Con cái, do sự thiếu hiểu biết, không được nhận thức một cách đầy đủ hệ thống, khoa học từ gia đình và nhà trường, nên các em chủ yếu tự suy diễn, tò mò, rồi tự giải đáp thắc mắc của chí
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta biết vấn đề giới tính là một vấn đề tế nhị, ít người nói đến Trong thời
kỳ mở cửa giao lưu văn hóa như hiện nay giữa các dân tộc, các quốc gia với nền khoa học hiện đại đang phát triển mạnh Việc giáo dục giới tính góp phần xây dựng nhân cách con người, hình thành nhân cách ở mọi cá nhân Để giúp con người phát triển bình
thường và phát triển toàn diện về nhân cách, chúng ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong hoạt động giáo dục của xã hội
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người mà mỗi cá nhân đều phải trải qua” Cha mẹ là những người đầu tiên phát hiện được sự trưởng thành về mặt sinh lí của con mình, ý thức cho con về mặt tâm sinh lí tình cảm… Hơn thế, cha mẹ là những người ảnh hưởng lớn nhất đối với con cái, được coi là mẫu mực cho con cái trông vào
“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội Xã hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” Con cái chính là tấm gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống mỗi gia đình, của việc giáo dục con cái của những bậc làm cha, làm mẹ Xã hội phát triển khi có những gia đình tốt, những công dân tốt Bởi cha mẹ thường né tránh, vì nỗi lo “vẽ đường cho hươu chạy” của người lớn, mặt khác do bận rộn trong công việc nên rất ít gia đình có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục giới tính cho con, đặc biệt là khu vực nông thôn Con cái, do sự thiếu hiểu biết, không được nhận thức một cách đầy đủ hệ thống, khoa học từ gia đình và nhà trường, nên các em chủ yếu
tự suy diễn, tò mò, rồi tự giải đáp thắc mắc của chính mình, dẫn đến những suy nghĩ và
có những hành động sai lầm, trong đó vấn đề giới tính tình dục là một vấn đề đáng quan
Trang 2tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Ngày nay, các loại hình dịch vụ cũng là nguồn cung cấp các yếu tố tiêu cực như văn hóa đồi trụy, sách báo, băng, đĩa đen…đã tác động tới nhận thức của lớp trẻ về vấn đề giới tính; tệ nạn xã hội ngày một gia tăng gây ảnh hưởng rối loạn trật tự xã hội, làm mai một thuần phong mỹ tục Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho con cái, là nơi hình thành nên những giá trị nền tảng có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, tư tưởng của con cái Và để tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục giới tính cho con hiện nay là như thế nào Vai trò của cha và mẹ trong giáo dục giới tính hiện nay ra sao? Giáo dục bằng những phương pháp nào? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con ở xã Tế Lợi- huyện Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa”
2 Mục đích nghiên cứu.
-Tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con tại xã Tế lợi – Huyện Nông cống – Thanh hóa
-Tìm hiểu nhận thức và thái độ của cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho con
-Tìm hiểu nội dung giáo dục giới tính cho con của cha mẹ
-Tìm hiểu một số phương pháp giáo dục giới tính chủ yếu cho con của cha mẹ và tìm hiểu những khó khăn trong việc giáo dục giới tính cho con của cha mẹ
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
Trang 3I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHÍNH
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoăc quan hệ giáo dục giữa các thành viên
2 Khái niệm về giới tính và giáo dục giới tính.
Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn sinh vật học dùng đểc hỉ dự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi được, mọi người đàn ông đều có những đặc điểm chung về giới tính và mọi người phụ nữ
“Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ
có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng
như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.” (Bùi Ngọc Oánh - Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính, NXB Giáo dục, 2006)
II: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ GIỚI TÍNH , QUAN ĐIỂM
VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GDGT.
