1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện giao thủy, tỉnh nam định

92 732 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

f VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TÔ MẠNH HÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIAO

Trang 1

f

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN

XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả Số liệu trong luận văn là trung thực Nội dung của luận văn chưa được công

bố tại bất cứ công trình khoa học nào

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2017

Tác giả

Tô Mạnh Hùng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- PGS.TS.Nguyễn Khắc Bình, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

- Lãnh đạo Khoa Tâm lí – Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), các Thầy cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Quản lí giáo dục K5 năm 2015, các phòng chuyên môn của Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

- Ban giám hiệu các trường THCS huyện Giao Thủy, phòng GD ĐT huyện Giao Thủy, TT y tế dự phòng huyện Giao Thủy, Công an huyện Giao Thủy đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế để làm luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn này có giá trị thực tiễn

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 02 năm 2017

Tác giả

Tô Mạnh Hùng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 8

1.1 Những khái niệm cơ bản 8

1.2 Phòng ngừa tệ nạn xã hội 11

1.3 Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở 18

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 26

2.1 Khái quát về giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 26

2.2 Thực trạng các tệ nạn xã hội 29

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 36

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 39

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 42

Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 45

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 45

3.2 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 46

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 57

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 58

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC

Trang 5

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

(Aquired Immune Deficiency Syndrome)

(Human Immuno Deficiency Virus)

Trang 6

(United Nations International Children's Emergency Fund)

(World Health Organization)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng số 2.1 Bảng thống kê loại hình, số lượng trường, lớp, HS cấp

THCS

26

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước chúng ta tiến vào thế kỷ XXI trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Điều này đã đặt nước ta trước những cơ hội mới và thách thức mới Đằng sau những tín hiệu đáng mừng như: nền kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện là các tệ nạn xã hội (TNXH) len lỏi vào trường học và ngày càng có nhiều chiều hướng phức tạp Đó là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta

Tệ nạn xã hội không loại trừ bất kỳ ai, nó xâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống trong và gây ra những tác hại không nhỏ về mọi mặt đối với đời sống xã hội Do vậy, phòng chống TNXH đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của mọi cấp, mọi ngành và ngành giáo dục phải đi đầu trong cuộc chiến này

Những năm gần đây, huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có được sự phát triển kinh tế vào loại khá của tỉnh nhờ đa dạng hóa ngành nghề, nhất là nghề nuôi trồng khai thác và buôn bán thủy hải sản ở các xã ven biển: Giao Xuân, Giao Lạc, Giao Thiện, Quất Lâm Một số xã trong huyện xảy ra hiện tượng người dân đi làm ăn xa nhà mong đem lại thu nhập cao cho gia đình: Giao Tiến, Hồng Thuận, Giao An Ngoài ra dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển mạnh ở một số xã thị trấn như xã Giao Tiến, thị trấn Quất Lâm, thị trấn Ngô Đồng cũng đem về nguồn thu nhập khá Chính những điều này khiến cho số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Giao Thủy tăng một cách báo động Tình hình trên đã ảnh hưởng xấu tới các nhà trường đóng trên địa bàn huyện Giao Thủy, đặc biệt là học sinh các trường THCS

có nguy cơ bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội rất cao

Ở lứa tuổi học sinh THCS có tâm sinh lý chưa ổn định, dễ bị kích động, tò mò, thích khám phá, chưa làm chủ được bản thân và cũng chưa đủ hiểu biết, kinh nghiệm để biết: đúng, sai, xấu, tốt nên các em rất dễ bị lôi kéo vào các TNXH Mặt khác, nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm dạy dỗ con em mình, họ cho rằng đó

là trách nhiệm của nhà trường Từ những nguyên nhân trên dẫn tới một số lượng

Trang 9

không nhỏ học sinh THCS của huyện Giao Thủy bị lôi kéo vào các TNXH gây ra những hậu quả xấu về sự phát triển thể trạng và nhân cách của các em học sinh Mặc dù huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy trong những năm qua đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của thực trạng trên, công tác giáo dục học sinh phòng ngừa các TNXH luôn được quan tâm và đạt được một số kết quả đáng mừng Tuy nhiên, đây vẫn là một nội dung giáo dục mới nên các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn; công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng chống các TNXH của CBQL còn nhiều hạn chế, bất cập

vì chưa được trang bị đầy đủ cơ sở lý luận cũng như chưa đầu tư một cách đúng mức cho công tác này Vì thế, hiện tượng học sinh vi phạm các TNXH trong trường học có nguy cơ lan rộng Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục bậc THCS ở huyện Giao Thủy là ngăn chặn một cách hữu hiệu TNXH xâm nhập vào nhà trường thông qua quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trường, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “quản lý HĐGD phòng

ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các tổ chức thế giới như Liên Hiệp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chương trình kiểm soát ma túy quốc gia của Liên hiệp quốc (UNDCP) đã nhiều lần cảnh báo và phát động chiến dịch với quy mô toàn cầu, kêu gọi nhân loại chung sức, đồng lòng chặn đứng và đẩy lùi TNXH, đem lại sự yên bình cho cuộc sống Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDPN TNXH được thể hiện trong Luật phòng chống ma túy và các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về giáo dục – đào tạo

Ở Việt Nam trong những năm gần đây các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học

Xã hội và Nhân văn quốc gia… đã có nhiều công trình nghiên cứu về phòng, chống

Trang 10

TNXH và tội phạm dưới nhiều nội dung, góc độ và khía cạnh khác nhau về TNXH Các đề tài điển hình của các tổ chức và các tác giả trên đó là:

- Đề tài KX 0414 của Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội phạm năm 2000

- TNXH ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp năm 1994)

- Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục TNXH (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp năm 1994)

- Phòng chống ma tuý trong nhà trường (Vũ Ngọc Bừng - Năm 1997)

- Mại dâm và phòng chống mại dâm (Bùi Toản – Tạp chí Công an nhân dân số

từ bên ngoài vào Tệ nạn trên làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, phát triển đất nước Mọi lực lượng xã hội phải cùng chung tay để đẩy lùi tệ nạn đó Trong các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thế hệ trẻ là đối tượng rất dễ mắc các tệ nạn xã hội khi

từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam Ngoài việc sử dụng pháp luật để đấu tranh với

tệ nạn này, việc giáo dục phòng ngừa tệ nạn này trong thanh thiếu niên là hết sức quan trọng

Hiện nay công tác quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, TNXH có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao Một phần nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định chưa có cơ sở lý luận cũng như chưa

