Khái niệm quản trị công tác xã hội Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về quản trị công tác xã hội, trong cuốn “Quản lý công tác xã hội” Social work admini
Trang 1Chương 1
QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÁI NIỆM VÀ NHU CẦU THỰC TẾ
1 Khái quát về quản trị CTXH
1.1 Khái niệm quản trị
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm
đạt được những mục tiêu đã vạch ra một cách có hiệu quả trong những điều kiện
biến động của môi trường quản trị hoạt động
1.2 Khái niệm quản trị công tác xã hội
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về
quản trị công tác xã hội, trong cuốn “Quản lý công tác xã hội” (Social work
administration) định nghĩa “Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của
công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài
nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng
Walter friedlande – một nhà nghiên cứu công tác xã hội người Đức cho
rằng “quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào
các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến
những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn
Skidmore coi quản trị công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự
sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi chính sách xã hội của cơ sở bằng
với việc điều hành một tổ chức và có liên quan đến các mục tiêu, các chính sách,
đội ngũ cán bộ, nhân viên, quản lý, các dịch vụ và lượng giá
Kidneigh có quan niệm khác Skidmore, cho rằng “Quản trị công tác xã hội
là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội…trong
một tiến trình hai chiều: 1,chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ cụ thể, và 2,
1 Cordero, Erlinda A, Guiterz, consueloL and Pangalagan, Evelyn A (1985) Administration and supervision in Social
work Malina: Schools of Social work Association of the Philippines (P4)
2 Friedlander Walter (1958) Concepts and Methods of Social work, New Jersey: Prentice Hall InC (P 288)
3 Skidmore, Rex A (1995) Social word Administration: Dynamic Management and Human relation ships 3 rd ed MA:
Allyn & Bacon.
4 Quản trị ngành công tác xã hội,Bộ giáo dục và đào tạo,Đai học mở bán công TP.Hồ Chí Minh., Khoa Phụ nữ học.Bản
dịch của Lê Chí An (từ tiếng Anh) TP.Hồ CHÍ Minh,năm 1998.,Tr.8
Trang 2Trecker cho rằng, “Quản trị công tác xã hội là một tiến trình làm việc với
con người bằng cách phát huy và liên kết năng lực của họ để họ sử dụng mọi tài
nguyên sẵn có để thực hiện mục đích cung cấp cho cộng đồng những chương
Từ những quan điểm này chúng ta có thể tóm tắt lại, quản trị công tác xã
hội có thể xem như là hành động của nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để
chuyển biến đổi các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch vụ xã hội Nó
bao gồm người điều hành – những nhà lãnh đạo – và tất cả nhân viên khác –
những cấp dưới Tiến trình căn bản thường được dùng là: hoạch định, tổ chức,
nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra(6)
1.3 Các đặc trưng của Quản trị công tác xã hội
-Là một tiến trình liên tục, năng động để sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mục tiêu của tổ chức
-Là sự phối hợp, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và lượng giá các hoạt động
nhằm thực hiện hiệu quả chức năng quản lý trong một cơ quan, tổ chức hoạt
động công tác xã hội
-Là hành động của các nhân viên công tác xã hội và các nhà lãnh đạo,
quản lý cơ sở để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội hỗ
trợ giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết các khó khăn
1.4 Mục đích của Quản trị công tác xã hội
- Mục đích của quản trị công tác xã hội nhằm nâng cao tính trách nhiệm và
hiệu quả công việc của nhân viên và tổ chức làm công tác xã hội; qua đó nâng
cao chất lượng các dịch vụ xã hội, giảm thiểu những thất thoát, lãng phí các
nguồn lực của công tác xã hội
1.5 Hoạt động chủ yếu của Quản trị công tác xã hội
1 Khảo sát cộng đồng
2 Xác định mục đích của cơ sở để lựa chọn
3 Cung cấp các nguồn tài chính, lập ngân sách và kế toán
4 Triển khai các chính sách của cơ sở, các chương trình và biện pháp thực
hiện
5 Quản trị ngành công tác xã hội,Bộ giáo dục và đào tạo,Đai học mở bán công TP.Hồ Chí Minh., Khoa Phụ nữ học.Bản
dịch của Lê Chí An (từ tiếng Anh) TP.Hồ CHÍ Minh,năm 1998.,Tr.8
6 Trích theo Quản trị ngành công tác xã hội,Bộ giáo dục và đào tạo,Đai học mở bán công TP.Hồ Chí Minh., Khoa Phụ nữ
học.Bản dịch của Lê Chí An (từ tiếng Anh) TP.Hồ CHÍ Minh,năm 1998.,Tr.9
Trang 35 Làm việc với ban lãnh đạo cơ sở, nhân viên chuyên nghiệp và không
chuyên nghiệp, ban điều hành, các uỷ ban chuyên môn và những người tình
nguyện
6 Cung cấp và bảo trì máy móc, thiết bị hàng hoá vật dụng
7 Triển khai kế hoạch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ hiệu quả với
cộng đồng và các chương trình tăng cường sự hiểu biết với cộng đồng
8 Giữ gìn đầy đủ và chính xác các tư liệu hoạt động của cơ sở và lập báo
cáo đều đặn
9 Lượng giá liên tục chương trình hoạt động và nhân sự, kế hoạch và tổ
chức nghiên cứu khảo sát
1.6 Chức năng của Quản trị công tác xã hội
Quản trị công tác xã hội có 3 chức năng sau:
1 Giải quyết các nhu cầu xã hội được nhận diện thông qua các dịch vụ xã
hội công hoặc tư
2 Cải tiến hoặc đưa ra các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối
tượng cần được giúp đỡ cụ thể hay của một cộng đồng
3 Ra quyết định ở mọi cấp quản trị
1.7 Vai trò của Quản trị công tác xã hội
Vai trò của quản trị công tác xã hội là vận dụng khả năng nhân sự, thực
hành việc điều phối các hoạt động của các cơ sở an sinh xã hội, từ cấp độ vĩ mô
đến vi mô nhằm đạt được hiệu quả cao nhất so với mục tiêu của tổ chức
* Quản trị công tác xã hội đặt trọng tâm vào việc phân công công việc ở
cơ sở, giao phó trách nhiệm rộng rãi cho các cán bộ ở cơ sở như phân công công
việc và chức năng cho mỗi cấp
Quản trị công tác xã hội coi trọng cơ sở, luôn biết tạo ra bầu không khí
dân chủ, thoải mái tự do, sáng tạo để khai thác tối đa nguồn lực và những hoạt
động phối hợp của cơ sở
Quản trị công tác xã hội là một tiến trình liên tục, năng động nhằm đạt
được mục đích chung Đó là quá trình phối hợp và hợp tác để khai thác nguồn tài
nguyên nhân lực và vật lực bao hàm cả những hoạt động hoạch định, tổ chức và
lãnh đạo
Quản trị công tác xã hội là một phương pháp đồng thời là một kỹ năng
Các phương pháp quản trị hiệu quả bao gồm các phương pháp: phương pháp
giáo dục tư tưởng; phương pháp tâm lý xã hội; phương pháp hành chính pháp
luật; phương pháp tổ chức, điều khiển, giám sát; phương pháp kinh tế Quản trị
Trang 4công tác xã hội là một kỹ năng, bao gồm các kỹ năng cá nhân như: soạn thảo văn
bản, viết báo cáo, ghi chép các sự việc, xử lý các tình huống và các kỹ năng
dưới góc độ tổ chức như: lập kế hoạch điều hành, kiểm soát, bố trí cán bộ, điều
phối ngân sách hoạt động…
Quản trị công tác xã hội có mặt ở tất cả các cấp độ của công tác xã hội,từ
cấp độ vĩ mô đến cấp đô vi mô Nó là một hệ thống rộng khắp bao phủ toàn bộ
xã hội Quản trị công tác xã hội đòi hỏi rất cao phải có một hệ thống thể chế
đồng bộ, thống nhất cũng như một đội ngũ những người làm quản trị xã hội có
năng lực, giàu tâm huyết, được đào tạo chuyên môn bài bản và một bản lĩnh nghề nghiệp chắc chắn
2 Phân loại Quản trị công tác xã hội
2.1.Nhà quản trị công tác xã hội
Nhà quản trị công tác xã hội là tất cả những người làm công việc điều
hành, hoạch định, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra các tiến trình xã
hội để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội; họ cũng đồng
thời là những người giúp cho việc hình thành nên các chính sách, thường xuyên
sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách xã hội nhằm làm cho các chính sách
luôn phù hợp với những nhu cầu thực tế của cơ sở
Nhà quản trị công tác xã hội có vai trò hết sức quan trọng đến thành công
hay thất bại của công tác xã hội Năng lực và hành vi của họ có ảnh hưởng to lớn
đến hiệu quả của việc cung ứng các dịch vụ xã hội Ở các nước phát triển, phần
lớn các sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ ngành công tác xã hội có nguyện vọng và tâm
huyết với ngành đều có thể trở thành nhà quản trị công tác xã hội
2.2.Năng lực của nhà quản trị công tác xã hội
Theo ý kiến của một ủy ban thuộc hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội
Mỹ, Nhà quản trị công tác xã hội phải có những năng lực sau:
1 Suy nghĩ và vạch kế hoạch trước một cách thực tế
2 Đánh giá tính khả thi của từng kế hoạch
3 Xem xét nhiều phương án khác nhau để thực hiện công việc
4 Lường trước và đánh giá được ảnh hưởng có thể có của các quyết định
5 Xếp đặt các yêu tiên
6 Ra các quyết định
7 Xử lý đồng thời nhiều vai trò và nhiệm vụ
8 Duy trì được trạng thái cân bằng cá nhân
Trang 59 Hiểu biết chức năng của hệ thống hành chính và lý thuyết về tổ chức và
sử dụng hiểu biết này để đạt được những mục đích của cơ sở
10 Khiến người khác làm việc có năng suất,tận dụng tài năng của từng cá
nhân,nhóm và loại bỏ những hạn chế của họ
11 Sử dụng quyền và ủy quyền một cách hữu ích
12 Giao tiếp có hiệu quả với người khác
13 Hành động kiên quyết
2.3.Kiến thức của nhà quản trị công tác xã hội
Nhà quản trị cần có những kiến thức cơ bản sau đây:
1 Nhà quản trị phải biết về mục đích, chính sách, dịch vụ và tài nguyên
của cơ sở
2 Nhà quản trị có kiến thức cơ bản về động thái hành vi con người
3 Nhà quản trị có một kiến thức toàn diện về các tài nguyên cộng
đồng,đặc biệt là những tài nguyên liên quan đến cơ sở của mình
4 Nhà quản trị am hiểu các phương pháp công tác xã hội được sử dụng ở
7 Nhà quản trị am hiểu về lý thuyết tổ chức
8 Nhà quản trị biết các tiến trình và kỹ thuật lượng giá
2.4 Thái độ của nhà quản trị
-Nhà quản trị tôn trọng mọi cá nhân như là những nhân cách độc lập,toàn
vẹn và có tính riêng tư
Nhà quản trị nhìn nhận rằng không ai là hoàn hảo cả và coi đây là tiền đề
trong ứng xử với mọi nhân viên và với chính mình
Nhà quản trị mong muốn tạo ra một môi trường làm việc và bầu không khí
tình cảm để đem lại điều tốt nhất cho mỗi nhân viên
Nhà quản trị ý thức về tầm quan trọng của các giá trị
Nhà quản trị thừa nhận rằng an sinh của mỗi cơ quan, tổ chức, cộng đồng
quan trọng hơn và cần phải đặt lên trên lợi ích của cá nhân cũng như bản thân
nhà quản trị
Trang 62.5 Phương cách hành động của nhà quản trị
Ngoài những năng lực, kiến thức, thái độ như đã đề cập ở trên, để quản trị
công tác xã hội một cách có hiệu quả, nhà quản trị cũng cần phải có những
phương cách hành động thích hợp sau:
Chấp nhận: Nhà quản trị biết chấp nhận nhân viên công tác xã hội cũng
