MỞ ĐẦU Văn bản pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục, hình thức theo quy định của pháp luật, có nội dung chứa đựng ý chí nhà nước và truyền tải những thông tin trong hoạt động quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí có hiệu quả. Vì vậy, để soạn thảo được một văn bản pháp luật hoàn chỉnh, cần xác định rõ thẩm quyền, hình thức cũng như nội dung của văn bản. Để làm rõ vấn đề trên, em xin lựa chọn đề bài: “giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”. NỘI DUNG I. Chủ thể ban hành: Chủ thể ban hành văn bản pháp luật để triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội. Giải thích: Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được pháp luật quy định để ban hành ra một văn bản pháp luật nào đó. Chủ tịch UBND do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND. Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND nên một trong số những nhiệm vụ của chủ tịch UBND là quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình. Xét về lĩnh vực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, ta thấy khoản 1 Điều 43 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố trực thuộc trung ương được xác định như sau: “Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 của Luật này” trong đó có thẩm quyền tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; Vấn đề đặt ra là việc thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn ra khá phức tạp còn tồn tại những vấn đề bất cập. Như vậy Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền trong việc triển khai các biện pháp thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trang 1MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục, hình thức theo quy định của pháp luật, có nội dung chứa đựng ý chí nhà nước và truyền tải những thông tin trong hoạt động quản
lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí có hiệu quả Vì vậy, để soạn thảo được một văn bản pháp luật hoàn chỉnh, cần xác định rõ thẩm quyền, hình thức cũng như nội dung của văn bản Để làm rõ vấn đề trên, em xin lựa chọn đề bài:
“giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”
NỘI DUNG
I Chủ thể ban hành:
Chủ thể ban hành văn bản pháp luật để triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội
Giải thích:
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được pháp luật quy định để ban hành ra một văn bản pháp luật nào đó
Chủ tịch UBND do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND nên một trong số những nhiệm vụ của chủ tịch UBND là quyết định những vấn đề thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của UBND cấp mình
Xét về lĩnh vực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, ta thấy khoản 1 Điều 43 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố trực thuộc trung ương được xác định
như sau: “Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 của Luật
Trang 2này” trong đó có thẩm quyền tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
Vấn đề đặt ra là việc thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn ra khá phức tạp còn tồn tại những vấn đề bất cập Như vậy Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền trong việc triển khai các biện pháp thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
II Loại văn bản
Loại văn bản pháp luật được sử dụng để Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giải quyết việc triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo là Chỉ thị
Chỉ thị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ban hành để quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND, UBND cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước, cụ thể trong trường hợp này là triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo
Đối với chỉ thị về việc triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội thì đây là loại văn bản áp dụng pháp luật vì Chỉ thị là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành khi cấp trên điều khiển, chỉ đạo cấp dưới thực hiện pháp luật Chỉ thị là hình thức văn bản được sử dụng để quản lí, chỉ đạo, điều khiển, vận hành bộ máy hành chính trực thuộc mình Ở đây là việc triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội nên nó là một chỉ thị áp dụng pháp luật
Căn cứ pháp lý
Do pháp luật không quy định cụ thể nên việc viện dẫn căn cứ pháp lí vào văn bản áp dụng pháp luật cần dựa trên cơ sở lí luận nhất định Cơ sở pháp lí của
Trang 3văn bản áp dụng pháp luật chỉ là những văn bản đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành, trừ trường hợp đặc biệt
Cơ sở pháp lí được viện dẫn trong chỉ thị phải có nội dung liên quan mật thiết tới nội dung của chỉ thị đó theo đó, ta có thể lựa chọn văn bản viện dẫn đối với việc triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
Luật tiếp công dân
Luật khiếu nại
Luật tố cáo
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chấn chỉnh và nâng hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”
III Soạn thảo văn bản đầy đủ
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHỈ THỊ
Về việc triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại tố cáo
Thời gian gần đây, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra khá phức tạp Chất lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo (KNTC) đã được nâng cao, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các ngành, địa phương trong thành phố quan tâm, đề cao trách nhiệm, phối hợp đồng bộ, tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân; có nhiều giải pháp và nỗ lực để giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, công dân Tuy nhiên, tình hình KNTC chưa có chiều
Trang 4hướng giảm Trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng tại một số dự án phát triển giao thông, đô thị; chuyển đổi mô hình một số chợ; công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, một số công dân chưa đồng thuận, gửi đơn khiếu nại, tố cáo
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là việc xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm, trách nhiệm còn hạn chế; trình tự, thủ tục giải quyết chưa đúng quy định của pháp luật, do đó gây khó khăn trong việc xử lý, giải quyết dứt điểm vụ việc Việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực còn có việc chưa kịp thời, thiếu nghiêm túc
Cơ chế, chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tế
về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết, cơ chế giải quyết khiếu nại chưa phân định rõ việc tổ chức, thực hiện chức năng quản lý hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính.