Trang 11

thực sự đầu tư đúng mức cho công tác này trong việc quản lý nhà trường Đề tài của tôi là sự tiếp nối những nghiên cứu và biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS huyện Giao Thủy nhằm góp phần đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trường của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; nếu không làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn sớm TNXH xâm nhập vào nhà trường thì ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách cho học sinh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trường trung học cơ sở và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh của địa phương trong những năm tới; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

TNXH cho học sinh trường THCS

3.2.2 Đánh giá thực trạng TNXH quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

TNXH cho học sinh các trường THCS của hiệu trưởng các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

3.2.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH

cho học sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở (chủ yếu là các tệ nạn: ma tuý, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau, hút thuốc lá, quan hệ nam nữ tuổi vị thành niên, chơi điện tử) đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS

huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định trong các năm học gần đây

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trường

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động học tập, vui chơi, giao lưu của học sinh THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để thấy rõ nguyên nhân học sinh THCS mắc các TNXH, quan sát các đối tượng HS THCS có nghi vấn

5.2.2 Phương pháp điều tra viết

Sử dụng bảng hỏi với hệ thống câu hỏi đối với học sinh, hỏi những hiểu biết

về TNXH, sử dụng bảng hỏi với giáo viên, Hiệu trưởng về các biện pháp Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao

Thủy, tỉnh Nam Định

5.2.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các đồng chí chuyên viên Sở GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Tham khảo ý kiến của giáo viên, cán bộ đoàn thể phường, xã, các bậc phụ huynh học sinh nơi có nguy cơ cao về TNXH trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

5.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Trang 13

Phỏng vấn chuyên viên Sở GD&ĐT phụ trách công tác ngoại khoá và thể chất (phòng Công tác HSSV), chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định các cán bộ đoàn thể ở một số xã, phường

5.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua thực tế quản lý và giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó chúng tôi tổng kết kinh nghiệm về Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

5.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận:

Luận văn đã xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Trong đó, xây dựng được các khái niệm công cụ như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; tệ nạn xã hội và tác động của TNXH đối với sự phát triển nhân cách của HS; Lý luận về quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa các TNXH trong trường THCS; biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh các truongf THCS Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trong khoa học quản lý

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn đã phân tích và chỉ ra được thực trạng Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định trong bối cảnh xã hội hiện nay Kết quả nghiên cứu chủ thể quản lý đã được thực hiện tốt với các nội dung quản lý Luận văn cũng đã đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn sẽ là

Trang 14

trường THCS, giáo viên THCS nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở hiện nay

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Chương 3: Biện pháp Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA

TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Những khái niệm cơ bản

Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học Với tầm quan trọng như vậy mà đã hình thành nên cả một ngành khoa học -Khoa học quản lý Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý Các nhà nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về khái niệm này

Xét về chức năng, quản lý là một hệ thống tổ chức Từ góc độ của hoạt động kinh doanh, các nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Quản lý là đưa những nguồn vốn

về con người và của cải vào tổ chức để đạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thoả mãn tối đa cho người hưởng lợi, mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm

về thực hiện cho những người cấp vốn’’(Quản lý và kỹ thuật quản lý, Licosaxuba,

Hà Nội, 1990, tr.13)

Theo Mary Parker Follet (Mỹ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác

Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản lý là một quá trình kỹ thuật và

xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức

Trang 16

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý của tác giả Vũ Dũng:

Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó [13, tr.52]

1.1.1.2 Chức năng

Chức năng quản lý là một chỉnh thể thống nhất giữa những hoạt động tất yếu chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu Các nhà nghiên cứu cho rằng quản lý có bốn chức năng cơ bản là bốn khâu có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

- Chức năng kế hoạch: Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong bất kỳ

chu trình quản lý nào, là quá trình xác định các mục tiêu và phương pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó

- Chức năng tổ chức: Là quá trình tiếp nhận tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực

theo những cách thức nhất định mà chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý một cách có hiệu quả nhằm thực hiện được mục tiêu của kế hoạch

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhằm điều

hành tổ chức nhân lực đã có của tổ chức, của đơn vị, vận hành theo đúng kế hoạch

để thực hiện mục tiêu quản lý Chỉ đạo, lãnh đạo chính là nhìn cho rõ những việc phải làm, tạo ra động cơ thúc đẩy con người hoạt động theo mục tiêu tổ chức

- Chức năng kiểm tra: Là quá trình xem xét thực tiễn các hoat động của tổ

chức để đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những vi phạm và điều chỉnh nhằm đưa tổ chức đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ

hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn

Như vậy, trong một chu trình quản lý được thực hiện liên tiếp và đan xen, phối hợp, bổ sung cho nhau một cách lôgic trong đó từng chức năng vừa là mục đích vừa có vai trò là phương tiện để thực hiện

1.1.2 Giáo dục

1.1.2.1 Khái niệm

Trang 17

Giáo dục là một trong những hoạt động quan trọng nhất nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, là hoạt động để cho xã hội tồn tại và phát triển

Giáo dục là hoạt động có mục đích được tổ chức có kế hoạch, được lựa chọn

về nội dung, phương pháp thực hiện có hệ thống nhằm tác động đến đối tượng nào

đó, làm cho đối tượng đó dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra

1.1.2.2 Chức năng

Trong xã hội hiện nay, giáo dục có các chức năng sau:

- Chức năng văn hóa - xã hội: Sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội có vai trò quyết định trực tiếp của giáo dục Mỗi người từ bé đến khi trưởng thành là quá trình phát triển cả về mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội, giáo dục là yếu tố làm cho quá trình phát triển diễn ra có hệ thống, nhanh và hiệu quả Sự phát triển về văn hóa, văn minh của xã hội loài người gắn với vai trò của giáo dục, giáo dục là phương thức cơ bản để bảo tồn và phát triển văn hóa nhân loại, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các thế hệ Giáo dục làm con người phát triển trong sự phát triển của xã hội và con người phát triển thì xã hội phát triển

- Chức năng kinh tế - sản xuất: Giáo dục giúp đào tạo nguồn nhân lực phục

vụ cho nền kinh tế sản xuất, trang bị cho thế hệ trẻ có tri thức, kỹ năng, thích ứng những ký thuật tiên tiến, hiện đại giúp họ có khả năng lao động sản xuất, phát triển quá trình sản xuất và quản lý sản xuất

