MỞ ĐẦUTrong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia, thì sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức quốc tế liên chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa,… của các thành viên. Một trong những vai trò quan trọng của các tổ chức quốc tế đó là giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các nước thành viên. Để hiểu hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài số 10: “Bình luận vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế”.NỘI DUNGI.Khái quát về tổ chức quốc tế và tranh chấp quốc tế1. Tổ chức quốc tế1.1. Định nghĩa tổ chức quốc tếTổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác.1.2. Đặc điểm của tổ chức quốc tếTổ chức quốc tế là liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh như kinh tế thương mại quốc tế như WTO chấp nhận một số vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao… hoặc tổ chức quốc tế khác tham gia tổ chức quốc tế đó, ví dụ như EU là thành viên của WTO.Tổ chức quốc tế được hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế kí kết giữa các thành viên. Các điều ước này là cơ sở pháp lý để hình thành nên tổ chức quốc tế và duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các quốc gia thành viên. Tổ chức quốc tế có cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng. Tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt. Quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên và quyền năng chủ thể của tố chức quốc tế là quyền năng phái sinh được các quốc gia thành viên thỏa thuận tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế, các quyền năng này là hạn chế và mỗi tổ chức quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng chủ thể khác nhau.2. Tranh chấp quốc tếTranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các nước chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lí hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là các chủ thể của luật quốc tế và quan hệ quốc tế nơi phát sinh tranh chấp phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế.
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia, thì sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức quốc tế liên chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa,… của các thành viên Một trong những vai trò quan trọng của các tổ chức quốc tế đó
là giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các nước thành viên Để hiểu hơn về vấn đề
này, em xin lựa chọn đề bài số 10: “Bình luận vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế”.
NỘI DUNG I.Khái quát về tổ chức quốc tế và tranh chấp quốc tế
1 Tổ chức quốc tế
1.1 Định nghĩa tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác
1.2 Đặc điểm của tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế là liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh như kinh tế - thương mại quốc
tế như WTO chấp nhận một số vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao… hoặc tổ chức quốc tế khác tham gia tổ chức quốc tế đó, ví dụ như EU là thành viên của WTO
Tổ chức quốc tế được hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế kí kết giữa các thành viên Các điều ước này là cơ sở pháp lý để hình thành nên tổ chức quốc
tế và duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các quốc gia thành viên Tổ chức quốc tế
có cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng
Trang 3Tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt Quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên và quyền năng chủ thể của tố chức quốc tế là quyền năng phái sinh được các quốc gia thành viên thỏa thuận tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế, các quyền năng này là hạn chế và mỗi tổ chức quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng chủ thể khác nhau
2 Tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các nước chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau Đó là sự không thỏa thuận được với nhau
về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lí hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau
Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là các chủ thể của luật quốc tế và quan
hệ quốc tế nơi phát sinh tranh chấp phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
3 Vai trò của tổ chức quốc tế trong giải quyết tranh chấp quốc tế
Một trong những vai trò của tổ chức quốc tế là giải quyết tranh chấp giữa các thành viên nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ và thi hành các quy định của tổ chức quốc tế và Luật Quốc tế Ở mỗi tổ chức khác nhau thì vai trò này lại khác nhau tùy thuộc vào nguyên tắc hoạt động và cơ cấu thành viên cũng như cơ cấu tổ
chức của mỗi tổ chức Ở mục “II” của bài tiểu luận này, sẽ phân tích đầy đủ hơn
vai trò của của tổ chức quốc tế thông qua từng tổ chức quốc tế cụ thể
II Bình luận vai trò của một số tổ chức quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế
1 Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực an ninh – chính trị
