Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
294 KB
Nội dung
I. ĐỘT BIẾN GEN: 1. Đột biến là gì ? A. Là các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính. B. Là các biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST. C. Là sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của AND. D. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử. 2. Thế nào là thể đột biến: A. Là trạng thái có thể của cá thể bị đột biến. B. Là những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến. C. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. D. Thể đột biến chỉ các cá thể mang đột biến, giúp phan biệt với các cá thể không mang đột biến. 3. Hãy chọn ra câu trả lời đúng nhất cho điều khẳng định sau: Đột biến gen luôn luôn tạo ra: A. Một lôcút gen mới. B. Sự thay đổi về số lượng hoặc trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlypeptit. C. Sự thay đổi về chức năng của protein mà nó mã hóa. D. Alen mới. 4. Đột biến gen là gì: A. Là những biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit trong gen. C. Là loại đột biến xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND. D. A, B và C đều đúng. 5. Dạng đột biến gen thường gặp là: A. Mất hoặc thêm một hay một số cặp nuclêôtit. B. Thay thế hay đảo vị trí một hay một số cặp nuclêôtit. C. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. D. Câu A và B đúng. 6. Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây: A. Khi tế bào đang còn non. B. Khi NST đang đóng xoắn. C. Khi AND tái bản. D. Khi AND phân ly cùng với NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. 7. Do nguyên nhân nào, đột biến gen xuất hiện: A. Do hiện tượng NST phân ly không đồng đều. B. Do tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lý, sinh hóa môi trường trong tế bào. C. Do NST bị chấn động cơ học. D. Do sự chuyển đoạn của NST. 8. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào: A. Tùy thuộc vào AND có nhân đôi hay không. B. Đặc điểm cấu trúc của gen. C. Loại tác nhân, liều lượng hoặc cường độ của tác nhân. D. A và B đúng. 9. Tần số đột biến là gì ? A. Là tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối. B. Là tỷ lệ giữa cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang đột biến NST. C. Là tỷ lệ giao tử mang đột biến tính trên tổng số giao tử được sinh ra. D. Là tỷ lệ giữa cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình so với số cá thể chưa biểu hiện ra thể đột biến. 10.Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối ? A. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn. B. Vì số lượng cá thể trong một quâng thể nhiều. C. Vì vốn dĩ gen có cấu trúc kém bền. D. A và B đúng. 11.Tần số đột biến gen lớn hay bé phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây : A. Số lượng cá thể trong quần thể. B. Có sự du nhập gen từ quần thể khác sang hay không. C. Loại tác nhân, liều lượng và độ bền vững của gen. D. Độ phát tán của gen đột biến trong quần thể đó. 12.Sau khi xuất hiện, đột biến gen được phát tán trong quần thể giao phối là nhờ: A. Quá trình tự sao mã. B. Quá trình giảm phân. C. Quá trình giao phối tự do. D. A, B và C đều đúng. 13.Tác nhân lý hóa tạo ra đột biến gen bằng các hình thức: A. Gây rối loạn quá trình tự sao. B. Cắt đứt ADN. C. Nối ADN lại tạo tổ hợp ADN mới. D. A, B và C đều đúng. 14.Đột biến gen xảy ra dễ hay khó phụ thuộc vào: A. Đặc điểm của gen: dễ hay khó bị đột biến. B. Loại tác nhân lý hóa. C. Cường độ tác dụng. D. A, B và C đều đúng. 15.Tính chất nào sau dây đúng với đột biến gen: A. Tác nhân lý hóa không tác động được lên tế vào sinh dục sơ khai. B. Đột biến gen trội sẽ được biểu lộ ra ở kiểu hình của hợp tử. C. Đột biến gen lặn sẽ được biểu lộ ra ở kiểu hình của hợp tử. D. A,B và C đều sai. 16.Tính chất nào sau đây sai đối với đột biến gen phát sinh trong nguyên phân: A. Tác nhân đột biến tác động lên tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào đột biến được nhân lên trong mô. C. Đột biến được di truyền qua sinh sản vô tính. D. Đột biến tiền phôi được di truyền qua thế hệ sau. 17.Tính chất nào sau đây là của đột biến: A. Xuất hiện đồng loạt, có định hướng. B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường. C. Môi trường tác động làm biến đổi kiểu hình. D. Có lợi, có hại hoặc trung tính. 18.Tính chất nào sau đây là của đột biến gen phát sinh trong nguyên phân: A. Tác động của tác nhân lý hóa lên tế bào sinh dưỡng, gây ra đột biến gen. B. Đột biến gen lặn sẽ bị gen trội lấn át, không biểu lộ được ở cơ thể do hợp tử phát triển. C. Đột biến gen lặn chỉ biểu lộ được khi cơ thể đồng hợp lặn. D. Qua giao phối, đột biến gen lặn được lan truyền trong quần thể dưới dạng dị hợp. 19.Hiện tượng nào sau đây không phải do tác dụng của tác nhân lý hóa khi gây đột biến: A. Làm đứt đoạn phân tử ADN. B. Làm rối loạn quá trình sao mã. C. Làm rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN. D. Nối các đoạn ADN tạo gen mới. 20.Điều kiện nào sau đây là tính chất của đột biến giao tử: A. Tác nhân lý hóa tác động lên tế bào sinh dưỡng, gây ra đột biến gen. B. Đột biến gen trội sẽ biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể do hợp tử phát triển tạo thành. C. Đột biến xôma có thể được nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính. D. Đột biến tiền phôi được di truyền cho đời sau. 21.Tính chất nào sau đây là của đột biến gen: A. Thường đột biến gen tạo tính trạng phù hợp cho cơ thể. B. Cơ thể mang gen đột biến bị chọn lọc tự nhiên đào thải. C. Đột biến gen phần lớn có lợi cho sinh vật. D. Đột biến gen không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa. 22.Đột biến sinh dưỡng là loại đột biến: A. Xảy ra tại tế bào sinh dưỡng, còn gọi là đột biến sôma. B. Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng. C. Được nhân lên nhờ quá trình nguyên phân rồi biểu hiện ở một phần của cơ thể. D. A, B và C đều đúng. 23.Đột biến sinh dục là loại đột biến: A. Xảy ra tại tế vào sinh dục , còn gọi là đột biến giao tử. B. Phát tán nhờ giảm phân, thụ tinh. C. Có thể là đột biến trội hay lặn. D. A, B và C đều đúng. 24.Đột biến tiền phôi là gì ? A. Đột biến xuất hiện trong những lân nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B. Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi. C. Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào. D. Đột biến xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành cơ thể mới. 25.Đột biến lặn là loại đột biến : A. Biến đổi gen lặn thành gen trội. B. Biến đổi gen trội thành gen lặn. C. Khi xuất hiện sẽ chưa biểu hiện thành thể đột biến và bị gen trội lấn át ở trạng thái dị hợp. D. B và C đúng. 26.Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn, loại nào có vai trò quan trọng hơn đối với sự tiến hóa. Vì sao? A. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình trong đời cá thể. B. Đột biến lặn, vì nó biểu hiện ran gay kiểu hình ở thế hệ sau. C. Đột biến lặn vì nó ít nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối. D. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được. 27.Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Điều kiện của môi trường sống. B. Tổ hợp các gen có mang đột biến đó. C. Mật độ cá thể trong quần thể. D. A, B và C đều đúng. 28.Đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa vì: A. Thường ở trạng thái lặn, vị gen trội lấn át. B. Hậu quả không nghiêm trọng như đột biến NST. C. Xuất hiện phổ biến hơn so với đột biến NST. D. A, B và C đều đúng. 29.Đột biến gen có những điểm nào giống so với biến dị tổ hợp: A. Đều thay đổi về cấu trúc của gen. B. Đều là biến dị di truyền. C. Đều làm xuất hiện cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. D. Câu B và C đúng. 30.Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau: A. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không. B. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn ở biến dị tở hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh. C. Đối với sự tiến hóa của loài thì đột biên gen có vai trò quan trọng hơn. D. A, B và C đều đúng. 31.Trong khi xảy ra dạng đột biến chỉ ảnh hưởng đến một cặp nuclêôtit trong gen, dạng nào sau dây tỏ ra nghiêm trọng nhất: A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. C. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit. D. Câu B và C đúng. 32.Vì nguyên nhân nào, dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiầu nhất về cấu trúc của protein: A. Do phá vỡ trạng thái hài hòa sắc có ban đầu của gen. B. Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlypeptit. C. Làm cho enzim sửa sai không hoạt động được. D. Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn. 33.Dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc có thể làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin: A. 1 B. 2 C. 1 hoặc 2 D. 3 34.Dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit ngoài mã mở đầu và mã kết thúc sẽ làm thay đổi một axit amin trong trường hợp nào sau đây: A. Hai cặp nuclêôtit bị đảo nằm trong một mã bộ ba. B. Hai cặp nuclêôtit này khác nhau. C. Codon sau đột biến quy định axit amin khác với codon trước đột biến. D. A, B và C đúng. 35.Việc sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm một cặp nuclêôtit có ý nghĩa gì ? A. Biết được hóa chất có gây đột biến. B. Chứng minh độ nghiêm trọng của hai dạng đột biến này. C. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba. D. Cho thấy quá trình tái bản của ADN có thể không đúng mẫu. 36.Hậu quả dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit gọi là đột biến có nghĩa xảy ra khi: A. Không làm thay đổi axit amin nào. B. Có sự thay thế axit amin tương ứng trong chuỗi pôlypeptit. C. Thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử protein. D. Thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau. 37.Hậu quả dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit gọi là đột biến vô nghĩa xảy ra khi: A. Làm chuỗi pôlypeptit ngắn lại và không hoạt động. B. Thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử protein. C. Không thay đổi axit aminh trong phân tử protein. D. Xuất hiện đột biến có hại. 38.Charlotte Auebach (1976) quan niệm đột biến gen là: 1.Đột biến trong gen. 3.Làm xuất hiện alen mới. 2.Đột biến cụm gen. 4. Thay đổi biểu hiện tính trạng. Phương án đúng là : A. 1,2 ; B. 1,3 ; C. 2,3 ; D. 2,4 39.Guliaev, Malchenco (1975) quan niệm đột biến gen là: 1.Đột biến trong gen. 3.Làm xuất hiện alen mới. 2.Đột biến cụm gen. 4.Đột biến xuất hiện theo kiểu hình. 5.Phụ thuộc vào phân tích tế bào học. Phương án đúng là: A. 1,2 ; B. 2,3 ; C. 3,5 D. 4,5 40.Ngày nay, chúng ta có thể quan niệm đột biến gen là: 1. Biến đổi đột ngột cấu trúc phân tử của gen. 2. Thay đổi số lượng, thành phần, trình tự nuclêôtit. 3. Tạo nên alen mới. 4. Phụ thuộc vào phân tích tế bào học. 5. Thay đổi biểu hiện tính trạng Phương án đúng là: A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 2,3,5 D. 1,2,3,5 [...]... 3 Sự trao đổi đoạn xảy ra ở kỳ trước I giảm phân giữa 2 crômatit của cặp NST đồng dạng 4 Sự phân ly không bình thường của NST, xảy ra ở kỳ sau của quá trình phân bào 5 Sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào Phương án đúng: A 2,3,4 B.3,4,5 C.2,4,5 D.1,2,3,4 3 Những trường hợp nào sau đây thuộc dạng đột biến cấu trúc NST: 1 Mất, lặp, thêm, thay thế hay đảo vị trí một số cặp nuclêôtit... Cônsixin ngăn cản không cho thành lập màng tế bào B Cônsixin ngăn cản khả năng tách đôi của các NST kép ở kỳ sau C Cônsixin ức chế việc tạo lập màng nhân của tế bào mới D Cônsixin cản trở sự thành lập thoi vô sắc 27.Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây: 1 Sinh trưởng nhan, phát triển mạnh 2 Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật 3 Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính, kể cả sinh... nhảy (TGE) làm cấu trúc lại bộ gen dẫn tới sai hình NST Phương án đúng là: A.1,2 B 1, 3 C 1,4 D 2,3 41.Dung hợp tâm là hiện tượng: A NST bị đứt một đoạn lìa ra khỏi phần NST chứa tâm đông không dính vào thoi vô sắc B Một đoạn NST được lặp lại một hoặc một số lần trên NST C Đứt đoạn trong NST đoạn đứt quay 180º nối lại làm thay đổi trật tự các gen trên NST D NST mất tính chất đặc trưng, hòa nhập tâm động