- Chức năng chính trị - xã hội: Giáo dục mang tính giai cấp và phục vụ cho lợi ích của giai cấp Giáo dục giúp truyền bá tư tưởng chính trị, luật pháp và các chuẩn mực đạo đức, tạo cho xã hội những con người có có bản lĩnh chính trị, có lối sống văn hóa lành mạnh, thái độ và cách nhìn nhận đúng đắn

1.1.3 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của quản lý xã hội Với các cách

tiếp cận khác nhau thì các nhà QLGD đã có các quan niệm khác nhau về QLGD:

Nhà nghiên cứu giáo dục M.I.Konzacov định nghĩa như sau: “QLGD là tác

Trang 18

các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [20, tr.10]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học

- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [22, tr.35]

Theo Phạm Minh Hạc: “QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh” [15, tr.25]

Như vậy, QLGD được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể

quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nói một cách rõ ràng đầy đủ hơn, quản lý giáo dục

là hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài QLGD là hoạt động

điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội

1.2 Phòng ngừa tệ nạn xã hội

1.2.1 Tệ nạn xã hội

1.2.1.1 Khái niệm

Theo từ điển bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam: “Tệ nạn xã hội là hiện

tượng tiêu cực có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực

xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng

đồng” [29, tr.562]

Trang 19

Từ khái niệm trên, ta thấy TNXH có những đặc điểm cơ bản sau:

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch theo hướng tiêu cực so với những chuẩn mực xã hội về luật pháp, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán đang được xã hội tôn trọng và tuân theo

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch có tính phổ biến, lặp lại nhiều lần, không phải là một hiện tượng đơn lẻ, cá biệt, có xu hướng phát triển, lây lan nhanh chóng trong xã hội

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch thường có nhiều chủ thể, nhiều đối tượng tham gia ở các lĩnh vực của đời sống như văn hoá, giáo dục, dịch vụ…

- Tệ nạn xã hội là những hành vi gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng và tác động xấu đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng tình cảm, lối sống, đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội

Như vậy, có thể khẳng định TNXH là một vấn đề nóng bỏng của xã hội, gây những thiệt hại không nhỏ tới mọi mặt cuộc sống, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của cả xã hội

3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu

sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [23, tr.5]

Theo Liên hiệp quốc: Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể cón người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng,

ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn

Trang 20

chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Tệ nạn ma túy bao gồm: Sử dụng ma túy (nghiện hút), mua bán ma túy, tàng trữ ma túy

b Tệ nạn mại dâm

Công ước quốc tế về việc loại trừ các hình thức bóc lột tình dục được thông qua tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 12 năm 1992 định nghĩa: “Mại dâm là những hành vi nhằm trao đổi tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân”

Điều 3, chương 1, Pháp lệnh phòng ngừa mại dâm của nước ta đã giải thích rõ: Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm Vì vậy chống tệ nạn mại dâm là chống cả việc mua dâm, bán dâm và môi giới mại dâm

Tệ nạn mại dâm làm băng hại đạo đức xã hội, có nguy cơ gây bệnh lây truyền qua đường tình dục cho cả người bán dâm và người mua dâm và cũng là nguyên nhân phát sinh, phát triển các loại tội phạm: tham nhũng, cờ bạc, giải trí độc hại, sử dụng

ma túy để kích thích cảm giác

c Tệ nạn cờ bạc

Theo Từ điển Tiếng Việt: Cờ bạc là các trò chơi ăn thua bằng tiền

Hành vi cờ bạc được hiểu là bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền mặt hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là tài sản, hàng hoá như: vàng, bạc, đất đai, nhà cửa, xe cộ Các hình thức đánh bạc có thể là: đánh bài ba cây, tổ tôm, sóc đĩa, bi a, cá cược ăn tiền hay còn được gọi là cá độ qua các môn thể thao, giải trí như: bóng đá, chọi gà, các cuộc đua, đấm bốc, giải vật Người chơi cờ bạc dễ giảm sút sức khoẻ do thức thâu đêm, suốt sáng, lười lao động, kinh tế gia đình, bản thân khánh kiệt, vỡ hạnh phúc, nảy sinh nhiều tệ nạn khác

d Tệ nạn số đề

Theo Từ điển Tiếng Việt: Số đề là cách đánh bạc dựa vào việc đoán trước hai số cuối của kết quả giải đặc biệt sổ xố kiến thiết của nhà nước để ăn thua với tỉ

lệ 1/ 70

Trang 21

Ngày nay, số đề còn được chơi với nhiều cách khác nhau Chơi đề thường

dẫn đến sự ham mê mù quáng, người chơi luôn trong tình trạng luẩn quẩn: được ham chơi, thua ham gỡ Điều này khiến người chơi sinh ra thói lười lao động, do ham chơi quá đà, nhiều người đã gây ra cảnh nhà tan cửa nát, kinh tế suy sụp, vợ chồng con cái ly tán Số đề đã trở thành một TNXH gây tác hại to lớn về kinh tế -

xã hội, gây mất trật tự an ninh xã hội

nhiều tệ nạn khác

e Tệ nạn trò chơi điện tử ăn tiền

Trò chơi điện tử ăn tiền là cách đánh bạc với những chiếc máy tính được cá cược bằng tiền hay chơi qua mạng Internet dùng tiền thật để đổi lấy tiền ảo, đồ vật ảo

Trò chơi điện tử lôi cuốn, hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên, học sinh Trò chơi điện tử không xấu nhưng việc nhiều người đang lạm dụng một cách quá mức tính giải trí của nó lại gây lên những tác hại mà người chơi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh không ngờ tới: tốn thời gian, tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng tới sức khỏe

và trí óc, đã có không ít trường hợp vì quá mê game mà đột qụy hay suy sụp sức khoẻ hết sức nguy kịch

1.2.2 Tệ nạn xã hội trong nhà trường

Trang 22

TNXH trong nhà trường là những tệ nạn do học sinh mắc phải, đôi khi cũng

do giáo viên mắc phải

Có thể kể đến những TNXH học sinh THCS thường mắc phải như: nghiện

ma tuý, nghiện chơi điện tử, truy cập Internet nội dung xấu, hút thuốc lá, uống rượu bia, bạo lực học đường (đánh nhau), cờ bạc, số đề, trộm cắp, quan hệ nam nữ tuổi vị thành niên

1.2.2.2 Nguyên nhân khiến học sinh THCS mắc TNXH

a Nguyên nhân khách quan

- Mặt trái của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hoá nhanh kéo theo sự xuất hiện các thành phần xã hội cùng các TNXH Tình hình TNXH đang có nguy cơ phát triển mạnh với các thủ đoạn tinh vi, biến dạng dưới nhiều hình thức khác nhau

- Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin với các phương tiện nghe nhìn hiện đại hàng ngày, hàng giờ tác động đến trẻ em Những phim ảnh liên quan đến TNXH ảnh hưởng rất nhanh đến các em, điều này dẫn tới những hành vi bắt chước một cách lệch lạc dẫn tới bị sa ngã và lôi kéo vào các TNXH

- Một số bậc cha mẹ chưa nhận thức đúng hoặc chưa thật sự quan tâm đến con cái, còn e ngại khi giáo dục con về những vấn đề nhạy cảm (chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, quan hệ bạn khác giới ), buông lỏng việc quản lý con cái về học tập, sinh hoạt, thời gian, các mối quan hệ cũng có gia đình quá nuông chiều con, đáp ứng mọi đòi hỏi của con; có gia đình do rạn nứt tình cảm, ly hôn, ốm đau thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ khiến con cái không được quan tâm đầy đủ cũng dễ mắc phải những TNXH

- Nhà trường và các giáo viên còn nặng dạy kiến thức cơ bản và giáo dục đạo đức một cách chung chung mà chưa chú trọng giáo dục các em về lối sống, kỹ năng, hành vi, thái độ, tình cảm, đặc biệt là chưa trang bị cho các em kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, quan hệ tình cảm với bạn khác giới, về tác hại cũng như cách phòng ngừa TNXH

Trang 23

- Công tác đấu tranh, quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chưa

đủ mạnh nên kết quả phòng ngừa TNXH còn chưa hiệu quả, các TNXH ở nhiều nơi

có chiều hướng ngày một tăng

b Nguyên nhân chủ quan

- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS: Lứa tuổi này, tư duy trừu tượng của các em đã phát triển mạnh, các em thích học hỏi, tìm tòi, khao khát sáng tạo, khám phá những điều mới lạ, đặc biệt rất thích được thử nghiệm để khẳng định mình, “làm thử”, “sống thử” Quan hệ tình cảm giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, những rung cảm này làm cho các em ngộ nhận là tình yêu và khi lý trí chưa đủ sức để làm chủ những cảm xúc mới mẻ này, các em có thể có những hành động, hành vi đi quá trong quan hệ với bạn khác giới Trong giao tiếp các em chịu ảnh hưởng của nhau, học hỏi, bổ sung lẫn nhau, làm phong phú thêm những bản chất tốt đẹp Tuy nhiên, cũng qua giao tiếp, quan hệ bạn bè các em dễ học tập tính xấu của bạn, hành động nông nổi thiếu suy nghĩ dẫn tới những hậu quả khôn lường Điều này cộng với tâm lý tò mò, muốn tự khám phá, thích khẳng định cho nên một bộ phận không nhỏ học sinh THCS chưa hoặc không biết cách phòng ngừa những cám dỗ ngọt ngào của các TNXH nên rất

dễ bị xâm hại tình dục, bị lôi kéo, sa ngã vào các TNXH

- Một số em lực học yếu kém, nhận thức chậm, chán học; đạo đức yếu, thường xuyên vi phạm các nội quy của trường, không nghe lời cha mẹ, thầy cô, người thân; thiếu thông tin, hiểu biết, đặc biệt là thông tin về tác hại của TNXH nên

dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào cuộc sống ăn chơi, đua đòi và các TNXH

1.2.2.3 Tác hại của tệ nạn xã hội đối với học sinh THCS

TNXH ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đối với học sinh THCS, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, dẫn đến thiệt hại to lớn cho cha mẹ học sinh và nhà trường, làm mất trật tự trị an, an toàn trong nhà trường và khu vực, phá vỡ truyền thống tốt đẹp của nhà trường, làm suy thoái đạo đức, có thể dẫn tới việc vi phạm pháp luật:

Trang 24

- Nếu sử dụng ma tuý, học sinh sẽ bỏ học, trốn tiết, học tập sa sút, xa lánh bạn bè, lười biếng, kém ăn, ngủ nhiều, ngại tham gia hoạt động tập thể dẫn tới sức khoẻ giảm sút nhanh chóng, cơ thể kém phát triển so với sức phát triển của lứa tuổi,

dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm do ma tuý gây ra Ma tuý tác động xấu đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống, sức khoẻ, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến tương lai của chính các em

- Mại dâm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, thường thể hiện ở ba nhóm bệnh: HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục, các bệnh về tâm thần Học sinh THCS do còn hạn chế những kiến thức về sức khoẻ sinh sản, không biết phòng tránh nên dễ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là các em nữ dễ dẫn tới mang thai, sẩy thai, nạo hút Điều này sẽ làm cho sức khoẻ các em ảnh hưởng lớn, thậm chí gây ra những hậu quả đáng tiếc sau này như vô sinh hoặc mắc các bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, ảnh hưởng tới tương lai của chính bả thân các em

và gia đình, xã hội

- Cờ bạc, số đề, trò chơi điện tử khiến người chơi phải suy nghĩ, tính toán, chờ đợi mất ăn, mất ngủ, lo lắng, hồi hộp, sức khoẻ giảm sút, trí tuệ kém phát triển, đặc biệt với học sinh THCS thể chất các em sẽ không phát triển bình thường do ăn uống, sinh hoạt không đúng mực, còn có thể bị ảnh hưởng tới nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, gan, rối loạn thần kinh Đặc biệt, các trò chơi điện tử còn tiêm nhiễm các em lối sống, suy nghĩ, phong cách, hành động theo kiểu bạo lực, tự do giống các người hùng trong các trò chơi điện tử Học sinh THCS khi tham gia các tệ nạn trên sẽ phát sinh những thói xấu như: lười học, bỏ học, không muốn tu dưỡng phấn đấu, không ước mơ hoài bão, đồng thời nảy sinh các tật xấu khác như: lừa đảo, trộm cắp, gây gổ đánh nhau

1.2.3 Phòng ngừa tệ nạn xã hội

1.2.3.1 Khái niệm

Phòng ngừa TNXH là quá trình Nhà nước cùng các ngành, các cấp các

đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng

Trang 25

cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các TNXH

Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị trí rất quan trọng Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng ngừa TNXH trên địa bàn

Mục đích hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn,

ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật Giúp học sinh nhận thức được các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của xã hội, sống có kỷ cương,