như đối tượng phục vụ như là những cá nhân có cá tính riêng, độc đáo của riêng
họ
Nhà quản trị luôn tôn trọng họ, giúp họ thiết lập mục đích,tiêu chuẩn và
hướng dẫn cho họ, ủng hộ sự khác biệt cá nhân đồng thời hướng mọi người biết
tuân thủ những quy tắc, thủ tục, chuẩn mực chung của cơ quan, tổ chức
Chăm sóc: Nhà quản trị luôn tận tâm chăm sóc mọi nhân viên, biết tỏa ra
sự ấm áp chân thành, chia sẻ những cảm xúc,nghĩ suy, tin tưởng và kịp thời động
viên, tán thành, ủng hộ những việc làm đúng đắn, sáng tạo của nhân viên, tạo
những điều kiện thuận lợi cho mọi nhân viên để họ có thể phát huy tốt nhất công
việc của mình
Sáng tạo: Nhà quản trị cần phải có óc sáng tạo, không sáo mòn Nhà quản
trị không nên ngần ngại thay đổi những phương cách lãnh đạo, quản lý và việc
đưa ra những giải pháp mới khi điều kiện và hoàn cảnh đã biến đổi, khi mà
những phương sách, cách làm cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp Muốn quản trị
một cách có hiệu quả và không muốn bị tụt hậu nhà quản tri phải luôn nỗ lực tìm
kiếm cái mới, cập nhật thông tin, mạnh dạn cải tiến lề lối làm việc cũ, tiên phong
trong việc đề xuất ý tưởng, thay đổi các thủ tục dịch vụ, không ngừng hoàn thiện
chính sách, làm cho mọi chính sách luôn phù hợp với nhu cầu đang biến đổi của
thực tiễn
Dân chủ: Muốn quản trị công tác xã hội một cách có hiệu quả,nhà quản trị
phải là một người có tinh thần dân chủ, tôn trọng mọi ý kiến của các nhân viên,
nhận thức đúng đắn những gía trị đóng góp của họ, luôn biết khơi dậy tinh thần
độc lập, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc làm
của mình Nhà quản trị dân chủ phải là người xa lạ với những tư tưởng độc đoán,
chuyên quyền; Họ phải luôn gần gũi, gắn bó với nhân viên, biết lắng nghe, gạn
lọc và tập hợp được đa dạng các ý kiến của mọi người, qua đó mà đưa ra được
những quyết định quản lý đúng đắn nhất
Tin tưởng: Nhà quản trị công tác xã hội phải có niềm tin vào nhân viên và
phải biết tạo ra sự tin tưởng của họ vào mình, phải luôn biết tạo dựng niềm tin
lẫn nhau, biết tôn trọng thể diện của nhau, tuyệt đối không làm cho nhân viên
của mình bị mất thể diện trước đám đông Sự hoài nghi, thiếu tin tưởng một cách
tùy tiện, thiếu cơ sở sẽ làm suy giảm những nỗ lực cũng như nhiệt huyết của
Trang 7nhân viên trong quá trình thực hành công tác xã hội cũng như thực hiện những
mục tiêu của tổ chức
Sự chấp thuận: Mọi nhân viên công tác xã hội luôn muốn được người
lãnh đạo, quản lý hiểu mình, chấp thuận mình, thừa nhận mình Chính vì vậy,
nhà quản trị cần phải có những biểu lộ và hành vi thích hợp, kịp thời (tuyên
dương, khen ngợi, sự bằng lòng, sự chuẩn thuận) khi nhân viên công tác xã hội
làm tốt các công việc của mình Điều này là hết sức cần thiết,bởi nó mang lại lợi
ích không chỉ cho nhân viên, bản thân nhà quản trị mà cả cơ quan, tổ chức
Duy trì sự cân bằng và thăng bằng bản thân:
Muốn quản trị một cách có hiệu quả, nhà quản trị phải luôn giữ được trạng
thái cân bằng Để có được trạng thái đó,nhà quản trị phải biết tổ chức và thường
xuyên duy trì một cuộc sống hài hòa, vui tươi, điềm tĩnh trước những khó khăn,
vấp váp và những trở ngại của cuộc sống; phải biết giảm thiểu đến mức thấp nhất
những thất vọng tiêu cực, tối kỵ là không để lộ ra những cảm xúc tiêu cực (khi
đã thực sự không tránh được) trước mặt nhân viên của mình Một nhà quản trị cừ
là vừa phải biết làm việc một cách cần mẫn, hiệu quả lại vừa phải biết nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn một cách thông minh;ông ta làm việc hết mình song cũng biết
hưởng thụ cuộc sống một cách hợp lý Sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, lạc
quan,phấn chấn, tự nó sẽ lan tỏa và gây ảnh hưởng tích cực đến nhân viên của
mình và hiệu ứng tích cực của nó là hiệu quả công việc của tổ chức sẽ tăng lên
Hoạch định: Công tác hoạch định là một công việc quan trọng, cần thiết
của quản trị công tác xã hội Việc đề ra mục tiêu, kế hoạch, xác định phương
hướng hành động, cân đối nguồn lực, tính toán hiệu quả cần đạt…là những việc
làm không thể thiếu được của nhà quản trị Để làm tốt việc này, nhà quản trị cần
cần huy động mọi nhân viên xây dựng mục tiêu cá nhân đồng thời tham gia đóng
góp vào mục tiêu, chương trình hành động của tổ chức, qua đó nhà quản trị đưa
ra được kế hoạch hoạt động một cách tối ưu nhất
Tổ chức: Tổ chức hiểu theo nghĩa là “thực thể” và theo nghĩa là “hoạt
động” đều cần thiết được nhà quản trị nghiên cứu, thấu hiểu và thực sự làm chủ;
ông ta cần chủ động trong việc hình thành tổ chức, xây dựng ,sắp xếp tổ chức và
điều hành tổ chức Tổ chức mà nhà quản trị xây dựng phải thống nhất, trật tự,
thông suốt, thông đạt cả theo chiều “dọc” và theo chiều “ngang”; mọi quyền hạn
được giao phó phải kèm theo trách nhiệm một cách tương xứng và minh bạch
Nhà quản trị có thể ủy quyền song không được quá tràn lan và buông lỏng việc
kiểm soát
Ra quyết định: Ra quyết định một cách chính xác, kịp thời (trúng và
đúng) là điều hết sức quan trọng, cần thiết của nhà quản trị công tác xã hội Nhà
quản trị phải rà soát, xem xét, tính toán một cách đầy đủ các dữ kiện, phải lựa
Trang 8chọn được những phương án tối ưu nhất trong các phương án có thể lựa chọn ở
những thời điểm nhất định; ông ta cũng đồng thời phải chịu trách niệm về những
quyết định của mình (không đùn đẩy cho người khác)
Ngoài những phương cách trên, trong quá trình quản trị công tác xã hội
nhà quản trị cũng phải biết hành xử một cách nhuần nhuyễn một số các việc làm
khác như: ủy quyền, chọn các ưu tiên, tạo thuận lợi cho nhân viên,truyền thông,
tương tác với cộng đồng và những ngành nghề khác, sắp xếp thời gian hợp lý,
động viên, xây dựng
Đạo đức nghề nghiệp của nhà quản trị: Những phẩm chất đạo đức của
nhà quản trị công tác xã hội bao hàm một cách khá toàn diện từ tính trung thực,
liêm chính,vô tư không tham lam, vụ lợi cho đến sự chân thành cởi mở, lịch sự,
tôn trọng, bình đẳng, biết giữ gìn thể diện, bí mật, danh dự của nhân viên, cán
bộ, đối tượng phục vụ…lòng tự trọng, ý thức nghề nghiệp, tinh thần học hỏi
vươn lên, trách nhiệm và sứ mệnh đối với ngành
3 Nhu cầu về quản trị công tác xã hội
Ngành quản trị công tác xã hội còn hết sức mới mẻ nếu không muốn nói
rằng còn sơ khai ở Việt nam nước ta Để tìm hiểu và có được những thông tin
bước đầu về thực trạng nhận thức, hiểu biết và nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên, cán bộ về nghề công tác xã hội và quản trị công tác xã hội, năm 2013
Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc khảo sát chọn mẫu trên các đối tượng sinh
viên, cán bộ với quy mô mẫu là 800 (trong đó 400 là học viên trung cấp, cao
đẳng, 400 là cán bộ trên địa bàn 4 tỉnh: Bắc Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà
Tĩnh) Kết quả khảo sát cho chúng ta những thông tin bổ ích sau:
3.1 Hiểu biết của sinh viên về công tác xã hội và quản tri công tác xã hội
Có tới 90,8% số người được hỏi, có nhận thức về công tác xã hội song chỉ
có 39,6% có hiểu biết về quản trị công tác xã hội; và 60,45% không biết về vấn
đề này Qua phỏng vấn sâu các đối tượng trên cũng cho chúng ta những kết quả
về sự hạn chế và khiếm khuyết đáng kể trong nhận thức của họ về những nội
dung cơ bản của quản trị công tác xã hội Cũng theo kết quả khảo sát, sinh viên
hiểu biết về quản trị công tác xã hội chủ yếu chỉ từ nguồn truyền thông đại chúng
song tỉ lệ cũng rất thấp (36,6%); nguồn từ đào tạo trong nhà trường chỉ là 15,2%
Điều này cho thấy sự bức bách về sự cần thiết phải sớm có những khóa đào tạo
cơ bản, chính quy cho sinh viên để mau chóng lấp vào những “lỗ hổng” này
3.2 Nhu cầu học tập của sinh viên về môn quản tri công tác xã hội
môn quản trị công tác xã hội Trong mười nội dung cơ bản của môn quản trị
Trang 9công tác xã hội được sinh viên trả lời có nhu cầu và rất có nhu cầu đều ở mức (từ
80% đến 90%)
Với khái niệm, lý thuyết quản trị công tác xã hội, có đến 59,5% sinh viên
có nhu cầu được đào tạo; 27,4% sinh viên rất có nhu cầu 57,7% sinh viên có
nhu cầu học nguyên tắc, yêu cầu trong Quản trị công tác xã hội, 30,3% là rất có
nhu cầu; 50,3% tỷ lệ phần trăm có nhu cầu học tổ chức và quản trị công tác xã
hội, có đến 37,7% sinh viên rất có nhu cầu Nội dung về hệ thống quản trị công
tác xã hội, sinh viên có nhu cầu và rất có nhu cầu với tỷ lệ phần trăm lần lượt là
52,3% và 31,7% 52,8% và 18,6% là tỷ lệ phần trăm có nhu cầu và rất có nhu
cầu học quản trị công tác xã hội trường hợp của sinh viên Quản trị công tác xã
hội nhóm, sinh viên có nhu cầu học cũng chiếm đến 58,7%; Quản trị công tác xã
hội gia đình là 57,9%; Chính sách xã hội là 49,1%; 50,9% và 51,9% là tỷ lệ có
nhu cầu của nội dung xã hội hóa và quản trị công tác xã hội Vẫn có một số sinh
viên không có nhu cầu và thậm chí không có đánh giá nhưng số lượng sinh viên
ấy chiếm tỷ lệ nhỏ (không đáng kể)
Trả lời câu hỏi về trình độ mà người học muốn được học tập về quản trị
công tác xã hội, có 13,7% số người được hỏi cho rằng, họ muốn học tập ở trình
độ thạc sỹ, 33,6%% muốn học ở trình độ cử nhân, 25,9% muốn học ở trình độ
cao đẳng, 10,2% muốn học tập ở trình độ trung cấp, 16,7 % muốn học ở lớp tập
huấn ngắn han
3.3 Nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ về công tác xã hội
Thu thập thông tin về những nội dung này, kết quả cuộc khảo sát cho thấy,
tỷ lệ cán bộ được đào tạo về công tác xã hội ở cơ quan, địa phương là tương đối
lớn (67,8%) Điều đó chứng tỏ công tác xã hội đã được chú trọng một cách khá
thỏa đáng Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lại hết sức hạn chế về tri thức,kinh nghiệm
và những kỹ năng cần thiết về quản trị công tác xã hội cũng như họ còn thiếu
vắng những cán bộ dưới quyền đươc đào tạo về công tác xã hội Có đến 17,0%
cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nắm chắc tầm quan trọng của công tác xã hội;
21,8% cán bô lãnh đạo, quản lý chưa đủ kiến thức quản trị công tác xã hội Và
cũng chính vì vậy cán bộ có nhu cầu khá cao được tiếp cận, học tập môn quản trị
công tác xã hội Khi hỏi nhu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về những
nội dung cụ thể của môn học này, cuộc khảo sát chỉ ra như sau: 39,6% cho rằng
học tập về nội dung khái niêm,lý thuyết quản trị công tác xã hội là rất quan
trọng;tiếp đến là 49,5% học nguyên tắc,yêu cầu quản trị công tác xã hội; 52,1%
(tổ chức và quản trị công tác xã hội); 37,2% (hệ thống quản trị công tác xã hội);
21,5% (quản trị công tác xã hội trường hợp); 33,9% (quản trị công tác xã hội
nhóm); 35,8% (quản trị công tác xã hội gia đình); 51,0 (chính sách xã
hội).;43,3% (quản trị công tác xã hội nói chung)
Trang 10Tóm lại, kể cả sinh viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các địa phương
