1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông

146 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội Cho Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thông Ở Thị Xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông
Tác giả Trương Thị Lan
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Khánh Tuấn
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đắk Nông
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 410,65 KB

Nội dung

Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNTRƢƠNG THỊ LANQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠNXÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌCPHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNGChuyên ngành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRƯƠNG THỊ LAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN

XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Quả

dục

N ườ hướng dẫn: PGS.TS LÊ KHÁNH TUẤN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình

T c ả

Trươ Thị La

Trang 3

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông” đến nay đề tài đã được hoàn thành Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo

điều kiện của tập thể Ban giám hiệu, Khoa Tâm lý – Giáo dục và Công tác xã hộiTrường Đại học Quy Nhơn, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Khánh Tuấn -người đã tận tình trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quátrình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng/ban Sở Giáo dục và Đào tạo ĐắkNông, các đồng chí lãnh đạo, giáo viên và học sinh của 4 trường trung học phổthông trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn

bè, người thân của tôi đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quátrình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cáchhiểu, trình bày; tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô trongHội đồng để hoàn thiện luận văn này đạt được kết quả tốt hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Đắk Nông, tháng 7 năm 2019

T c ả

Trươ Thị La

Trang 4

MỞ ĐẦU

Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay,dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới Bên cạnhnhững thành quả đã đạt được, mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động bằng nhiềucách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục,hủy hoại đạo đức, phẩm giá của con người; phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, đồngthời đe dọa tương lai nòi giống dân tộc Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước, trong những năm qua, tệ nạn xã hội ở nước ta cũng diễn biến phức tạp TheoBáo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -

2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 tại Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã nêu rõ: “Nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.”

Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối làm suy thoái đạo đức, nhân cách, gây khókhăn cản trở sự phát triển kinh tế xã hội; trái pháp luật và thuần phong mỹ tục và chúng tacần phải ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội Tệ nạn xã hội là một biểu hiện sai lệchchuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đờisống xã hội Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính phổ biến, phảnánh những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, trái với chuẩn mực, đạođức xã hội và quy định của pháp luật, gây tác hại đến đời sống vật chất, tinh thần của quầnchúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội Có nhiều loại tệ nạn xã hội gâynhức nhối hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan… gâyảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc giađình, gây rối loạn trật tự xã hội, suy đồi về mặt văn hóa và làm mất tư cách của một côngdân, gây ảnh hưởng sâu sắc tới nguồn lao động khi mà đất nước đang cần một nguồn laođộng có chất lượng trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay

Trong quá trình đổi mới, xu thế mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càngđược mở rộng, phát triển thì mục tiêu mà đất nước ta đang hướng đến đó là một xã hội

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một xã hội văn minh, đời sống pháttriển là ước mơ của mỗi chúng ta Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình

Trang 5

lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nhất quán coi “Con người là chủthể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” Song để đối phó với những

áp lực của TNXH đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần phẩmchất đạo đức của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với tầng lớp thanh niên, đặc biệt làHSSV đang ngồi trên ghế nhà trường thì đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức củamỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội và cả hệ thống chính trị

Hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam đặc biệt là thanh thiếu niên, HSSV chiếm trên 50% lựclượng lao động xã hội và 38% dân số, có những phẩm chất đẹp của thời đại và đã từ lâu,người ta ưu ái dành cho tuổi học trò những ngôn từ đẹp đẽ, thơ ngây: tuổi học trò hồnnhiên trang giấy trắng, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ… Thế nhưng, cùng với phát triển như

vũ bão của mạng xã hội, thời đại công nghiệp 4.0, cộng với sự hiếu động, bột phát, thích tò

mò, thể hiện bản thân, tìm kiếm những cái mới lạ và rất rễ bị tác động bởi những mặt trái,mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, những gì đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ lạikhiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt Bạo lực học đường đang ngày càngnghiêm trọng, các TNXH len lỏi ngày càng nhanh, ngôn ngữ, hành vi và thái độ… của các

em đang diễn tiến theo chiều hướng không tốt, có nhiều cuộc hội thảo, cuộc vận độngđược xúc tiến nhằm ngăn chặn, phòng ngừa Nhưng trên thực tế, các vấn nạn hàng ngày,hàng giờ làm nhức nhối những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội TNXH khôngchỉ gây khánh kiệt về kinh tế mà còn là nguồn gốc của mọi tội phạm, là bạn đồng hành củacăn bệnh thế kỷ AIDS/HIV, tác động gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục - đào tạocủa các nhà trường, làm suy đồi đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấuđến sức khỏe, giống nòi, trật tự an toàn xã hội, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệmai sau Công tác QL và thực hiện GD pháp luật trong các nhà trường mới chỉ dựa trên cácvăn bản hướng dẫn và kinh nghiệm riêng, quá trình QL và triển khai thực hiện GD phápluật và GD phòng, chống TNXH cho HS còn có phần phiến diện, chưa sát thực tế, chưathật hiệu quả Vì vậy, để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước” thì một trong những vấn đề quan trọng hiện nay nhà trường cần phải thực hiện đó làlàm tốt công tác phòng, chống và kiên quyết đấu tranh bài trừ TNXH ra khỏi học đường,góp phần nâng cao hiệu quả và chất

Trang 6

lượng công tác giáo dục, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống

tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh

Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu luận văn.

2 Mục đích h ê cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về hoạt động giáo dục và QL HĐGDPCTNXH ở trường THPT; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc QLHĐGD PCTNXH cho HS ở các trường THPT tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

3 Kh ch thể và đố tượ h ê cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục PCTNXH cho HS ở trường trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH cho HS các trường THPT ở thị xã GiaNghĩa, tỉnh Đắk Nông

4 G ả thuyết kh a học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinhcác trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông bước đầu đã đạtđược một số kết quả, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế Nếu xác lập được cơ

sở lý luận của quản lý hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trườngtrung học phổ thông, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động này ở các trườngtrung học phổ thông thị xã Gia Nghĩa, thì sẽ xây dựng được các biện pháp quản lýhoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung họcphổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có tính cấp thiết và tính khả thi

5 Nh ệm vụ h ê cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản HĐGD PCTNXH cho HS sinh ở trường THPT Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐGD PCTNXH cho HS các trường THPT ở thị xãGia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trường THPT ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

6 Phạm v h ê cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

Trang 7

cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông Cụthể tại 4/4 trường THPT ở thị xã Gia nghĩa: THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT ChuVăn An, THPT Gia Nghĩa, THPT Dân tộc Nội trú N’Trang Lơng.

Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động PCTNXH và quản lý hoạt độngPCTNXH các trường THPT ở thị xã Gia Nghĩa trong ba năm học 2016-2017,2017-2018 và 2018-2019

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa các nguồntài liệu liên quan đến công tác quản lý hoạt động, các văn kiện của Đảng, Nhà nước,các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đềtài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng bằng phiếu hỏi, phiếu khảo sát vớikhách thể khảo sát là, CBQL trường THPT, GV, HS và cha mẹ học sinh của cáctrường để thu thập số liệu, ý kiến đánh giá nhằm làm minh chứng cho các nhậnđịnh, đánh giá về thực trạng

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến ý kiến một số chuyên gia hoạtđộng trong lĩnh vực PCTNXH

Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện với HS, GV, CB về thực trạng, nguyênnhân và kiểm chứng các nhận định, đánh giá

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.

8 Cấu trúc uậ vă

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụlục; nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chươ 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã

hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Chươ 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho

học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Chươ 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho

học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Trang 8

Chươ 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1 Kh qu t ịch sử h ê cứu vấ đề

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng đều phải đối mặt với những thách thứcnảy sinh trong xã hội như: Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mại dâm, ma túy

Nó như một căn bệnh kinh niên, đục khoét cơ thể của một xã hội, làm tiêu mòn sinhlực của xã hội đó Đặc biệt, bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế thịtrường, công nghệ thông tin phát triển, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thìTNXH càng có nguy cơ phát sinh, phát triển Do đó, việc giải quyết các vấn đề TNXHbao giờ cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thể chế xã hội

Những năm qua, trong quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, Đảng và Nhànước ta đã ban hành nhiều chủ trường, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

về PCTNXH như: Luật phòng chống ma túy, Luật thanh niên, Pháp lệnh về phòngchống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

“HIV/AIDS”, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Chỉ thị số 54/CT/T.Ư của Ban Bíthư trung ương Đảng về về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDStrong tình hình mới; Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việctiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tìnhhình mới; Nghị quyết 05/CP của Chính phủ về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm;Quyết định 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia,phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2030

Việc nghiên cứu và đưa ra biện pháp PCTNXH đã được các nhà khoa học, các tổchức trên thế giới như: Tổ chức Liên hợp quốc, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tếINTERPOL, Tổ chức Y tế thế giới WHO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LiênHiệp Quốc (UNESCO) … đặc biệt quan tâm và các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều hộinghị, hội thảo quốc tế để bàn thảo về vấn đề này và xuất bản nhiều ấn phẩm với các củ đề

về tác hại của HIV/AIDS đến giáo dục, chiến lược của UNESCO về giáo dục phòng chốngAIDS… Các tài liệu nghiên cứu này đã chú ý đi vào các vấn đề: “Căn nguyên của TNXH

là gì? Kinh tế hay chính trị xã hội? Truyền thống hay hiện đại? Yếu tố trong nước

Trang 9

hay ngoài nước góp phần làm cho nó trầm trọng thêm hay giảm nhẹ đi? Phươngthuốc chữa trị nó là gì? Liệu có thể loại bỏ nó ra khỏi xã hội? Cách thức để phòngngừa như thế nào? Hậu quả để lại ra sao”.