Trang 26

nền nếp, có văn hóa, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh

1.3.2 Nội dung giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở

1.3.2.1 Giáo dục về nhận thức

- Giáo dục cho các em những hiểu biết cần thiết về TNXH, tình hình vi phạm

TNXH, các nguyên nhân dẫn đến vi phạm TNXH, tác hại của TNXH đối với bản thân và cộng đồng; mục đích phòng ngừa TNXH trong nhà trường

- Giáo dục học sinh những hiểu biết về pháp luật phòng ngừa TNXH

1.3.2.2 Giáo dục về thái độ

- Giáo dục học sinh có thái độ xa lánh, lên án, tránh xa các TNXH

- Giáo dục các em ủng hộ những hoạt động phòng ngừa các TNXH

- Giáo dục các em đồng tình với những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành Giáo dục và nhà trường về phòng ngừa TNXH

1.3.2.3 Giáo dục về hành vi

- Giáo dục học sinh nhiệt tình, tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động phòng ngừa TNXH

- Giáo dục các em không vi phạm TNXH dưới bất kỳ hình thức nào, không

rủ rê, lôi kéo người khác vào TNXH:

- Giáo dục cho các em không vào các trang mạng không lành mạnh, chỉ vào các trang mạng phục vụ cho học tập; các em tham gia học tiếng Anh trực tuyến, giải toán trên mạng Intenet, thi học sinh giỏi “Tin học trẻ không chuyên” qua mạng

- Giáo dục các em tích cực vận động những người thân trong gia đình, bạn bè tham gia phòng ngừa TNXH, phát hiện và tố giác tội phạm, người vi phạm TNXH trong và ngoài nhà trường

1.3.3 Con đường giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh trong các trường THCS được thực hiện chủ yếu qua hai con đường: hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang 27

- Ở trên lớp thông qua nội dung các môn học tự nhiên và xã hội giúp học sinh

phát triển cả về đức, trí, thể, mỹ, đặc biệt môn Văn, Sử, Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp học sinh hiểu biết về pháp luật, hình thành ý thức cộng đồng Do vậy, có thể lồng ghép các nội dung giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh thông qua các môn học này và qua tiết sinh hoạt lớp

Tuỳ thuộc đặc trưng từng bộ môn, từng giờ học, giáo viên vận dụng lồng ghép, tích hợp kiến thức một cách khéo léo, sinh động, hấp dẫn, cụ thể, thực tế… để

thu hút sự quan tâm của các em nhằm mục đích giáo dục Ngoài việc lồng ghép các

môn học trong chương trình, có thể tổ chức dạy các chuyên đề phòng ngừa TNXH, thi giáo viên dạy giỏi phòng ngừa TNXH, làm đồ dùng dạy học sáng tạo hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm đề tài phòng ngừa TNXH… nhằm đưa công tác phòng ngừa TNXH thành một hoạt động thường xuyên, có mặt trong mọi hoạt động của nhà

trường và lôi cuốn mọi thành viên, học sinh tham gia

- Ngoài hoạt động dạy học còn có rất nhiều các hoạt động ngoại khoá, các

HĐGD ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt tập thể, các hoạt động vui chơi lành mạnh,

bổ ích thu hút sự tham gia của học sinh

Giáo dục phòng ngừa TNXH qua các hoạt động ngoại khoá như sinh hoạt câu lạc

bộ, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, làm báo tường, dự các buổi nói chuyện chuyên đề, cắm trại… giúp học sinh mở mang kiến thức, củng cố cho những điều đã học trong sách vở, hình thái thái độ và hành vi phòng ngừa TNXH cho các em

1.3.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở

1.3.4.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Xây dựng kế hoạch là đưa ra cái gì cần phải làm, làm như thế nào, khi nào làm,

và ai làm cái đó; là một quá trình đòi hỏi có tri thức, xác định đường lối và đưa ra các quyết định trên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng Muốn

Trang 28

kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể

Hoạt động phòng ngừa TNXH có những đặc trưng riêng biệt Hiệu trưởng cần căn cứ các văn bản có tính pháp lý, là căn cứ, cơ sở để xây dựng kế hoạch chung trong xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường Dựa vào kế hoạch chung của trường, quản lý xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, của giáo viên chủ nhiêm lớp, của đoàn thanh niên, công đoàn về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh theo các nội dung: Giáo dục về nhận thức, thái độ và hành vi phòng ngừa TNXH cho học sinh

1.3.4.2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách của học sinh Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường

Quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh bào gồm quản lý tổ chuyên môn, quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp, quản lý đoàn thanh niên, công đoàn thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh theo các nội dung: giáo dục về nhận thức, thái độ và hành vi phòng ngừa TNXH cho học sinh

1.3.4.3 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đoán nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra Việc kiểm tra

Trang 29

đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý giáo dục mà còn có ý nghĩa đối với học sinh Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh gồm:

- Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, GVCN lớp

về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, GVCN lớp

về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh

- Kiểm tra, đánh giá việc việc tuyên dương, xử phạt trong HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh

1.3.4.4 Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Lực lượng giáo dục trong nhà trường là: Giáo viên, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn… Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là: hội cha mẹ học sinh, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể của địa phương như Uỷ ban nhân dân, Công an, Y tế, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi…

Các lực lượng giáo dục trên dựa vào thế mạnh của mình để hoạt động một cách hiệu quả nhất trong công tác phòng ngừa TNXH Tuy nhiên để tạo sức mạnh tổng hợp thì các lực lượng trên phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục và có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời, cộng đồng trách nhiệm, trong đó nhà trường, gia đình là hai lực lượng quan trọng, cơ bản, thì mới

thực sự đem lại kết quả như mong muốn

1.3.4.5 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh như: phòng học, loa đài, tranh ảnh, băng hình, tài liệu, tủ sách pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn thông tin…Các trang thiết bị dạy học chính là “công cụ lao động của người giáo viên” giảng dạy và là

Trang 30

đóng vai trò là cầu nối để giáo viên và học sinh cùng hành động tương tác với nhau, chiếm lĩnh được nội dung đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo

Để quản lý tốt CSVS phục vụ có hiệu quả HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh, cần phải thực hiện quản lý việc huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh thông qua các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, địa phương và quản lý việc sử dụng CSVC phục vụ giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn

xã hội cho học sinh

1.3.5.1 Nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, với một đội ngũ cán bộ, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có

đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp, với hệ thống chương trình khoa học, các tài

liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục

ngày càng hiện đại là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh Do vậy, nếu cán bộ quản lý, giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm, sử dụng các biện pháp hành chính thái quá, sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục, việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không

công bằng đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trong đó có giáo dục phòng ngừa TNXH

