VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI BÀI TẬP CÁ NHÂNTƯ PHÁP QUỐC TẾ Đề tài : Phân tích địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tếHọ và tên: Bùi Đức Hiếu Lớp: K1B MSSV:1353801010063 Hà Nội, 2016 Mở đầuSự hợp tác của các quốc gia trên thế giới là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập. Nó thể hiện trên nhiều phương diện và hình thức khác nhau: giữa các quốc gia với nhau, giữa cá nhân quốc gia này với pháp nhân quốc gia khác… Đồng thời quá trình đó diễn ra trên mọi lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa… Vì vậy, việc công dân quốc gia này cùng chung sống với công dân quốc gia khác hay công dân nước sở tại trên cùng một lãnh thổ quốc gia là một hiện thực tất yếu.Trong tư pháp quốc tế, công dân nước ngoài hay còn được biết đến với thuật ngữ “ người nước ngoài” là một chủ thể cơ bản rất quan trọng. Vì vậy việc nghiên cứu về địa vị pháp lý của người nước ngoài là một vấn đề hết sức cần thiết.Sau đây tôi xin phân tích đề tài: Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tư pháp quốc tế. I.Khái niệm và các căn cứ để xây dựng chế định pháp lý dân sự của người nước ngoài1.Khái niệmHiện nay thuật ngữ “người nước ngoài” được sự dụng rộng rãi ở các nước và cả ở Việt Nam, nó được hiểu như sau:•Người mang một quốc tịch nước ngoài•Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài•Người không mang quốc tịch nước nào (người không quốc tịch)Ngoài ra, theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng như một số quy định ở các văn bản khác, có thể hiểu khái niệm “người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam.Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hoặc cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam2.Cơ sở để xây dựng quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoàiDo mức độ quan hệ giữa các quốc gia là khác nhau và tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, các quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài có thể được xây dựng trên nguyên tắc hay các chế độ pháp lý sau:•Chế độ đãi ngộ như công dân•Chế độ tối huệ quốc•Chế độ đãi ngộ đặc biệt•Chế độ có đi có lại•Chế độ báo phục quốcỞ Việt Nam, về nguyên tắc, địa vị pháp lý của người nước ngoài được quy định trên cơ sở chế độ đãi ngộ như công dân, trừ những trường hợp mà pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác.II.Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế 1.Khái niệm tố tụng dân sự quốc tếTố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo một thể thức do luật định.Theo quy định khoản 2 Điều 405 BLTTDS 2004 thì một một vụ việc dân sự được coi là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi có một trong các yếu tố sau:•Đương sự trong vụ việc dân sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. •Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.•Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.2.Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tếĐịa vị pháp lý của người nước ngoài là tổng thể các quyền được hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện của người nước ngoài khi sinh sống, cư trú, làm ăn ở một lãnh thổ quốc gia.Có thể thấy, qui chế pháp lý của người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.2.1Bảo hộ pháp lý và vấn đề cược án phí ( Cautio judicatum solvi ).a.Vấn đề bảo hộ pháp lý.Nhằm bảo đảm sự công bằng cũng như lợi ích của người nước ngoài khi các lợi ích đó bị xâm phạm, tư pháp quốc tế ngày nay thừa nhận quyền của người nước ngoài được hưởng các quyền tố tụng dân sự tối thiểu và có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu tố tụng nhất định theo pháp luật nước sở tại khi khởi kiện tại tòa án tư pháp nước sở tại đó.Theo Điều 406 BLTTDS năm 2004 thì người nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam thì được Nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự. Nói cách khác, họ được nhà nước Việt Nam bảo hộ pháp lí như đối với công dân Việt Nam. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở công nhận chế độ đãi ngộ như công dân khi người nước ngoài khởi kiện hoặc tham gia tố tụng dân sự tại các tòa án Việt Nam.Vì vậy, người nước ngoài có quyền khởi kiện đến tòa án của Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. Theo quyết định số 122CP ngày 2541977 về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, Điều 7 và Điều 8 cũng qui định: “ Người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân đối với sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt và các quan hệ thừa kế đối với các tài sản trên”Ngoài ra trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài về vấn đề bảo hộ pháp lý cũng được nhấn mạnh. Trong hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự, gia đình giữa Việt Nam với nước Cộng hòa nhân dân Bungari ( ký kết ngày 03101986) có quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau: “ Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình.” Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế nêu ở trên không có nghĩa Nhà nước Việt Nam từ bỏ quyền áp dụng các biện pháp báo phục quốc cần thiết (biện pháp trả đũa) khi quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài bị xâm phạm hoặc không được nước ngoài bảo hộ thỏa đáng. Cơ sở để áp dụng các biện pháp báo phục trong các trường hợp như vậy là dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Cụ thể tại khoản 3 Điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “ Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của công dân nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài mà tòa án các nước đó đã hạn chế quyền tố tụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”. b.Vấn đề cược án phí (Cautio Judicatum solvi ).Chế định Cautio Judicatum solvi hay còn được gọi là “bảo chứng ngoại kiểu án quỹ” được biết đến trong các Hiệp định tương trợ tư pháp với thuật ngữ là “cược án phí”. Theo nội dung của chế định này, nguyên đơn là người nước ngoài khi muốn khởi kiện tại tòa án một nước phải gánh chịu nghĩa vụ bảo đảm các chi phí tư pháp nhất định theo quy định của tòa án đó, những chi phí này có thể do bị đơn gánh chịu toàn bộ trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện. Trên thực tế, quyền khởi kiện của người nước ngoài sẽ bị hạn chế trong một mức độ nhất định khi áp dụng chế độ cược án phí . Chế định cược án phí được áp dụng rộng rãi tại các nước tư bản, tuy nhiên ở mỗi quốc gia cách quy định của các nước cũng khác nhau, chẳng hạn: Pháp, Bỉ, Hà Lan,…. quy định tất cả nguyên đơn là người nước ngoài nếu khi khởi kiện mà không có một diện tích đất đai hoặc bất động sản nào đó tại nước có tòa án xử sơ thẩm vụ tranh chấp thì phải nộp tiền cược án phí tại tòa án xử sơ thẩm vụ tranh chấp theo pháp quy định của pháp luật nước có tòa án đó. Cụ thể theo Điều 119 Bộ luật tố tụng dân sự Ba Lan có quy định: Nguyên đơn là người nước ngoài phải chịu nghĩa vụ nộp trước một số tiền nhất định ( cược án phí ) theo yêu cầu của bị đơn để bảo đảm cho việc tố tụng tại tòa án Ba Lan. Ở một số quốc gia khác như Cộng hòa liên bang Đức, Áo, Tây Ban Nha… lại quy định việc miễn nộp tiền cược án phí trên cơ sở có đi có lại. Ở Anh, Italia,… lại quy định nghĩa vụ nộp cược án phí chỉ áp dụng đối với một số nguyên đơn là người nước ngoài nhất định. Còn pháp luật của Bungari, Rumani, Liên Xô( cũ) không quy định nghĩa vụ nộp cược án phí của nguyên đơn người nước ngoài.Tóm lại, mỗi quốc gia lại có những quy định riêng, việc quy định việc nộp và miễn cược án phí được dựa trên cơ sở các quy tắc khác nhau (điều ước quốc tế, hoặc chê độ có đi có lại thực tế giữa các nước về vấn đề này, hoặc căn cứ vào giá trị tài sản mà nguyên đơn có được ở nước có tòa án thụ lý vụ kiến,….)Ở Việt Nam theo điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự, khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân nước ngoài bình đẳng với công dân Việt Nam trong các vấn đề tố tụng dân sự (dựa trên chế độ đãi ngộ như công dân).Trong các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, vấn đề cược án phí cũng được qui định như sau: Công dân các nước ký kết không phải nộp cược án phí khi tham gia tố tụng dân sự trước tòa án của các nước ký kết. Ví dụ: Tại Hiệp định tương trợ tư pháp với Ba Lan, Điều 16 quy định: “ Công dân nước ký kết này thường trú hoặc tạm trú ở một trong hai nước ký kết, khi tham gia tố tụng trước tòa án của nước ký kết kia thì không phải chịu cược án phí chỉ vì lý do họ là người nước ngoài ở nơi họ tham gia tố tụng”. Song song với vấn đề cược án phí, chế định miễn cược án phí đối với công dân của các bên ký kết cũng được qui định trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp. Như Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Điều 45 quy định: “ Công dân của bên kí kết này khởi kiện vụ án trước tòa án của bên kí kết kia được miễn nộp tiền cược án phí áp dụng đối với người nước ngoài chỉ vì lí do họ là người nước ngoài hoặc không có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ bên ký kết đó”.