1 Nhận thức của học sinh về giới tính:
Ở Việt Nam hiện nay, theo chương trình giáo dục mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định thì giáo dục giới tính đã được đưa vào giảng dạy lồng ghép từ cấp THCS Mặc dù phần lớn các em học sinh đều nhận thức được giáo dục giới tính bao gồm những nội dung
gì, nhưng kết quả vẫn cho thấy một mức độ thấp các em có hiểu biết sâu sắc về nội dung của giáo dục giới tính hay những hậu quả có thể gặp phải khi thiếu kiến thức về giới tính
Theo thống kê của Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Thanh Hóa trong năm 2013, toàn tỉnh
có 59 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và tới tháng 9 năm 2014 tăng lên 83 ca
Các em chỉ có nhận thức tốt về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, còn những nội dung khác trong sức khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính thì các em còn mơ hồ hiểu biết còn rất hạn chế chỉ có 6,4% hiểu biết đúng về thời điểm có thai, 93,6% học sinh không biết ở thời điểm nào quan hệ tình dục sẽ có thai; 20,7% các em biết đuợc trong quá trình nạo hút thai có thể gặp các tai biến như thủng tử cung, 18,8% các em biết đuợc sau khi nạo phá thai sẽ bị
đau bụng và 23% các em biết sẽ bị nhiễm trùng sau khi nạo phá thai ( Theo nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Nga( 2013), Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).
Đồng thời, các em cũng có sự nhận thức đúng đắn về việc cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về giới tính, biết phân biệt hành vi nào là đúng đắn, đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội Cụ thể như: 88,% học sinh đồng ý nên trang bị đầy đủ kiến thức giới tính cho lứa tuổi vị thành niên; 68,3% đồng ý với nội dung nên để tự bản thân
Trang 4các em tìm hiểu, và cần trao đổi thẳng thắn các vấn đề có liên quan tới kiến thức giới tính; 46.7 % cho rằng có quan hệ tình dục ở lứa tuổi trung học cơ sở là điều tồi tệ, trái với
đạo đức, truyền thống văn hóa của người Việt Nam.( Nguồn: Nguyễn Quang Huy năm
2010 về Vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính.)
Như vậy, đa số học sinh đã có nhận thức khá tốt và cái nhìn tổng quan về giới tính, các em đã được nghe nói, hay tìm hiểu những nội dung về giới tính Tuy nhiên sự nhận thức đó chỉ dừng lại ở mức độ hiểu kiến thức chung về giới tính mà chưa đi sâu tìm hiểu chi tiết để có nhận thức đúng đắn hơn, cụ thể hơn, tránh đuợc những rủi ro không nên có
2 Quan diểm của cha mẹ về giáo dục giới tính:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau của cha mẹ về giáo dục giới tính Một phần nhỏ cha mẹ có quan điểm tích cực và nhận thức đúng đắn là nên giáo dục giới tính cho con Tuy nhiên phần lớn cha mẹ lại đưa ra quan điểm không nên giáo dục giới tính cho
con, theo họ việc giáo dục giới tính, giáo dục tình dục cho trẻ ở tuổi vị thành niên là “vẽ
đường cho hươu chạy” và vô hình dung làm cho trẻ hiểu biết thêm nhiều thứ mà các cháu chưa đủ tuổi để lĩnh hội Giáo dục với con trẻ về vấn đề tình dục chỉ khiến chúng trở nên
tò mò hơn và bắt đầu… thử nghiệm xem sao Chính quan điểm rất sai lầm đó của cha mẹ
đã đẩy con em vào tình trạng thiếu hiểu biết về giới tính, tình dục và dẫn đến những hành động, việc làm lệch lạc, hậu quả là: mỗi năm nước ta có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở
độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới Hơn nữa có rất nhiều bậc cha mẹ còn có quan điểm sai lầm khi cho rằng bố mẹ không nên đóng vai trò trong việc giáo dục giới tính cho con Hầu hết họ im lặng và cho rằng bọn trẻ sẽ có được những thông tin cần thiết cho bản thân về vấn đề này từ trường học hoặc thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng (Nguồn: Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, trung tâm tư vấn về kế hoạc hoá gia đình năm 2007).