Ở Việt Nam, những năm gần đây các tổ chức, những nhà khoa học pháp lý, nhà tộiphạm học, nhà nghiên cứu chuyên môn, nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động –

Thương binh Xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia… đã cókhông ít những công trình khoa học về TNXH dưới nhiều góc độ, khía cạnh khácnhau trong số này có thể kể đến các công trình nghiên cứu như:

- Báo cáo đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 vàphương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12

đã nêu rõ: “Nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.”

- Trần Quốc Thành (2000), “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa TNXH trong

SV hiện nay”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

- Bộ GD&ĐT, “Tổng kết 5 năm thực hiện công tác phòng, chống ma túy và TNXH trong nhà trường từ 2003 - 2008, Tổng kết 5 năm thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS trong nhà trường từ 2003 - 2008”.

Trong thời gian qua, một số tác giả luận văn, luận án cũng đã chọn nghiên cứu

về vấn đề này như:

- Phan Đình Khánh (2001), “Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn

xã hội bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay” Luận án tiến sĩ luật học - HọcViện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [19]

- Nguyễn Đức Hiệp (2011), “Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn

xã hội cho học sinh THPT Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đạihọc sư phạm - Đại học Thái Nguyên [17]

- Trần Trung Bắc (2011), Biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng chốngTNXH cho sinh viên, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm– Đại học Huế [2]

- Lê Thị Ngọc Lệ (2014), “Biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệnạn xã hội cho học sinh trường Trung cấp du lịch Đà Lạt”, Luận văn thạc sĩ,Trường Đại học Quy Nhơn [22]

Trang 10

Những tài liệu và công trình trên đã nghiên cứu về PCTNXH nhằm làm sáng tỏcác vấn đề như khái niệm và bản chất của TNXH, các dấu hiệu của nó dưới phươngdiện khoa học pháp lý phục vụ cho thực tiễn công cuộc đấu tranh PCTNXH trên thếgiới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra được những tác hại và hậuquả nghiêm trọng mà TNXH gây ra đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị ,ảnh hưởng đến từng gia đình, cộng đồng và xã hội Chính những nghiên cứu này đãgóp phần trang bị kiến thức, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên hiểu biết vềtác hại nghiêm trọng của TNXH và cách phòng tránh, đồng thời là cơ sở lý luận giúpcác cấp có thẩm quyền đề ra những chủ trương, quy định về PCTNXH.

Hiện nay, ở các trường trung học phổ thông tỉnh Đăk Nông chưa có đề tài nghiêncứu nào về quản lý HĐGD PCTNXH có tính cụ thể, chi tiết, phù hợp với đặc trưng củamột tỉnh miền núi, với những khó khăn riêng Chính vì vậy, việc nghiên cứu việc quản

lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung họcphổ thông ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn

và có tính mới trong vận dụng vào một địa bàn cụ thể, có những đặc trưng riêng

1.2 C c kh ệm cơ bả của đề tà

1.2.1 Quản lý

Thuật ngữ QL gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình QL gồm sự chămsóc, giữ gìn, duy trì trạng thái ổn định; quá trình quản lý gồm sự sửa sang, sắp xếp đổimới đưa vào hệ phát triển Tùy cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm khác nhau về QL:

- Theo quan niệm truyền thống: QL là quá trình tác động có ý thức của chủ thểvào bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm cácbiện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu xác định

- Theo quan niệm hiện nay: QL là hoạt động có phối hợp nhằm định hướng vàkiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu

- Theo từ điển Việt Nam thông dụng (NXB GD, 1998): QL là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan

- Theo Aunabu: “Quản lý là một hệ thống XHCN, là một khoa học và là mộtnghệ thuật tác vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý con người nhằm đạt được nhữngmục tiêu xác định Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tácđộng qua lại lẫn nhau” [1];

Trang 11

- Phredric Uynslâu Taylo (Fredrich winslow Taylor, 1856- 1915), người Mỹ, là mộttrong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý của Mỹ và các nước phương Tây.

Ông định nghĩa: “QL là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

- Theo Trần Kiểm: “QL sự tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”[21].

- Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì cho rằng “Hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, chủ đích, và chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10].

Tóm lại, từ các quan niệm trên, ta hiểu rằng: “QL là quá trình tác động liên tục

có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quan lý về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…bằng một hệ thống các luật lệ chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý”.

Bản chất của hoạt động quản lý là phát huy nhân tố con người thông qua cácbiện pháp dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - điều khiển, công tác phối hợp

và kiểm tra đánh giá Do đó, đòi hỏi những người làm công tác quản lý không chỉgiỏi về văn hóa, am hiểu chuyên môn, có phẩm chất đạo đức mà còn phải là ngườiđược đào tạo, bồi dưỡng về khoa học quản lý, nghệ thuật quản lý, năng lực tổ chức

và có lòng tận tâm với công việc

Quản lý có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Các

chức năng có quan hệ mật thiết và điều chỉnh cho nhau, bên cạnh đó nguồn thôngtin là yếu tố cơ bản và rất quan trọng, là huyết mạch của quản lý; nhờ có thông tin

mà các chức năng quản lý được trao đổi qua lại với nhau, cập nhật thường xuyên,

từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả

1.2.2 Tệ nạn xã hội và tệ nạn xã hội trong trường học

1.2.2.1 Tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiệnbằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quảnghiêm trọng trong đời sống cộng đồng, chẳng hạn như:

Trang 12

- Thói hư, tật xấu.

- Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu

- Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán

Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức,bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thựcdụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạođức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình,phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất laođộng, làm băng hoại giống nòi dân tộc là con đường dẫn đến tội phạm

- Xét về phương diện ngôn ngữ học: TNXH về bản chất trước hết được xem

là “tệ” là một thói quen xấu phổ biến, lây lan nhanh và rộng; còn “nạn” là hiện tượng cóhại cho xã hội, có tính chất phổ biến: TNXH là những hiện tượng tiêu cực của xã hộigồm những hành vi, vi phạm pháp luật và hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổbiến, lây lan nhanh

- Xét về phương diện pháp lý, TNXH là hiện tượng xã hội được biểu hiệndưới dạng hành vi cụ thể khác nhau và đều là những dấu hiệu đặc trưng của nó TNXH

có các hành vi cơ bản sau:

+ Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội (chuẩn mực về truyền thống văn hóa, lối sống, đạo đức của dân tộc…)

+ Các hành vi đó mang tính phổ biến, không phải là một vài hiện tượng đơn

lẻ, cá biệt mà có xu hướng phát triển và lan rộng trong xã hội

+ Xảy ra trong một phạm vi nhất định (một nhóm, một tầng lớp xã hội) với nhiều chủ thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp

+ Gây ra những hậu quả nghiêm trọng có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến

sự phát triển của xã hội trong mọi lĩnh vực Tính chất nguy hiểm của chúng là gây

ra các thiệt hại về vật chất và tinh thần rất lớn

1.2.2.2 Tệ nạn xã hội trong trường học

Tệ nạn xã hội trong trường học cũng là thói quen xấu tương đối phổ biếntrong xã hội, là những việc làm sai trái có tác hại lớn, tồn tại trong nhà trường, domột bộ phận cá thể chủ yếu là HS mắc phải làm ảnh hưởng đến kết quả học tập vàrèn luyện của HS cũng như kết quả GD&ĐT của nhà trường

Trang 13

Nói cách khác, TNXH trong trường học là những hành vi vi phạm pháp luật,sai phạm so với chuẩn mực xã hội (chuẩn mực xã hội được quy định trong hiếnpháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bởi truyền thốngđạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc; bởi hương ước làng xã hoặc quy định nề nếp củadòng họ…) xảy ra trong trường học.

