HỎITRẮCNGHIỆM NGỮ VĂN 7 Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể về tâm trạng một cậu bé trong ngày đầu đến trường. D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào? A. Phấp phỏng, lo lắng. B. Thao thức chờ đợi. C. Vô tư, thanh thản. D. Căng thẳng, hồi hộp. Câu 3: Câu văn nào trong bài “Cổng trường mở ra” nói lên tầm quan trọng của nhà trường dối với thế hệ trẻ? A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau. B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả. C. Nghị luận D. Biểu cảm. Câu 5: Tại sao người cha của Enrico lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi? A. Vì ở xa con nên phải viết thư. B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con. C. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con. D. Vì qua thư, người cha sẽ nói được dầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ hiểu điều cha nói được thấm thía hơn. Câu 6: Cha của Enricô có thái độ như thế nào khi thấy con có lời nói thiếu lễ độ với mẹ? A. Căm thù B. Chán nán C. Nghiêm khắc D. Lo âu Câu 7: Mẹ của Enricô là người như thế nào? A. Rất chiều con. B. Rất nghiêm khắc với con. C. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con. D. Không tha thứ lỗi lầm cho con. Câu 8: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? A. Từ có hai tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Câu 9: Trong các từ sau từ nào là từ ghép? A. Rạo rực. B. Nhà trường C. Bâng khâng. D. Xao xuyến Câu 10: Những từ “quần áo, giày nón, tập vỡ” là loại từ ghép nào? A. Từ ghép chính phụ. B. Từ ghép đẳng lập. Câu 11: Nối cốt A với cột B A B Bút mắt Xanh bi Mưa gặt Thích ngắt Mùa ngâu Câu 12: Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập. a) áo b) vỡ c) đen d) cười Câu 13: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A. Người mẹ B. Nhân vật Thành C. Hai anh em Thành và Thuỷ D. Hai con búp bê Em nhỏ và vệ sĩ Câu 14: Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi kể nào? A. Người em (Thuỷ) B. Người anh (Thành) C. Người mẹ D. Người kể vắng mặt. Câu 15: Tại sao lại có cuộc chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ? A. Vì cha mẹ đi công tác xa. B. Vì anh em chúng không yêu thương nhau. C. Vì chúng được nghĩ học. D. Vì cha mẹ chúng chia tay Câu 16: Kết thúc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” cuộc chia tay nào không xảy ra? A. Cuộc chia tay giữa hai anh em. B. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ. C. Cuộc chia tay giữa hai com búp bê Em Nhỏ và Vệ sĩ. D. Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ với cô giáo và bạn bè. Câu 17: Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” theo em, tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người điều gì? A. Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng. B. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn tổ ấm gia đình không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm cao đẹp ấy. C. Bố mẹ có trách nhiệm hàng đầu trogn việc nuôi dạy con cái. D. Tất cả đều đúng. Câu 18: Bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” là lời của ai nói với ai? A. Lời của người con nói với cha mẹ. B. Lời của ông noi voi chau. C. Lời của mẹ noi voi con. D. Lời của chi nói vói em. Câu 19: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác định nghĩa ca dao dân ca? A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng. B. Đó là những bản nhạc được truyền tụng từ lâu đời. C. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên. D. Đó là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian. Câu 20: Tìm trong ca dao những câu có cặp so sánh “bao nhiêu … bấy nhiêu” VD: “Ngó lên nuộc lạc mái nhà Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu. a. ……………………………………………………………………………………… b. ……………………………………………………………………………………… c. ……………………………………………………………………………………… d. ……………………………………………………………………………………… Câu 21: Hãy nối cụm từ ở cột (A) với cụm từ ở cột (B) cho phù hợp giũa địa danhvà đặc điểm được nói đến trong bài ca dao. Cột (A) Cột (B) Sông Lục Đầu Có thành tiên xây Núi Đức Thánh Tản Sáu khúc nước xuôi một dòng Sông Thương Thắt Cổ Bồng, có thánh sinh Tỉnh Lạng Bên đục bên trong Câu 22: Địa danh nào không hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau: Đường vô …………………………………… quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô ……………………………… thì vô A. Xứ Huế B. Xứ Lạng C. Xứ Nghệ D. Xứ Quảng Câu 23: Từ láy là gì? A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần. D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa. Câu 