khảo sát đều có nhu cầu rõ ràng và khá thiết thực về việc học tập môn quản trị
công tác xã hội Đây là những nhu cầu thực tế cần chính phủ, các cơ sở đào tạo,
các cơ quan chức năng sớm đáp ứng
Nhu cầu vận dụng kiến thức và phương pháp quản trị công tác xã hội kết
quả điều tra cán bộ) ở Việt nam và ở các nước khác, số liệu và ý kiến đánh giá
Nhu cầu đào tạo (kết quả điều tra người học): nhu cầu học môn quản trị
công tác xã hội trong chương trình đào tạo nghề công tác xã hội ở Việt Nam và ở
nước khác, số liệu và ý kiến đánh giá
4 Phân biệt quản trị công tác xã hội với quản trị kinh doanh và quản lý
hành chính nhà nước
4.1 Quản trị công tác xã hội và quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là việc thực thi các hành vi quản trị quá trình kinh
doanh để duy trì, phát triển việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp
Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo hệ thống, quy trình và sự
tối đa hóa “hiệu suất” quản lý kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định
quản lý, là quá trình phổ quát của con người và tổ chức, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực để hoạt động đạt được các mục tiêu
Quản trị kinh doanh được phân chia thành các chuyên ngành như; Quản trị
nhân sự; Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị chất lượng… Quản trị công tác
xã hội cũng khác với quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chủ yếu là
vấn đề phân bổ và kiểm soát các nguồn lực bên trong doanh nghiệp nhằm phát
triển doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp thích ứng với những điều kiện đang
biến đổi Để quy hoạch, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cần
đến các thể chế quản trị gồm luật doanh nghiệp; hội đồng quản trị; các luật liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp như luật lao động, luật sản phẩm v v
Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là tăng trưởng, là tối đa hóa lợi nhuận Trong
khi đó, quản trị công tác xã hội là một kiểu hoạt động phi lợi nhuận, nó hướng
vào việc xây dựng, thực thi pháp luật, thể chế, bộ máy và điều chỉnh chúng nhằm
huy động, khai thác, phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực của xã hội để trợ
giúp cho các đối tượng gặp khó khăn trong cuộc sống vươn lên và hội nhập xã
hội một cách có hiệu quả
4.2 Quản trị công tác xã hội và quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động của cơ quan hành chính nhà
nước lên đối tượng là con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được mục
tiêu của chính phủ Phương pháp quản lý và cách tiếp cận cụ thể phụ thuộc vào
Trang 11từng thể chế chính trị của từng quốc gia cũng như những mục tiêu cần đạt mà các
quốc gia đó đặt ra
Tiếp cận dưới giác độ thực thi quyền lực nhà nước thì quản lý hành chính
nhà nước là thực thi quyền hành pháp của nhà nước Dưới giác độ hoạt động cụ
thể thì quản lý hành chính nhà nước là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã
hội và tổ chức thực thi pháp luật ban hành Quản lý hành chính nhà nước là quản
trị học vĩ mô, cần thiết và chi phối tất cả các nhà quản lý các cấp Ngoài quản lý
hành chính nhà nước (quản lý của chính phủ) còn xem xét đến mối quan hệ
ngoài nhà nước gọi là hành chính “tư” Quản trị công tác xã hội không có vai trò
ở cấp độ như vậy nên quản trị công tác xã hội khác với quản lý hành chính nhà
nước
Trang 12Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1 Khái niệm quản lý
Frederick W.Taylor là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái
“quản lý theo khoa học” Ông cho rằng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý không phải là mối quan hệ đối lập mà là quan hệ hòa hợp, hợp tác
Có sự phân định công việc và trách nhiệm giữa những người quản lý về chức
năng lập kế hoạch và điều hành, giữa người quản lý và người bị quản lý đều
được xác định rõ ràng Ông có định nghĩa về quản lý như sau:
“Quản lý là quá trình theo đó chủ thể/nhóm chủ thể này tác động lên đối
tượng quản lý bằng các phương tiện và công cụ quản lý để đạt được kết quả tốt
+ Chuyên môn hóa lao động, mỗi người có một vị trí, trách nhiệm, nhiệm
vụ cụ thể
+ Tiêu chuẩn hóa công việc: Mỗi một công việc đều được chuẩn hóa trong
cả quá trình thực hiện cũng như kết quả cuối cùng Tạo thói quen áp dụng khoa
học kỹ thuật thay cho kinh nghiệm vào quy trình sản xuất
+ Cải tiến công cụ và lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện công việc
+ Định mức lao động: Là chuẩn mực, những chỉ tiêu đặt ra để phân định
và đánh giá kết quản công việc của người lao động
+ Kỷ luật lao động: Người lao động phải tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt về thời gian, quy trình, trách nhiệm và thái độ lao động nhằm tạo ra một
phong cách công nghiệp
Xây dựng môi trường lao động: Bao gồm môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội
+ Môi trường tự nhiên: Liên quan tới cách thức bố trí, sắp xếp các bộ phận
khác nhau trong một nhà máy và vị trí địa lý của các cơ sở sản xuất
Trang 13+ Môi trường xã hội: Là quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất
Với cách tiếp cận từ góc độ kinh tế - kỹ thuật, Taylor đã xác lập những tư
tưởng quản lý có tính ứng dụng cao và các giá trị có tính lý luận nối bật Đặc biệt
những tri thức về quản lý hướng tới yêu cầu cần phải có của đối tượng quản lý
Fayol đã được coi là người đặt nền móng cho lý luận quản lý cổ điển, là
“một Taylor của châu Âu” và là “người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện
đại” (trong xã hội công nghiệp)
Với định nghĩa: “Quản lý là quá trình ra quyết định và dẫn dắt thực hiện
quyết định để đạt được kết quả tối ưu.” 9
Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ
chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào
bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý Ông cho rằng
thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà
chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp
mà họ sử dụng Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối
với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất Tư tưởng quản lý đó
phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công
nghiệp) có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác
Những vấn đề mà thuyết Fayol đã giải đáp khá rõ ràng là nội hàm của khái
niệm quản lý, các chức năng cơ bản của quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý và
nguyên tắc vận hành của guồng máy tổ chức
Trước hết, ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6
nhóm công việc chính gồm: 1.Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến); 2.Thương
mại (mua bán, trao đổi); 3.Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn); 4.An ninh
(bảo vệ tài sản và nhân viên); 5.Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch
toán giá thành, thống kê); 6.Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển,
phối hợp, kiểm tra)
Qua đó, ông xác định nội hàm quản lý gồm: lập kế hoạch, tổ chức, điều
khiển, phối hợp và kiểm tra Chính đó là sự khái quát các chức năng quản lý, bảo
đảm cho hoạt động tiến hành thuận lợi và có hiệu quả Như vậy chức năng quản
lý chỉ tác động đến con người, là sự quản lý của tổ chức xã hội đối với con người
(không phải là trực tiếp tác động đến nguyên liệu, thiết bị…) Với quan niệm đó,
thực chất thuyết Fayol là lý thuyết về tổ chức xã hội Cũng qua đó, Fayol phân
biệt rõ lãnh đạo với quản lý, trong đó quản lý chỉ là một công cụ bảo đảm sự lãnh
đạo nhằm đạt được mục đích của cả tổ chức; và do đó hoạt động chủ yếu của
9 Tập bài giảng về Xã Hội Học Quản Lý của Tiến Sĩ Trịnh Anh Tùng
Trang 14người lãnh đạo là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động quản
lý để thúc đẩy các hoạt động của tổ chức
Mặt khác, Fayol cũng cho rằng quản lý không phải là đặc quyền và trách
nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu, mà được phân chia cho các thành viên
khác trong hệ thống tổ chức quản lý Từ đó, ông đưa ra trật tự thứ bậc trong hệ
thống đó gồm 3 cấp cơ bản: cấp cao là Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành;
cấp giữa là các người tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần việc, từng công
đoạn; cấp thấp là các người chỉ huy tác nghiệp ở từng khâu Trật tự đó thể hiện
sự phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng
Phân công lao động phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết; 2.Xác định quyền hạn
và trách nhiệm rõ ràng, đúng mức; 3.Duy trì tốt kỷ luật trong đội ngũ, đảm bảo
sự quy củ và tinh thần phục vụ; 4.Đảm bảo sự thống nhất chỉ huy, chấp hành
mệnh lệnh từ một trung tâm; 5.Chỉ đạo nhất quán (theo một kế hoạch, một đầu
mối); 6.Xử lý hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích chung cao nhất; 7.Trả công thỏa
đáng, công bằng, sòng phẳng; 8.Tập trung quyền lực trong hệ thống tổ chức quản
lý; 9.Xác định rõ và ổn định hệ thống cấp bậc với chức trách rõ ràng; 10.Đảm
bảo trật tự trong hệ thống với vị trí xác định; 11.Thực hiện công bằng trong quan
hệ đối xử; 12.Ổn định đội ngũ nhân sự và được bổ sung kịp thời; 13 Khuyến
khích tính sáng tạo, chủ động của mọi người; 14.Xây dựng bầu không khí tập thể
đồng thuận, đoàn kết nội bộ
Thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ
cương trong tổ chức Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi
trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh
nghiệp (với khách hàng, với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước)
Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan trọng
của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc hợp
lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành Nhiều luận
điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài,
được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người
cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức
Tiếp cận về quản lý từ góc độ quản trị và thiên về chủ thể quản lý, khác
với Fayol nhấn mạnh chủ thể quản trị và thiên về chủ thể quản lý thì M.Weber
chú trọng trang bị những kiến thức có tính chuyên nghiệp hóa cho đội ngũ nhà
10 “Thuyết quản lý của Fayol”
11 “Thuyết quản lý gắn với quyền lực của Max Weber và sự thể hiện trong thực tế các doanh nghiệp”
Trang 15Định nghĩa 3: Quản lý là làm thế nào để cho hành động xã hội được thực
hiện 12
Bộ máy quản lý của Weber thiết kế là một thể chế quản trị trong lý tưởng,
hay còn được gọi là bộ máy quan liêu Thể chế quản lý quản trị trong lý tưởng,
có những ưu điểm nổi bật so với các thể chế quản lý truyền thống, nhưng mạnh
hơn với tính chuẩn xác, tính thống nhất, quan hệ phục nghiêm ngặt, phòng ngừa
va chạm, tiết kiệm nhân lực, vật lực