Những hành vi vi phạm pháp luật này không chỉ xuất hiện ở một số ít họcsinh, một lần, mà có tính phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều, ở nhiều học sinh, nhiềunhóm học sinh và lan rộng, gây tác hại trong nhà trường

TNXH trong trường học gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến kếtquả học tập của HS, dẫn đến thiệt hại to lớn cho gia đình HS và nhà trường; làm mấttrật tự trị an, an toàn trong nhà trường và khu vực; phá vỡ truyền thống tốt đẹp của nhàtrường, làm suy thoái về đạo đức dẫn tới HIV/AIDS, trộm cắp, cướp của, lừa đảo…

1.2.3 Hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh

Hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh: là một dạng hoạt động xãhội Đó là việc con người thực thi các biện pháp, giải pháp cần thiết để ngăn ngừacác tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, tác động xấu lên HS, làm ảnh hưởngđến hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường

Xét về quá trình, hoạt động PCTNXH cho HS bao gồm:

- Mục đích của hoạt động: Phòng và chống lại sự xâm nhập của TNXH

- Nội dung và chương trình hoạt động: Là nội dung hoạt động, các biện pháp, giải pháp mà nhà trường áp dụng để phòng, chống TNXH cho học sinh

- Phương thức tổ chức hoạt động mà nhà trường tiến hành để giúp HS có kiến thức, kỹ năng phòng, chống TNXH

- Các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài chính nhà trường cần phải đảm bảo cho hoạt động phòng, chống TNXH

Xét về nhiệm vụ, hoạt động PCTNXH cho học sinh gồm 3 mảng chính:

- Kiểm soát và ngăn ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trường

- Phòng ngừa, ngăn chặn và chấm dứt sự lan toả của TNXH khi chúng xâm nhập vào trong HS

- Phòng, chống sự lạm dụng các hành vi của HS và chống lại/lên án những hành vi

vi phạm có thể xảy ra trong môi trường học đường

Trang 14

1.2.4 Hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường học

Hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH trong trường học không tồn tại riêng

lẻ, mà nó được lồng ghép vào trong tất cả các hoạt động dạy học, giáo dục của nhàtrường Nói cách khác, nó tích hợp và kết hợp trong tất cả các hoạt động dạy hoc vàgiáo dục của nhà trường Cụ thể là nhà trường phải kết hợp vào các hoạt động sau:Hoạt động dạy học; hoạt động giáo dục khác; hoạt động lao động, sản xuất; các hoạtđộng tập thể trong trường và ngoài cộng đồng; hoạt động ngoại khoá; hoạt động kếthợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; và hoạt động tự giáo dục của HS

Hiệu trưởng nhà trường bằng chức năng quản lý của mình tác động vào tập thểCBQL, GV, HS để nâng cao nhận thức; từ đó lồng ghép thực hiện mục tiêu, nội dung,phương pháp, hình thức phòng, chống TNXH cho HS thông qua tất cả các hoạt động

đã nêu trên CBQL, GV, HS nhà trường là chủ thể tổ chức thực hiện, có trách nhiệmtriển khai các hoạt động, tất cả cùng một hướng đích chung là nâng cao hiệu quả côngtác phòng, chống TNXH Trong đó HS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của nâng caonhận thức, kỹ năng để phòng, chống một cách bền vững việc xâm nhập của TNXH

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường trung học phổ thông

Từ các định nghĩa về giáo dục PCTNXH và QL, có thể hiểu: Quản lý hoạtđộng giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội là sự tác động của các chủ thể QL (là hiệutrưởng, các phó hiệu trưởng, CBQL, GV, HS) đến đối tượng QL (là hoạt độngPCTNXH cho học sinh) trong việc huy động, tổ chức, phối hợp, chỉ đạo, sử dụng,điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tàilực) nhằm làm cho công tác PCTNXH đạt được hiệu quả và mục tiêu quản lý, gópphần phát triển toàn diện nhân cách của HS

Theo tiếp cận chức năng thì quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH cho HS làquá trình tác động có định hướng của chủ thể QL vào quá trình hoạt động giáo dục

PCTNXH bằng kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra nhằm thực hiện hiệu quả

mục tiêu của công tác PCTNXH

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH là làm cho quá trình ngăn ngừaTNXH được vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả và có chất lượng Mục tiêu quản lý cầnđạt tới là nâng cao, phát triển cả về nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể có

Trang 15

liên quan, mà trung tâm là HS; từ đó tạo ra những niềm tin, chuẩn mực và hành vi có văn hoá, chống lại những TNXH, không cho chúng xâm nhập vào HS và nhà trường.

Từ đó cá nhân sẽ có thái độ, hành vi tránh xa các TNXH, là một tuyên truyền viêntích cực trong công tác PCTNXH, góp phần xây dựng xã hội an toàn, tốt đẹp

Với gia đình, làm tốt công tác PCTNXH sẽ góp phần làm gia đình hạnh phúchơn, kinh tế ổn định hơn và ngày càng phát triển hơn

Với xã hội, thực hiện tốt công tác PCTNXH sẽ góp phần xây dựng một xã hội ổnđịnh, trật tự, tập trung sức lực, trí tuệ, vật chất cho công cuộc phát triển đất nước.Với ý nghĩa như vậy, công tác PCTNXH không chỉ là trách nhiệm của một vài

cá nhân, gia đình hay cơ quan chức năng, nó đòi hỏi mọi người, mọi gia đình, mọicấp, mọi ngành, trong đó có ngành giáo dục

Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức, nhận thức của HS về tác hại và nhữngảnh hưởng tiêu cực của TNXH đối với mỗi cá nhân, cộng đồng Khi nhận thức đầy

đủ, HS sẽ thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động phòng chống các TNXH, không để

bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường TNXH, đồng thời có thái độ và hành động tích cựctham gia tuyên truyền, đấu tranh phòng chống các TNXH góp phần tạo dựng môitrường GD lành mạnh trong nhà trường

1.3.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

1.3.2.1 Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Tuổi thanh niên bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổithanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, chia làm 2 thời kì: Thời kì từ 15-18 gọi là tuổi đầuthanh niên; thời kì từ 18-25 là giai đoạn hai của tuổi thanh niên Như vậy, học sinh

Trang 16

THPT thuộc tuổi đầu thanh niên.

Đây là lứa tuổi chuyển tiếp giữa thiếu niên và người lớn, các em đã bắt đầuthể hiện những đặc điểm nhân cách rõ ràng hơn tuổi thiếu niên Tâm lý học Mác-xítcho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức tạp, phải kết hợp quanđiểm tâm lý học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển.Tuổi thanh niên kéo dài từ 14, 15- 25 tuổi, được chia thành 2 thời kì: 14,15 đến17,18 tuổi: thanh niên mới lớn hay còn gọi là đầu thanh niên (HS THPT) và 17,18đến 25 tuổi: tuổi thanh niên (giai đoạn 2 của tuổi thanh niên) Trong nghiên cứunày, người nghiên cứu đi sâu vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên mới lớn.Đặc điểm cơ thể: Sinh lý tuổi đầu thanh niên là thời kì đầu đạt được sự tăngtrưởng về mặt thể lực Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậmlại Lúc này đa số các em đã vượt qua thời kì phát dục.Tâm lý sự phát triển của hệthần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp vàcác chức năng của não phát triển

Những điều kiện xã hội của sự phát triển ở độ tuổi của các em: Trong gia đình

vị trí của các em ngày càng được khẳng định Các em được tham gia bàn bạc việcgia đình, yêu cầu cao hơn trong công việc, trong cách suy nghĩ Trong nhà trường,các em đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào, tham gia tổ chức Đoàn thanhniên, hệ thống tri thức mà các em được tiếp nhận ngày càng phong phú hơn

Đặc điểm của hoạt động học tập: Hoạt động học tập đòi hỏi tính tích cực, năng độngcao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lý luận Hình thành hứng thú học tập liên quanđến xu hướng nghề nghiệp Hứng thú học tập được thúc đẩy, bồi dưỡng bởi động cơ mang

ý nghĩa thực tiễn, qua đó mới đến ý nghĩa xã hội của môn học Hứng thú học tập có 2hướng: tích cực giúp thúc đẩy các em học tập và đạt kết quả cao, tiêu cực là các em chỉquan tâm đến môn học liên quan đến việc thi, mà sao nhãng các môn học khác

Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Trínhớ ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò củaghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt, nên các em đã tạo đượctâm thế phân hoá trong ghi nhớ Bên cạnh đó, sự phát triển của quá trình nhận thức, nhữngảnh hưởng từ hoạt động học tập của bản thân cũng làm cho tư duy các em có sự thay đổi.Các em có khả năng tư duy một cách độc lập, chặt chẽ, có căn cứ và nhât quán

Trang 17

Vì vậy, nhà giáo dục cần giúp các em có thể phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ,biết nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách khách quan.