- Đối với khiếu nại liên quan đến dự án đầu tư phải thu hồi đất, pháp luật hiện hành chưa tạo được những chuẩn mực chung về giá bồi thường đất và cơ chế điều chỉnh giá theo thời gian; nhiều dự án được phân thành các giai đoạn khác nhau nên kéo dài đã dẫn đến việc so sánh giá bồi thường giữa các dự án; cũng như việc thay đổi, điều chỉnh pháp luật thường xuyên có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ cũng ảnh hưởng đến người dân tại các dự án bồi thường chậm, kéo dài… Do đó, nếu không giải quyết hợp tình, hợp lý sẽ phát sinh khiếu nại kéo dài.
- Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưngvẫn được các cơ quan Trung ương xem xét lại khi người dân gửi đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết cũng nhận đơn rồi chuyển đơn nên người khiếu nại gửi đơn nhiều nơi, dẫn đến việc khiếu nại không có điểm dừng.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng chưa được thực hiện một cách tích cực, thường xuyên liên tục, chưa đạt được kết quả cao.
- Nhận thức của của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rỏ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa được thống nhất, việc thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu nhất quán cũng dẫn đến việc giải quyết thiếu thống nhất và kéo dài.
- Nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nhiều đơn vị còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải thực hiện, thêm vào đó do áp lực công việc ngày càng cao nên dễ dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến hồ sơ quá hạn luâât định.
Nhằm triển khai tốt hơn nữa Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chấn chỉnh và nâng hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”,
Trang 5Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
1 Đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến và hiệu quả hơn nữa công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2 Tập trung rà soát, phân loại và có kế hoạch, giải quyết dứt điểm sớm những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, nhất là các khiếu nại liên quan đến đất đai, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và bồi thường hư hỏng nhà cửa của nhân dân trong quá trình thi công Quốc lộ
Nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp công dân, tăng cường công tác đối thoại, hòa giải, vận động, thuyết phục, hướng dẫn trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Gắn tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở và từ khi phát sinh vụ việc, không
để công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp, gây phức tạp tình hình Đặc biệt lưu ý giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, có Quyết định, kết luận giải quyết, đảm bảo có căn cứ pháp lý để các cấp giải quyết dứt điểm
3 Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để, kịp thời các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phải chủ động tìm biện pháp giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền cần kịp thời xin ý kiến, đề xuất biện pháp giải quyết của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, không để vụ việc tồn đọng, kéo dài, gây phiền hà cho nhân dân
4 Khi công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người tại Trụ sở tiếp dân trong địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND quận huyện, thị xã phải phân công ngay cán bộ lãnh đạo, phối hợp với các cơ quan Trung ương để tìm
Trang 6biện pháp giải quyết và tổ chức đưa công dân về địa phương, không để công dân tập trung gây mất an ninh, trật tự công cộng Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác vận động, tuyên truyền giáo dục các đoàn viên, hội viên chấp hành đúng quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo; chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại,
tố cáo đã có hiệu lực pháp luật
5 Các ngành, các cấp, các địa phương chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước, nhất là lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư Thực hiện công khai, minh bạch dân chủ trong việc lập phương án, thống kê, đo đếm, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đúng chính sách, pháp luật và sát thực tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất Trong quá trình thực hiện cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, đồng thuận và tự giác chấp hành
6 Công an Thành phố chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã, các lực lượng chức năng nắm chắc diễn biến tình hình khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp lên Trung ương và Thành phố để tham mưu, giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, không phát sinh thành điểm nóng, gây mất trật tự tại các nơi công cộng, khu vực trụ sở các cơ quan Trung ương và Thành phố
7 Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị trực thuộc có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để tình trạng khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị xảy ra phức tạp và việc công dân thuộc đơn vị tập trung đông người khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan Trung ương và Thành phố./
Trang 7Nơi nhận: CHỦ TỊCH
- TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để báo cáo)
- UBMTTQ TP, các đoàn thể;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Lưu: VT.
KẾT LUẬN
Qua nội dung trên, ta thấy để cho ra một văn bản pháp luật đúng với quy định của pháp luật thì cần phải có kiến thức về văn bản pháp luật và kĩ năng xây dựng văn bản pháp luật Soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật có vị trí quan trọng, diến ra thường xuyên trong hoạt động quản lí của các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương, vì vậy đòi hỏi sự chính sác về nội dung và hình thức của văn bản khi soạn thảo