1 Phân công lao động - nguyên tắc phân định thẩm quyền và trách nhiệm
trong tổ chức; 2 Cấu trúc dựa trên hệ thống phân cấp - một kim tự tháp kiểm
soát như trong quân đội, nơi các quan chức cấp cao hơn giám sát các quan chức
cấp thấp hơn trong tổ chức; 3 Thiết lập những quy định pháp luật và những quy
chế về chức quyền, chức trách; 4 Quản lý dựa trên thông tin - về các nhân viên,
quy trình, hồ sơ, báo cáo, dữ liệu, vv; 5 Tất cả lao động trong tổ chức phải
chứng minh năng lực của mình cho công việc thông qua giáo dục, đào tạo, kinh
nghiệm; 6 Mọi thành viên của tổ chức phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ của
mình với thái độ phục tùng
Theo Weber về mặt quản lý, quyền lực là mệnh lệnh của nhà quản lý tác
động đến hành vi của người bị quản lý Người bị quản lý phục tùng mệnh lệnh,
lấy đó làm chuẩn mực cho mọi hành vi của họ Nhưng không những vậy, Weber
còn coi rằng quản lý không chỉ là mệnh lệnh được phục tùng mà còn cho rằng
người bị quản lý vui lòng phục tùng, giống như đó là việc của mình Theo
Hệ thống phân cấp - yếu tố áp dụng chặt chẽ nhất hợp lý về các công việc
hành chính, mức độ vững chắc, được phân loại của điều phối và lệ thuộc, trong
đó cấp trên sẽ giám sát cấp dưới
Sự khác biệt hoặc chuyên môn là những gì nhà xã hội học cho rằng nó
xuất phát từ vai trò, chuyên môn là kết quả của phân công lao động, cả hai đều
cần thiết cho sự kết hợp để đạt được mục tiêu
Trình độ chuyên môn hoặc thẩm quyền - không giống như tính chuyên
nghiệp, năng lực có nghĩa là " sự phù hợp" cho công việc và trình độ chuyên
môn có nghĩa là kinh nghiệm và học vấn
Theo Weber có 3 loại quyền lực
12 Tập bài giảng về Xã Hội Học Quản Lý của Tiến Sĩ Trịnh Anh Tùng
13 Theories of bureaucracy - "Coordination is the philosopher's stone of public management" (Harold Seidman)
14 Heady, F (1959) "Bureaucratic theory and comparative administration." Administrative Science Quarterly 3(4):
509-525
Trang 16+ Quyền lực truyền thống: Dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị chính
thống của người sử dụng quyền lực, và sự phục tùng đối với cá nhân người có
địa vị chính thống bất khả xâm phạm, được biểu hiện qua chế độ thủ lĩnh, trưởng
bộ tộc, chế độ cha truyền con nối
+ Quyền lực do các các nhân siêu phàm: Dựa vào sự sùng bái và yêu quý
đối với một cá nhân trời phú hoặc một anh hùng có đạo đức gương mẫu Đây là
sự phục tùng dựa vào lòng tin của cấp dưới về sự thiêng liêng của lãnh tụ, khôn
phải do cưỡng chế, chỉ dựa vào khả năng cảm hóa
+ Quyền lực pháp lý: Dựa vào tính chất hợp lý, hợp pháp hoặc quyền lực
của người được cử làm chỉ huy Đây là loại hình quyền lực mà những người sử
dụng nó là những người thực thi các quy định của pháp luật, chứ không phải
ngọn nguồn của các quy định của pháp luật
Một số đặc trưng của quản lý
Với các hoạt động của quản lý có thể đưa ra các đặc trưng chính như
sau15:
1 Quản lý là một hoạt động: Quản lý là một hoạt động có liên quan với
việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của con người và không phải con
người sản xuất
2 Lực lượng vô hình: Quản lý là một lực lượng vô hình Sự tồn tại của nó
có thể được cảm nhận thông qua các doanh nghiệp hoặc tổ chức đang quản lý
3 Định hướng mục tiêu: Quản lý là mục tiêu định hướng vì nó nhằm mục
đích đạt được một số mục tiêu nhất định và mục tiêu Theo Haimann, "Quản lý
hiệu quả luôn luôn là quản lý theo mục tiêu" Quản lý cán bộ nhân viên khác và
áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của họ để đạt được các mục tiêu
mong muốn
4 Hoàn thành thông qua những nỗ lực của những người khác: quản lý
không thể làm mọi thứ mình Họ phải có khả năng và kỹ năng cần thiết để có
được công việc thực hiện thông qua những nỗ lực của người khác
5 Hoạt động phổ biến: Quản lý là sự phổ biến Quản lý là cần thiết trong
tất cả các loại, tổ chức Bất cứ nơi nào có một số hoạt động, quản lý Các nguyên
tắc cơ bản của quản lý là phổ biến và có thể được áp dụng ở bất cứ đâu và trong
mọi lĩnh vực, chẳng hạn như kinh doanh, xã hội, tôn giáo, văn hóa, thể thao,
hành chính, giáo dục, chính trị hay quân sự
15 “Definition, Meaning and Characteristics of Management.”
http://www.publishyourarticles.net/knowledge-hub/business-studies/management-definition.html
Trang 176 Nghệ thuật cũng như Khoa học: Quản lý là cả một nghệ thuật và khoa
học Nó là một khoa học vì nó có một cơ quan tổ chức kiến thức, trong đó có
một số chân lý phổ quát và một nghệ thuật như quản lý đòi hỏi kỹ năng nhất định
được áp dụng nhiều hơn hoặc ít hơn trong mọi tình huống
7 Đa ngành kiến thức: Mặc dù quản lý là một môn học riêng biệt, nó chứa
các nguyên tắc rút ra từ nhiều khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội học, vv
8 Quản lý là khác biệt từ quyền sở hữu: Trong thời hiện đại, có một ly
hôn quản lý từ quyền sở hữu Ngày nay, các tập đoàn lớn được sở hữu bởi một
số lượng lớn của các cổ đông trong khi quản lý của mình trong tay được trả
lương nhà quản lý đủ điều kiện, thẩm quyền và kinh nghiệm
9 Cần ở tất cả các cấp: Theo bản chất của nhiệm vụ và phạm vi quyền
hạn, quản lý là cần thiết ở tất cả các cấp, tổ chức, tức là cấp cao nhất, trung bình
và cấp thấp hơn
10 Tích hợp quá trình: Quản lý là một quá trình tích hợp Nó tích hợp
những người đàn ông, máy và vật liệu để carryout các hoạt động của doanh
nghiệp một cách hiệu quả và thành công Quá trình hội nhập này là kết quả theo
định hướng
Quản trị so với quản lý
Theo Hahn, "Quản trị có nghĩa là xác định tổng thể của chính sách, thiết
lập các mục tiêu lớn, việc xác định các mục đích chung và đặt các chương trình
và các dự án rộng" Nó dùng để chỉ các hoạt động của các cấp cao hơn Nó đưa
ra các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp Theo Newman, "Quản trị có nghĩa là
hướng dẫn, lãnh đạo và kiểm soát của những nỗ lực của các nhóm hướng tới một
số mục tiêu chung"
Trong khi đó, quản lý liên quan đến việc hình thành, khởi xướng và cùng
nhau đưa các yếu tố khác nhau, điều phối, gạt, tích hợp các thành phần tổ chức
đa dạng trong khi vẫn duy trì khả năng tồn tại của tổ chức hướng tới một số mục
tiêu được xác định trước Nói cách khác, nó là một nghệ thuật nhận được những
điều thực hiện thông qua với những người trong các nhóm chính thức tổ chức
Trang 18Cơ sở Quản lý Quản trị
Ý
nghĩa
Quản lý là một nghệ thuật tiếp nhận
được những điều thực hiện thông
qua người khác bằng cách chỉ đạo
các nỗ lực của họ hướng tới đạt
được các mục tiêu được xác định
Quản lý quyết định anh ta là ai và
nên làm như thế nào
Quản trị quyết định những gì đang được thực hiện và khi nó được thực hiện
Chức
năng
Quản lý đóng vai trò như một chức
năng hành động làm bởi vì nhà quản
lý tiếp nhận công việc được thực
hiện dưới sự giám sát của họ
Quản đóng vai trò như một chức năng suy nghĩ vì kế hoạch chính sách được xác định theo quy
Trang 19Áp dụng đối với doanh nghiệp không quan ngại tức là các câu lạc bộ, trường học, bệnh viện vv
động
Quản lý bị ảnh hưởng bởi các giá trị, ý kiến, niềm tin & quyết định của các nhà quản lý
Quản trị bị ảnh hưởng bởi chính phủ công cộng, ý kiến chính sách, tổ chức tôn giáo,
Trạng
thái
Quản lý cấu thành tất cả những nhân viên của tổ chức trả thù lao (trong các hình thức tiền lương, tiền công)
Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của doanh nghiệp, những người kiếm được lợi nhuận trên vốn đầu
tư và lợi nhuận trong các hình thức cổ tức
Thực tế, không có sự khác biệt giữa quản lý và quản trị Nhà quản lý nào
cũng đều cần có liên quan với cả hai chức năng quản lý, quản trị và chức năng
quản lý tác như trong hình Tuy nhiên, các nhà quản lý thường ở mức cao hơn
trong hệ thống phân cấp biểu thị thời gian hơn vào chức năng quản lý và mức độ
thấp hơn biểu thị thời gian chỉ đạo và kiểm soát quản lý hiệu quả của người lao
động,
(Administration: Quản lý; Management : Chỉ đạo và kiểm soát ; Top level : Mức cao nhất;
Middle level: Mức trung bình; Lower level: Mức thấp)
Trang 20Hình 1 Hệ thống phân cấp biểu thị thời gian hơn vào chức năng quản
lý và mức độ thấp hơn biểu thị thời gian chỉ đạo và kiểm soát quản lý hiệu
quả của người lao động 19
Hình trên cho thấy mức độ quản trị và quản lý thực hiện bởi các mức độ
khác nhau trong quản lý
2 Khái niệm lãnh đạo (leadership)
Lãnh đạo bao hàm những điều tốt nhất với tầm nhìn chiến lược, có sức
thuyết phục bằng lời nói và kết quả cụ thể Trong nghiên cứu của lãnh đạo, một
định nghĩa chính xác là không cần thiết nhưng khái niệm hướng dẫn là cần
thiết.20
Một số đặc trưng của lãnh đạo
Nghiên cứu đặc tính của lãnh đạo tạo ra sự hữu ích trong xu hướng thay
đổi các đặc điểm làm cho khái niệm được xử lý dễ dàng hơn Có những đặc điểm
phổ biến để xác định vai trò lãnh đạo, và việc tìm kiếm chúng chỉ mất một số
nghiên cứu của những người đã thành công Tích cực xây dựng trên những đặc
điểm này, bạn có thể phát triển thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn
Có rất nhiều các đặc trưng của lãnh đạo, tuy nhiên chúng ta sẽ tham khảo
một vài đặc trưng cơ bản và phổ biến
Dưới đây là một số trong những đặc điểm phổ biến nhất trong các đặc tính
1 Sự đồng cảm; 2 Tính nhất quán; 3 Trung thực; 4 Định hướng; 5
Truyền thông; 6 Tính linh hoạt; 7.Tính tổng quát
1 Kỹ Năng; 2 Giá trị; 3 Tổ chức ý thức; 4 Sự tự tin; 5 Tính linh hoạt; 6 Kỹ
năng sáng tạo; 7 Đạt được thành tựu
Trang 21Điều rất quan trọng để hiểu thấu với thực tế rằng lãnh đạo và quản lý là
khác nhau Tuy nhiên sự phổ biến ngôn ngữ, cách nói trong kinh doanh và sử
dụng các chức danh tổ chức như 'lãnh đạo' và 'quản lý' đã làm cho khái niệm trở
nên phức tạp Điều này có nghĩa khi tìm cách để cải thiện các kỹ năng về 'lãnh
đạo' hoặc 'quản lý' , trước tiên phải ngừng sử dụng các thứ tương tự hoặc hoán
đổi cho nhau và nhận ra sự khác biệt Sự khác biệt này cho phép bạn tập trung
vào các chi tiết cụ thể cần thiết để nâng cao năng lực và hiệu quả trong từng khu
vực
Xét sự tương phản giữa lãnh đạo và quản lý cung cấp một cách khác để đi
đến một định nghĩa về lãnh đạo
Với lãnh đạo, không có định nghĩa duy nhất, một số chủ đề phổ biến xung
quanh quản lý bao gồm: Làm cho công việc thực hiện thông qua người khác để
đạt được mục tiêu đã đề ra, lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát chức
năng quản lý của Fayol, làm rõ mục tiêu, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch công
việc, quản lý tài nguyên, tổ chức và hoạt động phối hợp, đo lường và kiểm soát
hiệu suất
Quản lý là một tập hợp phức tạp các kỹ năng liên quan đến nhau Quản lý
theo nhiều cách để đảm bảo tổ chức có thể cung cấp nhất quán, dự đoán và sản
xuất các kết quả đầu ra, các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng về chất lượng, các chi phí cần thiết, trong thời gian, ngân sách và thời gian