Trang 1VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TẬP CÁ NHÂN
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài : Phân tích địa vị pháp lý của người nước ngoài trong
tố tụng dân sự quốc tế
Họ và tên: Bùi Đức Hiếu Lớp: K1B
MSSV:1353801010063
Hà Nội, 2016
z
Trang 2Mở đầu
Sự hợp tác của các quốc gia trên thế giới là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập Nó thể hiện trên nhiều phương diện và hình thức khác nhau: giữa các quốc gia với nhau, giữa cá nhân quốc gia này với pháp nhân quốc gia khác… Đồng thời quá trình đó diễn ra trên mọi lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa… Vì vậy, việc công dân quốc gia này cùng chung sống với công dân quốc gia khác hay công dân nước sở tại trên cùng một lãnh thổ quốc gia là một hiện thực tất yếu
Trong tư pháp quốc tế, công dân nước ngoài hay còn được biết đến với thuật ngữ “ người nước ngoài” là một chủ thể cơ bản rất quan trọng Vì vậy việc nghiên cứu về địa vị pháp lý của người nước ngoài là một vấn đề hết sức cần thiết
Sau đây tôi xin phân tích đề tài: Địa vị pháp lý của người nước ngoài
trong tư pháp quốc tế.
Trang 3I Khái niệm và các căn cứ để xây dựng chế định pháp lý dân sự của
người nước ngoài
1 Khái niệm
Hiện nay thuật ngữ “người nước ngoài” được sự dụng rộng rãi ở các nước và cả ở Việt Nam, nó được hiểu như sau:
Người mang một quốc tịch nước ngoài
Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài
Người không mang quốc tịch nước nào (người không quốc tịch) Ngoài ra, theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng như một số quy định ở các văn bản khác, có thể hiểu khái niệm “người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam
Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hoặc cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam
2 Cơ sở để xây dựng quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài
Do mức độ quan hệ giữa các quốc gia là khác nhau và tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, các quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài có thể được xây dựng trên nguyên tắc hay các chế độ pháp lý sau:
Chế độ đãi ngộ như công dân
Chế độ tối huệ quốc
Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Chế độ có đi có lại
Chế độ báo phục quốc
Ở Việt Nam, về nguyên tắc, địa vị pháp lý của người nước ngoài được quy định trên cơ sở chế độ đãi ngộ như công dân, trừ những trường hợp mà
Trang 4pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác
II Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế
1 Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế
Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo một thể thức
do luật định
Theo quy định khoản 2 Điều 405 BLTTDS 2004 thì một một vụ việc dân sự được coi là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi có một trong các yếu tố sau:
Đương sự trong vụ việc dân sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
2 Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế
Địa vị pháp lý của người nước ngoài là tổng thể các quyền được
hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện của người nước ngoài khi sinh sống, cư trú, làm ăn ở một lãnh thổ quốc gia
Có thể thấy, qui chế pháp lý của người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống
2.1 Bảo hộ pháp lý và vấn đề cược án phí ( Cautio judicatum solvi ).
a Vấn đề bảo hộ pháp lý.
