàng quan không ý thức: có cơ sở bệnh lý- lờ bệnh để tự bảo vệ về mặt tâm
lý, hoặc coi thường và cẩu thả với sức khỏe,… Những bệnh nhân thuộc nhóm này thườngcoi thường bệnh tật, thơ ơ với tất cả Thường gặp ở những người có kiểu thần kinh cânbằng chậm Bác sĩ bảo sao thì chỉ biết nghe vậy, không phấn đấu hay sốt sắng trong quátrình điều trị và dễ lơ là, thường ít kêu ca phàn nàn mà âm thầm chịu đựng Vì vậy, trongmột số trường hợp nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời thì bệnh sẽ trầm trọng Bác
sĩ cần phải chú ý động viên thường xuyên trò chuyện để họ có ý thức quan tâm bệnh tậtcủa mình nhiều hơn, động viên vai trò tích cực, chủ động phòng chống bệnh tật của bệnhnhân
4.4 Phản ứng nghi ngờ và phản ứng dấu vết: những bệnh nhân thuộc nhóm này luôn nghi
ngờ, thiếu tin tưởng, luôn sợ không tìm được thầy thuốc giỏi, không kiếm được thuốchay, nghi ngờ chẩn đoán và kết quả điều trị, nghi ngờ cả kết quả xét nghiệm, hay nghengười khác nên dễ sinh hoang mang và dễ bị dao động Bác sĩ cần phải tạo ấn tượngmạnh mẽ về mặt chẩn đoán và điều trị có hiệu quả để giúp bệnh nhân củng cố niềm tin.Đặc biệt, cần chú ý đến tác phong, thái độ của mình để bệnh nhân tin tưởng hơn Đối vớinhững bệnh nhân có phản ứng dấu vết thì mặc dù bệnh kết thúc tốt đẹp/ đã hết bệnhnhưng bệnh nhân sợ hãi và chịu ảnh hưởng của những nghi ngờ bệnh lý trong tâm trạngchờ đợi bệnh tái phát
4.5 Phản ứng tiêu cực: có đặc điểm là bệnh nhân chịu ảnh hưởng của các định kiến, các
thiên kiến đối với các bác sĩ điều trị, nhân viên y tế Những bệnh nhân thuộc nhóm này dễ
bi quan, lúc nào cũng cho rằng bệnh của mình là không chữa được, sẽ tàn tật, sẽ chết và
dù cho bác sĩ giỏi và thuốc hay thì cũng chẳng ích gì Bệnh nhân bi quan với tất cả, nhất
là những bệnh mãn tính, bệnh khó chữa như là: tiểu đường, lao, ung thư,… và họ luôn có
tư tưởng chờ chết Bác sĩ phải luôn gần gũi, nâng đỡ, động viên, khuyến khích bệnhnhân, thể hiện sự bao dung, chu đáo, tránh không gây phản ứng hay không gây thêm
Trang 18những điều khiến cho bệnh nhân dễ bi quan, tuyệt vọng, không để bệnh nhân cô đơn có ýtưởng tự sát Cần phải nuôi nơi bệnh nhân một tia hy vọng dù là rất nhỏ.
4.6 Phản ứng hoảng hốt: bệnh nhân bị sự sợ hãi, dễ bị ám thị -> đánh giá cao bệnh -> phản
ứng bệnh lý Những bệnh nhân thuộc nhóm này thần kinh không ổn định, không cânbằng, dễ hoang mang dao động, dễ có những phản ứng không kiềm chế được Khi bịbệnh dù nặng hay nhẹ đều dễ hốt hoảng và hoang mang Bác sĩ cần phải chú ý để trấn an
họ, đôi khi phải dùng thuốc an thần để cho họ bớt lo lắng, hoảng sợ Bác sĩ cần phải kiêntrì tác động nhân thức tâm lý bệnh nhân, giúp bệnh nhân tin tưởng -> ổn định
4.7 Phản ứng phá hoại: có sự ứng xử không thích ứng, coi thường mọi chỉ định của bác sĩ
điều trị Những bệnh nhân có dạng phản ứng này thường có nhân cách bệnh Bệnh nhânkhông thỏa mãn với những gì xung quanh, dễ có những phản ứng với những hành độngtiêu cực như không chịu uống thuốc, không chịu để nhân viên y tế chăm sóc, phản đốinhân viên y tế, thầy thuốc, và bệnh nhân thường gây gỗ, cãi vả, hành hung, thích gì làmnấy Bác sĩ cần phải nhẹ nhàng, khoan dung, thương yêu, phân tích, giúp đỡ, động viêntính tổ chức và tính ky luật, đồng thời cũng phải tỏ rõ sự cương quyết với các biểu hiệnsai lầm, cố tình vô tổ chức và vô ky luật của bệnh nhân Trong những trường hợp khi cầnthiết thì cần được hội chẩn cùng với các chuyên viên tâm lý
5 Nhận thức về bệnh theo lứa tuổi.
Nhận thức của bệnh nhân có sự khác nhau giữa các giai đoạn lứa tuổi Suy nghĩ về bệnh tật
và cái chết theo góc nhìn của Tâm lý học phát triển:
5.1 Thời thơ ấu:
Theo Từ điển tâm lý Nguyễn Khắc Viện (2008) thì sau 3 - 4 tuổi trẻ em dần dần cảm nhận rakhái niệm chết, nhất là nếu trong gia đình mất đi một người thân (thường là ông bà) Vả lại,thường vẫn nghe người lớn nói đến cái chết hay dùng từ “chết” Đây là một mối thắc mắc thườnggặp trong tâm tư trẻ em, chết là như thế nào? tại sao chết? tội lỗi như thế nào thì phải chết?… Dĩnhiên là các em không thể nói ra những thắc mắc ấy
Thường ở lứa tuổi này không hiểu biết hết sự vĩnh viễn, tính phổ biến và không có chức nănghoạt động trong cái chết cho đến khi trẻ được 5 - 7 tuổi Trẻ con chứng kiến cái chết lần đầu tiên
có thể là cái chết của con vật “cưng” Người lớn phải thật kiên nhẫn, tránh dùng cách nói khác đikhi đề cập tới cái chết với trẻ con Nếu được hỗ trợ cách thích hợp, trẻ con có khả năng tham dựđám tang và các nghi thức khác
Khái niệm “chết” dần dần hình thành với những ý nghĩ:
• Là vĩnh biệt tức không bao giờ gặp lại nữa, ý nghĩa này đến sớm nhất vào lúc 4-6tuổi