Với tính chất phức tạp của các tổ chức ngày hôm nay, cấu trúc phức tạp của họ
và chuỗi cung ứng cung cấp này thực hiện nhất quán trong việc thay đổi thế giới
và thị trường không dễ dàng
Đến với lãnh đạo, chúng ta thấy nó được liên kết chặt chẽ hơn với:
Tạo ra một tầm nhìn cho tương lai và hướng chiến lược được thực hiện để
đạt được điều đó với mọi người theo cách như vậy, rằng họ sẽ hỗ trợ nó, cam kết
và được thúc đẩy để đạt được nó
Trọng tâm khác là các yếu tố của người lãnh đạo như Miller đưa ra sự
phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý sau đây:
'Quản lý liên quan đến việc sử dụng nguồn lực con người, thiết bị và các
thông tin để đạt được các mục tiêu khác nhau Mặt khác, lãnh đạo tập trung vào
Quản trị so với lãnh đạo
23 “Leadership”
Source: http://www.iwise2.com/leadership
Trang 22Sergiovanni (1991) xác định quản trị là một quá trình làm việc với và
nhà quản trị là một trong những người chịu trách nhiệm để thực hiện quá trình
này Nhà quản trị lý thuyết mô tả vai trò cần thiết và nhiệm vụ quản lý như lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Quản lý cũng liên quan với các công
việc như lập kế hoạch, phối hợp, chỉ đạo, xác định mục tiêu, hỗ trợ công việc của
những người khác, và đánh giá hiệu quả Tuy nhiên, lãnh đạo là công việc với
các kỹ năng cao cấp Nó được hình dung là nhiệm vụ, chiến lược phát triển,
những người truyền cảm hứng, và sự thay đổi văn hóa (Evans, 1996, trang 148)
Nhà quản trị có một nền tảng quyền lực hợp pháp và có thể thưởng hoặc
trừng phạt dựa trên quyền lực chính thức vốn có của họ Ngược lại, các nhà lãnh
đạo hoặc có thể được bổ nhiệm hoặc xuất hiện từ trong một nhóm Các nhà lãnh
đạo có tầm ảnh hưởng khác và có thể thực hiện vượt ra ngoài những hành động
quyết định của cơ quan có thẩm quyền chính thức
Nhà quản trị và nhà quản lý có nhiều quyết định cứng rắn và tham gia vào
các hoạt động hằng ngày Nhưng theo Peter Drucker, nhà lãnh đạo lại không
tham gia nhiều vào các quyết định Họ tập trung vào những người quan trọng có
tác động vào các khía cạnh của tổ chức lớn hơn Họ cố gắng nghĩ rằng thông qua
những gì là chung chung và chiến lược, chứ không phải là giải quyết các vấn đề
hàng ngày Trong khi đó, các nhà quản lý có liên quan với việc hình thành các
cấu trúc và quy trình hiện có của tổ chức để tạo ra các kết quả mong muốn, các
nhà lãnh đạo có một cam kết hoặc tầm nhìn của họ Quản lý là liên quan đến
việc thực hiện chính sách, trong khi một nhà lãnh đạo lập chính sách
3 Một số lý thuyết quản lý, lãnh đạo: cơ sở lý luận của quản trị công tác xã
hội
3.1 Lý thuyết của F Taylor
Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) Tác giả là một kĩ sư người Mỹ
và ông tổ của lí thuyết về quản lí - tổ chức khoa học lao động Là con thứ hai
trong một gia đình có ba con khá giả, ông sinh ra và lớn lên ở Germantown,
Pennsylvania Sớm được nhận vào học ở đại học Haward, nhưng ông cũng đã
sớm bỏ học Có hai giả thuyết liên quan đến việc bỏ học của ông: do thị lực yếu
và sau đó là không thấy rõ và do đam mê đặc biệt về cơ khí, mà ở Haward thì
không nổi tiếng ngành này Sau bốn năm học nghề trong một nhà máy bơm,
24 “leadership-vs-administration”
http://www.soencouragement.org/leadership-vs-administration.htm
Trang 23Frederick W Taylor trở thành thợ tiện, năm 1878, tại công ty Midvale Steel
Company Ông đã vượt qua các bậc thang nghề nghiệp để lấy được bằng kĩ sư
vào năm 1883 sau khi đã hoàn thiện các lớp học kĩ sư buổi tối
Năm 1884, được bổ nhiệm làm kĩ sư trưởng của công ty, ông đã thiết kế
một xưởng sản xuất kiểu mới Năm 1890, ông trở thành giám đốc của
Manufacturing Investment, một nhà máy chế biến bột giấy trước khi dành thời
gian cho ngành tư vấn tổ chức công nghiệp
Các nghiên cứu của ông đã cho phép ông thể hiện các quan điểm của mình
trong cuốn Shop Management (1903) Năm 1911, tác giả đã công bố một cuốn
sách nổi tiếng và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Những nguyên tắc của quản lí
một cách khoa học 25 Cuốn sách này đã có tiếng vang lớn Khi áp dụng các
nguyên tắc tổ chức lao động một cách khoa học, ngành công nghiệp Mỹ đã đạt
được sự tăng trưởng về năng suất và lợi nhuận chưa từng có Frederick W
Taylor đã mở ra con đường cạnh tranh năng suất lao động cho tất cả các nước
tham gia cuộc chạy đua công nghiệp Tác giả cũng trở nên nổi tiếng thế giới Ở
Pháp, Henry Le Chatelier (1850 – 1936) là người nhiệt huyết nhất trong việc giới
thiệu và khuyếch tán các phương pháp tổ chức và quản lí công nghiệp của
Frederick W Taylor
Tổ chức - quản lí lao động theo khoa học
Phân chia lao động 26 là thuật ngữ cơ bản cho phép tăng năng suất lao
động bằng việc chuyên môn hoá các nhiệm vụ được Frederick W Taylor sử
dụng và phát triển triệt để hơn, nhưng đây không phải là thuật ngữ do ông sáng
tạo ra Ngay ở thời kì Trung Cổ, các nghệ sĩ đã có thể giới hạn không gian nhiệm
vụ mà họ có thể làm trong một ngày Dưới triều đại Louis XIV ở Pháp, Vauban
(1633 – 1707), kiến trúc sư nổi tiếng bấy giờ, đã dựa vào phương pháp tính thời
gian trong việc giải phóng mặt bằng để tiến hành các công trình xây dựng thành
bang hay pháo đài Đối với nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1723 – 1790),
phân chia lao động nghiêm ngặt theo khoa học là nguồn gốc của sự giàu có
Frederick W Taylor cũng không phải là người nghĩ ra cách phân chia rạch ròi
giữa những người thiết kế, tổ chức lao động và những người thực hiện Đây là
phương pháp của Filippo Brunelleschi, một trong những kiến trúc sư vĩ đại của
nhóm Quattrocento Nhờ vào các quy luật tính toán, tác giả này đã phân biệt rõ
ràng hai giai đoạn: tổ chức và thực hiện
a Nguyên tắc phân chia lao động theo trục tung
25 The Principles of Scientific Management
26 Tập bài giảng về Xã Hội Học Quản Lý của Tiến Sĩ Trịnh Anh Tùng
Trang 24Đây là nguyên tắc “đặt đúng người đúng chỗ” (“the right man at the right
place”) Theo nguyên tắc này, người ta phân biệt rạch ròi giữa công việc trí tuệ
của những người kĩ sư ở “phòng phương pháp” và công việc trên thực địa của
những người công nhân Kĩ sư có trách nhiệm thiết kế và tổ chức quy trình sản
xuất Đối với một nhiệm vụ, kĩ sư tính toán một thời gian chuẩn để thực hiện nó
Công nhân phải áp dụng nghiêm ngặt các yêu cầu chuyên biệt theo đúng nhiệm
vụ Sự phân tách tuyệt đối giữa kĩ sư thiết kế/tổ chức sản xuất và công nhân bao
hàm cả sự phân chia xã hội rạch ròi giữa một bên là những người mặc áo “cổ
trắng” - biểu tượng của cán bộ và những người mặc áo “cổ xanh” Người ta
nguyên tắc hoá, quy trình hoá và pháp điển hoá lao động bằng các chỉ dẫn hay
mệnh lệnh từ cấp trên xuống cấp dưới
b Nguyên tắc phân chia lao động theo trục hoành
Nguyên tắc này đã được Charlie Chaplin biếm hoạ trong phim hài nổi
tiếng Thời hiện đại Đây là nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở chia nhỏ nhiệm
vụ theo mảng: công việc được chia ra thành các nhiệm vụ cơ sở và thành các cử
chỉ cơ bản tương ứng Bằng cách này, người ta tính toán làm sao bỏ được các cử
chỉ “thừa” hay “vô ích” trong lao động Trên cơ sở đó, người ta sử dụng đồng hồ
tính thời gian, không phải để biết được thời gian thực hiện một nhiệm vụ, mà là
để phân phối cho từng nhiệm vụ thời gian tối ưu để thực hiện Qua đó, người ta
cố gắng đạt được phương thức lao động tối ưu Cái mà tác giả gọi là “con đường
tốt nhất” để tăng năng suất lao động (“the one best way”)
c Nguyên tắc tính lương tương ứng với năng suất
Frederick W Taylor nhận thấy rằng, hệ thống phân việc “cào bằng” làm
cho những công nhân tốt nhất có thể giảm tốc độ lao động Từ những người công
nhân tốt nhất, họ sớm trở thành những người công nhân có năng suất thấp nhất vì
phân công lao động thường ngày giống nhau Chính vì vậy, tác giả này đã nghĩ
ra biện pháp chống lại hiện tượng này bằng cách áp dụng hệ thống lương khác
biệt Vì cho rằng, tư tưởng làm việc cầm chừng của công nhân hay dựa vào kết
quả bình quân chỉ có thể được bù đắp lại bằng tiền lương Trong điều kiện này,
lương là động cơ duy nhất thúc đẩy công nhân lao động Tác giả đề xuất ra biện
pháp quản lí như sau: đối với một nhiệm vụ nào đó, người ta bố trí một thời gian
thực hiện tương ứng (thời gian tối ưu) Máy đo thời gian sẽ xác định tiền công
(boni) căn cứ theo thời gian quy chiếu từng nhiệm vụ
d Nguyên tắc kiểm tra lao động và tổ chức cấp bậc theo chức năng
Để đấu tranh chống lại “sự lãng phí”, Frederick W Taylor tối ưu hoá thời
gian dành để thực hiện nhiệm vụ bằng cách phân tích tỉ mỉ các cử chỉ lao động
của công nhân Tác giả sử dụng các cán bộ kiểm tra thời gian lao động Theo tác
giả, hiệu quả lao động đạt được nhờ sự chuyên biệt hoá các nhiệm vụ Một người
Trang 25cấp dưới phụ thuộc vào nhiều sếp khác nhau tuỳ theo vấn đề được đặt ra Trong
hình thức quản lí này, không có đơn nhất trong điều hành hay lãnh đạo: công
nhân có rất nhiều sếp chuyên trách (phân cấp theo chức năng) và có rất nhiều
chức năng cần thiết để thực hiện công việc Tổ chức lao động theo cách của
Frederick W Taylor là một loại hình tổ chức theo đó lãnh đạo doanh nghiệp
được bổ sung bằng một đội ngũ chuyên gia (kĩ thuật) Hay nói cách khác, lãnh
đạo được hình thành từ đội ngũ quản lí theo chức năng (chủ tư bản có vốn thành
lập nhà máy) và các kĩ sư Mô hình lãnh đạo này được hiểu là phân cấp lãnh đạo
theo tuyến tính và chức năng
3.2 Lý thuyết của Fayol
Tiểu sử
Jules Henris Fayol (1841-1925), là kĩ sư Pháp, sinh ra tại Istabul, tốt
nghiệp trường École des Mines de Saint-Estienne Ông quản lí một công ty mỏ
Société de Commentrie-Fourchambault-Decazeville trong ba mươi năm từ 1888
đến 1918 Ông vào làm khi công ty đang trên đà bị phá sản và khôi phục lại nó
Kinh nghiệm của ông đã dẫn đi đến nhận định rằng những người quản được đào
tạo về chuyên môn nhưng không có một chương trình đào tạo nào cho phép họ
quản lí được doanh nghiệp Ông tiếc rằng môn học này không được đưa vào
trong trường kĩ sư và bênh vực cho việc giảng dạy về quản trị
Đóng góp lớn của ông trong doanh nghiệp khiến ông được coi như là cha
đẻ của quản lí hiện đại Nhờ vào những kinh nghiệm thực địa, ông đã thiết lập
những nguyên tắc đơnn giản và hiệu quả của tổ chức, quản trị và quản lí Ông là
người đầu tiên lo lắng về sự vận hành toàn bộ của doanh nghiệp và đưa ngành
quản lí như là một nghề riêng biệt Bổ sung vào cách tiếp cận của Frederick W
Taylor, người đã thiết lập một tổ chức dựa trên việc cải thiện các phương diện về
kĩ thuật của doanh nghiệp, tư tưởng của Henri Fayol xoay quanh vấn đề về
những người quản lí và việc cải thiện về phương diện quản trị của doanh nghiệp
Chức năng quản trị 27