Trang 5Nhằm bảo đảm sự công bằng cũng như lợi ích của người nước ngoài khi các lợi ích đó bị xâm phạm, tư pháp quốc tế ngày nay thừa nhận quyền của người nước ngoài được hưởng các quyền tố tụng dân sự tối thiểu và có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu tố tụng nhất định theo pháp luật nước sở tại khi khởi kiện tại tòa án tư pháp nước sở tại đó
Theo Điều 406 BLTTDS năm 2004 thì người nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam thì được Nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ đối
xử quốc gia trong tố tụng dân sự Nói cách khác, họ được nhà nước Việt Nam bảo hộ pháp lí như đối với công dân Việt Nam Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở công nhận chế độ đãi ngộ như công dân khi người nước ngoài khởi kiện hoặc tham gia tố tụng dân sự tại các tòa án Việt Nam.Vì vậy, người nước ngoài có quyền khởi kiện đến tòa án của Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp
Theo quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, Điều 7 và Điều 8
cũng qui định: “ Người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ
đãi ngộ như công dân đối với sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt và các quan hệ thừa kế đối với các tài sản trên”
Ngoài ra trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài về vấn đề bảo hộ pháp lý cũng được nhấn mạnh Trong hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự, gia đình giữa Việt Nam với nước Cộng hòa nhân dân Bungari ( ký kết ngày 03/10/1986) có quy định tại
khoản 1 Điều 1 như sau: “ Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh
Trang 6thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và tài sản
mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình.”
Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân trong lĩnh vực
tố tụng dân sự quốc tế nêu ở trên không có nghĩa Nhà nước Việt Nam từ bỏ quyền áp dụng các biện pháp báo phục quốc cần thiết (biện pháp trả đũa) khi quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài bị xâm phạm hoặc không được nước ngoài bảo hộ thỏa đáng Cơ sở để áp dụng các biện pháp báo phục trong các trường hợp như vậy là dựa trên nguyên tắc có đi có lại Cụ thể tại khoản 3 Điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “ Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của công dân nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài mà tòa án các nước đó đã hạn chế quyền tố tụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”
b Vấn đề cược án phí (Cautio Judicatum solvi ).
Chế định Cautio Judicatum solvi hay còn được gọi là “bảo chứng ngoại kiểu án quỹ” được biết đến trong các Hiệp định tương trợ tư pháp với thuật ngữ là “cược án phí”
Theo nội dung của chế định này, nguyên đơn là người nước ngoài khi muốn khởi kiện tại tòa án một nước phải gánh chịu nghĩa vụ bảo đảm các chi phí tư pháp nhất định theo quy định của tòa án đó, những chi phí này có thể do bị đơn gánh chịu toàn bộ trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện Trên thực tế, quyền khởi kiện của người nước ngoài sẽ bị hạn chế trong một mức độ nhất định khi áp dụng chế độ cược án phí
Chế định cược án phí được áp dụng rộng rãi tại các nước tư bản, tuy nhiên ở mỗi quốc gia cách quy định của các nước cũng khác nhau, chẳng
Trang 7hạn: Pháp, Bỉ, Hà Lan,… quy định tất cả nguyên đơn là người nước ngoài nếu khi khởi kiện mà không có một diện tích đất đai hoặc bất động sản nào
đó tại nước có tòa án xử sơ thẩm vụ tranh chấp thì phải nộp tiền cược án phí tại tòa án xử sơ thẩm vụ tranh chấp theo pháp quy định của pháp luật nước
có tòa án đó Cụ thể theo Điều 119 Bộ luật tố tụng dân sự Ba Lan có quy định: Nguyên đơn là người nước ngoài phải chịu nghĩa vụ nộp trước một số tiền nhất định ( cược án phí ) theo yêu cầu của bị đơn để bảo đảm cho việc tố tụng tại tòa án Ba Lan
Ở một số quốc gia khác như Cộng hòa liên bang Đức, Áo, Tây Ban Nha… lại quy định việc miễn nộp tiền cược án phí trên cơ sở có đi có lại Ở Anh, Italia,… lại quy định nghĩa vụ nộp cược án phí chỉ áp dụng đối với một
số nguyên đơn là người nước ngoài nhất định Còn pháp luật của Bungari, Rumani, Liên Xô( cũ) không quy định nghĩa vụ nộp cược án phí của nguyên đơn người nước ngoài
Tóm lại, mỗi quốc gia lại có những quy định riêng, việc quy định việc nộp và miễn cược án phí được dựa trên cơ sở các quy tắc khác nhau (điều ước quốc tế, hoặc chê độ có đi có lại thực tế giữa các nước về vấn đề này, hoặc căn cứ vào giá trị tài sản mà nguyên đơn có được ở nước có tòa án thụ
lý vụ kiến,….)
Ở Việt Nam theo điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự, khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân nước ngoài bình đẳng với công dân Việt Nam trong các vấn
đề tố tụng dân sự (dựa trên chế độ đãi ngộ như công dân)
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, vấn đề cược án phí cũng được qui định như sau: Công dân các nước
ký kết không phải nộp cược án phí khi tham gia tố tụng dân sự trước tòa án
Trang 8của các nước ký kết Ví dụ: Tại Hiệp định tương trợ tư pháp với Ba Lan,
Điều 16 quy định: “ Công dân nước ký kết này thường trú hoặc tạm trú ở
một trong hai nước ký kết, khi tham gia tố tụng trước tòa án của nước ký kết kia thì không phải chịu cược án phí chỉ vì lý do họ là người nước ngoài ở nơi họ tham gia tố tụng”
Song song với vấn đề cược án phí, chế định miễn cược án phí đối với công dân của các bên ký kết cũng được qui định trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp Như Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Điều 45 quy định: “ Công dân của bên kí kết này khởi kiện vụ án trước tòa án của bên kí kết kia được miễn nộp tiền cược án phí áp dụng đối với người nước ngoài chỉ vì lí do họ là người nước ngoài hoặc không có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ bên ký kết đó”
2 Vấn đề năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi
tố tụng dân sự của người nước ngoài trong tố tụng dân sự.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai thuộc tính cơ bản của chủ thể pháp luật Việc xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ quyền và lợi ích của họ trước tòa án nước sở tại Do vậy, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước đều có quy định về vấn đề này
Đối với năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài.
Đối với vấn đề này, luật pháp mỗi quốc gia quy định không phải hoàn toàn giống nhau Chẳng hạn, theo pháp luật của Pháp, Đức năng lực hành vi
tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước
mà họ là công dân Ở các nước Đông Âu (trừ Ba Lan) năng lực hành vi tố
Trang 9tụng dân sự của người nước ngoài được xác định theo luật quốc tịch của người đó Tuy nhiên, đối với Cộng hòa Séc và Slovakia dù năng lực hành vi
tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định theo luật của nước mà người đó là công dân song cũng được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân
sự nếu đáp ứng được các yêu cầu do luật của Séc và Slovakia quy định
Ở Việt Nam, theo Điều 407 Bộ luật tố tụng dân sự năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được quy định như sau:
Theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch Trong trường
hợp công dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam Nếu người đó có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước nơi công dân sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Theo pháp luật nơi cư trú mà người không quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài.
Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi tố tụng dân sự được thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra, cá nhân nước ngoài có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự trên lãnh thổ Việt Nam nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi
tố tụng dân sự mặc dù theo quy định của pháp luật nước ngoài họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.”
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, năng luật pháp luật tố tụng dân sự
và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định dựa vào 3 yếu tố:
Trang 10 Quốc tịch của cá nhân
Nơi cư trú
Nơi thực hiện hành vi.