1.3.5.2 Gia đình

Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng các em học sinh từ bé đến lúc trưởng thành Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách học sinh Truyền thống gia đình là những điều rất quan trọng tác động đến hành vi của học sinh Trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị là tấm gương sáng để con trẻ noi theo Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả HĐGD phòng ngừa TNXH học sinh, là điều kiện tốt để hình thành nhân cách hoàn thiện ở các em Nhiều

cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; thiếu sự quan tâm

Trang 31

hoặc nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân đã tác động không nhỏ đến

sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh

1.3.5.3 Xã hội

Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của học sinh, từ xóm

giềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước đều ảnh hưởng rất lớn đến HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS Một môi trường

xã hội lành mạnh, tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành HĐGD phòng ngừa TNXH và hình thành nhân cách cho học sinh

Sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một

nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN, tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh

1.3.5.4 Bản thân học sinh

Ở lứa tuổi học sinh THCS từ 11 đến 15 tuổi (tuổi mới lớn) hình thành mạnh

mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục Học sinh THCS phải tích cực phấn

đấu tu dưỡng thì quá trình giáo dục thì mới có hiệu quả cao Là giai đoạn các em

đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kích động, lôi kéo

nếu không được giáo dục dễ bị sai lệch, vi phạm TNXH

Kết luận chương 1

Chương 1 tôi đã tập trung phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của các khái niệm: Quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường, quản lý trường THCS; TNXH và tác động của TNXH đối với việc phát triển nhân cách học sinh, các biện pháp quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà trường của hiệu trưởng trường THCS Qua đó có thể rút ra kết luận như sau:

Môi trường GD giáo dục THCS vốn được coi là trong sáng, lành mạnh nhưng trong bối cảnh hiện nay đang có nguy cơ bị TNXH xâm nhập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc GD nhân cách học sinh Quản lý nhà trường vừa là khoa học,

Trang 32

khoa học quản lý và quản lý giáo dục trong việc điều hành và quản lý nhà trường; cần phải được trang bị những kiến thức lý luận về TNXH, tác hại, nguyên nhân TNXH xâm nhập vào nhà trường trên cơ sở đó, Hiệu trưởng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo bộ máy giáo dục nhà trường một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt hiệu quả nhất

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Khái quát về giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Tính đến năm học 2015 – 2016, huyện hiện có 23 trường THCS với tổng số học sinh là: 11509 em

Bảng 2.1: Bảng thống kê loại hình, số lượng trường, lớp, HS cấp THCS

Năm học Loại hình Số

trường Số lớp

Số học sinh

Bình quân số HS/lớp 2010-2011 Công lập 23 325 11782.0 36.25

2011-2012 Công lập 23 325 11673.0 35.92

2012-2013 Công lập 23 333 11920.0 35.80

2013-2014 Công lập 23 333 11686.0 35.09

2014-2015 Công lập 23 336 11509.0 34.25

( Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy)

Trong các kì kiểm tra chất lượng, Huyện luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu toàn tỉnh về chất lượng đại trà và chất lượng HSG Kết quả thi tuyển sinh vào lớp

10 THCS từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 như sau:

Số hs

dự thi

Xếp thứ

Số hs

dự thi

Xếp thứ

Số hs

dự thi

Xếp thứ

Xếp thứ Giải

Số

HS

dự thi

Xếp thứ Giải

Số

HS

dự thi

Xếp thứ Giải

Số

HS

dự thi Xếp thứ Giải

Trang 34

Xếp loại văn hoá trong 5 năm qua như sau:

Bảng số 2.2: Bảng thống kê chất lượng văn hoá

2012 11673 3172 27.17 4935 42.28 3162 27.09 371 3.18 33 0.28 2012-

2013 11920 3233 27.12 5018 42.10 3252 27.28 387 3.25 30 0.25 2013-

2014 11686 3166 27.09 4896 41.90 3196 27.35 390 3.34 38 0.33 2014-

2015 11509 3113 27.05 4595 39.93 3347 29.08 414 3.60 40 0.35

( Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy)

- Công tác GD đạo đức cho HS: cùng với công tác dạy học thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cũng được Phòng GD&ĐT huyện quan tâm Kết quả cụ thể công tác giáo dục đạo đức 5 năm qua được thể hiện ở bảng số 3 như sau:

Bảng số 2.3: Bảng thống kê kết quả giáo dục hạnh kiểm

2012 11673.0 9204.00 78.85 2113.00 18.10 353.00 3.02 3.00 0.026 2012-

2013 11920.0 9416.00 78.99 2134.00 17.90 367.00 3.08 3.00 0.025 2013-

2014 11686.0 9209.00 78.80 2101.00 17.98 372.00 3.18 4.00 0.034 2014-

2015 11509.0 9058.00 78.70 2085.00 18.12 361.00 3.14 5.00 0.043

( Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy)

Trang 35

- Về đội ngũ giáo viên: Năm học 2014-2015, 100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn Cụ thể có 648/673 GV đạt chuẩn và 90% GV có trình độ đại học

- Về đội ngũ CBQL đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ

Bảng số 2.4: Bảng cơ cấu đội ngũ CBQL ở các trường THCS

THCS

SL CBQL

Đảng viên

Trang 36

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý của đội ngũ cán

bộ quản lý THCS huyện Giao Thủy tương đối đồng đều, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay: 100% CBQL đạt chuẩn, 96.4% có trình độ trên chuẩn; 98.2% qua lớp bồi dưỡng về QLGD; 100% đảng viên

2.2 Thực trạng các tệ nạn xã hội

2.2.1 Vài nét về tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Giao Thủy

Theo báo cáo tổng kết của Công an huyện Giao Thủy, tình hình TNXH trên địa bàn huyện 5 năm trở lại đây diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt từ khi tốc độ

đô thị hoá diến ra nhanh Trong năm 2015, tổng số TNXH đã được cơ quan công an thụ lý là 174 vụ, tập trung chủ yếu vào các tệ nạn sau: ma tuý, mại dâm, đánh bạc,

số đề, trộm cắp, cướp giật, đánh nhau, giết người… Cụ thể như sau:

- Tệ nạn ma tuý: tổng số vụ bắt giữ và xử lý là 53 vụ với 81 đối tượng mua bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển ma tuý Số lượng ma tuý đã thu được là: 83.5 g Hêroin, 106 viên ma tuý tổng hợp Cũng theo hồ sơ quản lý của công an huyện, hiện huyện có 731 người nghiện ma tuý tập trung vào các xã thị trấn: Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Thiện, Quất Lâm, Ngô Đồng…

- Tệ nạn mại dâm: theo tổng kết của công an huyện thì tổng số vụ vi phạm tệ nạn mại dâm mà công an huyện bắt và xử lý là 15 vụ, trong đó chủ chứa và môi giới

là 23, số gái mại dâm là 33, người mua dâm là 40 Với tốc độ đô thị hoá khá nhanh, tiền bán đất của dân cũng bị phát tán, tiêu xài dễ bị lôi kéo vào tệ nạn mại dâm, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tò mò, bắt chước, khám phá… của học sinh

Tệ nạn đánh bạc: Là tệ nạn đã có từ rất lâu và được biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc biệt mỗi khi Tết đến, có đám hiếu, hỷ, giỗ, hội làng… thì các chiếu bạc không thể không có nhất là khi người dân có được những khoản tiền lớn từ đi làm ăn xã, đền bù, giải phóng mặt bằng thì người dân lao vào cờ bạc, họ sẵn sàng nướng vào chiếu bạc hàng chục, hàng trăm triệu đồng trong một lần đánh bạc khiến gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt, tan vỡ hạnh phúc, con cái hư hỏng, bơ

vơ Có những gia đình nhiều thế hệ cùng tham gia đánh bạc Do ảnh hưởng từ gia đình và xã hội cờ bạc như vậy nên học sinh THCS dễ bắt trước và việc học sinh

Trang 37

đánh bạc là khó tránh khỏi Thực tế, theo phản ánh của cán bộ quản lý và giáo viên

đã thấy học sinh THCS chơi bài ăn tiền trong giờ ra chơi hoặc tụ tập ở nhà riêng

Tệ nạn số đề, cá độ: cùng với đánh bạc thì tệ số đề, cá độ luôn tồn tại Hầu như xã nào cũng đều có người túc trực để sẵn sàng rủ rê, lôi kéo người dân tham gia Có những địa phương, cá độ phát triển một cách thái quá làm mất đi vẻ bình yên của các lễ hội hoặc tập quán như: Thi đấu cờ tướng, chọi gà, đá búng… người dân cũng sẵn sàng đem ra để cá độ Tổng số vụ số đề, cá độ mà công an huyện bắt giữ và xử lý là 9 vụ với 13 người vi phạm và số tiền thu được là 21.800.000đ, 9 điện thoại di động… Địa phương có tệ nạn này nhiều nhất là Ngô Đồng, Giao Tiến, Quất Lâm, Giao Xuân Học sinh THCS trên địa bàn Huyện cũng có hiện tượng tham gia tệ nạn này

- Tệ nạn trộm cắp, cướp giật, đánh nhau, giết người: tổng số vụ trộm cắp, cướp giật năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 đã bị công an huyện bắt và khởi tố là

57 vụ, số tội phạm bị bắt là 78 người Điều đặc biệt là đã có 6 học sinh THCS tham gia vào tệ nạn đánh nhau gây thương tích phải vào bệnh viện cấp cứu Đây là tiếng chuông, lời cảnh tỉnh về nguy cơ bạo lực trong học sinh THCS của huyện những năm gần đây

- Tệ nạn chơi các trò chơi điện tử, khai thác văn hoá phẩm đồi trụy và các băng đĩa có nội dung xấu: như xem những phim ảnh sex, phim cấp 3, sinh hoạt tình dục, những cảnh quay phim bạo lực , người xem dễ bị kích thích, ám ảnh và dễ bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn khi có cơ hội Người chơi điện tử, truy cập internet chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh Tình trạng HS bỏ học, trốn tiết, nói dối, ăn trộm tiền của bố, mẹ, người khác để có tiền chơi điện tử đã trở nên phổ biến của nhiều học sinh THCS Đó là mối lo ngại thực sự lớn không chỉ đối với các gia đình, nhà trường mà còn cả xã hội

Có thể nói rằng, tình hình TNXH đặc biệt là tệ nạn ma tuý của huyện Giao Thủy ngày càng gia tăng, các nhà trường THCS cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, những khó khăn trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh

Trang 38

2.2.2 Thực trạng tham gia tệ nạn xã hội trong các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy

Một trong những mặt trái của tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn huyện Giao Thủy và cùng với việc nhiều gia đình đi làm ăn xa quê hương là tình hình vi phạm TNXH trên địa bàn ngày một gia tăng, có nhiều điểm xấu đáng báo động Số người vi phạm đa số tập trung vào lứa tuổi thanh thiếu niên, nhiều em còn đang ngồi trên ghế nhà trường Theo nhận xét của Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội và giáo viên các nhà trường thì số lượng học sinh THCS trong các nhà trường vi phạm các TNXH ngày một tăng theo từng tháng, từng học kỳ, từng năm học Hầu hết các

em đều mắc phải một số tệ nạn đang phổ biến như: Chơi điện tử, khai thác mạng (các trang website có nội dung không lành mạnh), chơi số đề, trộm cắp vặt, yêu đương, hút thuốc lá… Trong số các tệ nạn trên thì trò chơi điện tử và khai thác internet với nội dung xấu đang phổ biến trong học sinh Các em thường tìm đủ mọi cách trốn học, bỏ tiết, bê trễ học hành, nói dối gia đình, ăn cắp vặt để có thời gian và tiền đi đánh điện tử Qua điều tra thực tế 300 học sinh của 8 trường THCS trong Huyện, kết quả phản ánh của các em về TNXH đang ở các trường THCS trong huyện Giao Thủy như sau:

Bảng số 2.5: Phản ánh của HS về tình hình TNXH trong các nhà trường THCS huyện Giao Thủy

Trang 39

7 Đánh nhau 169 56.33 131 43.67

8 Hút thuốc lá, bia

Kết quả điều tra cho thấy:

- Tệ nạn ma tuý : Có 01/300 HS (chiếm tỷ lệ 0,33%) cho rằng ở trường học

đã có học sinh sử dụng ma tuý một cách lén lút, ma tuý đã xâm nhập vào trường học, điều này đồng nghĩa với việc các hiệu trưởng cần quan tâm, tìm hiểu, xác minh kịp thời phối hợp với công an ngăn chặn, tránh nguy cơ, lây lan sang đối với học sinh khác