Chủ nghĩa Fayol được tóm tắt dựa trên việc phân loại các chức năng chính
của doanh nghiệp và những nguyên tắc quản trị Trong cuốn sách tham khảo mà
ông cho xuất bản năm 1916: L’administration industrielle et générale (Quản trị
doanh nghiệp và quản trị chung), Fayol phát triển những nguyên tắc tổ chức của
Trang 26Những chức năng này luôn tồn tại trong doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ:
Hoạt động kĩ thuật (sản xuất – chế tạo…) ; Hoạt động thương mại (mua – bán…)
; Hoạt động tài chính (nghiên cứu và quản lí vốn) ; Hoạt động an toàn (bảo vệ
hàng hóa và con người) ; Hoạt động kế toán (kiểm kê – tổng kết tài chính – giá
thành); Hoạt động quản trị
b) Các hoạt động quản trị hay chức năng quản trị (quản lí)
Chức năng quản trị phải được phân biệt với những hoạt động khác, bởi vì
người quản lí không thể ủy thác các chức năng quản trị Người quản lí, bằng kinh
nghiệm của mình, đi đến nhận định rằng chức năng quản trị thường bị bỏ qua và
mô tả nó bằng việc sử dụng năm mệnh đề : Dự báo; Tổ chức; Quản lí; Hợp tác;
Kiểm soát;
Để thực hiện chức năng quản trị, Henri Fayol đã lập ra một tập hợp gồm
16 yêu sách cho một “cơ thể xã hội” (corps social) :
1 Theo dõi những gì mà chương trình hành động được chuẩn bị một cách kĩ
lưỡng và được thực hiện một cách chắc chắn
2 Theo dõi tới cơ cấu vật chất liên quan đến mục đích, những nguồn lực và
nhu cầu của doanh nghiệp
3 Thiết lập một ban lãnh đạo duy nhất, có năng lực và nghiêm ngặt
8 Khuyến khích niềm yêu thích sáng tạo và trách nhiệm trong công việc
9 Trả lương một cách công minh và khéo léo
10.Áp dụng những hình phạt đối với các lỗi và những sai lầm
11.Làm cho các kỉ luật được thuân thủ
12.Chú ý để làm sao cho những lợi ích riêng phải phục tùng lợi ích của
Đáng chú ý ở đây là trong số 16 yêu sách, mối bận tâm của Henri Fayol là
sự tập trung uy quyền và việc ca tụng tính duy nhất của yêu sách; đó là một trong
những yếu tố căn bản (principes fondateurs) trong tư tưởng của ông
3.3 Lý thuyết của Elton Mayo
Trang 27Đóng góp của Mayo 28
Gorges Elton Mayo (1880 – 1949) sinh tại Aurtralie, là người sáng lập ra
xã hội học về môi trường công nghiệp và là người sáng tạo ra từ “mối quan hệ
con người” (relations humaines): ông quan tâm đến mối quan hệ giữa năng suất
và tinh thần của nhân viên, tới các mối quan hệ cá nhân trong nhóm và giữa các
nhóm, các cách thức quản lí khác nhau Năm 1922, ông sang Mĩ dạy học và năm
1926 (đến năm 1947) quay trở lại Harvard và phát triển nghiên cứu, trong đó nổi
tiếng nhất là nghiên cứu kéo dài năm năm tại xưởng Hawthorne thuộc Wertern
Electric Company Doanh nghiệp này quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm
việc và đặc biệt cải thiện ánh sáng: tăng ánh sáng có ảnh hưởng đến hiệu suất
làm việc, nhưng kết quả không chỉ lên quan đến sinh lí học mà là cơ thể con
người Doanh nghiệp do vậy đã nhờ đến Mayo để đi vào tìm hiểu về thời gian
nghỉ trong lao động
(1)Thí nghiệm năm 1924: điều kiện lao động bị phá vỡ và sản xuất
tăng trưởng
Thí nghiệm nhằm phân tích những lí do sản xuất: nhóm kĩ sư của MIT lập
thành hai nhóm: nhóm đầu tiên sẽ thấy những điều kiện lao động của mình thay
đổi, còn nhóm thứ hai (nhóm đối chứng) sẽ không thay đổi hay không bị giảm
đi Sau khi thay đổi cường độ chiếu sáng, sản xuất tăng lên 20% trong cả hai
những ưu đãi, kết quả thu được giống hệt nhau (identique) Năng suất tiếp tục
tăng lên ở cả hai nhóm, ngay cả khi cường độ chiếu sáng giảm đi
(2) Phân tích kết quả từ các cuộc phỏng vấn năm 1928
Năm 1928, Mayo (và nhóm các nhà tâm lí học (Roethlisberger et Dickson)
đã phân tích lại những kết quả đáng ngạc nhiên này từ những cuộc phỏng vấn
với các công nhân (20 000 cuộc phỏng vấn) và ông đưa ra ba kết luận như sau:
- Điều quan trọng là cảm giác được đánh giá mà những người công nhân
nhận thấy được, lớn hơn là các điều kiện khách quan
- Cá nhân ít mang tính cá nhân hơn khi có đủ điều kiện vật chất cho họ, so
với nhóm bị áp đặt về hiệu suất và những tiêu chuẩn
- Những mối quan hệ dựa trên mệnh lệnh quyết định việc đầu tư vào các
vấn đề và sự tham gia vào lao động: tính linh hoạt cùng sự cứng rắn
Kết luận của nghiên cứu này được biết đến là: “những kết quả tốt của một
nhóm có mối liên quan đến tính chất của các mối quan hệ bên trong nhóm đó
28 Tập bài giảng về Xã Hội Học Quản Lý của Tiến Sĩ Trịnh Anh Tùng
29 Boussard V, Craipeau S, Drais E, Guillaume O, Metzger JL, 2002, Le socio-manager : sociologies pour une pratique
managériale, Paris, Dunod, 379 p
Trang 28nhiều hơn là những điều kiện vật chất trong lao động” (Boyer et Equilbey, o.c p
65)
Trong cuốn sách “the social problem of an industrial civilisation” (các vấn
đề xã hội của một nền văn minh công nghiệp), Mayo đã viết: “nhân viên được
quản lí bởi những logic tình cảm trong khi việc quản lí được thúc đẩy bởi những
logic về chi phí và hiệu quả Nếu thiếu sự thỏa hiệp hay sự hiểu biết lẫn nhau
giữa hai logic này, mâu thuẫn và xung đột là không thể tránh khỏi ” Đó là
những ghi nhận ban đầu của Mayo
3.4 Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970 Ông là một nhà
tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về
Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý
học Maslow sinh ra ở Brookly - New York, là con cả trong một gia đình người
Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga Bố mẹ ông không được ăn học đến nơi
đến chốn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho Maslow được học hành và khuyến
khích ông nên học ngành Luật
Một năm sau khi tốt nghiệp, Maslow trở lại NewYork và bắt đầu sự
nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College Trong suốt thời gian này ông đã gặp gỡ
nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và Erich Fromm Năm
1951, Maslow trở thành trưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà
ông bắt đầu với công tác nghiên cứu lý thuyết của mình
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục Là nhu
cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người
Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Đặc biệt
là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy
đủ các nhu cầu cơ bản này Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa
được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác
của con người sẽ không thể tiến thêm nữa
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một
môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của
con người An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội
dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an
toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những
nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn con người tất yếu
Trang 29
phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếu không được
đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và
các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao
những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã
xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp
nhận: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và
được người khác thừa nhận Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con
người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được
hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau Nội dung của nhu
cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được
dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn
được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất
của nhu cầu này Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý
lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm
quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại
Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự
trọng và được người khác tôn trọng
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng
lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện
và tự hoàn thiện
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín,
được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được
người khác coi trọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm
mọi cách để làm tốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều
không thể thiếu đối với mỗi con người
Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong
cách phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm
năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó
Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên
cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục
đích của mình bằng khả năng của cá nhân
Trang 30Lý thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là
kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các
xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ Lý thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng
tiêu cực về con người như sau:
việc ít
người khác lãnh đạo
tâm đến nhu cầu của tổ chức
tâm đánh lừa
Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, lý thuyết X cũng cung
cấp phương pháp lý luận truyền thống là: “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự
trừng phạt; “Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng; “Quản lý ngiêm khắc và
công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng Lý thuyết X cũng được
khái quát theo ba điểm sau:
động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền,
vật tư, thiết bị, con người
họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức
hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức
Lý thuyết Y 32
Lý thuyết Y cũng được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960,
có thể coi lý thuyết Y là sự “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân
lực Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong lý thuyết X, lý
thuyết Y đã đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, đó là:
chung Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện
tượng của con người
32 3 Học thuyết Quản trị nhân lực phương Tây http://saga.vn/Kynangquanly/Lythuyetquantri/15292.saga
32 3 Học thuyết Quản trị nhân lực phương Tây http://saga.vn/Kynangquanly/Lythuyetquantri/15292.saga
Trang 31 Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy
con người thực hiện mục tiêu của tổ chức
được tiềm năng đó
Thứ ba là lý thuyết Z 33
Lý thuyết Z được tiến sỹ W Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ
trước, lý thuyết này được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận Lý thuyết Z còn
có một tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì lý thuyết này là kết quả của việc
nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1973
Sau này lý thuyết Z được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của