1.3.2.2 Những đặc điểm nhân cách của học sinh trung học phổ thông

Những đặc điểm nhân cách chủ yếu: Sự phát triển của tự ý thức, đặc điểm cơbản bắt đầu chú ý đến hình dáng bên ngoài Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ,sôi nổi, có tính đặc thù riêng Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộcsống và hoạt động, địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giớixung quanh buộc thanh niên phải ý thức được đặc điểm nhân cách của bản thânmình Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhậnthức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai Các em có khả năng đánh giá cử chỉ,hành vi và từng thuộc tính riêng biệt, biết đánh giá nhân cách của mình Ý nghĩaviệc tự phân tích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành, làtiền đề của sự tự giáo dục Vì vậy các nhà giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến củahọc sinh, biết lắng nghe ý kiến cùa các em, đồng thời có biện pháp khéo léo để các

em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình

Sự hình thành thế giới quan: Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là

sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chungnhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hội Việc hình thànhthế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thưc, mà còn thể hiện ở phạm

vi nội dung Vì vậy trong quá trình giáo dục, cần phải xây dựng thế giới quan lành mạnh, đúng đắn cho các em

Giao tiếp và đời sống tình cảm thường là giao tiếp trong nhóm bạn Tuổi thanh niênmới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất Ở lứa tuổi này, các em có khuynh hướnglàm bạn với bạn bè cùng tuổi Các em tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau.Vì vậy nhàgiáo dục cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức cho các nhóm tham gia vào các hoạtđộng tập thể của Đoàn, Hội, của các cấp các ngành ở địa phương….(nếu có)

Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề: Hoạt động lao động tập thể có vai tròlớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên mới lớn Việc lựa chọnnghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh Các em bắt đầu lo nghĩ

về tưomg lai, về vai trò của bản thân mình trong cuộc sống Vì vậy nhà giáo dụccần giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, năng lực của các em

Trang 18

Một số vấn đề về giáo dục: Trước hết cần xây dựng mối quan hệ tốt giữathanh niên và người lớn trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Lãnh đạonhà trường cần phải giúp đở tổ chức Đoàn một cách khéo léo, tế nhị để hoạt độngcủa Đoàn được phong phú, hấp dẫn và độc lập Người lớn không được quyết địnhthay, làm thay trẻ Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

1.3.3 Các dạng tệ nạn xã hội của học sinh và nguyên nhân của chúng

1.3.3.1 Tệ nạn ma túy

Các chuyên gia hàng đầu của Liên hợp quốc về ma túy đưa ra các nhận biết về

ma túy như sau: “Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ cá tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng Do vậy, việc vận chuyển, mua bán sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật” [31].

Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông quangày 9/12/2000 Điều 2 của Luật ghi rõ: [26]

- Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành

- Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh gây tình trạng nghiện đốivới người sử dụng

- Chất hướng thần là chất kích thích thần kinh gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì: “Ma túy là thực thể hóa học hoặc thựcthể hỗn hợp, khác với những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khỏe bình thường.Việc sử dụng những chất đó sẽ làm thay đổi chức năng sinh học và có thể cả cấutrúc vật chất của con người” [30]

Ngài Boutros Gali - nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc đã khuyến cáo và nhấn

mạnh: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại… Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Ma

Trang 19

túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phát cuộc sống yên vui gia đình, gây sói mòn đạo lý, kinh tế xã hội…nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/ADS” [29].

Khi phân loại về tệ nạn ma túy, chúng ta có thể phân loại theo nhiều hình thứckhác nhau như: Tệ nạn hút thuốc phiện, tệ nạn tiêm trích ma túy, tệ nạn hút Heroin và

tệ lạm dụng các loại tân dược có chứa chất gây nghiện… Nếu phân loại tệ nạ ma túytheo tầng lớp xã hội và lứa tuổi thì có các loại: Tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, tệnạn ma túy trong HSSV nhà trường mà chúng ta vẫn hiểu là “ma túy học đường”

1.3.3.2 Tệ nạn mại dâm

Bách khoa toàn thư về Nhà nước và pháp luật của Liên Xô (cũ) định nghĩa:

“Mại dâm là việc mua bán thân thể của mình để làm đối tượng thỏa mãn tình dục”.Theo đạo luật ngăn ngừa mại dâm của Nhật Bản thì: “Mại dâm là việc quan hệ giớitính với bất kỳ ai để được trả tiền hoặc được hứa trả tiền” Bộ luật hình sự BangNew York (Mỹ) xác định “Người phạm tội mại dâm là người thực hiện, thỏa thuậnhoặc đề nghị thực hiện quan hệ giới tính với người khác để lấy tiền”

Từ điển bách khoa Việt Nam xem mại dâm: Là kiếm tiền bằng các kiểu quan

hệ tình dục (đồng giới tính, khác giới tính,…), với mục đích kiếm sống do nghèokhó thất nghiệp; hoặc để thỏa mãn lối sống buông thả, sa đọa

Tại điều 3, Chương I, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm của Ủy ban thường

vụ Quốc hội giải thích rõ: Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm

Đối tượng tham gia vào tệ nạn mại dâm gồm: Người bán dâm (thường gọi làgái bán dâm hay gái bán hoa); người mua dâm (còn gọi là khách mua dâm hoặckhách làng chơi); người chứa gái mại dâm (thường gọi là chủ chứa); người mô giớimại dâm (người trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm); ngườilàm bảo kê mại dâm (bảo vệ, vệ sĩ…)

Mại dâm là một TNXH, gây tác hại nghiêm trọng Nó hủy hoại sức khỏe,thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống dòng họ, gia đình, bănghoại đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếuniên Mại dâm có quan hệ chặt chẽ với ma túy và thường dẫn đến HIV/AIDS Tệnạn này còn phá vỡ sự phát triển bền vững của gia đình, làm băng hoại đạo đức,nhiều nơi xảy ra tệ xâm hại tình dục trẻ em

Trang 20

1.3.3.3 Tệ nạn cờ bạc, số đề, trộm cắp

Cờ bạc là một trong những loại hình TNXH rất nguy hiểm, riêng trong giớiHSSV cũng đã “cuốn phăng” biết bao tiền bạc, dự định, hoài bão, tương lai tươisáng… của rất nhiều HSSV Chính vì vậy, hơn ai hết những tri thức trẻ, chủ nhâncủa tương lai hãy là những người phải sáng suốt, biết nhìn nhận thấu đáo sự nguyhiểm của các loại hình cờ bạc để từ bỏ nó

Tại điều 10 trong “Quy định những biện pháp cấp bách bài trừ một số TNXH nghiêm trọng” [31] đã chỉ ra các hành vi đánh bạc bao gồm: Đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa, tá

lả, tổ tôm, tú lơ khơ, ba cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế và các loại hình thức khác; đánh bạcbằng máy, trò chơi điện tử; tham gia cá cược ăn tiền trong các môn thể thao, vui chơi giảitrí (như bóng đá, đua ngựa, đua xe, chọi gà…); mua bảng đề, ô số đề

Trộm cắp là hành vi lấy của cải vật chất của người khác một cách lén lút, vụngtrộm khi không có người hoặc người có sơ hở không chú ý đến Tệ nạn trộm cắp đã

có từ xưa, những kẻ lười biếng muốn sung sướng không bằng lao động chân chínhcủa mình mà đi lấy của người khác một cách bất chính

1.3.3.4 Gây gổ, đánh nhau, vi phạm pháp luật, trật tự an ninh xã hội

Tuổi vị thành niên, thanh niên thường có sự hiếu động, nhu cầu muốn thể hiện mình.Khi bị người khác kích động, xúi dục, họ thường kéo bè, kéo phái gây gổ, đánh nhau gâymất trật tự công cộng Thoạt đầu là đưa chuyện, gây chuyện rồi từ đó tạo ra “gây sự”, kiếm

cớ xích mích đánh nhau Hiện tượng đánh nhau giữa các băng, nhóm HSSV tạo nên tệ nạn

“bạo lực học đường”, là nỗi lo của nhà trường, gia đình và xã hội

Kéo bè, nhóm gây gổ đánh nhau trong nhà trường hay giữa trường này vớitrường khác là hành động gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội

Bên cạnh tệ nạn gây gổ, đánh nhau, nhiều HS chưa có đủ điều kiện để điềukhiển xe máy nhưng đã tự tiện sử dụng gây mất trật tự an toàn giao thông, cá biệt

có một số học sinh đi xe phân khối lớn, tụ tập nhau đua xe trái phép, gây mất trật tự

an toàn giao thông Nhiều cuộc đua xe đã làm nên những “cơn bão” kinh hoàng trênđường phố và gây ra tai nạn chết người

“Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi dongười có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại các lợi ích của xã hội, củanhà nước và của công dân được pháp luật bảo vệ” [18]

Trang 21

1.3.3.5 Uống rượu, bia quá mức

Tình trạng sử dụng rượu, bia quá mức: Tại Việt Nam việc sử dụng rượu, biađang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là giới trẻ Điều tra quốc gia về vị thành niên

và thanh niên Việt Nam kết luận: “Tỉ lệ thanh niên có uống rượu bia rất cao, chủ yếu là nam, trong đó có một nhóm nhỏ say rượu bia thường xuyên” Hiện nay, nhậu đang trở thành “mốt” và tạo nên “phong cách” trong đời sống của một bộ phận HS,

nhất là HS sống xa nhà và thuê ở trọ tại các khu trọ hay ký túc xá

Theo báo cáo của Vụ học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) tại “Hội thảo tổng kết

5 năm thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm” thì có tới 90%những vụ vi phạm pháp luật trong HSSV là do rượu, bia gây ra

