1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện giao thủy, tỉnh nam định tt

26 495 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 504,47 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

K

TÔ MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN

XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN GIAO THỦY, NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH

Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN THỊ HUỆ

Phản biện 2: PGS.TS TRẦN MINH TUẤN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước chúng ta tiến vào thế kỷ XXI trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Điều này đã đặt nước ta trước những cơ hội mới và thách thức mới Đằng sau những tín hiệu đáng mừng như: nền kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện là các tệ nạn xã hội (TNXH) len lỏi vào trường học

và ngày càng có nhiều chiều hướng phức tạp Đó là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta

Tệ nạn xã hội không loại trừ bất kỳ ai, nó xâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống trong và gây ra những tác hại không nhỏ về mọi mặt đối với đời sống xã hội Do vậy, phòng chống TNXH đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của mọi cấp, mọi ngành và ngành giáo dục phải đi đầu trong cuộc chiến này

Những năm gần đây, huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có được

sự phát triển kinh tế vào loại khá của tỉnh nhờ đa dạng hóa ngành nghề, nhất là nghề nuôi trồng khai thác và buôn bán thủy hải sản ở các xã ven biển: Giao Xuân, Giao Lạc, Giao Thiện, Quất Lâm Một

số xã trong huyện xảy ra hiện tượng người dân đi làm ăn xa nhà mong đem lại thu nhập cao cho gia đình: Giao Tiến, Hồng Thuận, Giao An Ngoài ra dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển mạnh ở một số xã thị trấn như xã Giao Tiến, thị trấn Quất Lâm, thị trấn Ngô Đồng cũng đem về nguồn thu nhập khá Chính những điều này khiến cho số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Giao Thủy tăng một cách báo động Tình hình trên đã ảnh hưởng xấu tới các nhà

Trang 4

trường đóng trên địa bàn huyện Giao Thủy, đặc biệt là học sinh các trường THCS có nguy cơ bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội rất cao

Ở lứa tuổi học sinh THCS có tâm sinh lý chưa ổn định, dễ bị kích động, tò mò, thích khám phá, chưa làm chủ được bản thân và cũng chưa đủ hiểu biết, kinh nghiệm để biết: đúng, sai, xấu, tốt nên các em rất dễ bị lôi kéo vào các TNXH Mặt khác, nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm dạy dỗ con em mình, họ cho rằng đó là trách nhiệm của nhà trường Từ những nguyên nhân trên dẫn tới một số lượng không nhỏ học sinh THCS của huyện Giao Thủy bị lôi kéo vào các TNXH gây ra những hậu quả xấu về sự phát triển thể trạng và nhân cách của các em học sinh

Mặc dù huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy trong những năm qua đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của thực trạng trên, công tác giáo dục học sinh phòng ngừa các TNXH luôn được quan tâm và đạt được một số kết quả đáng mừng Tuy nhiên, đây vẫn là một nội dung giáo dục mới nên các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn; công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng chống các TNXH của CBQL còn nhiều hạn chế, bất cập vì chưa được trang bị đầy đủ cơ sở lý luận cũng như chưa đầu tư một cách đúng mức cho công tác này Vì thế, hiện tượng học sinh vi phạm các TNXH trong trường học có nguy cơ lan rộng Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục bậc THCS ở huyện Giao Thủy là ngăn chặn một cách hữu hiệu TNXH xâm nhập vào nhà trường thông qua quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

Trang 5

TNXH xâm nhập vào nhà trường, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề:

“quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn

thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các tổ chức thế giới như Liên Hiệp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chương trình kiểm soát ma túy quốc gia của Liên hiệp quốc (UNDCP) đã nhiều lần cảnh báo và phát động chiến dịch với quy mô toàn cầu, kêu gọi nhân loại chung sức, đồng lòng chặn đứng

và đẩy lùi TNXH, đem lại sự yên bình cho cuộc sống

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDPN TNXH được thể hiện trong Luật phòng chống ma túy và các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về giáo dục – đào tạo

Ở Việt Nam trong những năm gần đây các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia… đã có nhiều công trình nghiên cứu về phòng, chống TNXH và tội phạm dưới nhiều nội dung, góc độ và khía cạnh khác nhau về TNXH Các

đề tài điển hình của các tổ chức và các tác giả trên đó là:

- Đề tài KX 0414 của Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội phạm năm 2000

Trang 6

- TNXH ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp năm 1994)

- Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo

an ninh xã hội và khắc phục TNXH (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp năm 1994)

- Phòng chống ma tuý trong nhà trường (Vũ Ngọc Bừng - Năm 1997)

- Mại dâm và phòng chống mại dâm (Bùi Toản – Tạp chí Công

an nhân dân số 5 – 1996)

- Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay (Nguyễn Xuân Yêm – Tạp chí Công an nhân dân số 6 – 1996)

- Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến đấu mới (Nguyễn Xuân Yêm

và Trần Văn Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an nhân dân,

Hà Nội năm 2003)

Trong các nghiên cứu trên đây đều đề cập đến thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Trong đó nhiều tác giả khẳng định hội nhập quốc tế cũng đưa vào nước ta những tệ nạn xã hội mới du nhập từ bên ngoài vào

Tệ nạn trên làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, phát triển đất nước Mọi lực lượng xã hội phải cùng chung tay để đẩy lùi tệ nạn đó Trong các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thế hệ trẻ là đối tượng rất dễ mắc các tệ nạn xã hội khi từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam Ngoài việc

sử dụng pháp luật để đấu tranh với tệ nạn này, việc giáo dục phòng ngừa tệ nạn này trong thanh thiếu niên là hết sức quan trọng