các nước châu Á vào thập niên 1980 Nếu như thuyết X có cách nhìn tiêu cực về
người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của
người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng
người lao động cả trong và ngoài công việc Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa
mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất
lượng trong công việc
Xuất phát từ những nhận xét về người lao động trên, thuyết Z có nội dung
như sau:
cấp dưới một cách đầy đủ Duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm
tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp
thời phản ánh tình hình cho cấp trên Để nhân viên đưa ra những lời để nghị của
họ rồi sau đó cấp trên mới quyết định
nhất tư tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp
thời báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình
khuyến khích họ đưa ra những phương án để nghị của mình
tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời
báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình
Trang 32
Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và tăng thêm
tinh thần trách nhiệm, cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn
bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của họ vào vận mệnh của doanh nghiệp
người lao động, kể cả gia đình họ Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, không
cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới
kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động
Tuy nhiên cũng như hai lý thuyết X, Y lý thuyết Z cũng có nhược điểm
đó là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên Khi so sánh ba lý thuyết X, Y, Z ta thấy
chúng không hề phủ nhận nhau mà sự ra đời của thuyết sau là sự khắc phục
những mặt còn yếu kém của các thuyết trước
Thuyết X thì nhìn theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó đưa ra
phương pháp quản lý chặt chẽ
Thuyết Y nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng nó cũng đưa ra
cách quản lý linh động phù hợp với một số lĩnh vực có tri thức cao và đòi hỏi sự
sáng tạo của nhân viên
Thuyết Z còn có nhược điểm tạo sức ỳ trong nhân viên nhưng nó cũng đưa
ra phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở
thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được áp dụng trong
nhiều doanh nghiệp
Và nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy từ lý thuyết X đến lý thuyết Z, đó là
một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản trị mà cụ thể là quản
trị nhân lực Điều đó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới một trình độ
quản lý nhân sự ưu việt nhằm đem lại những lợ ích thiết thực cho người lao
động; cho doanh nghiệp và cho xã hội
4 Một số nguyên tắc quản trị công tác xã hội
Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên
quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người
(1950): “Quản trị công tác xã hội là tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành
các dịch vụ xã hội trong một tiến trình hai chiều: 1 Chuyển đổi từ chính sách
34 Ibid p.4
Trang 33thành các dịch vụ xã hội cụ thể và 2 Sử dụng kinh nghiệm đó đóng góp phần sửa
đổi, điều chỉnh chính sách xã hội.”
Trong các khái niệm này quản trị công tác xã hội được hiểu như quá trình
tham gia vào việc giải trình, thực thi các tiêu chuẩn, chế độ chính sách của nhà
nước với các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội có bao gồm các hoạt động
huy động nguồn lực, quản lý, hướng dẫn việc triển khai các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ giúp con người tại các cơ sở thực tế nhằm đảm bảo chính sách công khai,
minh bạch và sát thực
Theo Walter Friedlander, quản trị công tác xã hội là một phương pháp
của công tác xã hội đựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói
chung nhưng đề cập tới những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện
Ngoài ra, tác giả Trecker lại quan tâm nhiều hơn đến khơi dậy các tiềm
năng con người trong một cộng đồng xã hội Ông cho rằng : “Quản trị công tác
xã hội là một tiến trình làm việc với con người bằng cách phát huy và liên kết
năng lực của họ để sử dụng tài nguyên sẵn có thực hiện mục đích cung cấp cho
cộng đồng những chương trình và dịch vụ cần thiết.”36 Tác giả của quan điểm
này cho rằng quản trị công tác xã hội hướng đến việc xây dựng, tổ chức và quản
lý các chương trình, dịch vụ xã hội trong các tổ chức cộng đồng Quản trị công
tác xã hội nhằm đảm bảo sử dụng các nguồn lực và tiềm năng cộng đồng một
cách hiệu quả vào giải quyết các vấn đề của cộng đồng
Nhìn chung tất cả các khái niệm trên đều có những điểm chung: Là một
tiến trình hoạch định các nguồn lực và tổ chức quản lý, điều hành các nguồn lực
đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra Các nguồn lực bao gồm con người, tài nguyên,
chính sách, dịch vụ, năng lực đội ngũ nhân viên và lãnh đạo Song mỗi lĩnh vực
hoạt động khác nhau, các nhà quản trị sẽ nhằm vào các đối tượng đích khác nhau
để nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và của đối tượng giúp đỡ
- Là một tiến trình liên tục và năng động, sử dụng các nguyên tắc và kỹ
thuật quản trị tổng quát
- Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của công tác xã hội, các
phương pháp chuẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân,
nhóm hay cộng đồng nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của
cơ sở, đáp ứng nhu cầu của đối tượng
35 Friedlander, Walter (1958) Concepts and Methods of Social Work New Jersey: Prentice Hall Inc P.288
36 Trecker, Harleigh B (1971) Social Work Administration New York: Association Press, pp 24 - 25
37 Trịnh Thị Chinh “Quản trị ngành công tác xã hội” nxb lao động xã hội 2012 p 19 - 20
Trang 34- Nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực về con người và tài nguyên để
thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các dịch vụ xã hội và chính sách xã hội
- Là quá trình làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết
hành vi con người, các muối quan hệ nhân sự trong các tổ chức dịch vụ phục vụ
con người
- Là hành động của nhà quản trị để thực hiện các chức năng quản lý
trong một tổ chức, bao gồm: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá
Nguyên tắc hành động của nhà quản trị công tác xã hội 38
Chấp nhận, tin tưởng lẫn nhau
Nhà quản trị công tác xã hội luôn chấp nhận các nhân viên và đồng
nghiệp trong cơ quan, tổ chức như họ vỗn đang tồn tại Đồng thời, nhà quản trị
còn phải chấp nhận các nhân viên chuyên nghiệp và những nhà lãnh đạo khác
nhau trong cộng đồng khi làm việc chung với họ Tất cả tạo thành một chỉnh thể
của tổ chức, tuy rằng vị trí và quyền lực giữa mỗi người có khác nhau Kể cả
trong trường hợp người lãnh đạo có những hạn chế về năng lực hay nhân viên có
yếu kém
Chấp nhận thân chủ là một nguyên tắc cơ bản để nhà quản trị hướng tới
đạt được mục tiêu của tổ chức, cần coi khách hàng như trọng tâm của công việc,
cần tôn trọng, lắng nghe, tạo mọi điều kiện để thân chủ có thể tương tác chia sẻ
một cách cởi mở, chân thành về các vấn đề của họ, giúp họ tìm ra sức mạnh và
nguồn lực từ chính bản thân và gia đình của họ, giúp họ khai thác và sử dụng
nguồn lực tiềm năng của họ một cách hiệu quả
Nhà quản trị cũng cần có niềm tin vững chức vào nhân viên Cần tôn
trọng các ý kiến và sự đóng góp của họ Các giá trị biểu lộ sự tin tưởng là tôn
trọng các quyền, lợi ích, phẩm giá của họ và tạo các cơ hội tốt nhất cho họ thể
hiện năng lực cá nhân
Động viên khích lệ
Đối với nhân viên, nhà quản trị luôn đứng ở vị trí quan trọng trong công
việc, và tạo ra sự quan trọng, công nhận năng lực của các nhân viên thông qua
các văn bản cụ thể Hay nói cách khách, nhân viên cảm thấy mình có vai trò
quan trọng và khi cảm thấy mình có vai trò quan trọng, họ sẽ lập thành tích nhiều
hơn cho bản thân và cho nơi họ làm việc làm khối lượng dịch vụ xã hội phục vụ
con người ngày một tăng cao
Mức độ thường xuyên khen thưởng, khích lệ nhân viên sẽ làm hài hòa
các lợi ích chung và riêng, không những vậy mà còn kịp thời có trách nhiệm phải
38 Trịnh Thị Chinh “Quản trị ngành công tác xã hội” nxb lao động xã hội 2012 p 57 - 66
Trang 35nồi trung thực những khó khăn, vướng mắc từ các cơ sở xã hội, các nhân viên và
đối tượng phục vụ cho các nhà lãnh đạo cộng đồng, các nhà chính sách và công
chúng để giúp cho việc triển khai các chính sách, chương trình trợ giúp về an
sinh xã hội và công tác xã hội đạt được hiệu quả cao
Tự chăm sóc bản thân
Nhà quản trị công tác xã hội cố gắng sống một cucộ sống cân bằng về
tình cảm và thể chất, luôn làm việc cần cù và mính chứng giá trị lao động của
bản thân nhưng cần sử dụng thời gian để nghỉ ngơi và luôn làm trẻ hóa thể chất
và tâm hồn con người
Sự tham gia dân chủ
Nhà quản trị công tác xã hội đại diện cho sự đấu tranh của tiến trình dân
chủ, tôn trọng ý kiến và giá trị của nhân viên và những người khác Họ cố gắng
lôi cuốn nhân viên ở mọi cấp tham gia vào công việc chung Nhà quản trị là
người đầu tiên nhìn nhận rằng mỗi nhân viên có thể đóng góp cho an sinh của cơ
sở nếu họ có cơ hội Nhà quản trị không có tính độc đoán và chuyên quyền
Mặt khác, nhà quản trị luôn tạo sự công bằng, công khai đối với các
nhân viên, xem xét mọi ý kiến một cách công bằng, và tôn trọng, luôn tin trưởng
nhân viên Công khai dân chủ mọi quyết định Điều đó sẽ tạo bầu không khí dân
chủ và thoải mái cho nhân viên giúp họ định hướng các mục tiêu và làm theo
những mong muốn của họ
Tính hoạch định
Hoạch định: Nhà quản trị giỏi sẽ luôn đưa ra các tiến trình hoạch định
một cách khoa học và sáng suốt để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất
Các ưu tiên: Nhà quản trị đối chiếu các phương án khác nhau trong các
mục tiêu để tìm ra mục tiêu tối ưu nhất
Lựa chọn thời điểm thích hợp: Nhà quản trị giỏi cần đưa ra hành động
đúng lúc, đúng chỗ để đẩy mạnh xúc tiến kế hoạch và ra các quyết định của họ
một cách sáng suốt
Tính tổ chức
Tổ chức: Trong một tổ chức cần có một bộ máy tổ chức thống nhất và
liên kết một cách chặt chẽ với nhau và phù hợp với từng vai trò, vị trí khác nhau
Nhà quản trị hình thành một cơ cấu tổ chức cho phép truyền thông tin được
thông đạt mọi chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và cả theo chiều ngang, quyền
hạn cũng được giao phó kèm theo trách nhiệm rõ ràng cho các nhân viên
Sự ủy quyền: Cần có sự ủy thác trách nhiệm cho người khác, hay là sự
chia sẻ cơ hội và quyền lợi Đó là nhà quản trị giỏi Nếu nhà quản trị không phân
công công việc và tự mình làm tất cả mọi việc thường đó là nhà quản trị mang
Trang 36tính độc đoán và sẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm và lãnh phí nguồn lực.
