1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ CƯƠNG MÔN KỸ NĂNG THAM MƯU VÀ DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC DÂN VẬN

43 625 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 73,67 KB

Nội dung

Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học về công tác dân vận?Để Ban Dân vận làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy đối với các Ban Dân vận; để giúpcho các

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN KỸ NĂNG THAM MƯU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Câu 1 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng truyền đạt chủ trương, nghị quyết của cấp ủy

về công tác dân vận và liên hệ thực tế đối với địa phương?

Câu 2 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học về công tác dânvận?

Câu 3 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng tổ chức hội nghị về công tác dân vận?

Câu 4 Nêu và phân tích nội dung của kỹ năng hướng dẫn triển khai thực hiện chủ trương, nghịquyết của cấp ủy về công tác dân vận?

Câu 5 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng hướng dẫn xây dựng và thực hiện dự án kinh

tế - xã hội

Câu 6 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng thông tin và phản ánh về tình hình nhân dân?Câu 7 Để truyền đạt chủ trương nghị quyết của cấp ủy về công tác dân vận đạt kết quả tốt, ngườicán bộ công tác dân vận cần chuẩn bị những nội dung gì?

Câu 8 Nêu và phân tích những yêu cầu khi hướng dẫn triển khai thực hiện nghị quyết của cấp ủy

về công tác dân vận, liên hệ thực tế ở địa phương, cơ quan, đv công tác?

Câu 9 Các bước tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết về công tác dân vận?

Câu 10 Để tổ chức tốt hội nghị tổng kết công tác dân vận, người cán bộ tham mưu ban dân vận cấp

ủy cần chuẩn bị những gì? Liên hệ thực tế công tác ở địa phương, cơ quan?

Trang 2

Câu 1 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng truyền đạt chủ trương, nghị quyết của cấp ủy về công tác dân vận và liên hệ thực tế đối với địa phương?

Truyền đạt chủ trương, nghị quyết của cấp ủy về công tác dân vận cho một số người nghe làviệc làm thường xuyên của cán bộ dân vận; đặc biệt là người có vai trò chủ chốt Ngày nay, trình

độ chung của cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân được nâng lên, đòi hỏi người cán bộ dân vậnphải có kỹ năng truyền đạt “Nói lọt tai” đã khó, nói có sức thuyết phục, đi được vào lòng người là

cả một khoa học và nghệ thuật Để truyền đạt tốt cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:

Thứ nhất, công tác chuẩn bị.

Căn cứ vào nội dung, yêu cầu, chủ đề, người trình bày phải chuẩn bị, với những việc cụ thểnhư sau: - Nghiên cứu chủ trương, chuẩn bị tài liệu, tư liệu Các văn bản, tài liệu, tư liệu đều là cácthông tin cho người trình bày Thông tin chọn lọc thành ba loại, được sử dụng theo yêu cầu khácnhau: Thông tin phải biết là những điều cần phải cung cấp để người nghe nắm được vấn đề đặt ra.Người nói phải nắm vững và hiểu chính xác có thông tin, tư liệu này; Thông tin cần biết là nhữngđiều chứng minh rõ thêm, số liệu làm phong phú thêm cho vấn đề phải trình bày; Thông tin nênbiết là những tư liệu, thực tế và mô hình, số liệu làm phong phú thêm cho vấn đề phải trình bày.Người trình bày chuẩn bị thêm các tranh vẽ, bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ minh họa sẽ giúp chongười nghe dễ hiểu hơn

- Tìm hiểu đối tượng nghe trình bày để chuẩn bị cho thích hợp Trước hết, để thể hiện tôntrọng người nghe, người trình bày phải nghiêm túc chuẩn bị Cần chuẩn bị để trình bày để trình bàycho phù hợp với đối tượng nghe Ví dụ: Với người dân lao động, cần nói cụ thể, gắn với cuộc sốngthực tế hằng ngày; Với cán bộ đang công tác thì trình bày có căn cứ lý lẽ, có văn bản, số liệu và ví

dụ cụ thể, phải nói chính xác, chọn lọc, có độ tin cậy cao; Với nhà nghiên cứu, người có tri thứcrộng nên lưu ý trình bày khiêm tốn, mạch lạc, chuẩn xác;

- Nắm rõ điều kiện, hoàn cảnh trình bày Cụ thể: số người nghe, thời gian bắt đầu và thời giantrình bày; hội trường, phòng họp, sân bãi; loa, đèn, bảng, bục, nơi đứng trình bày; môi trường, khíhậu, Người trình bày nên biết chủ động chuẩn bị cho phù hợp, đề xuất khắc phục những gì bấtlợi

Thứ hai, lựa chọn phương án, bố cục trình bày.

- Chọn phương án trình bày Có hai phương án để trình bày một vấn đề:

Trang 3

Phương án 1: lựa chọn để trình bày một số nội dung quan trọng; đó là những điểm mới, nhữngvấn đề nghiều người đang quan tâm, những căn cứ và sự điều chỉnh chủ trương mới, giải pháp cầntập trung chỉ đạo,

Phương án 2: trình bày theo trình tự văn bản, chủ trương ban hành Phương án này thườngdùng khi truyền đạt chỉ thị, nghị quyết Các tài liệu, tư liệu soạn thảo theo trình tự văn bản để làm

rõ nội dung của vấn đề trình bày

- Chọn bố cục trình bày Nên trình bày thành ba phần:

+ Phần giới thiệu: nói rõ ý định của người trình bày; cách giới thiệu (theo trình tự hoặc chọnvấn đề); đề cương chung; phần nào nói kỹ

+ Phần nội dung: theo đề cương chuẩn bị để trình bày Cần lưu ý: thực hiện chặt chẽ thời giantừng phần để không bị “cháy bài”; gợi ý cho người nghe đặt câu hỏi với người trình bày để đượcgiải đáp

+ Phần kết luận: tóm tắt những ý chính, vấn đề quan trọng; trả lời những câu hỏi mà ngườinghe nêu ra; chào cảm ơn các đại biểu dự

Người trình bày cần sắp xếp sao cho kết thúc nội dung đúng giờ hoặc sớm hơn ít phúc so vớithời gian quy định; khoảng thời gian còn lại dành để trao đổi, căn dặn lại những vấn đề cần làm tiếptheo ở đơn vị đã tổ chức buổi sinh hoạt

Thứ ba, những điều cần lưu ý đối với người truyền đạt chủ trương, nghị quyết

- Khi dùng ngôn ngữ nói: nói chậm rãi, mạch lạc, rõ ràng, thay đổi ngữ điệu tùy lúc để lôicuốn người nghe; dứt đoạn, đứt mạch theo các phần, kết hợp với thay bảng biểu, ghi đề mục, nhắclại đề cương Nếu quá dài sẽ gây mất tập trung, phân tán; Xử lý các tình huống buồn tẻ, ồn ào,phân tán bằng cách nêu câu hỏi, gợi ý, ví dụ bằng câu chuyện cụ thể,

- Khi dùng ngôn ngữ cơ thể (không lời): Khi tiến hành cần có tư thế tự nhiên, thoải mái, tự tin; quansát người nghe để họ thiện cảm, khích lệ hộ; bình tĩnh vui tươi, chân thành, lịch sự; trang phục phù hợp(đứng đắn, không sặc sỡ, không cẩu thả); có thể dùng động tác tay để diễn tả, nhấn mạnh khi trình bày

Kỹ năng truyền đạt chủ trương nghị quyết của cấp ủy đảng về công tác dân vận là một nội dungrất quan trọng và ý nghĩa, vì đây là cầu nối giữa việc đưa ra ý tưởng, phương hướng hoạt động đối vớicông tác dân vận của cấp ủy đảng đến việc triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương nghị quyết, biếnchủ trương nghị quyết trở thành hoạt động trong xã hội, mang lại hiệu quả phục vụ xã hội

Liên hệ thực tế:

Trang 4

Câu 2 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học về công tác dân vận?