1.3.3.6 Nguyên nhân chủ yếu của TNXH trong học sinh THPT

a) Nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi: Theo điều tra của Viện nghiên cứu Thanh

niên về các nguyên nhân chủ yếu của các thanh thiếu niên phạm pháp và mắc các TNXHthì nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi được xếp vào thứ hạng cao (87% ý kiến trả lời).Trong các nhóm tuổi thuộc độ tuổi thanh thiếu niên thì ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi thanhthiếu niên có nguy cơ cao nhất vi phạm pháp luật và mắc các TNXH (chiếm 70% sốngười được hỏi)

b) Nguyên nhân do nhận thức pháp luật của HS: Do thiếu sự hiểu biết về tác

hại của TNXH và mức độ nguy hiểm của nó, nhận thức về pháp luật còn hạn chế họkhông ý thức được hành vi phạm tội của mình

c) Nguyên nhân do thiếu ý thức tự rèn luyện: Do không được giáo dục và định

hướng tốt nên một bộ phận thanh thiếu niên thiếu ý thức tự rèn luyện, tự giáo dục kém,

bị lôi cuốn bởi bạn bè xấu, không chủ động phòng tránh

d) Nguyên nhân do ảnh hưởng của các loại văn hóa phẩm đồi trụy: Trong

thực tế có rất nhiều trường hợp thanh thiếu niên sau khi xem băng, sách báo, phim ảnhđộc hại đã bị kích động tới cuồng loạn, hành động theo bản năng, không kiểm soát hành

vi và suy nghĩ của mình

e) Nguyên nhân từ gia đình: Một số gia đình có lối sống riêng rẽ, các em bị

thiếu thốn tình cảm đã phó mặc cuộc đời mình cho XH; những gia đình có trình độ vănhóa thấp; gia đình có thành viên vi phạm pháp luật, nghiện hút; cha mẹ bỏ nhau hoặc lythân Ngày nay nhiều gia đình có kinh tế khá giả hoặc ham làm ăn đã buông

Trang 22

lỏng quản lý con cái, họ chiều chuộng, dung túng, bảo lãnh khi con cái phạm tội,dùng tiền để mua điểm cho con cái đã vô tình tạo điều kiện đẩy các em vào conđường phạm tội và mắc các TNXH.

f) Nguyên nhân từ nhà trường và cộng đồng: Công tác giáo dục trong pháp luật trong

nhà trường ở các cấp học, bậc học chưa được chú trọng thường xuyên, chính vì vậy mà hệ quả

là nhiều HS thiếu kiến thức pháp luật, hoặc hiểu lơ mơ dẫn đến tình trạng phạm tội, ăn chơi sađọa và mắc các TNXH Sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, các cấp, các ngành chức năngchưa hết trách nhiệm, chưa tạo phong trào rộng khắp, chưa quản lý chặt chẽ HS, để họ nâng caocảnh giác, tích cực phòng ngừa và bài trừ TNXH

g) Do tò mò, thích cảm giác lạ: Các đặc điểm của giới trẻ như thích phiêu lưu

mạo hiểm, tò mò, thích cảm giác mạnh, liều lĩnh, thích cái mới lạ dẫn đến phạm tội vàlâm vào các TNXH do không làm chủ được bản thân và không được giáo dục thườngxuyên, kịp thời

h) Mặt trái của cơ chế thị trường và những tác động của môi trường xã hội: Cơ chế

thị trường đã xô đẩy con người kiếm lợi bằng bất cứ giá nào, thậm chí gây ra tội ác và thực hiệnhành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội vẫn còn phổ biến,chưa được ngăn chặn, đẩy lùi đã gây ảnh hưởng và tác động tiêu cực

đến việc tu dưỡng, rèn luyện của HS

1.3.4 Mục tiêu giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Làm tốt công tác phòng chống các TNXH là làm tốt công tác phòng chống, ngănchặn, đấu tranh chống TNXH và có biện pháp kiểm soát các hoạt động có thể lây lanhoặc dẫn đến tệ nạn Việc PCTNXH có ý nghĩa lớn với cả cá nhân, gia đình và xã hội.Với cá nhân, công tác PCTNXH sẽ giúp cho mỗi người nhận thức đầy đủ,đúng đắn những tác hại của các TNXH; từ đó có thái độ, hành vi tránh xa cácTNXH, là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác PCTNXH, góp phần xâydựng xã hội an toàn, tốt đẹp Với gia đình, làm tốt công tác PCTNXH sẽ góp phầnlàm gia đình hạnh phúc hơn, kinh tế ổn định hơn và ngày càng phát triển hơn Với

xã hội, thực hiện tốt công tác PCTNXH sẽ góp phần xây dựng xã hội ổn định, trật

tự, tập trung sức lực, trí tuệ, vật chất cho phát triển đất nước

Với ý nghĩa như vậy, công tác PCTNXH không chỉ là trách nhiệm của một vài cá

Trang 23

nhân, gia đình hay cơ quan chức năng, nó đòi hỏi mọi người, mọi gia đình, mọi cấp,mọi ngành, trong đó có ngành giáo dục Mục đích là nhằm củng cố và nâng caonhận thức của HS về tác hại và những ảnh hưởng tiêu cực của TNXH đối với mỗi

cá nhân, cộng đồng Khi nhận thức đầy đủ, HS sẽ thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủđộng phòng chống các TNXH, không để bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường TNXH,đồng thời có thái độ và hành động tích cực tham gia tuyên truyền, đấu tranh phòngchống các TNXH góp phần tạo dựng môi trường GD lành mạnh trong nhà trường

1.3.5 Nội dung giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Hoạt động giáo dục PCTNXH trong trường học không tồn tại riêng rẻ, mà nóđược lồng ghép vào trong tất cả các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường Hiệutrưởng nhà trường bằng chức năng quản lý của mình tác động vào tập thể CBQL, GV,

HS để nâng cao nhận thức; từ đó lồng ghép thực hiện mục tiêu, nội dung, phươngpháp, hình thức phòng, chống TNXH cho HS thông qua tất cả các hoạt động đã nêutrên CBQL, GV, HS nhà trường là chủ thể tổ chức thực hiện, có trách nhiệm triển khaicác hoạt động, tất cả cùng một hướng đích chung là nâng cao hiệu quả công tác phòng,chống TNXH Trong đó HS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của nâng cao nhận thức,

kỹ năng để phòng, chống một cách bền vững việc xâm nhập của TNXH

Giáo dục PCTNXH cho học sinh THPT cần chú trọng giáo dục về pháp luậtnhư an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, Luật hôn nhân vàgia đình… Đồng thời cần tập trung vào các hoạt động:

- Tuyên truyền về các tác hại của TNXH

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại, nguy hiểm của TNXH

- Tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác PCTNXH và pháp luật sử lý các vi phạm trong lĩnh vực này

- Tuyên truyền giáo dục phòng chống, ngăn chặn TNXH xâm nhập vào

trường học

- Tuyên truyền giáo dục bài trừ TNXH ra khỏi đời sống xã hội

- Nêu gương điển hình, người tốt, việc tốt trong công tác PCTNXH

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì những kiểu ăn chơi sành điệu là hợp thời, là tiên tiến Tâm lý tuổi mới lớn luôn muốn thử những

Trang 24

điều mới mẻ và rất dễ sa vào những “cái bẫy tệ nạn” Do đó, các bạn học sinh, sinhviên cần hết sức cảnh giác, thận trọng và phải đủ tỉnh táo trước khi quyết định thamgia vào các trò chơi dễ dẫn tới tệ nạn xã hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật.Gia đình và nhà trường trực tiếp có trách nhiệm trong giáo dục, quản lý học sinh.Cha mẹ nuông chiều con quá mức, để con muốn gì được nấy chính là đã đưa con vào conđường hư hỏng Đối với nhà trường, nhiều nơi buông lỏng quản lý, giáo dục học sinh,sinh viên Nhiều giáo viên thiếu quan tâm quản lý học sinh, ít nắm bắt đời sống tinh thần,quan hệ xã hội của học sinh và ngại nhắc nhở học sinh ngoài nội dung học tập

Những thiếu sót này cần phải nghiêm túc chấn chỉnh Cả gia đình và nhà trường cần xácđịnh rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, quản lý, vì sự tiến bộ của học sinh.Cấp uỷ, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể cần tạo các sân chơi lànhmạnh, vui vẻ cho giới trẻ Tuy chưa rộng rãi nhưng vài năm trở lại đây, một số địaphương đã quan tâm hơn đến công tác giáo dục hè cho học sinh, như: Tổ chức liênhoan ca, múa, nhạc; thi kể chuyện và các môn thể thao; mở các lớp dạy đàn, hát, vẽ,bơi…; giáo dục kỹ năng sống thông qua các chương trình “Học kỳ Quân đội”, “Học kỳCông an”, trại hè… Những hoạt động này hướng các em đến cuộc sống tinh thần, thểchất lành mạnh, góp phần giúp các em tránh xa những tệ nạn đang vây quanh

1.3.6 Phương pháp và hình thức giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.3.6.1 Các phương pháp giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

Có thể phân phương pháp giáo dục PCTNXH thành 3 nhóm chủ yếu:

a) Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệm ứng

xử xã hội của HS bao gồm:

- Phương pháp tạo dư luận xã hội: Khi một hiện tượng xã hội xuất hiện, một

số người nắm bắt được, họ truyền đi cho những người khác cùng trao đổi, bàn bạc,tranh luận, xem xét, lên án hiện tượng đó và tạo ra dư luận tốt hoặc xấu về hiệntượng đó để mọi người biết và có những hành vi ứng xử phù hợp