- Trộm cắp, trấn lột trong học sinh có 201/300 em (chiếm 67%) cho rằng có hiện tượng học sinh trường mình vi phạm Hiện tượng này thường diễn ra ở một số học sinh cá biệt kết bè cánh doạ nạt các bạn hiền lành con nhà khá giả trong trường, lớp mình để lấy tiền, đi chơi điện tử, ăn quà vặt

- Về tệ nạn cờ bạc, số đề, cá độ có 152/300 em (chiếm 50.67%) cho rằng trong trường mình có hiện tượng cờ bạc, số đề, cá độ Tuy tỷ lệ không thực sự cao nhưng cũng đủ để nói lên rằng đã có một số lượng không nhỏ các em tham gia vào hiện tượng cờ bạc, ít chú ý đến học hành

- Trò chơi điện tử: có 258/300 em (chiếm 86%) cho rằng hiện tượng chơi các trò chơi điện tử của các bạn trong trường là tương đối phổ biến Các em thường nói chuyện với nhau, kể cho nhau nghe về các trò chơi mới và rủ nhau chơi điện tử Nhiều em bỏ học, trốn tiết mải mê chơi điện tử, nghiện game, chát đến mức tan học mới về nhà hoặc bỏ cơm trưa, cơm tối để chơi điện tử

- Truy cập internet có nội dung xấu: có 189/300 em (chiếm 63%) trả lời là

có Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi THCS hay tò mò, muốn khám phá thế giới của người lớn nên các em thường tìm cách, truy cập khai thác các nội dung liên quan đến tình yêu, tranh khoả thân, phim ảnh kích động, quan hệ tình dục Hậu quả là các

em thích kết thân với bạn khác giới, yêu đương đang lan rộng và phổ biến trong trường học

Trang 40

- Quan hệ nam nữ tuổi vị thành niên: Có 3/300 (chiếm 1%) cho rằng trong trường lớp mình có hiện tượng này chủ yếu là ở học sinh lớp 8,9 Đây là con số đáng lo ngại đối với CBQL trong các nhà trường THCS của huyện Giao Thủy Thực tế các giáo viên đã nhiều lần bắt gặp thư từ của học sinh nam và nữ rồi hiện tượng các em khác giới thích ngồi cạnh nhau, âu yếm, chiều chuộng nhau trong lớp học hoặc trong các buổi chuyên đề, ngoại khoá hoặc ở bờ hồ, nơi ít người qua lại

- Về tệ nạn đánh nhau: Có 169/300 (chiếm 56.33%) cho rằng trong trường lớp mình có hiện tượng đánh nhau, ức hiếp, doạ nạt bạn bè, … đặc biệt còn xuất hiện các em nữ kéo bè kéo cánh đánh nhau vì cho rằng tranh giành người yêu của mình…

- Về tệ nạn hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích có 96/300 em (chiếm 32%) học sinh cho rằng trong trường, lớp mình có hiện tượng này Hiện tượng này thường xảy ra ở các em có xu hướng thích khẳng định mình, thích làm người lớn, các em thường hút thuốc lá trước đám đông hoặc lén lút trong nhà vệ sinh, những góc khuất trong trường, trong các quán nước, quán điện tử, trong các dịp liên hoan, chia tay… gây phản cảm trong trường lớp

Từ những dẫn chứng, số liệu khảo sát trên, có thể thấy rằng: trong các nhà trường THCS huyện Giao Thủy hiện nay, các TNXH đã và đang xâm nhập vào nhà trường ngày càng nhiều hơn

Trước thực tế HS vi phạm TNXH ngày càng nhiều, khi tiến hành khảo sát

300 học sinh trong 8 trường, kết quả nhận thức về mức độ nguy hại của TNXH và thái độ về vấn đề phòng ngừa TNXH trong trường được thể hiện như sau:

Bảng số 2.6: Nhận thức của học sinh về mức độ nguy hại của TNXH

Ngày đăng: 15/05/2017, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Các văn bản pháp quy về giáo dục phòng ngừa AIDS – Tệ nạn xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp quy về giáo dục phòng ngừa AIDS – Tệ nạn xã hội
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu giáo dục giới tính, phòng ngừa tệ nạn mại dâm cho học sinh các trường Đại học, Cao đẳng, THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo dục giới tính, phòng ngừa tệ nạn mại dâm cho học sinh các trường Đại học, Cao đẳng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
14. Phạm Thị Đức (1981), “Một số đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh phạm pháp”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (6), tr. 10 -13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh phạm pháp”, "Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Phạm Thị Đức
Năm: 1981
15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
16. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Mai Phương (2008), Khoa học quản lý, Tài liệu giảng dạy hệ đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạy hệ đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Mai Phương
Năm: 2008
17. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2006
18. John W.Santrock (2004) (người dịch Trần Thị Hương Lan), Tìm hiểu thế giới của tuổi vị thành niên, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thế giới của tuổi vị thành niên
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
19. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2008
21. Trần Nhâm (1994), Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy
Tác giả: Trần Nhâm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
22. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật phòng ngừa ma tuý, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng ngừa ma tuý
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2001
24. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Trần Quốc Thành
Năm: 2003
25. Mã Ngọc Thể (1998), “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp ở trẻ em vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học, (4), tr. 22 – 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp ở trẻ em vị thành niên”, "Tạp chí Tâm lý học
Tác giả: Mã Ngọc Thể
Năm: 1998
26. Nguyễn Xuân Thuỷ (1997), Phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của người chưa thành niên trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà Nước và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của người chưa thành niên trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Thuỷ
Năm: 1997
27. Mạc Văn Trang (1979), “Quá trình biến đổi tâm lý từ những trẻ bình thường thành vị thành niên vi phạm pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (5), tr. 14 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình biến đổi tâm lý từ những trẻ bình thường thành vị thành niên vi phạm pháp luật”, "Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Mạc Văn Trang
Năm: 1979
29. Từ điển Bách khoa công an nhân dân (2000), Nxb công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa công an nhân dân
Tác giả: Từ điển Bách khoa công an nhân dân
Nhà XB: Nxb công an nhân dân
Năm: 2000
31. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (RADDA BARNEN) (1996), Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật
Tác giả: Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (RADDA BARNEN)
Năm: 1996
33. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2000
34. Nguyễn Xuân Yêm (2003), Phòng ngừa tệ nạn ma tuý trong nhà trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tệ nạn ma tuý trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2003
35. David P. Farrington (1996), Understading and preventing youth crime, Joseph Bowntree Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understading and preventing youth crime
Tác giả: David P. Farrington
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w