Như vậỵ, phần lớn cha mẹ có quan điểm không đúng khi cho rằng không nên giáo dục giới tính cho con và vô tình gán trách nhiệm đó cho nhà truờng, chỉ có một phần nhỏ cha mẹ có quan điểm đúng đắn là nên giáo dục giới tính cho con Từ quan điểm của cha
mẹ cho ta một nhận định rằng phần lớn cha mẹ đang hổng kiến thức về giới tính hay thiếu sự hiêu biết về giới tính Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về giới ngày càng cao, nếu cha mẹ không sớm nhận ra đuợc sai lầm này, sẽ để lại nhiều hệ lụy cho xã hội, đặc biệt là đối với lớp thế hệ trẻ như: quan hệ tình dục ở nước ta ngày càng sớm, trong đó học sinh, sinh viên chiếm phần lớn; tỉ lệ nạo phá thai cũng liên tục gia tăng theo các năm; tội phạm là trẻ đang ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều và có nhiều hành động táo tợn
3 Tầm quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính:
Giáo dục giới tính cho trẻ có thể từ phía nhà trường, gia đình và ngoài xã hội, nhưng gia đình là môi trường quan trọng nhất Những nhận biết ban đầu của trẻ chính là qua tiếp xúc với cha mẹ, trẻ không nói ra được nhưng cảm thụ được mọi chuyện, cảm nhận được
vị trí của mọi người trong gia đình qua hành vi, cách cư xử Cha mẹ là những người đầu tiên phát hiện được sự trưởng thành về mặt sinh lý của con mình Các nhà nghiên cứu tình dục đều thống nhất là trong sự phát triển tình dục, môi trường gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng Cha mẹ cần quan sát xem quãng thời gian nào đứa trẻ của mình hình
Trang 5thành ý thức về giới tính để tiến hành giáo dục (Theo Đào Thị Vân Anh (2011), Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia đình.) có 61,6% gia đình thấy cần thiết phải trao đổi
với con cái về vấn đề giới tính Xét tương quan nam nữ có 56 ,6% ông bố và 64,3% bà
mẹ cho rằng cần phải trao đổi về vấn đề này như vậy còn gần một nửa bố mẹ không nhìn thấy sự cần thiết phải trao đổi với con về giới và giới tính Bởi bố mẹ là người định
hướng cho con nhưng do những hạn chế về nhận thức của bố mẹ, cách truyền đạt và sự lảng tránh của bố mẹ đã làm các em hiểu sai vấn đề dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng
Từ đó bài viết hướng tới việc đưa ra một số giải pháp để phòng tránh
Bên cạnh đó những sự khác biệt trong việc giáo dục giới tính ở đô thị và nông thôn, trong cách truyền đạt giữa người cha và người mẹ là khác nhau, khác nhau trong thông tin truyền đạt Ngoài ra cũng do những nhận thức hạn chế của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính cho con
Như vậy, ta có thể thấy được giáo dục giới tính cho trẻ là một vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị nhưng rất cần thiết và gặp rất nhiều khó khăn Cùng với sự tiến bộ phát triển của xã hội, giáo dục giới tính đã được xã hội quan tâm chú ý nghiên cứu nhiều hơn Tuy nhiên những nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính được thể hiện ở những góc độ khác nhau: thực trạng, nhận thức, thái độ mà chưa có một nghiên cứu cụ thể về vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho con ở Việt Nam nói chung và đặc biệt trên trên địa bàn Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa nói riêng
CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GDGT CHO CON CÁI.
I Nhận thức và thái độ của cha mẹ về giáo dục giới tính cho con.
1 Nhận thức của cha mẹ về giáo dục giới tính cho con:
a) Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc GDGT cho con:
Nhận thức là cơ sở tạo nên hoạt đông, nhận thức đúng mới có hành động đúng, phù hợp, đồng thời nhận thức sai sẽ dẫn đến những hành đông sai lệch Nhận thức của cha mẹ trong GDGT cho con có đúng thì việc giáo dục cho con mới có chất lượng, tác động vào
Trang 6suy nghĩ và tâm lý phát triển của trẻ Để giáo dục tốt về giới tính cho con cái, trước hết cha mẹ phải phải nhận thức được tầm quan trọng của việc GDGT mà họ sẽ giáo dục Việc đánh giá tầm quan trọng của GDGT sẽ giúp cho họ GDGT cho con cái tốt hơn và mức độ quan tâm của cha mẹ về vấn đề GDGT cho con
Bảng 1: Mức độ quan tâm giữa cha và mẹ về vấn đề GDGT cho con.