Ra quyết định: Dựa trên tất cả các yếu tố, các quá trình diễn ra, nhà quản
trị sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng, lựa chọn ra phương án tốt nhất để
cho cấp dưới hành động
Truyền thông, giao tiếp cởi mở
Nhà quản trị công tác xã hội cần biết truyền thông - tức là truyền thông
điệp và lắng nghe bằng tất cả các giác quan Cần quan sát, cảm nhận và lắng
nghe khách hàng để từ đó có thể giúp khách hàng chia sẻ cảm xúc, sự lo lắng,
khó khăn, tâm tư và cùng chia sẻ với phương thức giao tiếp gần gũi, cởi mở,
chân thành và thiết tha
Truyền thông hai chiều, cởi mở là cơ sở thúc đẩy việc phát triển chính
sách, thủ tục và các dịch vụ xã hội hiệu quả hơn
Sáng tạo, linh hoạt
Nhà quản trị công tác xã hội luôn sáng tạo và là người đi tiên phong hay
thiết lập các chính sách, các phương pháp và thủ tục cải thiện dịch vụ của cơ sở
và cải thiện các quan hệ với nhân viên, có thái độ thực tế, linh hoạt và định kỳ
dùng thời gian độc lập, cũng như với những người khác, nỗi lực tìm kiếm những
phương pháp và thủ tục mới mẻ và hiệu quả để kích thích tính sáng tạo, năng
động của cá nhân và tổ chức Không ngần ngại tiếp thu cái mới và ngay cả khi
đổi mới khác thường nếu đó là quan trọng cho sự an sinh của cơ sở và cộng
đồng
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
Câu 1: Định nghĩa về quản lý Giải thích ý nghĩa của quản lý?
Câu 2: Có thể sắp xếp các mức độ của quản lý như thế nào? Miêu tả các
chức năng của các mức độ khác nhau của quản lý
Câu 3: Hãy tìm điểm khác biệt giữa quản lý và quản trị? Anh/chị sẽ giải
quyết những xung đột giữa hai thuật ngữ này như thế nào?
Câu 4: Viết một topic ngắn về các chủ đề:
a Quản lý đứng đầu
b Quản lý như một nghề nghiệp
c Quản lý như một nhóm
Trang 37Câu 5: Hãy phân biệt giữa :
a Quản lý và quản trị
b Khoa học và nghệ thuật
Câu 6: Phân biệt khái niệm quản trị an sinh xã hội với khái niệm quản
trị công tác xã hội? Liên hệ thực tế?
Câu 7: Phân tích các nguyên tắc hành động của nhà quản trị công tác xã
hội và liên hệ thực tiễn về việc vận dụng các nguyên tắc này trong các cơ sở/dịch
vụ xã hội như thế nào?
Trang 38Chương 3
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1 Mô tả công việc công tác xã hội
Công tác xã hội cũng như bất kỳ môn khoa học nào, nó không xuất hiện
ngay một lúc dưới dạng hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, quy luật,
nguyên lý và phương pháp của nó, mà đó chính là quá trình tự hình thành và vay
mượn các lý luận, hướng tiếp cận thực hành, các mô hình thực hành trong lĩnh
vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn Các công việc của công tác xã hội
được thực hiện thông qua các nội dung của các tiến trình công tác xã hội: từ việc
tiếp nhận thân chủ, đánh giá vấn đề thân chủ, lập kế hoạch hoạt động, triển khai
hoạt động can thiệp, lượng giá tiến trình, kết thúc tiến trình
Nghề công tác xã hội là hướng đến thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tham gia
giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với các nguồn lực, giữa các nhân với
các nhân, các hoạt động trao quyền và hướng đến giải phóng con người để nâng
cao phúc lợi cho mọi người Để đạt được định hướng đó, các hoạt động công tác
+ Tham vấn: là cách thức sử dụng các biện pháp và kỹ thuật trị liệu cá
nhân để trợ giúp cá nhân và gia đình tạo được sự thay đổi;
+ Công tác xã hội cá nhân (làm việc với cá nhân) là cách thức sử dụng một
mối quan hệ nghề nghiệp bền vững để tham vấn và trợ giúp cho các cá nhân và
gia đình xác định, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, điều này
cũng được thể hiện ở khía cạnh giáo dục xã hội;
+ Quản lý tình huống/quản lý ca: phối hợp các dịch vụ xã hội chuyên
nghiệp để trợ giúp những người có những nhu cầu phức tạp, thường là các hoạt
động chăm sóc, và bảo trợ lâu dài;
+ Công tác xã hội nhóm (làm việc theo nhóm) là những công việc thực
hiện theo nhóm, mà ở đó mọi người có cơ hội chia sẻ các vấn đề giống nhau;
+ Công tác biện hộ xã hội: giúp đỡ các cá nhân và nhóm tiếp cận được với
các dịch vụ xã hội hay những đáp ứng từ các khu vực khác trong xã hội mà họ
cần để nâng cao cuộc sống;
+ Phát triển cộng đồng là hình thức giúp đỡ cộng đồng nhận biết các vấn
đề chung và tìm ra giải pháp thông qua các hành động đã được thực hiện;
+ Nghiên cứu xã hội và phát triển chính sách xã hội
39 Hugman và cộng sự, 2005, Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển công tác xã hội
ở Việt Nam, UNICEF, Hà Nội
Trang 392 Mô tả công việc của quản trị công tác xã hội
Việc điều phối các nguồn lực, sắp xếp thời gian, xác định mục tiêu cần đạt
được từ một tiến trình công tác xã hội như vậy cũng được coi là hoạt động quản
trị của một tiến trình công tác xã hội
Quản trị được Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định và đạt
được xem như là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt các mối quan hệ
giữa và trong những người cùng làm việc để đạt các mục tiêu chung trong một tổ
chức
quản trị hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và
kinh tế và liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với
những nhu cầu an sinh xã hội Nói chung quản trị xã hội nói tới quản trị trong
các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác
Với tư cách là một hoạt động chuyên môn trong công tác xã hội, các khía
- Quản trị thay đổi của bối cảnh
- Quản trị những sự kháng cự với thay đổi
- Quản trị chiến lược và những thay đổi
- Quản trị thị trường, chất lượng, nhóm và các nhóm lãnh đạo
- Quản trị lãnh đạo và động cơ
- Quản trị cá nhân
- Quản trị nguồn lực, ngân sách,
- Quản trị quá trình kiểm toán, đánh giá; quản trị thông tin và truyền thông
- Quản trị quá trình học hỏi
- Quản trị sự phát triển cá nhân…
Những thay đổi về hoạt động công tác xã hội cũng hướng đến tác động
đến việc kiến tạo các mô hình mới của quản trị công tác xã hội Và như là một hệ
40
Stein, Herman, (1970) “Quản trị xã hội” trong Harry Schatz, e Squản trị công tác xã hội : A Resource Book
New York: Hội đồng giáo dục công tác xã hội, tr.7
41
Ehlers, Walter H Austin, Michael J And Prothero, John C (1976), Administration for the Human Service
New York: Harper and Row, p.2
42
Hanlan, Archie, (1978) “Social Work to Social Administration” in Simon Slavin, ed Social Administration
New York: The Hayworth Press, p.56
43
Algate J et al 2007, Enhancing social work management: theory and best practice from the UK and USA,
London, Jessica Kingsley Publishers, pp.21-22
Trang 40quả, một loạt các xu hướng lại có ảnh hưởng quay lạ cho những người làm về
- Sự cạnh tranh: cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ xã hội
(công, thương mại và tình nguyện), điều này cũng tạo được nhiều kết quả hình
thành các dịch vụ tiết kiệm hơn, hiệu qủa hơn Nhà quản trị của các dịch vụ này
cũng cần có vị trí của chính bản thân trong các dịch vụ đó để thực hiện các
nhiệm vụ về vận hành, điều phối;
- Quan điểm khách hàng: nhà quản trị cũng cần lưu tâm hơn đến những
phản hồi của người sử dụng các dịch vụ, và cuốn hút thân chủ đó vào quá trình
lựa chọn các hình thức dịch vụ và cả quan tâm đến cách thức triển khai các dịch
vụ đó;
- Các chỉ báo cần thực hiện: các nhà quản trị cũng ngày càng bị ảnh hưởng
bởi hệ quy chuẩn để lượng giá, đánh giá quá trình thực hiện các dịch vụ, hay như
những điều khoản cụ thể của những hợp đồng của việc sử dụng dịch vụ công tác
xã hội;
- Càng ngày càng nhiều việc: có quá nhiều vấn đề xã hội này sinh, và vai trò
của công tác xã hội cũng như các hoạt động quản trị cần thực hiện, ở các lĩnh
vực khác nhau
3 Kiến thức quản trị công tác xã hội
Nhà quản trị công tác xã hội đạt được các kết quả của mình thông qua quá trình
can thiệp, làm việc với đối tượng trợ giúp của mình Quá trình tương tác đó đòi
hỏi người quản trị công tác xã hội có hệ thống kiến thức toàn diện, đa dạng về
các khía cạnh khác nhau về hoạt động công tác xã hội:
+ Kiến thức về nghề công tác xã hội: mục đích, chính sách, dịch vụ, nguồn lực,
hệ thống tổ chức;
+ Kiến thức về hệ thống các chuẩn mực nghề nghiệp công tác xã hội;
+ Kiến thức về hệ thống các chính sách xã hội ở các lĩnh vực liên quan đến an
sinh xã hội, trợ giúp việc làm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quyền con người,
vấn đề giáo dục, vấn đề khuyết tật…
+ Kiến thức về huy động nguồn lực trong quá trình xây dựng các chương trình
trợ giúp cho cá nhân, nhóm, cộng đồng và biện hộ thay đổi chính sách xã hội;
+ Kiến thức về lãnh đạo và giám sát hoạt động trong tổ chức;
+ Kiến thức về tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một tổ
chức, các tổ chức có yếu tố từ thiện, tình nguyện, người nước ngoài, tự lực…;
44 Algate J et al 2007, Enhancing social work management: theory and best practice from the UK and USA,
London, Jessica Kingsley Publishers, pp.24-25