An ninh chính trị là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và việc hải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này là một điều hết sức quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định khu
Trang 4vực Giải quyết tranh chấp về an ninh – chính trị ở ASEAN sử dụng rất nhiều các biện pháp hòa bình cụ thể, trong đó có sử dụng tiến trình khu vực mà Hội đồng cấp cao Hiệp ước Bali là trọng tâm của tiến trình này ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới
Vai trò của ASEAN thể hiện:
Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới: ASEAN là nhân
tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực như: Tuyên
bố Đông Nam Á là Khu vực Hoà Bình, Tự do và Trung Lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWSZ) năm 1995; Tuyên
bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình
và ổn định trên Biển đông…
ASEAN khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác về các vấn
đề chính trị an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai…
Trang 5ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông, ổn định tình hình chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, giảm căng thẳng và đối đầu giữa các lớn như Trung Quốc và Mỹ Sự kiện gần đây khi xảy ra tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ASEAN đã thể hiện rõ lập trường và cách thức giải quyết xung đột theo những thoả thuận mà ASEAN và Trung Quốc đã cam kết
Bối cảnh địa chiến lược ở khu vực đang thay đổi nhanh chóng, với nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển
ở khu vực ASEAN đang ở trong giai đoạn bản lề hướng tới sự hình thành Cộng đồng ASEAN, các nước lớn can dự ngày càng sâu rộng hơn vào hợp tác ở khu vực với sự thay đổi và điều chỉnh trong chiến lược và trong tương tác giữa các nước lớn với nhau và với ASEAN, đặt ra không chỉ cơ hội mà còn nhiều thách thức cho việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội chưa chặt chẽ, tính liên kết khu vực còn thấp; sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị- xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất
là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết
Bên cạnh đó, việc duy trì đoàn kết và thống nhất ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực thường gặp không ít khó khăn và thách thức, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường này sinh những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN
2 Bình luận vai trò của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
2.1 Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế
Trang 6Tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết theo khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO là tranh chấp giữa các thành viên WTO về thực hiện chính sách thương mại trên cơ sở việc thực thi cam kết của WTO – các hiệp định của WTO và cam kết gia nhập WTO
2.2 Bình luận vai trò của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:
Giải quyết nhanh tranh chấp nhanh chóng và hòa bình.
Do thương mại tăng lên về khối lượng, số lượng sản phẩm được trao đổi, và số lượng các nước và công ty tham gia thương mại, nên có thêm nhiều cơ hội để những tranh chấp thương mại nảy sinh WTO giúp giải quyết các tranh chấp này một cách hoà bình và mang tính xây dựng Nếu để mặc chúng thì những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng Nguyên tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa những tranh chấp của mình tới WTO và không được đơn phương giải quyết Khi họ đưa ra các tranh chấp ra giải quyết tại WTO, thủ tục giải quyết của WTO là tập trung chú ý của họ vào các nguyên tắc Một khi nguyên tắc được thiết lập, các nước phải chú trọng nỗ lực tuân thủ nguyên tắc, và có lẽ sau đó tái thương lượng về các nguyên tắc – chứ không phải là tuyên chiến với nhau Gần 200 tranh chấp đã được đưa ra giải quyết ở WTO kể từ khi tổ chức này thành lập Nếu thiếu một phương tiện giải quyết các tranh chấp này một cách xây dựng và đồng bộ, một số tranh chấp đã có thể dẫn đến những cuộc xung đột chính trị nghiêm trọng hơn WTO không thể tuyên bố sẽ làm cho tất cả các nước đều bình đẳng Nhưng WTO thực sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các nước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn Đồng thời cũng giải thoát cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại với các đối tác của mình Các quyết định và hiệp định của WTO được thực hiện bằng nhất trí ý kiến Các hiệp định này áp dụng cho mọi người Các nước giàu cũng như nước nghèo đều có thể bị chất vấn nếu họ vi phạm một hiệp ước, và họ có quyền
Trang 7cơ chế đa phương kiểu hệ thống WTO, các nước mạnh hơn sẽ càng được tự do đơn phương áp đặt ý muốn của mình cho các nước yếu hơn Các nước lớn hơn cũng được hưởng những lợi ích tương xứng Các cường quốc kinh tế có thể sử dụng diễn đàn duy nhất của WTO để thương lượng với tất cả hay với hầu hết các đối tác thương mại của họ cùng một lúc Trên thực tế, có riêng một hệ thống nguyên tắc
áp dụng với tất cả các nước thành viên, điều đó đã đơn giản hoá rất nhiều toàn bộ
cơ chế thương mại
Mang lại sự ổn định và thúc đấy tự do hóa thương mại.