( Theo Th.S Trần Thanh Hương ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
về giáo dục giới tính ở con trẻ)
Cha
Mẹ
Tần suất
Ngườ
i
Tỷ lệ (%)
Tần suất
Tỷ lệ (%)
Có
13
86.7
15
100
Không
2
13.3
0
0
Tổng
15
100
5
100
Qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ giữa người cha và người mẹ quan tâm về GDGT cho con
là khá đồng đều 100% các mẹ đều quan tâm đến vấn đề GDGT cho con và người cha là 93.3% Với mức độ quan tâm tuyệt đối của người mẹ về GDGT cho con cho thấy người
mẹ đã nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong GDGT cho con Điều này còn
có thể, bởi đặc thù tính cách của người mẹ là dịu dàng, đảm đang Ngay từ nhỏ những người mẹ đã luôn ở bên cạnh bảo ban chăm sóc, kể chuyện, cùng vui đùa với các con quá
Trang 7trình nuôi dưỡng Các mẹ đều có chung ý kiến là: GDGT cho con để trang bị cho con những kiến thức cơ bản về giới tính, giúp con biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân Vì vậy 100% các mẹ đều quan tâm đến vấn đề GDGT cho con là điều dễ hiểu Đối với người cha tỷ lệ quan tâm về GDGT là 93.3% có sự chênh nhau không đáng kể so với người mẹ
Có 2 người cha trả lời “không quan tâm” Và họ cho rằng chọ chỉ quan tâm giáo dục về đạo đức, lối sống chứ không mấy khi để ý giáo dục con những vấn đề tế nhị như giới tính Hơn nữa, họ cũng không có một khái niệm nào về việc giáo dục giới tính cho con
mà chỉ quan tâm giáo dục những nội dung về đạo đức, quan tâm giáo dục con học hành thế nào chứ chẳng bao giờ để ý đến vấn đó, cũng chẳng biết nó là cái gì Chứng tỏ, về nhận thức cũng như kiến thức của họ còn rất hạn chế
Như vậy, các bậc cha mẹ đều nói rằng có quan tâm đến GDGT cho con nhưng mức độ tham gia vào quá trình GDGT cho con như thế nào mới là điều chúng ta cần phải tìm hiểu Bởi mức độ tham gia sẽ ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp cha mẹ
GDGT cho con cái Đồng thời, mức độ tham gia của cha mẹ vào GDGT cho con cũng thể hiện một phần nhận thức của cha mẹ thông qua hành động quan tâm đến con cái thường ngày
Biều đồ 1: Đánh giá mức độ tham gia của cha mẹ trong GDGT cho con
mẫu :30
Đơn vị: %
( Nguồn: số liệu theo Nguyễn Thị Tố Quyên (2014), về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình.)
Trong thực tế điều tra tại biều đồ 2, người cha có tham gia vào GDGT cho con nhưng
ở mức độ không thường xuyên, chỉ ở mức độ “thi thoảng” là 40% và “hiếm khi” là 33,3
% Với mức độ “thỉnh thoảng”, “hiếm khi” phần lớn người cha nghĩ rằng chỉ khi nào thật
sự cần thiết hoặc ở một thời điểm nào đó cần lắm mới quan tâm đến GDGT cho con Mặt khác, do thời gian các con đi học ở trường nhiều, về nhà tối con lại học bài nên thời gian cha chia sẻ được với con cũng ít đi Một số người cha “không bao giờ” tham gia vào GDGT cho con do người cha vì bận rộn với công việc, hơn nữa có người cha đây là chuyện của người mẹ phải lo Nguyên nhân có thể do nhận thức còn hạn chế của những
người cha ở đây, cũng có trường hợp do đặc thù công việc mà họ đang làm Tuy nhiên,
Trang 8điều đó cũng phản ảnh đúng thực tế là người mẹ tham gia vào GDGT thường xuyên chiếm 66,7%, trong khi người cha chỉ chiếm 20% Sở dĩ có sự chệnh lệch như vậy là do, ảnh hưởng của quan niệm truyền thống thì đa số người mẹ tham gia vào giáo dục cho con cái, còn người cha luôn gắn với công việc ngoài của xã hội Người vợ thường có thời gian ở nhà hơn, người chồng thường vắng nhà nhiều hơn nên tần suất dạy dỗ của người phụ nữ sẽ cao hơn người đàn ông hay nói cách khác số ngày người phụ nữ dành cho con
cái sẽ nhiều hơn người đàn ông Theo một bà mẹ 42 tuổi thì “Cha ít tham gia Đa số là