- Phương pháp tập thói quen: Đây là phương pháp tổ chức cho HS thực hiệnđều đặn và có kế hoạch các hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hànhđộng thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng và kỹ xảo

- Phương pháp rèn luyện

Trang 25

- Phương pháp giao công việc: Chú trọng trong công việc tổ chức các hoạt độngnhằm lôi cuốn HS vào các hoạt động đa dạng và phong phú, qua đó giúp HS ý thức đầy

đủ ý nghĩa việc mình làm và tích cực hoạt động

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Là phương pháp tổ chức cho HS được thể hiện thái độ, nhận thức của mình về những vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống

b) Nhóm phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân của HS:

- Phương pháp đàm thoại: Sử dụng các đề tài, chủ đề về PCTNXH để HS có

cơ hội trao đổi, trình bày quan điểm của mình nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái

độ và có hành vi đúng đắn về công tác PCTNXH

- Phương pháp diễn giải: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, panô, áp phích… để giảithích, minh họa cho HS dễ nắm bắt vấn đề PCTNXH

- Phương pháp tranh luận

- Phương pháp nêu gương

c) Nhóm phương pháp kích thích hoạt động, điều chỉnh ứng xử của HS: - Phương pháp thi đua

- Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ phản đối, phê phánnhững hành vi sai trái trong PCTNXH của HS

- Phương pháp khen thưởng: Đây là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử đúng đắn của HS về vấn đề PCTNXH

1.3.6.2 Các hình thức giáo dục phòng, chống tệ nạn xã

hội a) Giáo dục thông qua hoạt động dạy học

Dạy học là con đường giáo dục tích cực, chủ động ngắn nhất và có hiệu quả nhấtgiúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm, vấp váp trong cuộc đời Dạy học là conđường quan trọng nhất trong tất cả các con đường GD, do vậy quản lý công tácgiáo dục PCTNXH nếu được tích hợp qua các môn học, trong môi trường nhàtrường thì vai trò và ý nghĩa càng có tác dụng lớn

b) Con đường tổ chức lao động

Lao động được tổ chứ hợp lý, có hiệu quả sẽ góp phần hình thành con người có nhâncách đúng đắn, biết tôn trọng người khác và cũng chính là người hiểu rõ giá trị của

Trang 26

lao động đối với việc tạo lập giá trị của mỗi con người Giáo dục PCTNXH nếu được

tổ chức thông qua các hình thức lao động sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao, thiết thực.c) Con đường tổ chức các hoạt động xã hội

Giáo dục đạo đức lối sống nói chung, giáo dục PCTNXH nói riêng thông qua conđường tổ chức hoạt động xã hội trong nhà trường vừa có lợi thế, vừa có điều kiện thực

tế để thu hút, tổ chức cho thầy, trò cùng tham gia các hoạt động xã hội từ thấp đến caonhư chơi thể dục thể thao, văn hóa – văn nghệ, tham gia các lễ hội văn hóa, các hoạtđộng nhân đạo, từ thiện… để tạo ra các cơ hội, các tình huống, các hoạt động cụ thể.d) Hoạt động tập thể

Tổ chức cho HS hoạt động tập thể là một hoạt động giáo dục quan trọng Tập thể làmột tập hợp nhiều cá nhân cùng nhau hoạt động Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ýnghĩa giáo dục lớn và chế độ sinh hoạt và dư luận tập thể Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý,với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp sẽ tạo nên thói quen sống

có văn hóa, hình thành ý trí và nghị lực Dư luận tập thể lành mạnh luôn giúp con ngườinhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh cách sống và hành vi sống có văn hóa

e) Thông qua những hoạt động ngoại khóa

Giáo dục PCTNXH cho HS không chỉ đóng khung trong các giờ dạy trên lớp

mà nên thực hiện lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động phongtrào nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động và thu hút đông đảo lựclượng HS, các tổ chức và tầng lớp xã hội cùng tham gia Thông qua hình thức nàygiúp HS có thêm những kinh nghiệm, kiến thức thực tế

f) Thông qua giáo dục của gia đình

Qua môi trường GD gia đình, HS được học hỏi, tiếp thu những kiến thức,những chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn về những vấn đề có liênquan đến PCTNXH Người lớn trong gia đình phải thực sự gương mẫu, mẫu mực,sống có văn hóa, có trách nhiệm, biết quan tâm, chia sẻ với nhau những kiến thức,kinh nghiệm về PCTNXH

g) Thông qua hình thức tự giáo dục của học sinh

Giáo dục PCTNXH cho HS sẽ phát huy hiệu quả khi và chỉ khi bản thân HS ý thứcđược những tác hại và hậu quả mà TNXH gây ra cho mỗi người, gia đình và toàn xã hội

Trang 27

Từ đó, có ý thức chủ động, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân để phòng chống các TNXH.

1.3.7 Điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

- Nhân lực (con người): Cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác

trong nhà trường, nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, là điều kiện chủ đạo tạo nênthành công việc tổ chức HĐGDPCTNHX Trong đó:

Cán bộ quản lý phải biết chỉ đạo hoạt động đúng hướng, huy động, sử dụngnguồn lực một cách hợp lý; tạo động lực cho GV làm nhiệm vụ đạt hiệu quả, nhậnthức đầy đủ mục đích và nhiệm vụ; có kĩ năng quản lý và chủ động vận dụng các kĩnăng đó vào thực tiễn quản lý HĐGDPCTNXH

Giáo viên làm nhiệm vụ hoạt động giáo dục PCTNHX, họ là nhân tố quyết địnhchất lượng HĐGDPCTNHX, là những người trực tiếp biến mục tiêu HĐGDPCTNHXthành hiện thực Vì vậy, GV làm nhiệm vụ GDPCTNHX phải được trang bị đầy đủ cáckiến thức, kỹ năng để có năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ HĐGDPCTNHX

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ HĐGD PCTNHX bao

gồm trang thiết bị để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các phòng học, cácphòng chức năng Thư viện, trang thiết bị phục vụ phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, thuận tiện.Thiết bị công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác HĐGDPCTNHX Cơ sở vật chất đầy đủ sẽgóp phần nâng cao chất lượng HĐGDPCTNXH, giúp truyền tải những nội dung giáo dụcđầy đủ và giúp học sinh có nhận thức tốt và có cái nhìn tổng thể hơn

Ngoài ra các phương tiện thông tin tuyên truyền như đài phát thanh, vô tuyếntruyền hình, phòng thông tin tuyên truyền, sách báo cũng có thể coi là những cơ sởvật chất phục vụ PCTNHX

- Tài chính: Nguồn kinh phí cho HĐGDPCTNXH để thực hiện việc mua sắm

trang thiết bị, kĩ thuật, băng đĩa hình; tổ chức cho HS tham quan, ngoại khóa; để thực hiệnchính sách, khen thưởng, động viên, khuyến khích làm tốt HĐGDPCTNXH Cần tăngcường huy động các nguồn lực tài chính từ nguồn chi thường xuyên, xã hội hóa, tài trợ đểđảm bảo cho việc tổ chức các HĐGDPCTNXH trong nhà trường

Trang 28

1.4 Quả h ạt độ dục phò , chố tệ ạ xã hộ ch học s h ở trườ tru học phổ thô

1.4.1 Quản lý việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh

Công tác PCTNXH không chỉ là trách nhiệm của một vài cá nhân, gia đìnhhay cơ quan chức năng, nó đòi hỏi mọi người, mọi gia đình, mọi cấp, mọi ngành,trong đó có ngành giáo dục

Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức, nhận thức của HS về tác hại và nhữngảnh hưởng tiêu cực của TNXH đối với mỗi cá nhân, cộng đồng Khi nhận thức đầy

đủ, HS sẽ thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động phòng chống các TNXH, không để

bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường TNXH, đồng thời có thái độ và hành động tích cựctham gia tuyên truyền, đấu tranh phòng chống các TNXH góp phần tạo dựng môitrường GD lành mạnh trong nhà trường

Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này các trường THPT thườngxuyên đẩy mạnh TTrGD nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên, học sinh về sự cần thiết PCTNXH với các nội dung:

- Kế hoạch hóa việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức: các trường THPT

xây dựng tầm nhìn dài hạn về tuyên truyền, giáo dục; quy hoạch lâu dài và chuẩn bị về nộidung, chương trình, tài liệu cho TTrGD; đội ngũ làm TTrGD; CSVC-KT cho TTrGD; kinhphí cho TTrGD; Xây dựng kế hoạch TTrGD hàng năm (mục tiêu, nội dung

TTrGD, đối tượng tham gia TTrGD, hình thức, phương pháp TTrGD….)

Tất cả đối tượng: CBQL, GV, NV, học sinh phải được tham gia các lớp tậphuấn, các hội thảo, hội nghị, ngoại khóa… với nội dung phù hợp với chức năng,nhiệm vụ của họ; đảm bảo mọi đối tượng đều hiểu rõ về tầm quan trọng củaPCTNXH từ đó có sự thống nhất, đồng thuận cao

Để đạt được mục tiêu đó Hiệu trưởng các trường THPT cần phân công cho một phóhiệu trưởng phụ trách hoạt động này, từ đó xác định số chuyên đề, nội dung chương trìnhTTrGD, phương pháp và hình thức TTrGD, số lớp, số lượt người cần huy động cho từnglớp; chuẩn bị đội ngũ giáo viên, các biện pháp tổ chức lớp, viết thu hoạch… để

Trang 29

triển khai thực hiện.