Để Ban Dân vận làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy (đối với các Ban Dân vận); để giúpcho các Ban Chấp hành đoàn thể quyết định các chủ trương cho sát hợp, người cán bộ làm công tácdân vận ngày càng phải hiểu sâu những vấn đề của các nhóm xã hội, các tầng lớp, các giai cấp, cáccộng đồng dân cư, phải làm quen và dần thành thục trong các việc: điều tra dư luận, khảo sát thực

tế, nghiên cứu sâu các vấn đề bức xúc của nhân dân

Ở cấp Trung ương, cấp tỉnh (thành phố), nguồn kinh phí dành cho công tác nghiên cứu ngàycàng được đầu tư lớn hơn Các vấn đề xã hội, vấn đề của quần chúng đã được đặt trong danh mục các

đề tài nghiên cứu khảo sát ở nhiều địa phương Trên cơ sở thực tiễn hằng ngày biến đổi, các chươngtrình kinh tế - xã hội triển khai rộng, những tác động tích cực và tiêu cực đang đan xen, làm cho suynghĩ, nhận thức, tình cảm của người dân không ngừng diễn biến Việc nhận thức cho được thực tế ấy,

dự báo được các xu thế diễn biến của đời sống xã hội, đề xuất được các chủ trương phù hợp thựctiễn, hợp lòng dân, ngày càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ dân vận khả năng nghiên cứu, dự báo, đề xuất

có căn cứ tin cậy cho các chủ trương công tác của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân.Việc tổ chức nghiên cứu khoa học về công tác dân vận được thực hiện các nội dung:

Thứ nhất, Lựa chọn đề tài khoa học Đề tài khoa học về CTDV có thể do cấp trên xác định hoặc

do từng cấp lựa chọn Nếu đề tài do cấp trên nêu ra gọi là đề tài được chỉ định, cấp dưới thực hiện dướihình thức một hợp đồng nghiên cứu, hoặc cấp trên chủ trì nghiên cứu, cấp dưới hưởng ứng, phối hợpcùng nghiên cứu; Loại thứ hai phổ biến hơn đối với công tác dân vận hiện nay là: cấp dưới, xuất phát

từ đặc điểm cụ thể của mình, bổ sung vào đề tài do cấp trên nêu ra một số vấn đề cho phù hợp

- Những điểm dưới đây để quyết định hướng nghiên cứu: Đề tài có ý nghĩa khoa học và thựctiễn không? (việc nghiên cứu để làm căn cứ định ra chủ trương nào, giải quyết cho vấn đề thực tiễnnào ); Đề tài có tính cấp bách không? (nhằm giải quyết vấn đề bức xúc hay hoạch định nhiệm vụdài hạn…); Có đủ điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thành đề tài không? Điều kiện nghiên cứu đạithể như: cơ sở thông tin dữ liệu, quỹ thời gian và kinh phí tối thiểu, lực lượng cộng tác viên ; Đềtài có phù hợp với năng lực, sở trường của người chủ trì nghiên cứu không?

Sau khi đã lựa chọn đề tài, cần chú ý việc đặt tên đề tài Tên đề tài phải xúc tích, cô đọng, nhiềuthông tin Cần tránh đặt tên đề tài với những cụm từ khó định lượng như: "Một số vấn đề…"; “Vài suy

Trang 5

nghĩ về "; “Góp phần vào…" Trong tên đề tài cũng không nên sử dụng tùy tiện những cụm từ nêumục đích, mở đầu bằng “Để…”; “Nhằm "; “Phục vụ cho ".

Sau khi đã có đề tài, cần chú ý việc tổ chức nghiên cứu Đề tài có thể do một người thực hiệnnhưng cũng có thể do một nhóm người thực hiện

Thứ hai, Xây dựng đề cương nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu để trình các cơ quan có thẩm quyền duyệt và cấp kinh phí, và là cơ sở đểxét duyệt, nghiệm thu Nội dung đề cương nghiên cứu cần thuyết minh các vấn đề sau: Lý do chọn

đề tài; Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Xác định mục tiêu là nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ ba, Xác định kế hoạch nghiên cứu

Kế hoạch tiến độ; Kế hoạch nhân lực và phối hợp lực lượng; Lập dự toán tài chính

Một số nơi thường ghép kế hoạch nghiên cứu vào đề cương nghiên cứu Hai văn bản này cónội dung và mục đích khác nhau, nên tách riêng

Thứ tư, Tiến hành nghiên cứu

Thông thường, việc nghiên cứu khoa học về công tác dân vận bao gồm những công việc sau:Điều tra, khảo sát tình hình thực tế; Hội thảo khoa học; Viết báo cáo khoa học của đề tài nghiên cứu

Một, điều tra, khảo sát tình hình thực tế Có nhiều phương pháp để điều tra, khảo sát tình hình

thực tế Ở đây chỉ đề cập đến phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp phổ biến và có vị tríchủ đạo trong nghiên cứu xã hội Đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp trên cơ sở tác độngqua lại về mặt tâm lý xã hội

Người nghiên cứu lập ra một bảng hỏi với bố cục rõ ràng Khi xây dựng xong bảng hỏi, cầntập huấn kỹ những người đi phỏng vấn Chọn địa điểm, tình huống, thời điểm phỏng vấn cho thíchhợp Sau khi thu được các bảng hỏi, cơ quan nghiên cứu tiến hành xử lý thông tin có thể bằng mộttrong hai phương pháp: phương pháp giản đơn và phương pháp xử lý thông tin trên máy vi tính

Hai, hội thảo khoa học Số người dự hội thảo khoa học nên hạn chế trong khoảng 20-30 người,

không nên quá đông Để thội thảo có hiệu quả, cần thông báo trước cho những người dự hội thảo vấn

đề cần thảo luận Những người dự hội thảo gửi trước cho người chủ trì hội thảo ý kiến tham gia thảoluận của mình Khi vào hội thảo, người chủ trì hội thảo đọc báo cáo đề dẫn Sau đó, các thành viêntham gia hội thảo phát biểu ý kiến Trong hội thảo khoa học, cần bảo đảm nguyên tắc:

- Tạo ra bầu không khí tự do tư tưởng, thoải mái về tinh thần, không có sự hạn chế nào về các

ý tưởng được nêu ra

Trang 6

- Không chỉ trích, châm biếm hoặc có hành động gây phương hại đến tự do tư tưởng.

- Khuyến khích và lắng nghe mọi ý kiến, kể cả những ý kiến có vẻ lạc đề, vô lý, vì sau đó lại

có thể tiếp tục tranh luận

- Kết thúc hội thảo, người chủ trì chỉ cần tóm tắt những ý kiến tham gia, không cần kết luận

- Các bài viết tham gia hội thảo có thể được tập hợp trong một cuốn kỷ yếu

Ba, viết báo cáo khoa học Báo cáo khoa học nhằm mục đích ghi nhận và công bố các kết quả

nghiên cứu, đồng thời cũng là văn bản để báo cáo cơ quan quản lý nghiên cứu hoặc cơ quan tài trợ

Có nhiều hình thức báo cáo công trình nghiên cứu:

- Viết báo cáo từng phần đã hoàn tất của công trình nghiên cứu

- Viết báo cáo trung hạn theo quy định của cơ quan quản lý nghiên cứu

- Viết báo cáo hoàn tất công trình nghìn cứu để công bố kết quả nghiên cứu và báo cáo với cơquan tài trợ hoặc cơ quan quan lý nghiên cứu

* Về nội dung của báo cáo:

- Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu;

- Trình bày vắn tắt hoạt động của nhóm nghiên cứu;

- Cơ sở lý thuyết được sử dụng;

- Mô tả các phương pháp nghiên cứu;

- Trình bày, mô tả những kết quả đạt được;

- Thảo luận về kết quả và những vấn đề chưa được giải quyết cần được tiếp tục n.cứu

* Về kết cấu chung của báo cáo:

- Lời nói đầu: Nêu vắn tắt lý do và bối cảnh của đề tài, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài,kết quả đạt được và những tồn tại, những dự kiến sau công trình nghiên cứu Trong phần cuốicủa Lời nói đầu cần có mấy dòng cảm ơn đối với những cơ quan và cá nhân có sự giúp đỡ đặc biệtvới công trình nghiên cứu

- Tổng quan:

+ Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu

+ Tổng quan lịch sử nghiên cứu, những vấn đề còn bỏ trống trong các nghiên cứu trước đây vàquan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu

+ Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu và kết quả:

Trang 7

+ Trình bày những giả thuyết và phương pháp kiểm chứng;

+ Trình bày những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và kết quả áp dụng;

+ Thảo luận, bình luận kết quả và nêu những vấn đề chưa được giải quyết

Thứ năm, Nghiệm thu đề tài nghiên cứu Nghiệm thu đề tài nghiên cứu là việc đánh giá công

trình nghiên cứu đó Người ta thường căn cứ vào ba vấn đề dưới đây để đánh giá: Mức độ đạt vềnội dung; Mức độ đạt về thời gian; Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu

Thông thường có 4 mức đánh giá: xuất sắc (giỏi); khá; đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu Cónơi còn định ra hệ thống thang điểm (thường là 100 điểm) để lượng hoá các mức trên Có haiphương pháp đánh giá: phương pháp chuyên gia và phương pháp hội đồng Phương pháp hội đồngđược áp dụng phổ biến hơn Một hội đồng nghiệm thu được thành lập (có quyết định thành lập)gồm những người am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Số thành viên hội đồng là số lẻ, thôngthường, hội đồng có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có một chủ tịch, một thư ký và ba thành viên làngười viết nhận xét phản biện (hai người viết nhận xét với tư cách cá nhân, một người viết nhận xétvới tư cách một cơ quan áp dụng kết quả nghiên cứu), ngoài ra có thể cơ cấu một số thành viênkhác, là chuyên gia thuộc các cơ quan chuyên ngành có liên quan Quyết định thành lập Hội đồngnghiệm thu do cơ quan chủ quản lý theo quy định của Nhà nước Để có tư liệu làm việc cho hộiđồng, nhóm nghiên cứu cần viết một bản tóm tắt báo cáo khoa học và gửi cho các thành viên hộiđồng trước ngày triệu tập phiên họp của hội đồng

Sau khi nghe Chủ nhiệm đề tài trình bày (trình bày theo bản tóm tắt, không quá 30 phút), nghenhững bản nhận xét phản biện, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu (lúc này những người dự hội nghịnghiệm thu nghỉ giải lao) Phần cuối cùng của hội nghị nghiệm thu, sau khi nghe Thư ký hội đồngcông bố kết quả kiểm phiếu và đánh giá xếp loại, Chủ nhiệm đề tài phát biểu cảm tưởng và cảm ơn.Những điều cần lưu ý khi viết bản nhận xét phản biện khoa học

Đây là một văn bản nhằm mục đích bình luận, phân tích và đánh giá một công trình khoa học,được sử dụng làm căn cứ cho việc xem xét đề tài nghiên cứu khoa học, nên bao gồm:

Trang 8

- Phần mô tả thủ tục: tên công trình được nhận xét, bố cục, số trang chung và số trang quatừng phần và chương.

- Phần mô tả nội dung chung và nội dung qua các chương trình

- Phần nhận xét tổng quan và cái mới trong thành tựu

- Phần nhận xét những chỗ chưa được giải quyết (do trở ngại khách quan hay do sai phạmtrong phương pháp tiếp cận hoặc sai phạm lôgích trong suy luận)

- Phần đánh giá các lập luận

- Phần khuyến nghị (công trình có thể được chấp nhận; công trình cần được chỉnh lý thêm mộtphần hoặc cần phải làm lại; công trình đáng được xếp vào loại )

Trang 9

Câu 3 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng tổ chức hội nghị về CTDV?

Hội nghị là một hình thức hội họp được tiến hành trên cơ sở triệu tập một số đối tượng thành viênnhất định của tổ chức, để bàn bạc, thảo luận, quyết nghị hoặc một số vấn đề cụ thể, quan trọng nhằmthực hiện các nội dung cơ bản, có ý nghĩa đối với hoạt động của tổ chức, đơn vị

Trong CTDV, thường xuyên phải tiến hành các hội nghị để thảo luận, triển khai, đánh giá cáchoạt động và công tác chỉ đạo của cơ quan, đơn vị, tổ chức Có thể xếp thành bốn loại hội nghị: Tọađàm, trao đổi, tiếp xúc; Hội thảo chuyên đề; Hội thảo giao ban; Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kếtcông tác

Các hình thức tổ chức hội nghị: Có thể hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến

Những yêu cầu về cách thức tổ chức: Bảo đảm mục đích; Đảm bảo công khai, minh bạch;Đảm bảo quy trình tổ chức; Đảm bảo tuân thủ quy định chung về nghi thức và thủ tục tiến hành;Đảm bảo về tính hiệu quả

Để tổ chức hội nghị công tác dân vận cần thực hiện những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác chuẩn bị và tiến hành hội nghị

Mỗi hội nghị có đối tượng tham dự, phạm vi, quy mô và yêu cầu riêng, được cụ thể hóa vàochương trình, nội dung của hội nghị Nói chung, mỗi hội nghị đều qua các bước:

Bước 1 Chuẩn bị

Đơn vị hoặc cá nhân được phân công phải lập kế hoạch tiến hành hội nghị (tọa đàm, hội thảo,

sơ kết, tổng kết, ) Nội dung kế hoạch thể hiện rõ:

- Chủ đề, yêu cầu của hội nghị;

- Dự kiến thời gian, địa điểm họp, có tính tới các yếu tố tạo thuận lợi nhất cho các đại biểu dự.Trong đó, thời gian cụ thể theo ngày, buổi họp (giờ bắt đầu, giờ giải lao, giờ kết thúc, ) phù hợpvới công việc địa phương, cơ sở

- Phân công chuẩn bị nội dung chính của hội nghị Ví dụ: Báo cáo sơ kết, phát biểu đề dẫn, gợi

ý tọa đàm Bộ phận chuẩn bị phải trao đổi kỹ các văn bản dự thảo và những vấn đề nêu ra thảo luậntại hội nghị

- Chuẩn bị mời dự hội nghị: Số lượng, đối tượng mời dự; Tài liệu kèm theo để đại biểu nghiêncứu trước; Gợi ý thảo luận; Điều kiện phục vụ sinh hoạt của đại biểu dự (nếu cần)

Trang 10

Với một số đại biểu có cương vị quan trọng, có báo cáo tại hội nghị, nơi chỉ đạo điểm, thì ngoàigiấy mời, Ban tổ chức hội nghị nên trao đổi qua điện thoại để nắm chắc khả năng có mặt của các đạibiểu.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất của hội nghị: hội trường, ăn, nghỉ của đại biểu, in ấn tài liệu

Nếu là hội nghị trực tuyến, phải có phân công liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các điểm cầu về côngtác chuẩn bị hội nghị

Bước 2 Tiến hành hội nghị

Khi dự kiến chương trình và điều kiện hội nghị, dù là loại hình hội nghị nào, cần làm rõ nhữngvấn đề sau đây:

Một, thủ tục: là phần mở đầu để nói rõ lý do mời họp; đại biểu dự; nội dung chương trình; thời

gian tiến hành; cách làm việc; người chủ trì; các loại tài liệu

Ở hội nghị yêu cầu sự trang trọng thủ tục được tách ra thành các phần: giới thiệu đại biểu và khaimạc hội nghị, do hai đồng chí được phân công thực hiện

Hai, nội dung:là phần chính, rất quan trọng, được sắp xếp theo trình tự:

- Báo cáo chính của hội nghị (triển khai, sơ kết, tổng kết, );

- Phát biểu, tranh luận, thảo luận: có thể chia tổ hoặc phát biểu chung tại hội nghị; xếp đặt chohợp lý các bài phát biểu (với người chuẩn bị và người xin đăng ký phát biểu tại hội nghị); người chủ trì

có thể nêu câu hỏi, gợi ý thêm qua các ý kiến thảo luận

Ba, tóm tắt, kết luận: tùy theo yêu cầu của hội nghị phần cuối phải tóm tắt lại một số ý kiến để kết

luận hội nghị Nội dung phần kết luận gồm:

- Những điều đã đi tới thống nhất (chủ trương, công việc, ý kiến khác nhau đã làm rõ, chỉ tiêuquan trọng được chấp nhận, )

- Những ý kiến bổ sung có ý nghĩa mới, sáng tạo, phù hợp, được BCH, BTV tiếp thu

- Một số boăn khoăn, vướn mắc cần trình bày, giải đáp thêm

- Lời chào, cảm ơn, tuyên bố kết thúc hội nghị của người chủ trì (bế mạc)

Trong một số hội nghị của cấp ủy, BCH, BTV, có một số nội dung được chuẩn bị để đưa vàonghị quyết thì bộ phận chuẩn bị phải dự thảo, xin ý kiến hội nghị Người chủ trì hội nghị đưa ra thôngqua nghị quyết (có trường hợp phải biểu quyết hoặc lấy phiếu hỏi để biểu quyết về các nội dung quyếtđịnh trong nghị quyết)

Trang 11

Bước 3 Hoàn chỉnh văn bản hội nghị

Sau hội nghị phải tiếp thu ý kiến của đại biểu phát biểu và tiến hành:

- Hoàn chỉnh báo cáo (nếu là văn bản dự thảo đưa ra hội nghị);

- Tóm tắt biên bản hoặc thông báo kết quả hội nghị;

- Hoàn chỉnh tập tài liệu hoặc kỷ yếu hội nghị;

- Đưa vào lưu trữ các tài liệu hội nghị;

- Thanh toán các chi phí;

- Rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động hội nghị;

- Tổ chức triển khai, theo dõi quá trình triển khai thực hiện các nội dung kết luận, kết quả của hộinghị; nên triển khai ngay các quyết định, kết luận đã được đưa ra trong hội nghị, điều này cho thấy hiệuquả của hội nghị được thể hiện trên thực tế chứ không phải là những lời nói suông;

- Tiến hành thu thập các dữ liệu chuẩn bị cho kỳ họp sau, nếu cần thiết

Thứ hai, một số vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị và tiến hành hội nghị

- Chuẩn bị kỹ nội dung và gợi ý rõ thì hội nghị dễ thảo luận, ý kiến tập trung

- Chỉ đọc các bài viết sẵn, không tranh luận và thảo luận thì đại biểu sẽ có cảm giác buồn tẻ

- Nhanh nhạy gợi ý, hướng đại biểu suy nghĩ và thảo luận về những ý kiến còn khác nhau

- Kết thúc ngắn gọn, rõ ràng để mọi người dễ nhớ, dễ làm

- Tạo không khí dân chủ, cởi mở sẽ được nghe những ý kiến trung thực, sâu sắc

- Ở ngoài hành lang cũng có nhiều thông tin hữu ích

- Hội nghị nghèo thông tin, kém chất lượng là sự lãng phí công sức của nhiều người

Trong xu thế đổi mới tổ chức và hoạt động của các ban dân vận các cấp, của MTTQ và cácđoàn thể theo hướng thiết thực, yêu cầu giảm họp, họp ngắn, thông tin nhiều thì việc chuẩn bị chuđáo cho hội nghị càng đặt ra bức bách hơn Trước, trong và sau hội nghị có nhiều việc dành cho bộphận tổ chức hội nghị phải đầu tư, suy nghĩ và đề xuất Vai trò đặc biệt quan trọng là các đồng chíchủ trì phải khéo léo điều hành để hội nghị tiếp nhận được nhiều thông tin bổ ích, tạo không khídân chủ, cởi mở, khi ra về, đại biểu nắm chắc thông tin để chỉ đạo thực hiện

Trang 12

Câu 4 Nêu và phân tích nội dung của kỹ năng hướng dẫn triễn khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của cấp ủy về công tác dân vận?

Hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết của cấp ủy về CTDV là việc làm thường xuyên,

là một khâu quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng cấp trên đối với cấp dưới;của UB MTTQ và BCH đoàn thể cấp trên với cấp dưới Chủ trương, nghị quyết của cấp ủy vềCTDV phải được hướng dẫn để thực hiện được đồng bộ, thống nhất, thông suốt tới cơ sở

Để giúp cho cấp ủy, BCH đoàn thể tiến hành hướng dẫn hoặc kiểm tra chủ trương, nghị quyếtcông tác có các ban công tác chuyên môn, hoặc có cán bộ mà cấp ủy, BCH phân công theo dõi.Hướng dẫn triễn khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của cấp ủy về CTDV tập trung vàonhững nội dung sau:

Một là, thời điểm phải hướng dẫn chủ trương, nghị quyết

Tổ chức cấp trên tiến hành hướng dẫn cấp dưới khi:

- Có quyết định quan trọng (nghị quyết, chỉ thị, ) của cấp ủy, BCH cấp trên cần triển khairộng rãi ở địa phương, cơ sở

- Chương trình công tác, chủ trương chỉ đạo hoặc triển khai phong trào thi đua của quần chúngliên quan đến nhiều cơ sở, nhiều địa bàn

Hai là, tiến hành việc hướng dẫn

Trong các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, BCH, BTV của một cấp bộ giao cho các cơ quangiúp việc phải hướng dẫn thực hiện Do đó, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiến hành hướng dẫn

đã được xác định

Căn cứ để hướng dẫn là các văn bản gốc đã định ra chủ trương, nay cần được cụ thể hóa để có

thể thực hiện đồng bộ, thống nhất

Xây dựng văn bản hướng dẫn là sự cụ thể hóa các chủ trương tiến hành; đề ra yêu cầu, nội

dung, biện pháp, thời gian thực hiện cơ cấu của văn bản hướng dẫn có thể bao gồm:

- Đặt vấn đề, gồm: căn cứ, yêu cầu, lý do, phạm vi thực hiện văn bản hướng dẫn

- Nội dung cụ thể việc triển khai chủ trương, nghị quyết: công việc và chỉ tiêu phải thực hiện(học tập, phổ biến, hoạt động, tổ chức thi đua, vay vốn, chuyển giao kỹ thuật, tương trợ nhau, chọnđiểm, nhân rộng điển hình, )

- Tổ chức thực hiện: nêu được sự phân công triển khai, theo dõi, việc kiểm tra, thời điểm rútkinh nghiệm, biện pháp động viên đơn vị làm tốt, khẩu hiệu và danh hiệu thi đua,

Trang 13

- Mở hội nghị triển khai hướng dẫn: với các chủ trương, nghị quyết quan trọng của cấp ủythường triển khai hướng dẫn thực hiện thông qua hội nghị do cấp ủy, BTV chủ trì Một chủ trương

đã được triển khai thì chỉ gửi văn bản hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện

Việc mở hội nghị triển khai cần thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu, các bước đã quy định

Về chuẩn bị: gồm 5 nội dung chính sau đây :

- Nắm vững đối tượng triển khai nghị quyết: Báo cáo viên cần nắm vững đối tượng tuyêntruyền qua các yếu tố về số lượng; thành phần (trí thức, nông dân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão );trình độ văn hoá

Báo cáo viên có thể nắm vững đối tượng bằng phương pháp trực tiếp (tự điều tra, tìm hiểu,gặp gỡ, quan sát ) hoặc bằng phương pháp gián tiếp (qua tài liệu, sách báo, báo cáo tổng kết, traođổi với người tổ chức buổi triển khai nghị quyết ) Cần có thông tin đầy đủ từ phía cơ quan tổchức triển khai nghị quyết về thành phần dự Chú ý những thay đổi có thể diễn ra về thành phầnngười nghe

- Nắm vững vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh: Đó là các vấn đề về kỹthuật nghiệp vụ chuyên ngành, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực đó, cáctài liệu lý luận, giáo khoa, các tài liệu của nước ngoài trong lĩnh vực đó Để nắm vững vấn đề liênquan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh đòi hỏi báo cáo viên ngoài trình độ chuyên môn tốt cầnphải có quá trình tích lũy, sưu tầm với một ý thức trách nhiệm và lòng say mê với nghề nghiệp

- Nắm vững nội dung văn bản, cụ thể là hiểu rõ bản chất pháp lý của vấn đề được văn bản điềuchỉnh, sự cần thiết phải ban hành văn bản; hiểu rõ đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh củavăn bản; hiểu rõ ý nghĩa của các quy phạm, đặc biệt là ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước, về tácdụng điều chỉnh của từng quy phạm cụ thể; nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thi hành, tài liệuhướng dẫn tuyên truyền và hệ thống văn bản điều chỉnh lĩnh vực đó

Muốn vậy, người nói cần nắm được thông tin liên quan đến văn bản từ giai đoạn soạn thảo,lấy ý kiến đến khi ban hành Như vậy, người nói phải nắm được một cách toàn diện không nhữngnội dung văn bản mà còn cả những vấn đề có liên quan đến việc ra đời và triển khai văn bản đó, cụthể cần nắm vững tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của việc ban hành các văn bản đó thông qua cácnghị quyết của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hoặc trực tiếp hơn là qua tờ trình về việcban hành văn bản, qua các bài báo, bình luận khoa học về văn bản Ngoài ra, trong quá trình tuyên

Trang 14

truyền, người nói cũng cần giới thiệu có chọn lọc ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiêncứu, các nhà hoạt động thực tiễn liên quan đến văn bản đó.

- Sưu tầm tài liệu dẫn chứng, minh họa: Đây là nội dung rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đếnchất lượng, độ sâu và sức thuyết phục của buổi triển khai nghị quyết Tài liệu, dẫn chứng minh họa

có tính chính thức, độ tin cậy cao, có thể được sưu tầm trên Báo Nhân dân, Đài Truyền hình ViệtNam, Thông tấn xã Việt Nam hoặc các tạp chí chuyên ngành; các công trình khoa học đã đượccông bố; bài viết trên các báo, đặc san khoa học; số liệu, dẫn chứng trên các trang thông tin điện tử(trang Web) cần được lựa chọn phù hợp Khi sưu tầm tài liệu, báo cáo viên cần chú ý đến tính chất,yêu cầu của tài liệu đó, tuyệt đối tránh tài liệu, dẫn chứng minh họa thuộc diện mật của Đảng vàNhà nước; số liệu, dẫn chứng đã cũ không còn phù hợp với hiện tại

- Chuẩn bị đề cương: Đề cương triển khai nghị quyết (bao gồm đề cương sơ bộ và đề cươngchi tiết) cần đầy đủ về nội dung, thích hợp với đối tượng, chặt chẽ về bố cục, sắc sảo về lập luận.Khi chuẩn bị đề cương cần chú ý những yêu cầu sau:

+ Đề cương không phải là một bài viết hoàn chỉnh, cụ thể mà là tài liệu nêu lên các trọng tâmcần tập trung triển khai Trên cơ sở đó, báo cáo viên phân tích cụ thể, mở rộng những vấn đề nêutrong đề cương

+ Cần lựa chọn vấn đề cốt lõi của văn bản có liên hệ với hệ thống pháp luật để làm rõ mốiquan hệ của văn bản với hệ thống pháp luật

+ Để thu hút người nghe và tạo điều kiện cho người nghe hiểu văn bản có tính hệ thống, toàn

bộ các phần trong đề cương phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau như một câu chuyện là: yêu cầu,nhiệm vụ của văn bản; cơ chế quản lý như thế nào; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ra sao; chếtài áp dụng đối với người vi phạm thế nào để sao cho đạt được yêu cầu, nhiệm vụ cần triển khai

Về tiến hành triển khai nghị quyết về công tác Dân vận

- Vào đề: Là phần giới thiệu vấn đề, định hướng tư duy, khơi gợi nhu cầu của đối tượng, thiếtlập quan hệ giữa người nói với người nghe Với triển khai nghị quyết về công tác Dân vận, cáchvào đề có hiệu quả thường là gợi ra nhu cầu tìm hiểu ý nghĩa, sự cần thiết phải ban hành nghị quyết

về công tác dân vận

Trước khi bắt đầu phần này, báo cáo viên cần có những lời chào mừng, chúc tụng đối vớingười nghe để gây thiện cảm và không khí gần gũi Trong phần vào đề, người nói phải nêu đượckhoảng từ 3, 4 vấn đề chủ yếu mà người nghe cần tìm hiểu nhất để tạo sự chú ý, sức hấp dẫn cho

Trang 15

người nghe Việc nêu các vấn đề đó còn tuỳ thuộc ở khả năng diễn thuyết của báo cáo viên Báocáo viên có thể bắt đầu từ một câu chuyện về công tác Dân vận được các phương tiện thông tin đạichúng nói đến nhiều thời gian qua; có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức triểnkhai nghị quyết hoặc một câu chuyện có liên quan mà tình cờ báo cáo viên biết được qua trao đổitrước buổi triển khai nghị quyết với một số người nghe

- Nội dung: Là phần chủ yếu của buổi triển khai nghị quyết, làm cho đối tượng hiểu, nắmđược nội dung, chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức thực hiện nghị quyết về Dân vận cho đốitượng Cần lưu ý là phải nêu được những điểm mới, thời sự để người nghe chú ý; khi triển khainghị quyết không được sao chép, đọc nguyên văn văn bản để tránh sự nhàm chán Khi giảng cầnphân tích, giải thích và nêu ý nghĩa của nghị quyết đó Viết, đọc một đoạn nào đó trong nghị quyếtchỉ có tính chất dẫn chứng, minh họa những gì mà người nói đã phân tích, dẫn chứng ở trước

Trong triển khai nghị quyết phải chú ý tới hai điều, đó là: lựa chọn cách trình bày phù hợp vớiđối tượng và nêu được vấn đề cơ bản, cốt lõi, trọng tâm để người nghe thâu tóm được tinh thầnnghị quyết Sử dụng hợp lý kênh ngôn ngữ (nói) và kênh phi ngôn ngữ (cử chỉ, động tác)

Đối tượng triển khai nghị quyết về công tác Dân vận rất phong phú báo cáo viên phải nắmđược thành phần Trên cơ sở đó báo cáo viên có thể xác định được mục đích, yêu cầu, nội dungtrọng tâm, phương pháp trình bày cho phù hợp với từng đối tượng

* Trong thực tiễn triển khai nghị quyết về công tác Dân vận, vì nhiều lý do, có thể xảy ranhững “trục trặc” ngoài ý muốn khi đang thực hiện buổi triển khai nghị quyết Những “trục trặc”thường gặp trong thực tế là:

- Nói lắp, nói nhịu: Đôi khi trong khi đang nói vì căng thẳng hay mệt mỏi báo cáo viên nói lắp,nói nhịu Đây là hiện tượng vô thức xảy ra ngoài ý muốn của con người Khi xảy ra hiện tượng này,thường sẽ gây nên tiếng cười, ồn ào trong người nghe Để khắc phục hiện tượng này, báo cáo viêncần phải bình tĩnh, không được mất tinh thần; lấy lại sự tập trung vào bài giảng Báo cáo viên cóthể kể một câu chuyện vui hoặc có những câu nói hài hước để tạo nên không khí thoải mái, vui vẻtrong buổi tuyên truyền, sau đó khéo léo dẫn dắt vào bài giảng

- Lạc đề: Hiện tượng này xảy ra do báo cáo viên phân tích, diễn giải vấn đề quá rộng dẫn đếnnhững nội dung báo cáo viên nói không có liên quan hoặc ít liên quan đến bài giảng Trong trườnghợp này, báo cáo viên không được mất bình tĩnh; sử dụng phương pháp quy nạp, từ những vấn đề

đã phân tích, diễn giải rộng ở trên, báo cáo viên khéo léo dẫn dắt người nghe đến những nội dung

Trang 16

chính của bài giảng Để kiểm soát được bài giảng của mình đúng trọng tâm, không lạc đề đòi hỏibáo cáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung bài giảng, trong khi giảng bài cần tập trung, luôn quan tâmtheo dõi đến thái độ (phản ứng) của người nghe để điều chỉnh bài giảng hợp lý.

- Thừa giờ hoặc thiếu giờ: Tình huống này thường xảy ra đối với những báo cáo viên cònthiếu kinh nghiệm trong nghề Đây là trường hợp thời gian dự kiến ban đầu của buổi triển khai nghịquyết vẫn còn nhưng báo cáo viên đã truyền đạt hết các nội dung văn bản pháp luật hoặc đã hết giờ

mà chưa triển khai hết nội dung Nếu gặp phải trường hợp này, tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể màbáo cáo viên cần phải nhanh nhạy chuyển sang hình thức khác có liên quan đến bài giảng như tổchức thảo luận về những nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo viên sẽ trực tiếp giảiđáp những thắc mắc của người nghe hoặc báo cáo viên chuẩn bị sẵn những câu hỏi liên quan đếnnội dung bài giảng để hỏi người nghe

Ngoài ra, cần xử lý các tình huống khác trong hội trường như: Học viên ngủ gật, nghe điệnthoại di động, mất điện, học viên nói chuyện riêng

Về phần kết luận

Là phần người nói thường điểm lại và tóm tắt những vấn đề cơ bản đã triển khai Tùy từng đốitượng mà nêu những vấn đề cần lưu ý đối với họ Trong phần này, người nói sau khi đã phân tích,diễn giải cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của buổi triển khai và những vấn đề cần lưu ý.Tuy nhiên với mỗi một đối tượng khác nhau sẽ có cách thức tóm tắt khác nhau căn cứ vào nhu cầu,lĩnh vực công tác của đối tượng

Về trả lời câu hỏi của người nghe

Người nói cần dành thời gian cần thiết trả lời các câu hỏi mà người nghe quan tâm, chưa hiểu

rõ Đây là phần người nói có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của người nghe; là dịp để ngườinói trao đổi những kinh nghiệm, hiểu biết của mình cho người nghe

Tóm lại, hiệu quả buổi triển khai nghị quyết về công tác Dân vận phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố Để đạt hiệu quả trong công tác triển khai nghị quyết, người triển khai cần phải dày công tíchluỹ, chuẩn bị đề cương, phải có nghệ thuật vượt qua hàng rào ngăn cách ban đầu về mặt tâm lý, gâythiện cảm, gây sự chú ý của người nghe từ khi bắt đầu buổi nói chuyện; phải biết tạo ra nhu cầu,kích thích, hấp dẫn, gây ấn tượng cho người nghe trong suốt buổi nói; biết kết luận đúng cách đểkhi kết thúc còn đọng lại những điều cần thiết cho người nghe tiếp tục suy nghĩ

Trang 17

Câu 5 Nêu và phân tích nội dung cơ bản của kỹ năng hướng dẫn xây dựng và thực hiện dự

án kinh tế - xã hội.

Tham gia ngày càng sâu rộng vào các chương trình KT-XH thì cán bộ dân vận càng tiếp cậnvới hoạt động có ý nghĩa tổng hợp trong đời sống, dưới dạng các dự án Các ngân hàng, các nhà tàitrợ triển khai vốn theo dự án; đoàn thể tín chấp để có thêm sự bảo trợ tinh thần; hộ gia đình vàngười sản xuất thu hút được nguồn lực để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vượt qua đói nghèo,vượt lên trên đời sống và thu nhập

Dự án là tập hợp hoàn chỉnh các hoạt động (về vốn, lao động, đất đai, kỹ thuật và tổ chức quảnlý, ) nhằm đạt được mục tiêu cụ thể trong một thời gian nhất định để nâng cao nhận thức, tạo thunhập, nâng cao chất lượng sống

Ở đây, có hai loại dự án cần tìm hiểu: Dự án nhà nước Nhà nước đầu tư hoàn toàn, cơ quannhà nước là chủ đầu tư; Dự án Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngân sách trung ương đầu tư, ngânsách địa phương hỗ trợ, người dân đóng góp (đất, tiền, công sức…)

Thứ nhất, Lập dự án

Bước 1: Tìm hiểu cộng đồng.

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm chung giống nhau, gắn bóthành một khối trong sinh hoạt xã hội, có hai loại cộng đồng: cộng đồng về mặt địa lý và cộng đồng

về thành phần dân cư (Ví dụ: cộng đồng hưu trí, cộng đồng dân tộc ít người, cộng đòng tôn giáo…)

- Mục đích của việc tìm hiểu cộng đồng: Giúp cho việc xây dựng dự án đáp ứng nhu cầu củađối tượng thụ hưởng, đúng tìm năng của cộng đồng, của người dân; bảo đảm tính khả thi;giúp cânđối hợp lý các nguồn lực, lựa chọn phương án hợp lý , xác định đúng tiến độ; thông tin đến ngườidân về dự án, kích thích người dân tham gia…

- Chủ thể tiến hành tìm hiểu CĐ: Chủ (Ban quản lý) DA và các thành viên của (nhóm) DA

- Phương thức thu thập thông tin về cộng đồng: Nghiên cứ các báo cáo, hồ sơ, tài liệu đã cócủa các cơ quan chức năng; Quan sát trực tiếp những sinh hoạt của cộng đồng; Trò chuyện thânmật với người dân trong cộng đồng; Khảo sát bằng điều tra xã hội học dự trên một bản câu hỏimẫu; Phỏng vấn với lãnh đạo địa phương và phỏng vấn sâu với những người am hiểu vấn đề tạicộng đồng; Thảo luận nhóm nhỏ người dân trong cộng đồng; các phương pháp khảo sát nhanh có

sự tham gia (phương pháp PRA)

Trang 18

Bước 2: Đánh giá nhu cầu

Nhu cầu được coi là cái mà người ta mong muốn, quan tâm và muốn có Nói cách khác nhucầu là khoảng cách giữa cái hiện có và cái muốn có Đương nhiên, đó phải là nhu cầu hợp pháp,chính đáng, hợp lý

Đánh giá nhu cầu là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng dự án; là quátrình xác định và đo khoảng cách giữa cái hiện có và cái muốn có, chọn ra những khoảng cách cần

ưu tiên và xác định cách thức để rút ngắn các khoảng cách đó Đánh giá nhu cầu giúp hình thànhcác ý tưởng dự án ban đầu, phân tích sơ bộ để lựa chọn ra loại hình của dự án và các cách làm cóthể để tiến hành được Việc đánh giá nhu cầu dự trên kết quả khảo sát cơ bản, nghiên cứu tình hìnhhiện tại thông qua các dữ liệu thứ cấp, thăm hỏi, gặp mặt…

- Mục đích đánh giá nhu cầu: Xác định đúng nhu cầu để xác định đúng mục tiêu của dự án vàmức độ ưu tiên của các nội dung trong dự án; Loại bỏ những nhu cầu trái pháp luật, chỉ phục vụ lợiích của nhóm nhỏ, giả tạo, không khả thi…

- Nội dung đánh giá nhu cầu: Những đối tượng có nhu cầu; Các loại nhu cầu và mức độ, tínhchất của từng loại nhu cầu; Tính cấp bách và tính lâu dài của các nhu cầu

- Chủ thể đánh giá nhu cầu: Chủ (Ban quản lý) dự án và các thành viên của (nhóm) dự án

- Lực lượng tham gia đánh giá nhu cầu: Các đối tượng nhân dân; Các cơ quan lãnh đạo, quản

lý (cấp ủy, chính quyền), Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Các cơ quan quản lýcấp trên trực tiếp; Các cơ quan khoa học, chuyên gia

- Phương pháp đánh giá nhu cầu: Quan sát trực tiếp và đặt câu hỏi; Xử lý thông tin, phân tíchtình hình; Cho điểm để xét thứ tự ưu tiên; Phát phiếu điều tra người dân; Tổ chức gặp gỡ, thảo luận,tọa đàm, hội thảo…

Bước 3: Xác định mục đích, mục tiêu của dự án.

Mục đích là cái mà người ta mong đợi, là kết quả lâu dài và cuối cùng mà dự án đem lại Mụcđích được tạo bởi nhiều mục tiêu, việc đạt được từng mục tiêu cuối cùng sẽ dẫn đến đạt mục đích.Khi xác định mục đích, phải trả lời rõ ràng câu hỏi: dự án nhằm đem lại những lợi ích gì (Khác gì sovới không có dự án); ai sẽ hưởng lợi từ dự án, người dân sẽ được hưởng lợi như thế nào từ dự án…Mục tiêu: là các kết quả (tác động) dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng hoặc một nhómngười thông qua một hoặc nhiều hoạt động phát triển Thực hiện đầy đủ các mục tiêu là đạt được

Trang 19

mục đích cuối cùng của dự án (Ví dụ mục đích xây dựng nông thôn mới; mục tiêu là đạt đủ 19 tiêuchí nông thôn mới).

Các mục tiêu thể hiện tính cụ thể; có thể đo lường được, có tính thực tế; có giới hạn Xây dựngmục tiêu phải phân tích cẩn thận những vấn đề sẽ được giải quyết; các nguồn lực để giải quyết; thờihạn thực hiện xong từng mục tiêu; lường trước được những khó khăn trước mắt, những khó khăn sẽphát sinh, nguyên nhân của những khó khăn đó; dự liệu được hậu quả do những khó khăn đó gây ra.Kinh nghiệm cho thấy, khi xác định mục tiêu, để đạt tính hợp lý và tối ưu người ta thường xây dựngcây mục tiêu, từ đó lựa chọn các mục tiêu ưu tiên trong số nhiều mục tiêu đó; tốt hơn nữa là xếp hạngcác mục tiêu ưu tiên để có sự phân bổ hợp lý nguồn lực trong từng giai đoạn cho việc thực hiệnnhững mục tiêu ưu tiên đó Việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên là nhằm khắc phục tình trạng đa mục tiêucủa một tổ chức Sai lầm khi xác định mục tiêu là đặt ra mục tiêu cao hơn khả năng của dự án

Bước 4: Đánh giá các nguồn lực và trở ngại.