mẹ đảm nhận vai trò giáo dục cho con Gia đình bác làm nông nghiệp, chỉ khi nào đến mùa vụ thì bận vội thôi, nên có nhiều thời gian chăm sóc, chỉ bảo cho con Lúc nào cũng giáo dục nhắc nhở con những việc nên làm trong ngày về những vấn đề lien quan đến giới tính” Chính vì vậy mà người mẹ có xu hướng tham gia vào giới tính cho con cái
thường xuyên hơn
Như vậy người đóng vai trò chính trong GDGT cho con chủ yếu là người mẹ, người cha ít tham gia vào các hoạt động GDGT cho con Do người cha thường đi làm ăn xa,
trường Tuy nhiên xét về tổng thể thì hầu hết cha mẹ đều có ý thưc tham gia vào GDGT cho con nhưng ở mức độ không thường xuyên
b) Mức độ đánh giá sự cần thiết của cha mẹ về GDGT cho con:
Thực tế cho thấy khi cha mẹ đánh giá đúng tầm quan trọng của việc GDGT cho con
thì cha mẹ sẽ có cách quan tâm và giáo dục khác nhau Vậy nhận thức của cha mẹ về vấn
đề GDGT cho con có thật sự được quan tâm không? Để đánh giá nhận thức của cha mẹ, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mức độ đánh giá của cha mẹ về sự cần thiết của việc GDGT cho con Sự đánh giá này sẽ cho thấy rõ suy nghĩ của cha và mẹ ở mỗi một bậc thang khác nhau
Biều đồ 2: Đánh giá của cha mẹ về sự cần thiết của GDGT cho con
Đơn vị: %
( Nguồn: số liệu thực tế 2014 của Trương Văn Dũng về Thực trạng việc giáo dục giới tính cho con cái ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa).
Trang 9Qua biều đồ 3, thấy rằng tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết của người mẹ luôn đánh giá cao mức độ cần thiết của việc GDGT cho con hơn người cha Người cha ít hơn người
mẹ 13,3% chiếm 46.7% Mẹ đánh giá mức độ “rất cần thiết” chiếm tới 60% Vì họ cho rằng với bối cảnh xã hội như hiện nay thì cần thiết phải quan tâm đến giáo dục cho con
để giúp con có những nhận thức đúng đắn về giới tính, tình dục Điều mà rất nhiều người
mẹ e ngại trong cơn lốc giá trị sống đang nhiều thay đổi, các em tiếp thu một cách thụ động lối sống từ phương Tây trong tình trạng thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng Chính vì vậy mà việc GDGT cho con là rất cần thiết theo quan điểm của nhóm người mẹ này thì sách báo tràn lan Gio tư tưởng bọn trẻ khác rồi, thoáng lắm để ý cái gì, tò mò
thích thú là làm luôn Nên sợ lắm Điều này chứng tỏ người phụ nữ rất quan tâm đến vai
trò giáo dục giới tính cho con cái Nhưng đối với người cha dường như họ cho rằng những vấn đề như giáo dục đạo đức, giáo dục tri thức mới là điều quan trọng Còn giáo dục giới tính là vấn đề không cần thiết phải quan tâm Nhưng khi so sánh tỷ lệ nhận thức giữa người cha với nhau thì có 46.7% người cha chọn mức độ “rất cần thiết” lại chiếm tỷ
lệ cao, đánh giá về sự “cần thiết” người cha chiếm 33,3 Người mẹ chỉ có 13.3%, tương đương với sự lựa chọn “bình thường” của người cha Những người mẹ cho vấn đề này là bình thường vì họ tin là con mình đủ nhận thức về giáo dục giới tính nên không cần thiết phải quan tâm quá nhiều Không có 1 người mẹ nào đánh giá “không cần thiết” Bởi họ
cho rằng: “Dạo này đi đâu cũng nghe người ta cảnh báo tệ nạn trẻ yêu sớm và hàng loạt
vụ lạm dụng tình dục trẻ em Nên là cô chú rất lưu tâm tới vấn đề này” Và chỉ có 1
người cha duy nhất cho rằng GDGT cho con là “không cần thiết” Điều này có thể giải thích rằng: do trình độ học vấn còn hạn chế, bên cạnh đó do tính chất công việc chiếm gần hết số thời gian của họ nên khi trở về nhà họ chỉ muốn nghỉ ngơi và không quan tâm đến giáo dục cho con
Như vậy, theo kết quả đánh giá người mẹ vẫn hiểu sự cần thiết của việc GDGT cho con hơn người cha Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì rõ ràng qua biểu
đồ trên thể hiện rõ khác nhau trong nhận thức về sự cần thiết của việc GDGT cho con giữa cha và mẹ
c) Nhận thức của cha mẹ về độ tuổi giáo dục giới tính cho con.