Kể từ khi WTO được thành lập đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử Không có bảo hộ sản xuất nội địa, bán phá giá Nếu như các thành viên của WTO vi phạm các quy định trong các hiệp định, thỏa thuận đã tham gia và kí kết, WTO có trách nhiệm bảo đảm cho các hiệp định, thỏa thuận này được thực thi một cách nghiêm chỉnh Chính vì vậy khi có tranh chấp xảy ra, WTO với vai trò là cơ quan chủ tì, tài phán,
có nghĩa vụ làm cho Cho đến nay, các hàng rào mậu dịch đã giảm đi rất nhiều so với trước đây Các hàng rào này còn tiếp tục được giảm , và khi đó các tranh chấp
sẽ được giảm bớt Vì phán quyết của WTO là quyết định cuối cùng về tranh chấp,
có giá trị phuc thẩm, cho nên các bên tranh chấp sẽ phải nghiêm chỉnh thực thi các cam kết Như vậy, các tranh chấp sẽ ít xảy ra hơn
Giúp thúc đẩy thương mại, tăng trưởng nhanh
Khi các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, các bên tham gia vào tranh chấp
sẽ giảm bớt chi phí khi tham gia kiện tụng Mộ loại rào cản thương mại mà WTO
cố gắng giải quyết là hạn ngạch Do hạn ngạch hạn chế cung nên đẩy giá cả tăng lên một cách giả tạo, đồng thời tạo ra một số lợi nhuận lớn khác thường Các nhà kinh tế gọi đó là ‘thuế hạn ngạch’ Lợi nhuận này có thể được dùng để gây ảnh hưởng đối với các chính sách, vì cũng có nhiều tiền hơn để thực hiện các cuộc vận động ngoài hành lang Nói cách khác, hạn ngạch là một biện pháp hạn chế thương mại đặc biệt tồi tê Thông qua WTO các chính phủ đã nhất trí rằng họ không
Trang 8Một số tồn tại và khắc phục
Một trong những tranh chấp thương mại có thể nói là lớn nhất, gay go nhất mà các thành viên trong WTO không thể và chưa giải quyết được đó là tranh chấp ở vòng đàm phán Đôha – Quata, về việc cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực nông nhiệp Tuy nhiên do sự bất đồng giữa các quốc gia phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ và Tây
Âu với các quốc gia đang phát triển Theo như lộ trình thì vòng đàm phán này sẽ chỉ diễn ra trong vòng từ năm 2001 Nhưng đến nay vẫn chưa đàm phán xong Ở đây chúng ta thấy vai trò của WTO rất mờ nhạt Hội nghị bộ trưởng là cơ quan đại diện cao nhất cảu WTO vẫn chưa thống nhất được mức thuế mà các quốc gai sẽ cắt giảm cho các nước đang phát triển Vấn đề nữa mà chúng ta thấy đó là khi một quốc gia vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), tuy nhiên do nhiều lí do khác nhau mà các tranh chấp này khi đưa lên WTO vẫn chưa được giải quyết rõ rang Chính vì vậy, trong thời gian tới WTO cần phải thể hiện vai trò của mình một cách
rõ rang hơn, tiếp tục giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại
KẾT LUẬN
Các tổ chức quốc tế khu vực có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh khu vực, góp phần vào công cuộc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Bên cạnh những thành tựu đạt được, các tổ chức quốc tế còn gặp nhiều khó khăn nhất định, ảnh hưởng tới hiệu quả của các tổ chức này trong công cuộc duy trì hòa bình và giải quyết tranh chấp quốc tế Vì vậy, trước nhu cầu của bối cảnh hiện nay, các tổ chức quốc tế cần tiến hành những biện pháp cần thiết để hoạt động của các
tổ chức này ngày càng hiệu quả
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội- Giáo trình Luật quốc tế- Nxb Công an nhân
dân-Hà nội 2013
2. Trường Đại học Luật Hà Nội- Giáo Trình Pháp Luật cộng đồng Asean- Nxb Công an nhân – hà nội 2014
3. Nghị Định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong khuân khổ tổ chức thương mại quốc tế; Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006
5. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO: TS Nguyễn Thị Thu Trang, Ban pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam