Sự phát triển của các tình huống công tác dân vận của đảng thường bắt nguồn từ các vấn đề liên quan tới lợi ích của nhiều người không được giải quyết thỏa đáng như lợi ích vật chất, lợi
Trang 1ĐỀ CƯƠNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN
Câu 1 Đặc điểm của tình huống công tác Dân vận của Đảng?
Câu 2 Đặc điểm của tình huống trong công tác vận động đồng bào theo tôn giáo?
Câu 6 Những điểm cần chú ý khi xử lý tình huống công tác vận động đồng bào tôn giáo? Câu 12 Nguyên tắc xử lý tình huống công tác dân vận của Đảng?
Bài làm Câu 1: Đặc điểm của tình huống công tác Dân vận của Đảng?
Dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta, có ý nghĩa chiến lược trong mọi thời kỳ cách mạng, là một trong những nhân tố góp phần hình thành các nhiệm vụ cách mạng, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, gắn liền với từng bước trưởng thành của Đảng, công tác dân vận về thực chất là xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng và đã trở thành một truyền thống cực kỳ quý báu, tốt đẹp của Đảng ta
Tình huống là những sự việc, hiện tượng nảy sinh, xuất hiện trong đời sống xã hội, có tính bất thường, đột xuất, chứa đựng những mâu thuẫn, có tác động ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu hoạt động của tổ chức, cá nhân
Tình huống công tác dân vận của đảng là những sự việc, hiện tượng nảy sinh, xuất hiện có tính chất bất thường, đột xuất trong quá trình tiến hành công tác dân vận, có tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dân vận
Xử lý tình huống trong công tác dân vận là vấn đề mới, là một đòi hỏi cần thiết đối với Đảng ta trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, để nhận thức đầy đủ về nó không phải là
dễ dàng, nó cũng vận động và biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội Trước tiên, cần nhận diện những đặc điểm của tình huống công tác dân vận
Đặc điểm của tình huống công tác dân vận
Một là, tình huống công tác dân vận có tính xã hội cao, liên quan đến nhiều người.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và các cấp ủy đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến cuộc sống của nhân dân, đến vận mệnh đất nước, chế độ Các cấp
ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là các đoàn thể nhân dân phải triển, khai vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách đó Khi đó, thường xảy ra các sự kiện, biến cố phức tạp trong quá trình vận động nhân dân,
Trang 2nhất là đối với những bộ phận nhân dân mà lợi ích của họ bị thiệt thòi khi thực hiện những chủ trương, chính sách đó Khi lợi ích họ bị xâm phạm, sự đền bù không thỏa đáng dễ dẫn đến sự lôi kéo tham gia của nhiều người, nhằm gây áp lực đến cơ quan chức năng Sự phát triển của các tình huống công tác dân vận của đảng thường bắt nguồn từ các vấn đề liên quan tới lợi ích của nhiều người không được giải quyết thỏa đáng như lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần Những vấn đề này phải được một số người khơi dậy, vận động, lôi kéo, thậm chí kích động làm cho phát triển, lan rộng ra nhiều người và dẫn đến tố cáo, khiếu kiện tập thể, đông người rất phức tạp và có lực lượng tổ chức, điều hành Nhận thức rõ đặc điểm này mới có thể đề ra chủ trương, giải pháp giải quyết đạt kết quả
Hiện nay, tình huống công tác dân vận của đảng thường xuất hiện khi thực hiện chủ trương, chính sách về vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển nơi ở để phục vụ dự
án, công trình lớn về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
Hai là, tình huống công tác dân vận có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Bởi vì, tình huống công tác dân vận cũng phải tuân theo sự vận động và biến đổi của đời sống xã hội, đó là một chuỗi các sự kiện, các biến cố kế tiếp nhau về thời gian và diễn ra trong những không gian nhất định, nó luôn có tính chất phức tạp, đa chiều và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đòi hỏi chủ thể quản lý phải nhận thức và tìm các xử lý
Ba là, tình huống công tác dân vận vừa có tính nhất thời, vừa có tính chất âm ỷ, lâu dài.
Tình huống công tác dân vận của Đảng thường phát triển rất nhanh từ sự liên quan đến một số người lan rộng ra nhiều người, dẫn đến khiếu kiện đông người vượt cấp gây phức tạp về chính trị, an ninh trật tự và dễ dàng phát triển thành “điểm nóng”
Trên thực tế, có những “điểm nóng” xuất hiện ở nhiều nơi có nguồn gốc bức xúc của một số người về một hoặc nhiều sự kiện phức tạp diễn ra ở địa phương liên quan đến hoạt động của cấp ủy, chính quyền, nhất là chính quyền địa phương cơ sở Từ đó, lan tỏa trở thành những bức xúc của nhiều người dẫn tới phản đối, thậm chí khiếu kiện dài, đông người, có khi vượt cấp Nếu không giải quyết một cách rốt ráo, triệt để nó kéo dài năm này qua năm nọ, gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa phương, thậm chí trở thành “điểm nóng”
Bốn là, tình huống công tác dân vận thường là những hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực Tình huống công tác dân vận của đảng bên cạnh có sự phản ứng tích cực của
Trang 3Nhân dân với những sai lầm của chủ thể quản lý xã hội nhưng thường là những hiện tượng tiêu cực, xuất hiện trong các hoạt động lôi kéo, giành giật quần chúng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù mới xã hội chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta Một trong những trọng tâm được chúng chú ý nhất là lôi kéo, giành dật quần chúng đối với Đảng, hòng tập hợp quần chúng để chống lại các chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà nước, cản trở thực hiện đường lối, chủ trương chính sách đó Chúng thường vu khống xuyên tạc, tung tin thất thiệt, lợi dụng các thiếu sót trong thực hiện chính sách của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên để tập hợp quần chúng quá khích và lôi kéo người khác gây áp lực đối với cấp ủy, chính quyền, Ở nhiều vùng dân tộc thiểu số và vùng núi, tình huống công tác dân vận của đảng thường xảy ra khi bọn xấu lợi dụng những người có uy tín ở địa phương để tập hợp quần chúng phản đối, chống lại sự lãnh đạo của đảng, quản lý của chính quyền Bọn chúng lợi dụng tự do tín ngưỡng và những sai sót trong quản lý hoạt động này để chống lại sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền dẫn tới các tình huống công tác dân vận của đảng
Năm là, xử lý tình huống công tác dân vận là quá trình đòi hỏi có sự tham gia của nhiều chủ thể.
Với tính chất tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như vừa có tính nhất thời, vừa có tính chất âm ỷ, lâu dài của tình huống trong công tác dân vận đòi hỏi cần có sự tham gia phối hợp nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị với nhau thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Ví dụ, khi giải quyết tình huống trong việc đền bù đất đai cần có sự phối hợp tổ chức
cơ sở đảng với chính quyền và đoàn thể nhân dân trên địa bàn
Bên cạnh đó, tình huống công tác dân vận của Đảng luôn gắn liền với những vấn đề
tư tưởng, nhiều trường hợp gắn chặt với tình huống công tác tư tưởng của đảng thậm chí còn biểu hiện cho sự phát triển cao hơn của tình huống công tác tư tưởng của đảng
Hành động của con người hay một nhóm người bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển tư tưởng, nhận thức của họ, sự phát triển đó được thể hiện ra bằng những hành động Nhiều trường hợp từ sự bức xúc trong tư tưởng của một nhóm người thể hiện qua hành động của họ và phát triển tình huống trong công tác dân vận của đảng.Trên thực tế đã có không ít những bức trong tư tưởng của một người biến thành của một nhóm người và nhiều người, phát triển thành các tình huống công tác tư tưởng của đảng và tiếp tục phát triển thành tình huống công tác dân vận
Trang 4Nhận thức rõ đặc điểm này để khi giải quyết tình huống công tác dân vận cần chú ý kết hợp hài hòa các biện pháp giải quyết tình huống công tác tư tưởng Đồng thời, khi gải quyết công tác tình huống tư tưởng cũng cấn chú ý đến các biện pháp giải quyết tình huống công tác dân vận, giải quyết tình huống công tác tư tưởng phải kịp thời, triệt để không để tình huống công tác tư tưởng phát triển thành tình huống công tác dân vận, giải quyết tình huống công tác dân vận của đảng cần chú ý xác định được những bức xúc trong
tư tưởng của nhóm người để giải quyết có hiệu quả, không để nó phát triển thành tình huống công tác tư tưởng và càng không để nó phát triển thành công tác dân vận
Trang 5Câu 2 Đặc điểm của tình huống trong CTVĐ đồng bào theo tôn giáo?
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo đã chi phối sâu sắc đến đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân theo cả chiều hướng tích cực
và tiêu cực Tuy tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có những điểm tương đồng là cùng mục tiêu giải phóng con người, nhưng phương hướng, biện pháp thực hiện là hoàn toàn khác nhau về bản chất Do đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội và là vấn đề cần giải quyết Giải quyết vấn đề tôn giáo là xây dựng một thế giới hiện thực mà ở đó con người được giải phóng hoàn toàn và thoát khỏi những “đền bù hư ảo” Trong điều kiện Việt Nam, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang có chiều hướng gia tăng và hoạt động của các tôn giáo ngày càng phức tạp Cho nên kịp thời nắm bắt những đặc điểm tình hình tôn giáo và khắc phục các tác động tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề cấp bách và lâu dài
Khi tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các vấn đề xã hội cần phải giải quyết, nó không chỉ bị lợi dụng trở thành bạn đồng hành của
mê tín dị đoan, bói toán Nguy hiểm hơn, tôn giáo bị kẽ thù lợi dụng trở thành phương tiện, động lực cho quá trình chống phá Đảng, chống đối chính quyền mà các vụ việc đã xãy ra ở Tây Bắc (Vàng Chứ), Tây Nguyên( Đêgar), Hà Nội( Giáo xứ Thái Hà)…đã gây
ra những hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng
Như vậy, khi xử lý tình huống công tác vận động đồng bào theo tôn giáo trước tiên cần nắm chắc tình hình đặc điểm của tình huống đó, xem đó có phải là tình huống dân vận thông thường hay tình huống có liên quan đến tôn giáo, để từ đó có cách ứng phó, xử lý một cách cụ thể, đạt hiệu quả tối ưu nhất
Về đặc điểm tình huống trong CTVĐ đồng bào tôn giáo bên cạnh có đầy đủ những đặc điểm của tình huống công tác dân vận nói chung (Câu 1), tình huống công tác vận động đồng bào theo tôn giáo có những đặc trưng riêng như:
- Thường có yếu tố nước ngoài can thiệp, các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài
“nhân quyền” để xúi giục, lôi kéo, kích động giáo dân tham gia những hoạt động chống đối từ đó làm giảm uy tín của Đảng hoặc loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng
- Có sự sắp xếp, lên kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, yêu sách cụ thể thông qua từng tình huống Họ thường có sự chuẩn bị về tổ chức, nội dung và hình thức để tạo nên những điểm nóng Sau đó, quay phim, chụp ảnh tung tin thất thiệt trên các trang mạng xã hội
Trang 6- Ảnh hưởng trên diện rộng, liên địa phương hoặc quốc tế số người (giáo dân) tham gia đông đảo
- Thời gian xảy ra tình huống thường lợi dung thời điểm Đảng, Nhà nước ta kỷ niệm những ngày lễ lớn hay những sự kiện trọng đại của đất nước trên nghị trường quốc tế Về địa điểm, gắn với địa bàn có nhiều giáo dân, vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Có tính chất manh động, khó kiểm soát, khó thuyết phục
- Khi xử lý tình huống cần có sự hợp tác giữa chủ thể với các chức sắc tôn giáo
Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, hơn nữa là một thực thể xã hội, tôn giáo tồn tại trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm tôn giáo vừa mang tính quốc tế vừa mang những nét riêng của dân tộc và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và hình thức Do đó, bất kể là trên khía cạnh nào thì vấn đề tôn giáo ở Việt Nam luôn nhạy cảm và nóng bỏng trong mọi giai đoạn cách mạng
Xử lý tình huống trong công tác tôn giáo luôn hết sức khéo léo, mềm dẻo, thận trọng không làm phức tạp thêm tình hình, không để tình huống phát sinh, lan rộng thêm Phân công người có trách nhiệm, thẩm quyền và đặc biệt có hiểu biết về tôn giáo để gặp gỡ, trao đổi, đối thoại trực tiếp với những chức sắc có uy tín có trong cộng đồng tôn giáo, để tìm hướng xử lý một cách êm đẹp nhất
Trang 7Câu 6 Những điểm cần chú ý khi xử lý tình huống công tác vận động đồng bào tôn giáo:
Trải qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược và có ý nghĩa quan trọng Trong cách mạng dân tộc, dân chủ, chính sách "tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết" do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên đồng bào cả nước tham gia kháng chiến thắng lợi, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tôn giáo trong giai đoạn mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo ngày 12-3-2003 nêu rõ: "Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo" Đây là một quan điểm đúng đắn cần được nhận thức sâu sắc, vì công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
Đảng ta xác định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới" Từ quan điểm của Đảng, chúng ta thấy rằng đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì vậy để làm tốt công tác tôn giáo đòi hỏi phải có sự tham gia hoạt động của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo
Thông qua hoạt động đồng bộ của cả hệ thống chính trị về công tác tôn giáo để giúp các chức sắc tôn giáo, đồng bào có tín ngưỡng hiểu rằng, mỗi tín đồ có đạo trước hết là công dân của nước Việt Nam thống nhất, vì vậy phải tuân thủ và thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật Nhà nước, phải có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, mỗi người có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều phải làm tròn trách nhiệm của người công dân đối với quốc gia, dân tộc mình
Hệ thống chính trị tham gia làm công tác tôn giáo được thể hiện thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vận động, giáo dục, thuyết phục đồng bào có đạo thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, người giáo dân trước yêu cầu chung của đất nước nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhờ vào những nỗ lực của chính quyền và cán bộ, nhân dân mà công tác vận động tôn giáo của nước ta đã đạc được nhiều thành quả dáng kể Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực trên, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo vẫn còn diễn biến khó lường Các
Trang 8thế lực thù địch đã và đang tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu từng bước tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý nhà nước, cụ thể như: Sử dụng những phần tử phản động, quá khích, cực đoan trong đồng bào các dân tộc, trong tôn giáo vào các hoạt động chống phá cách mạng Kích động, chia rẽ các tôn giáo, giữa tôn giáo với Đảng và chính quyền; tài trợ, sử dụng các đài phát thanh, kích động số cực đoan, phản cách mạng, quá khích trong đồng bào dân tộc, trong các tôn, phối hợp móc nối trong - ngoài để tiến hành hoạt động gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị; tuyên truyền
vu cáo chính quyền “đàn áp” tôn giáo, đòi tôn giáo “độc lập” với Nhà nước, đòi xóa bỏ các tổ chức tôn giáo được Nhà nước ta chấp thuận như: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”;
“Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”, các hệ phái Tin lành hợp pháp Hiện nay, chúng tìm cách phát triển nhiều hệ phái Tin lành hoạt động trái phép; trong Công giáo thì lập nhiều loại hội đoàn để tranh chấp quần chúng bằng các thủ đoạn, các hình thức tài trợ, âm mưu từng bước vô hiệu hóa hệ thống chính trị của ta ở cơ sở
Để xử lý tốt các tình huống tôn giáo thì chúng ta nên chú ý đến một số vấn đề chung như: Cần chủ động dự báo các tình huống có thể xảy ra; Nhanh chóng tìm mọi cách để “hạ nhiệt”; kịp thời thu hẹp không để lan rộng phạm vi; Thận trọng không làm phức tạp thêm tình hình, không để tình huống phát sinh thêm, đồng thời linh hoạt xử lý khéo léo, dứt điểm từng phần, từng nội dung; Phân công người có trách nhiệm, thẩm quyền, hiểu biết đối thoại trực tiếp; Luôn luôn tôn trọng tính cá biệt của đối tượng (lợi ích, phong tục, tập quán, ) nhưng đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích chung
Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đến tính cá biệt tình huống tôn giáo như sau:
Một là: phải xác định đó là điểm nóng xã hội hay là điểm nóng chính trị- xã hội:
- Hiểu chung về điểm nóng xã hội đơn giản chỉ là một cuộc ẩu đả, xung đột giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, cũng có thể là một phản ứng của đám đông quần chúng, tín đồ vượt quá giới hạng
- Điểm nóng chính trị- xã hội là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực chính trị- xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng của các lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước
Trong thực tiễn thường xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn là các điểm nóng chính trị- xã hội Còn điểm nóng chính trị- xã hội xảy ra ít hơn nhưng phức tạp và quyết
Trang 9liệt hơn vì nó liên quan trực tiếp tới quyền lực nhà nước Tuy nhiên, điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác đều có khả năng trực tiếp trở thành điểm nóng chính trị- xã hội Nếu không có cách xử lý đúng đều có thể chuyển thành cuộc đấu tranh chống chính chính quyền nhà nước Như vậy, nếu chúng ta xử lý tốt điểm nóng xã hội thì sẽ hạn chế sự phát sinh điểm nóng chính trị- xã hội Điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự khiếu kiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài, gây tích đọng mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng chính trị- xã hội Do đó,
để điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị- xã hội không nổ ra cần giải quyết tốt những tranh chấp về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân; ngăn ngừa
sự chống đối của các lực lượng phản động
Nếu xác định được điểm nóng đó thì chúng ta tiến hành xử lý giải quyết điểm nóng theo từng cách cho phù hợp với tình hình
Hai là: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn và am hiểu một số kiến thức cơ bản về các tôn giáo có liên quan đến điểm nóng:
Việc nắm bắt và phân tích đúng nguyên nhân, mâu thuẫn của các tính đồ tôn giáo là
gì là việc vô cùng quan trọng và làm tiền đề cho chúng ta tiến hành giải quyết các điểm nóng đó Phải biết đánh vào tâm lý con người thì mới có thể giải quyết các điểm nóng một cách hiệu quả, nhanh chống, không gây căng thẳng, lấy được lòng dân Đồng thời cũng phải am hiểu một kiến thức cơ bản về các tôn giáo, hiểu một số nghi lễ, tập tục giáo luật của các tôn giáo nhằm đảm bảo quyền lợi cho đồng bào chức sắc và người tính ngưởng, tránh trường hợp càng vận động càng làm căng thẳng tình hình hơn chỉ vì không có kiến thức về tôn giáo
Khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc nắm tình hình
có ý nghĩa quyết định Cần có thông tin chính xác về các mặt:
- Số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối; thành phần tham gia, đối tượng tham gia; hình thức tổ chức lực lượng…
- Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do cơ quan nào giải quyết?
- Ai là người cầm đầu? Số lượng những người quá khích? Những âm mưu và thủ đoạn? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản động trong nước và ngoài nước hay không?
Trang 10Phương thức nắm tình hình có thể thông qua chính quyền, các đoàn thể quần chúng ở
cơ sở, dựa vào dân; bằng nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan công an và các cơ quan an ninh khác… Cần phải bám sát địa bàn, thông tin kịp thời những diễn biến về cơ quan tham mưu tổng hợp để lập ra những phương án xử lý
Trên cơ sở tổng hợp thông tin về bộ phận tham mưu tổng hợp phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng Có thể phân loại các nguyên nhân :
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách quan có
thể do điều kiện kinh tế, xã hội gặp khó khăn, do dân trí thấp lại bị kẻ xấu, phản động lôi cuốn, kích động… Nguyên nhân chủ quan thuộc về những khiếm khuyết, sai lầm của chính sách thể chế của các cơ quan quyền lực và những người nắm giữ quyền lực
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên trong thường
được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm vi cơ sở, địa phương hoặc trong phạm vi toàn quốc Đó có thể là những mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo; sự bất công giữa các tầng lớp dân cư, giữa các tín đồ và cán bộ nắm giữ quyền lực Nguyên nhân bên ngoài có thể là do sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có tính khu vực và toàn cầu tác động đến từng quốc gia; do sự tác động của các lực lượng thù địch quốc tế …
- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân sâu xa của một điểm
nóng chính trị- xã hội có thể là do sự hận thù giai cấp trong những năm chiến tranh cách mạng, lực lượng phản động còn lưu vong ở nước ngoài móc nối tác động vào trong nước Nguyên nhân sâu xa cũng có thể do những thể chế hiện hành (theo nghĩa hẹp) đã lạc hậu, không kịp thay đổi, phát sinh những tiêu cực, ách tắc trong sản xuất đời sống
Sự phân định các nguyên nhân trên cũng có ý nghĩa tương đối vì giữa chúng có quan hệ
và chuyển hoá lẫn nhau Sau khi phân tích nguyên nhân cần xác định những mâu thuẫn xem điểm nóng đó chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hay không đối kháng, mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn giữa ta và địch, mức độ của các mâu thuẫn và sự đan xen của các mâu thuẫn ấy Trên cơ sở nhận dạng, xác định đúng mâu thuẫn mới có căn cứ để định ra quan điểm, nguyên tắc, phương châm chỉ đạo, phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng thực hiện Nếu như xác định sai mâu thuẫn thì toàn bộ nhận thức và hành động sẽ sai lầm, hậu họa
sẽ không nhỏ, điểm nóng sẽ không được giải quyết mà còn bùng phát lớn hơn
Ngày nay đời sống người dân ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó ngoài nhu cầu trong cuộc sống người dân vẫn có nhu cầu về tâm linh, vì vậy người dân rất dể bị kẽ xấu