24: Từ nào dưới đây là từ láy? A. Nước non. B. Lận đận C. Thân phận. D. Con cuốc. Câu 25: Từ nào dưới đây không phải là từ láy? A. Xinh xắn C. Gần gũi B. Đông đủ D. Dễ dàng Câu 26: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ C. Ấm áp B. Mong manh D. Thăm thẳm Câu 27: Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành các từ láy: ……………… rào ; ……………… bẩm ; ……………… tìm ; ……………… nhẻ ; ……………… lùng ; ……………… chít trong ……………… ; ngoan ……………… ; lồng ……………… ; min ……………… ; bực ……………… ; đẹp ……………… Câu 28: Hình ảnh con cò trong bài ca dao than thân thứ nhất “Nước non lận đận một mình …” thể hiện điều gì về thân phận người nông dân? A. Nhỏ bé, bị hắt hủi. B. Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay. C. Bị dồn đẩy đến bước đường cùng. D. Găp nhiều oan trái. Câu 29: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như: “Gió dập sóng dồn” A. Lên thác xuống ghềnh. B. Nước non lận đận. C. Nhà rách vách nát. D. Gió táp mưa sa. Câu 30: Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả 3 bài ca dao than thân? A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ. B. Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm. C. Nhiều điệp từ, điệp ngữ. D. Những hình ảnh mang tính truyền thống. Câu 31: Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm thứ nhất? A. Tham lam và ích kỉ. B. Độc ác và tàn nhẫn. C. Dốt nát và háo danh. D. Nghiện ngập và lười biếng. Câu 32: Bài ca châm biếm thứ hai “Số cô …” phê phán điều gì? A. Thói gia trưởng trong xã hội phong kiến. B. Hủ tục ma chay. C. Sự thờ ơ trước cái chết của người khác. D. Nạn mê tín dị đoan. Câu 33: Từ nào là đại từ trong câu sau: Ai làm cho bể kia đầy. Cho ao kia cạn cho gầy cò con. A. Ai C. Cò B. Bể D. Ao Câu 34: Trong câu: “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “Tôi” thuộc ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ hai. B. Ngôi thứ ba số ít. C. Ngôi thứ nhất số nhiều. D. Ngôi thứ nhất số it. Câu 35: Nối đại từ ở cột (A) với nội dung cột (B) cho phù hợp. Cột (A) Cột (B) a. Bao giờ 1. Hỏi về người và vật b. Bao nhiêu 2. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. c. Thế nào 3. Hỏi về số lượng. d. Ai 4. Hỏi về thời gian. Câu 36: Đại từ nào sau đây không phải đểhỏi về không gian? A. Ở đâu C. Nơi đâu B. Khi nào D. Chỗ nào. Câu 37: Từ “Tôi” trong câu “Tôi và Nam là đôi bạn rất thân” là: A. Quan hệ từ C. Chỉ từ B. Đại từ D. Danh từ Câu 38 Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận C. Áng thiên cổ hùng văn B. Khúc ca khải hoàn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Câu 39: Bài “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú C. Ngũ ngôn B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát. Câu 40: Bài “Phò giá về kinh” là của tác giả nào? A. Phạm Ngũ Lão B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Lí Thường Kiệt. Câu 41: Bài “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì? A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một nước văn hiến. C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu 42: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ: “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”? A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước. B. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. D. Thể hiện khát vọng hòa bình. Câu 43: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Xã tắc. C. Sơn thuỷ B. Quốc kì D. Giang sơn. Câu 44: Giải thích nghĩa các từ Hán Việt sau đây? A. Sơn lâm: ……………………………………………………………… ……………………… ……………………… B. Thuỷ sản: ……………………………………………………………… ………………………………. ……………… C. Thiện thư: ……………………………………………………………… ……………………………………………… D. Giang sơn: ……………………………………………………………… ……………………………………………… Câu 45: Xếp các từ ghép Hán Việt sau vào bảng phân loại: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Câu 46: Bản dịch “Bài ca Côn Sơn” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn C. Lục bát B. Ngũ ngôn D. Song thất lục bát. Câu 47: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”? A. Bóng trăng C. Rừng thông. B. Bóng trúc D. Suối chảy. Câu 48: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì? A. Tươi tắn và đầy sức sống. B. Kì ảo và lộng lẫy. C. Yên ả và thanh bình. D. Hùng vĩ và náo nhiệt. Câu 49: Nhân vật trữ tình “ta” trong bài thơ là người như thế nào? A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên. B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng. C. Tâm hồn giao cảm tuyết đối với thiên nhiên. D. Cả 3 ý A, B, C. Câu 50: Câu thơ: “Trong ghềnh thông mọc như nêm” trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh C. Nhân hóa B. Ẩn dụ D. Điệp ngữ. Câu 51: Hãy gạch chân các từ Hán Việt trong các câu sau: A. Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà. B. Hoàng đế đã băng hà. C. Các vị bô lão cùng vào yết kiến vua. D. Hoa Lư là cố đô của nước ta. Câu 52: Hãy xếp các từ Hán Việt vừa tìm được (ở câu 51) theo sắc thái sau: A. Sắc thái trang trọng: …………………………………………… B. Sắc thái tao nhã …………………………………………………… C. Sắc thái cổ: …………………………………………………………… Câu 53: Bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát C. Thất ngôn bát cú. B. Song thất lục bát D. Ngũ ngôn bát cú. Câu 54: Ai là dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” ? A. Hồ Xuân Hương C. Đoàn Thị Điểm B. Bà Huyện Thanh Quan D. Nguyễn Khuyến Câu 55: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là: A. Thần thủ B. Nữ hoàng thi ca. C. Bà chúa thơ nôm. D. Thi tiên thi thánh. Câu 56: Thể thơ của bài “Bánh trôi nước” giống thể thơ của bài thơ nào sau đây? A. Bài ca Côn Sơn B. Sau phút chia ly C. Sông núi nước Nam D. Phò giá về kinh. Câu 57: Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước? A. Hình tròn, trắng mịn. B. Nhân son đỏ C. Được hấp trên nước. D. Có thể rắn hoặc nát. Câu 58: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? A. Vẻ đẹp hình thể. B. Vẻ đẹp tâm hồn C. Số phận bất hạnh. D. Vẻ đẹp và số phận long đong. Câu 59: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ “Bánh trôi nứơc” là biện pháp nào? A. So sánh B. Ẩn dụ B. Nhân hoá D. Hoán dụ. Câu 60: Thế nào là quan hệ từ? A. Là từ chỉ người và vật. B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật. C. Là từ mang ý nghĩa tính thái. D. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa cuâu với câu. Câu 61: Trong các dòng sau, dòng nào có sử dung quan hệ từ? A. Vừa trắng lại vừa tròn. B. Bảy nổi ba chìm C. Tay kẻ nặn. D. Giữ tấm lòng son. Câu 62: Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thơ nào? A. Song thất lục bát. B. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú. D. Ngũ ngôn. Câu 63: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày? A. Xế trưa C. Xế chiều. B. Ban mai D. Đêm khuya Câu 64: Nội dung của bài thơ “Qua đèo Ngang” là gì? A. Miêu tả cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút. B. Miêu tả cảnh tượng đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. C. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 65: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là của tác giả nào? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Du C. Nguyễn Khuyến D. Nguyễn Đình Chiểu Câu 66: Thể thơ của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” giống thể thơ của bài thơ nào sau đây? A. Bài ca Côn Sơn B. Sông núi nước Nam. C. Qua đèo Ngang D. Sau phút chia ly. Câu 67: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng ghi chữ Đ, nhận xét nào sai ghi chữ S (Nhận xét hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà)? A. Hai bài thơ đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú. B. Hai bài thơ diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm hồn tri âm. C. Hai bài thơ kết thúc bởi ba từ “ta với ta” nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài hoàn toàn khác nhau. D. Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm. Câu 68: Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Ngũ ngôn. D. Lục bát. Câu 69: Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là? A. Tiên thơ. C. Thần thơ B. Thánh thơ D. Chúa thơ. Câu 70: Nối từ cột (A) với nét nghĩa phù hợp ở cộ (B) Cột (A) Cột (B) a. Lạnh 1- Rét và buốt b. Lành lạnh 2- Rất lạnh c. Rét 3- Hơi lạnh d. Giá 4- Trái nghĩa với nóng Câu 71: Thể thơ của bài “Tĩnh dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây ? A. Qua đèo Ngang B. Bài ca Côn Sơn C. Sông núi nứơc Nam D. Phò giá về kinh. Câu 72: Nhà thơ Lí Bạch là một? A. Nhà thơ nổi tiếng thời Tống B. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường C. Nhà thơ nổi tiếng thời Hán D. Nhà thơ nổi tiếng thời Thanh Câu 73: Câu 3 và 4 trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Đối lập D. Hoán dụ . i là l i của ai n i v i ai? A. L i của ngư i con n i v i cha mẹ. B. L i của ông noi voi chau. C. L i của mẹ noi voi con. D. L i của chi n i v i em. Câu. việc. c. Thế nào 3. H i về số lượng. d. Ai 4. H i về th i gian. Câu 36: Đ i từ nào sau đây không ph i để h i về không gian? A. Ở đâu C. N i đâu B. Khi