- Tổ chức thực hiện KH TTrGD: Hiệu trưởng thông qua các cuộc họp, công

văn phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước … để định hướng cho tập thể và phâncông cho các cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục ý thức về sự cần thiết phảiđảm bảo chất lượng

Việc phân công, phân cấp phải rõ ràng về công việc, thời gian hoàn thành, kếtquả công việc, trách nhiệm quyền hạn… để phát huy sự chủ động, sáng tạo của cán

bộ, giáo viên trong tổ chức các lớp TTrGD Hiệu trưởng tạo điều kiện về nhân lực,thời gian, kinh phí… cho tổ chức các lớp TTrGD

- Chỉ đạo thực hiện KH TTrGD: Hiệu trưởng ra văn bản, quyết định về phân công

trách nhiệm của mỗi cá nhân, đoàn thể trong nhà trường thực hiện TTrGD về ý thức đảm bảochất lượng TTrGD; Trong quá trình thực hiện, ban giám hiệu cũng trực tiếp đốc thúc, động viêncác bộ phận từ hành chính, tổ trưởng chuyên môn đến các giáo viên chủ nhiệm các lớp, khônglơi lỏng quản lý để ảnh hưởng tới chất lượng PCTNXH

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH TTrGD: Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá

về việc tổ chức các lớp TTrGD; quy định phương thức đánh giá (viết thu hoạch, tổ chức cáccuộc thi…) cho các đối tượng tham gia các lớp tập huấn, hội thảo hoặc các hình thức TTrGDkhác để thu được kết quả thực chất, tránh hình thức; phân công lãnh đạo phụ trách, các tổ, giáoviên chủ nhiệm để có sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động TTrGD và kết quả TTrGDnhằm bảo đảm mục tiêu TTrGD là CBQL, GV, HS phải có nhận thức sâu sắc hơn, đồng thuận vàquyết tâm cao hơn trong thực hiện các hoạt động PCTNXH; quy định kênh thông tin chỉ đạo,báo cáo về các lớp TTrGD để lãnh đạo kịp thời điều chỉnh hoặc có sự hỗ trợ cần thiết; đánh giákịp thời các khâu từ xây dựng tài liệu TTrGD, tổ chức lớp, chất lượng giảng viên/báo cáo viên,kết quả tiếp thu của các đối tượng…để biểu dương, xử phạt hoặc điều chỉnh KH Để tăng hiệulực thực hiện, có thể đưa nội dung TTrGD vào tiêu chí thi đua, tiêu chí đánh giá cán bộ, viênchức hàng năm

1.4.2 Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Công tác HĐGDPCTNXH là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản

lý với mục đích làm sao cho hoạt động HĐGDPCTNXH thực sự có hiệu quả và đi vàochiều sâu Đây là việc làm vô cùng cần thiết mà đòi hỏi quản lý công tác HĐGD

Trang 30

PCTNXH phải làm sao có kế hoạch cũng như biết cách tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

và giám sát theo dõi kế hoạch thường xuyên

Trên cơ sở tầm nhìn, kế hoạch phát triển chung của trường, tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý HĐGDPCTNXH Mục tiêu, định hướng, biện pháp rõ ràng,

có những bước đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Mục tiêuchung của GDPCTNXH là làm chuyển biến nhận thức và trang bị kiến thức, kỹnăng cho học sinh trong phòng và chống TNXH Các chỉ tiêu phải được định lượnghoá về hoạt động, các chỉ số cần đạt được về kiến thức, kỹ năng ở học sinh, hìnhthức và phương pháp GD PCTNXH Trên cơ sở kế hoạch chung, hiệu trưởng chỉđạo bộ phận phụ trách công tác HĐGD PCTNXH, các đoàn thể, các tổ cụ thể hoáthành kế hoạch GDPCTNXH của đơn vị mình Các tổ chức/cá nhân liên quan cótrách nhiệm tổ chức thảo luận, hoàn thiện kế hoạch, hiệu trưởng chỉ đạo tổng hợp

và phê duyệt kế hoạch trước khi thực hiện công tác HĐGD PCTNXH

Trong kế hoạch hàng năm cần quy định rõ ràng việc phân công, phân cấp tổ chức thực hiện Cụ thể là sắp xếp con người, công việc một cách khoa học hợp lý có

tính khả thi cao, chỉ rõ bên chủ trì, bên phối hợp và quy định việc chịu trách nhiệmtrước kết quả triển khai Để làm tốt điều đó, cần tổ chức phối hợp với các đoàn thể, các

bộ phận để có sự thống nhất trong quá trình thực hiện kế hoạch đề ra nhằm đạt mụcđích Yêu cầu người quản lý phải phân công cụ thể, thông báo kế hoạch, chương trìnhHĐGDPCTNXH những công việc cho các bộ phận từng công việc cụ thể, tường minh

và sau khi phân công nhiệm vụ xong phải báo cáo kết quả hiệu quả thực hiện ra sao.Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên, xác lập cơchế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên Để làm được điều đó, nhà trường cần

có cơ chế cụ thể việc đảm bảo đủ về nhân lực, vật lực, tài lực cho triển khai các hoạtđộng; biện pháp về điều kiện phải khớp đúng với kế hoạch hoạt động

Kế hoạch cũng phải xác lập quyền chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, biết huy động mọi lực lượng cũng như các bộ

phận trong nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và điều hành mọi hoạt độngdiễn ra theo đúng kế hoạch Quy định cụ thể việc ban hành các văn bản hướng dẫn,các nội quy/quy chế liên quan đến HĐGD PCTNXH; xác lập kênh chỉ đạo, kênhthông tin báo cáo để việc triển khai kế hoạch được nhịp nhàng

Trang 31

Để việc triển khai kế hoạch thành công, cần xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Công việc kiểm tra, giám sát, đánh giá diễn ra ở mọi

giai đoạn trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm vào việc đánh giá thời gian, tiến

độ của quá trình quản lý so với kế hoạch đề ra cũng như những mục tiêu đó như thếnào so với kế hoạch ban đầu Để từ đó phát hiện ra những cái sai, hạn chế cần khắcphục, đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh so với kế hoạch ban đầu tìmbiện pháp giải quyết, đúc kết được những kinh nghiệm cho những lần quản lý sau.Yêu cầu người quản lý phải thường xuyên đôn đốc các bộ phận làm công tácHĐGDPCTNXH phải có những báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thựchiện kế hoạch, nếu có những gì vướng mắc cần xin ý kiến chỉ đạo kịp thời, hoặckiểm tra thông qua học sinh để năm bắt tình sâu sắc hơn

Công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý của hiệu trưởng có ý nghĩa rấtquan trọng và mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của việc thực hiệnnhiệm vụ năm học Bởi làm bất cứ một việc gì hay tổ chức bất kỳ một hoạt động nàothì cũng đều có kế hoạch cụ thể và phải được quản lý chặt chẽ mới đạt hiệu quả cao.Đặc biệt trong công tác HĐGD PCTNXH thì việc xây dựng kế hoạch và công tác quản

lý chỉ đạo lại càng quan trọng hơn Nói như vậy có nghĩa là kế hoạch và công tác tổchức, chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch không chỉ đối với cán bộ giáo viên, mà phảilưu ý đến cả học sinh Xây dựng kế hoạch theo năm học, nhưng phải cụ thể thành từngtháng thì việc quản lý thực hiện kế hoạch mới đầy đủ và cụ thể hơn

Khi thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các kế hoạch, hoạt động cũngnhư tác động ảnh hưởng đến các thành viên khác phải đảm bảo thiết thực, phù hợp với khảnăng của cán bộ phụ trách công tác HĐGD PCTNXH cũng như học sinh Trong giai đoạnnày người quản lý cần có những tác động cần thiết đến các đối tượng để biến các yêu cầutập thể thành nhu cầu hoạt động của từng người Khi đó mọi người sẽ thể hiện hết khảnăng và công sức của mình cho việc thực hiện mục tiêu chung của kế hoạch

Ngoài việc xây dựng kế hoạch để thực hiện công việc HĐGD PCTNXH thìđòi hỏi thiết yếu vấn đề nguồn nhân sự để đôn đốc, giám sát, kiểm tra là vô cùngquan trọng Vì vậy yêu cầu cần phải thành lập Ban chỉ đạo công tác HĐGDPCTNXH, phân công cụ thể công việc rõ ràng cho từng thành viên phụ trách và tựchịu trách nhiệm về công việc được giao phó

Trang 32

Hình thành mạng lưới theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đểkịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, đôn đốc những việc đã làm được và chưa làm được,

từ đó có biện pháp cụ thể để công tác HĐGD PCTNXH thực sự có hiệu quả và mọingười có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ

1.4.3 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Là xếp đặt một cách khoa học những yếu tố, những lượng người, những dạnghoạt động của tập thể người lao động thành một hệ toàn vẹn, bảo đảm cho các hoạtđông thực hiện được mục tiêu