Trang 7

Hiện nay công tác quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, TNXH

có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao Một phần nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định chưa có cơ sở lý luận cũng như chưa thực sự đầu tư đúng mức cho công tác này trong việc quản lý nhà trường Đề tài của tôi là sự tiếp nối những nghiên cứu và biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS huyện Giao Thủy nhằm góp phần đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trường của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; nếu không làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn sớm TNXH xâm nhập vào nhà trường thì ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách cho học sinh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh trường trung học cơ sở và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

tệ nạn xã hội cho học sinh của địa phương trong những năm tới; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

3.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục

phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS

3.2.2 Đánh giá thực trạng TNXH quản lý hoạt động giáo dục

phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường THCS của hiệu trưởng các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

3.2.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng

ngừa TNXH cho học sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở (chủ yếu

là các tệ nạn: ma tuý, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau, hút thuốc lá, quan

hệ nam nữ tuổi vị thành niên, chơi điện tử) đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Giao

Thủy, tỉnh Nam Định trong các năm học gần đây

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trường

Trang 9

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động học tập, vui chơi, giao lưu của học sinh THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để thấy rõ nguyên nhân học sinh THCS mắc các TNXH, quan sát các đối tượng HS THCS có nghi vấn

5.2.2 Phương pháp điều tra viết

Sử dụng bảng hỏi với hệ thống câu hỏi đối với học sinh, hỏi những hiểu biết về TNXH, sử dụng bảng hỏi với giáo viên, Hiệu trưởng về các biện pháp Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam

Định

5.2.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các đồng chí chuyên viên Sở GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Tham khảo ý kiến của giáo viên, cán bộ đoàn thể phường, xã, các bậc phụ huynh học sinh nơi có nguy cơ cao về TNXH trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

5.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn chuyên viên Sở GD&ĐT phụ trách công tác ngoại khoá và thể chất (phòng Công tác HSSV), chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định các cán bộ đoàn thể ở một số

xã, phường

Trang 10

5.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua thực tế quản lý và giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó chúng tôi tổng kết kinh nghiệm về Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận:

Luận văn đã xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quản

lý hoạt động dạy học ở trường THCS Trong đó, xây dựng được các khái niệm công cụ như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; tệ nạn xã hội và tác động của TNXH đối với sự phát triển nhân cách của HS; Lý luận về quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa các TNXH trong trường THCS; biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh các truongf THCS Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trong khoa học quản lý

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn đã phân tích và chỉ ra được thực trạng Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định trong bối cảnh xã hội hiện nay Kết quả nghiên cứu chủ thể quản lý đã được thực hiện tốt với các nội dung quản lý Luận văn cũng đã đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và khảo nghiệm

Trang 11

tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn sẽ là cơ sở khoa học, có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho chủ thể quản lý ở các trường THCS, giáo viên THCS nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở hiện nay

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo

và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Chương 3: Biện pháp Quản lý HĐGD phòng ngừa TNXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Những khái niệm cơ bản

Trang 13

Kết luận chương 1

Chương 1 tôi đã tập trung phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của các khái niệm: Quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường, quản lý trường THCS; TNXH và tác động của TNXH đối với việc phát triển nhân cách học sinh, các biện pháp quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà trường của hiệu trưởng trường THCS Qua đó có thể rút ra kết luận như sau:

Môi trường GD giáo dục THCS vốn được coi là trong sáng, lành mạnh nhưng trong bối cảnh hiện nay đang có nguy cơ bị TNXH xâm nhập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc GD nhân cách học sinh Quản lý nhà trường vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người Hiệu trưởng nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo dục trong việc điều hành và quản lý nhà trường; cần phải được trang bị những kiến thức lý luận về TNXH, tác hại, nguyên nhân TNXH xâm nhập vào nhà trường trên cơ sở đó, Hiệu trưởng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo

bộ máy giáo dục nhà trường một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt hiệu quả nhất

Trang 14

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Khái quát về giáo dục huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 2.2 Thực trạng các tệ nạn xã hội

2.2.1 Vài nét về tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Giao Thủy

Theo báo cáo tổng kết của Công an huyện Giao Thủy, tình hình TNXH trên địa bàn huyện 5 năm trở lại đây diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt từ khi tốc độ đô thị hoá diến ra nhanh Trong năm 2015, tổng số TNXH đã được cơ quan công an thụ lý là 174 vụ, tập trung chủ yếu vào các tệ nạn sau: ma tuý, mại dâm, đánh bạc, số đề, trộm cắp, cướp giật, đánh nhau, giết người… Cụ thể như sau:

- Tệ nạn ma tuý: tổng số vụ bắt giữ và xử lý là 53 vụ với 81 đối tượng mua bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển ma tuý Số lượng

ma tuý đã thu được là: 83.5 g Hêroin, 106 viên ma tuý tổng hợp Cũng theo hồ sơ quản lý của công an huyện, hiện huyện có 731 người nghiện ma tuý tập trung vào các xã thị trấn: Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Thiện, Quất Lâm, Ngô Đồng…

- Tệ nạn mại dâm: theo tổng kết của công an huyện thì tổng

số vụ vi phạm tệ nạn mại dâm mà công an huyện bắt và xử lý là 15

vụ, trong đó chủ chứa và môi giới là 23, số gái mại dâm là 33, người mua dâm là 40 Với tốc độ đô thị hoá khá nhanh, tiền bán đất của dân cũng bị phát tán, tiêu xài dễ bị lôi kéo vào tệ nạn mại dâm, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tò mò, bắt chước, khám phá… của học sinh

Ngày đăng: 15/05/2017, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w