- Những nguồn lực cần thiết cho dự án gồm: Nguồn lực của nhà nước đầu tư (nếu có); Sựđóng góp của địa phương như: Đất đai, mặt bằng, kinh phí, lao động, cơ chế; Số vôn được tài trợ,

xã hội hóa (nếu có); Sự tham gia của cộng đồng (đất đai, kinh phí, lao động…); Sự điều hành thựchiện của ban quản lý dự án, sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của cácđoàn thể hay tổ chức phi chính thức có mục đích tích cực; Sức mạnh tinh thần: nền văn hóa, tậpquán, tinh thần hợp tác, mối quan hệ hang xóm, ý chí vươn lên của cộng đồng…Chú ý đánh giáđúng các nguồn lực chắc chắn có và các nguồn lực có thể có; nguồn lực tối đa và tối thiểu Đánhgiá tiến độ cung cấp nguồn lực (việc giải ngân)

- Những trở ngại của dự án: Việc đánh giá những trở ngại là cần thiết để nhận diện khó khăn,

đề ra những chiến lược khắc phục những trở ngại trước khi chúng xuất hiện và biến những trở ngạithành nguồn lực Những trở ngại có thể là: Hạn chế trình độ của các cơ quan, cán bộ quản lý dự án

và tham gia dự án; Việc bố trí nhân sự quản lý, lực lượng tham gia dự án chưa hợp lý; Người dânchưa nhận thức đúng; chưa tích cực tham gia; chưa được hỗ trợ để hình thành các tổ chức tựnguyện; Sự đoàn kết trong cộng đồng yếu; Các nguồn lực không đáp ứng đủ, kịp thời; Những tìnhhuống đột xuất khác (thay đổi chính sách, pháp luật, cơ quan và cá nhân chủ dự án…)

Bước 5: Lập kế hoạch cho các hoạt động của dựa án.

Xác định các hoạt động cần có để đạt mục đích, mục tiêu; Xác định trình tự các hoạt động;Xác định thời gian cần thiết để thực hiện các hoạt động; Xác định trách nhiệm thực hiện với mỗi

Trang 20

hoạt động; Xác định phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất và dịch vụ để thực hiện các hoạtđộng; Xác định nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động.

Thứ hai, Quản lý dự án

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trìnhphát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sáchđược duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bằngnhững phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý dự án gồm ba giai đoạn:

- Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thựchiện dự án thành một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự hợp lý

- Điều phối thực hiện dự án: là quá trình phân phối, sử dụng các nguồn lực (tài chính, laođộng, thiết bị), đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Trong giai đoạn này cần chi tiếthóa thời gian, lập lịch trình cụ thể cho từng công việc và toàn bộ dự án

- Giám sát dự án: Là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án; phân tích tình hình thựchiện; báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thựchiện Cùng với quá trình giám sát là quá trình đánh giá dự án nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiếnnghị những điều chỉnh

Vai trò của quản lý dự án: Quản lý dự án là nhằm mục tiêu đã đề ra, lường được những rủi ro đểhạn chế và giảm mức thiệt hại cho dự án; đảm bảo sự phối hợp và lợi ích giữa những người hưởnglợi, người bị ảnh hưởng và cán bộ quản lý dự án; đảm bảo sự bền vững của dự án khi kết thúc

Quản lý dự án có những vai trò: Bảo đảm sự liên kết trong tất cả các hoạt động, các công việccủa dự án; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa ban quản lý dự ánvới khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án; Tăng cường sự hợp tác giữa các thànhviên, sự điều phối giữa các bộ phận của dự án, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên, các

bộ phận tham gia dự án; Bảo đảm phát hiện sớm và giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắcnảy sinh, điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc những điều chưa được lường trước xảy ra.Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng;Rút ngắn thời gian thực hiện dự án; Giảm chi phí, tăng khả năng doanh lợi cho dự án; Tạo ra sảnphẩm và dịch vụ có chất lượng cao

Các nội dung quản lý dự án:

Trang 21

Một, Căn cứ vào các lĩnh vực quản lý dự án:

Quản lý về tổ chức: quản lý dự án về mô hình bộ máy tổ chức dự án và thực hiện công việcliên quan đến con người trong các giai đoạn của dự án Nội dung của quản lý tổ chức bao gồm: cửchủ nhiệm dự án và các thành viên trong nhóm soạn thảo dự án, xây dựng mô hình tổ chức và quản

lý dự án, bố trí và sắp xếp nhân sự và các vị trí trong bộ máy

Quản lý về tài chính: Quản lý các chi tiêu tài chính và các quan hệ tài chính bên trong và vớibên ngoài dự án, bao gồm: quản lý vốn, kinh phí chuẩn bị đầu tư, chi tiêu doanh thu, chi phí, lãi lỗ,thuế, khấu hao…

Quản lý về phương pháp lập và trình bày dự án: Quy định thống nhất phương pháp tính toáncác chi tiêu trong dự án, phương pháp trình bày để đảm bảo tinh so sánh được của dựa án

Quản lý về tiến độ của dự án: Quy định các giới hạn thời gian trong từng khâu hoặc từng giaiđoạn của dự án, đồng thời áp dụng các biện pháp để bảo đảm phối hợp tốt các giai đoạn của dự án

và đưa dự án vào hoạt động đúng kế hoạch dự kiến Quản lý tiến độ yêu cầu các bộ phận quản lý dự

án phải xây dựng kế hoạch chi tiết về các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc từng giai đoạn của dự

án và cả chu trình dự án

Hai, Căn cứ các giai đoạn của dự án:

Quản lý giai đoạn hình thành dự án: Quản lý việc soạn thảo, xây dựng dự án và quản lý việcthẩm định dự án; Quản lý giai đoạn triển khai thực hiện dự án; Quản lý giai đoạn vận hành, khaithác dự án; quản lý giai đoạn kết thúc dự án, trong giai đoạn này cần thực hiện những công việc cònlại như: Bàn giao công trình và những tài liệu lien quan; Đánh giá dự án, giải phóng nguồn lực;Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ lien quan đến dự án; Kiểm tra sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao vàbáo cáo; Bàn giao dự án, lấy chữ ký của các bên lien quan; Bố trí lại lao động, giải quyết việc làmcho những người từng tham gia dự án; Giải phóng và bố trí lại thiết bị

Các điều kiện để quản lý tốt dự án: Ban điều hành dự án phải bao gồm những người cán bộ cónăng lực, có nhiệt tình, có uy tín, được các thành viên nhệt tình cộng tác; Dự án phải được kế hoạchhóa thành nội dung, nhiệm vụ, tiến độ cụ thể; Điều hành việc thực nhịp nhàng của các thành viêntrong nhóm, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ

Các cương vị chủ chốt trong quản lý dự án: Ngoài các cơ quan quản lý nhà nước thực hiệnchức năng quản lý vĩ mô các dự án thuộc mọi hình thức khác nhau, các cương vị chủ chốt của quản

lý vi mô các dự án bao gồm:

Ngày đăng: 16/05/2017, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w