Nhận thức của cha mẹ sẽ được thể hiện rõ ràng và có cách giáo dục tốt hơn nếu cha mẹ lựa chọn đúng thời điểm thích hợp để GDGT cho con
Biểu đồ 3: Độ tuổi giáo dục giới tính cho con
Mẫu: 30
Đơn vị: %
Trang 10
( Nguồn: theo Trần Thị Đan - số liệu điều tra thực tế 2014 tại Xã Tế lợi – huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa)
Qua biểu đồ 3 cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính nên bắt đầu khi trẻ bước vào học ở bậc tiểu học và lên cấp II Có đến 60% người cha cho rằng nên GDGT ở độ tuổi khi con đang học THCS và 53.3% người mẹ đồng ý với ý kiến GDGT cho con ở độ tuổi THCS Có thể các cha mẹ cho rằng đây là giai đoạn quá độ từ trẻ con sáng người lớn, là đặc trưng của dấu hiệu tuổi dậy thì giữa nam và nữ Các con của họ có thể bị chi phối bởi những cảm xúc trong giao tiếp với bạn bà và người lớn Đồng thời, theo cha mẹ GDGT cho con ở độ tuổi này bởi đây là độ tuổi dậy thì đang phát triển mạnh mẽ cơ cấu sinh học và ý thức rõ về sự thay đổi của cơ thể, trẻ lại rất tò mò Hơn nữa, trẻ còn được nhà trường GDGT thông qua môn học trên lớp, kết hợp với nhà trường tránh những lỗi truyền đạt không hiệu quả khi con tiếp thu kiến thức từ phía nhà trường Vì vậy, ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ rất chú trọng vào việc GDGT cho các em Qua đó, chúng ta thấy rằng cha mẹ đã có nhận thức tương đối chính xác về GDGT cho các em ở giai đoan này Ở độ tuổi này hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên là độ tuổi khó giáo dục nhất Do lứa tuổi này có những biến đổi về sự mất cân bằng tâm, sinh lý tậm thời Chính vì cha mẹ luôn chú ý giáo dục cho con ở lứa tuổi này
Tiếp đến là độ tuổi nên GDGT ở bậc “tiểu học” có 40% người mẹ đồng ý giáo dục cho con ở độ tuổi “tiểu học” và chiếm tỷ lệ 20% theo ý kiến người cha Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra là trẻ tuổi này tính hiếu kì, trẻ liên tục hỏi cha mẹ về hiện tượng xung quanh, nếu không có những câu trả lời thỏa đáng, trẻ sẽ tự mình tìm hiểu, suy đoán linh tinh và tìm các kênh thông tin sai lệch để tìm hiểu Cũng có một số ý kiến của người mẹ cho rằng nên GDGT cho trong độ tuổi “Tiểu hoc” Đối với người cha độ tuổi “Tiểu học”
là độ tuổi còn ngây dại, dễ bị lạm dụng nên giáo dục giới tính cho con ngay từ khi con nhận biết được sự thay đổi cơ thể của bản thân mình Độ tuổi đang học THPT, có 13.3% người cha lựa chọn và người mẹ chiếm 6.7% Mặc dù ở độ tuổi THPT cả cha và mẹ đều
ít chú trong GDGT ở độ tuổi này Nhưng so tỷ lệ giữa cha và mẹ thì người cha quan tâm
giáo dục cho con ở độ tuổi này hơn Đặc biệt đối với con trai “Sau khi tốt nghiệp THPT
có 1 người cha lựa chọn chiếm 6.7% Các bậc cha mẹ còn lại có quan điểm “Con cái ở tuổi này lớn rồi cần gì phải GDGT cho con Nó lớn, nó tự biết cách tìm hiểu” Trong khi