3 Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và của những người được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
Trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, quốc gia cũng
có thể tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế, do đó quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ tư pháp trong tất cả các giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế Trường hợp quốc gia muốn từ bỏ quyền đó thì phải thực hiện công khai và
rõ ràng Tuy vậy, quan niệm về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong
tư pháp quốc tế các nước cũng không nhất quán và đôi khi được giải thích như là “ quyền miễn trừ tương đối”
Đối với những người được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, đặc điểm tố tụng dân sự quốc tế của họ cũng có nhiều điểm giống tố tụng dân sự quốc gia Theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao ( Việt Nam tham gia năm 1982), những người này được hưởng quyền miễn trừ xét xử trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự những người này không được hưởng những quyền miễn trừ
tư pháp trong các trường hợp sau:
a Tham gia vào vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản của tư nhân nằm tại lãnh thổ nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao đó có tài sản trên không phải nhân danh nước cử đại diện ngoại giao và không vì mục đích đại diện.
Trang 11b Tham gia vào vụ kiện về thừa kế, nếu viên chức ngoại giao tham gia với
tư cách là người thực hiện di chúc, người bảo quản di sản thừa kế, người thừa kế hoặc người từ chối nhận thừa kế ở cương vị cá nhân chứ không nhân danh nước cử đại diện ngoại giao.
c Tham gia vào vụ kiện lien quan đến bất kì hoạt động nào có mục đích thu lợi nhuận ( hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại ) ở nước sở tại, ngoài phạm vi các chức năng chính thức của người đó.
Quy chế pháp lý tố tụng của người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao ở Việt Nam cũng được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993…
Theo quy định của các văn bản này, các vụ tranh chấp dân sự quốc tế
mà một bên đương sự là quốc gia nước ngoài hoặc người được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của Việt Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng đường ngoại giao Đồng thời, tòa án Việt Nam sẽ xét xử các vụ tranh chấp loại đó, nếu quốc gia nước ngoài hoặc người nước ngoài hữu quan đó đồng ý rõ ràng tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam Trong trường hợp này, đại diện của quốc gia hữu quan và nhà ngoại giao có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự ngang với quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự dành cho công dân Việt Nam, mọi hoạt động tố tụng dân sự của họ phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Trang 124 Về vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế.
Ủy thác tư pháp là việc tòa án của một nước như tòa án của nước ngoài thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng rẽ cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Nội dung ủy thác tư pháp quốc tế rất phong phú và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể chúng có thể là yêu cầu tống đạt cho đương sự ( thường là
bị đơn ) giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài, yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại,…
Về nguyên tắc, các cơ quan tư pháp có thể thực hiện các hành vi tố tụng theo thẩm quyền trong phạm vi lãnh thổ của nước có cơ quan tư pháp
đó Nếu muốn thực hiện các hành vi này ở nước ngoài, cơ quan tư pháp đó phải nhận được sự chấp thuận cụ thể của nước nơi các hành vi đó sẽ được thực hiện trên cơ sở các ủy thác tư pháp quốc tế, tức là sự yêu cầu bằng văn bản chính thức của cơ quan tư pháp nước này đối với cơ quan tư pháp nước kia để thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt tại lãnh thổ của nước kia theo những nội dung, chỉ định trong văn bản yêu cầu
Các cơ quan tư pháp giữ cho nhau các ủy thác tư pháp quốc tế thông qua đường ngoại giao hoặc thông qua các phương tiện bưu điện, telex,… Các ủy thác có thể được giữ trực tiếp giữa các cơ quan tư pháp ( tòa án ), hoặc thông qua cơ quan nhà nước ở trung ương có thẩm quyền ( Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp ), hoặc bằng giao thông viên đặc nhiệm được cơ quan tư pháp nước yêu cầu ủy quyền thực hiện
Trình tự và điều kiện để thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế được các nước quy định trong các điều ước quốc tế liên quan hoặc trong pháp luật