Tổ chức thực hiện HĐGDPCTNXH cho học sinh phải xuất phát từ quan điểm pháthuy tính tích cực, chủ động của học sinh Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức vàrèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên Có như vậy thìnhững chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhâncách của học sinh Tổ chức thực hiện việc HĐGDPCTNXH cho học sinh THPT có liênquan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động HĐGD PCTNXH, hàng năm hiệu trưởng ràsoát, sắp xếp kiện toàn lại bộ máy đủ sức triển khai xác hoạt động; trong đó phải phân cônglãnh đạo phụ trách, nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết vấn đề của từng tổ bộ môn, các cánhân và tổ chức khác Trường hợp cần thiết, có thể thành lập ban chỉ

đạo HĐGDPCTNXH để chỉ đạo phối hợp các lực lượng, bảo đảm thực hiện thành công kế hoạch

- Tuần tự tổ chức thực hiện các hoạt động GDPCTNXH phải được tính toán, sắpxếp hợp lý, phù hợp với tiến độ và các biện pháp giải pháp đã xác định trong kế hoạch Phảichú ý toàn diện từ tổ chức xây dựng nội dung, chương trình GDPCTNXH, triển khai cáchoạt động theo phương pháp, hình thức đã lựa chọn, đến kiểm tra, đánh giá kịp thời và đápứng đầy đủ nhân lực, kinh phí, CSVC cho việc thực hiện

- Xây dựng lực lượng tham gia HĐGDPCTNXH Tổ chức phối hợp các lựclượng làm tốt công tác HĐGDPCTNXH cho học sinh Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của

kế hoạch giáo dục, thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch Sắp xếp bố trí nhân sự, phâncông trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế

Trang 33

- Khi sắp xếp bố trí nhân sự, hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lựccủa từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp”để công việcđược tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện Thờigian bắt đầu, thời hạn kết thúc.Trong việc tổ chức thực hiện, hiệu trưởng cần tạo điều kiệncho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, chủ động phối phối hợp cùng nhaumột cách sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tổ chức tốt việc giáo dục PCTNXH trong chương trình giáo dục chính khoáthông qua việc dạy tích hợp, lồng ghép ở các môn học: Sinh học, Giáo dục côngdân, Địa lý; 100% giáo viên các bộ môn này phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiếtdạy theo qui định

Tổ chức hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần với hoạtđộng phong phú như toạ đàm, thảo luận, thi tìm hiểu kiến thức, thi tiểu phẩm vănnghệ về PCTNXH và HIV/AIDS, từ đó làm phong phú, đa dạng các hình thứctuyên truyền, giáo dục công tác PCTXH trong nhà trường

Tăng cường công tác chủ nhiệm và công tác Đoàn TN trong việc trực tiếpphối hợp với gia đình các em học sinh có biểu hiện thái độ hành vi đạo đức lối sốngkhông lành mạnh để kịp thời giáo dục các em

Tổ chức hộp thư góp ý để phát động học sinh góp ý, tố giác những học sinh cóbiểu hiện những biểu hiện hoạt động có liên quan TNXH

Tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra việc hoạt động của Ban chỉ đạo PCTNXHtrong nhà trường, nâng cao vai trò trách nhiệm của ban giám hiệu, công đoàn, đoànthanh niên của nhà trường với chính quyền địa phương, công an phường, xã, thịtrấn trong việc phối hợp PCTNXH

1.4.4 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Vào đầu năm học, nhà trường phối hợp với tổ phòng chống ma túy, TNXH công anthị xã Gia Nghĩa tổ chức tuyên truyền và cho học sinh ký cam kết PCTNXH, (bạo lực họcđường, game online có nội dung bạo lực, các quy định về ATGT, ANTT,….) Danh sáchnày do nhà trường quản lý để làm cơ sở xét kỷ luật HS khi có vi phạm Đồng thời phối hợpvới các lực lượng Công an tuần tra xung quanh khu vực trường học, đặc biệt trước và saumỗi buổi học để giúp nhà trường giữ gìn an ninh trật tự, PCTNXH

Trang 34

Quán triệt trong toàn thể CBVC và học sinh về các Chỉ thị, Nghị quyết củaĐảng, Nhà nước về phòng, chống TNXH; hướng dẫn từng cá nhân/tổ chức về hìnhthức, phương pháp triển khai để bảo đảm sự thực hiện nhất quán và đồng bộ trongtoàn trường.

Thúc đẩy các thành viên Ban chỉ đạo PC TNXH chủ động chỉ đạo phối hợpgiữa các lực lượng liên quan, trong đó chú trọng trách nhiệm và sự tham gia, phốihợp chỉ đạo của Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên

Hiệu trưởng đôn đốc thực hiện quy chế phối hợp, bảo đảm chặt chẽ, sự chịutrách nhiệm rõ ràng của từng cá nhân/tổ chức để kịp thời xử lý khi có vụ việc xảy raliên quan đến học sinh trong công tác giáo dục PCTNXH

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và các tổ chức chính trị - xãhội trong nhà trường, tất cả phấn đấu vì một trường học không có TNXH, ma tuý, coiđây là một tiêu chí trong việc đánh giá chi bộ trong sạch vững mạnh, tập thể tiên tiến.Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh” Từ đó đưa ra các bài học cho mỗi HS, CB, GV về công tácPCTNXH trong trường học

Tăng cường mối liên kết Gia đình - Nhà trường - Xã hội và các tổ chức, đoàn thểtrong công tác giáo dục PCTNXH trong trường học, cụ thể là giữa giáo viên chủ nhiệmvới gia đình là vô cùng cần thiết nhằm tăng cường việc quản lý HS Thường xuyên có

sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS trong việc quản lý, giáo dục các em nhằmngăn ngừa ma tuý, các TNXH và tội phạm nhất là ở những HS cá biệt, chưa ngoan.Hưởng ứng Tháng hành động phòng chống ma tuý, Ngày Quốc tế và toàn dân phòngchống ma tuý (26/6/2015), Ban PCTNXH chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục tuyên truyềnPhòng chống ma tuý trong thời gian hè Đoàn trường học có trách nhiệm bàn giao từngđoàn viên về Đoàn địa phương nơi học sinh cư trú tiếp nhận, tổ chức quản lý, sinh hoạttrong hè; hết thời gian nghỉ hè Đoàn TN ở địa phương bàn giao lại cho Đoàn trường vàĐoàn trường tiếp nhận lại để quản lý, sinh hoạt, học tập tại trường

1.4.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độthực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp

Trang 35

điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn Kiểm trathường đi liền với đánh giá, đó là những phán đoán nhận định về kết quả của côngviệc dựa trên mục tiêu đề ra.

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quản lý, thiếu chức năng này người quản lý sẽrơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay buông lỏng uản lý.Trong quản lý giáo dục việckiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý giáo dục mà còn có ý nghĩa đốivới học sinh Vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạtđộng của mình, khẳng định được mình Từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tựđiều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội

Việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai Saukiểm tra phải có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thờinhững sai trái thì mới có tác dụng

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, có thể tổ chức kiểm tra định kỳ,thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợpvới đặc điểm của nhà trường và tổng kết đánh giá, thông tin phản hồi tới người dạy vàngười học thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng rõ ràng chính xác.Kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá về HĐGD PCTNXH cần được sử dụngvào công tác thi đua, khen thưởng, vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ củatừng cá nhân/tổ chức để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả Cuối mỗi kỳ kế hoạch,kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm là cơ sở để xây dựng kế hoạch GD PCTNXH chochu kỳ quản lý tiếp sau

1.4.6 Quản lý các điều kiện cho tổ chức hoạt động giáo dục phòng, chống

tệ nạn xã hội cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Hoạt động giáo dục PCTNXH đang đặt ra nhiều vấn đề quan trọng về hìnhthức, phương pháp giáo dục từ đó làm thay đổi hệ thống thiết bị, phương tiện kỹthuật giáo dục, cũng như các hoạt động khác của con người

Quan niệm HĐGDPCTNXH phải làm sao nội dung, kiến thức phải được tuyêntruyền một cách dễ hiểu và thực tế nhất, giúp các em ý thức đúng, vận dụng đúng Xuhướng HĐGDPCTNXH phải luôn bám sát thực tế, giáo dục tự ý thức cho các em.Cần cụ thể hóa các quy định, chế định của nhà nước: Rà soát lại các quy định, địnhmức, tiêu chuẩn, chế độ… về HĐGDPCTNXH trong nhà trường để triển khai kế hoạch

Trang 36

đảm bảo Hàng năm nhà trường tiến hành lập kế hoạch dự kiến trong năm học mới

về các đối tượng được hưởng chế độ theo quyết định của Chính phủ, lập dự toánkinh phí và có biện pháp huy động tài chính để thực hiện đầy đủ Quản lý số tiếttheo quy định chuẩn của giáo viên, nếu giáo viên làm công tác kiêm nhiệm vềHĐGDPCTNXH có thừa số tiết theo quy định thì được hưởng chế độ

Nhà trường phải đảm bảo điều kiện về thư viện, trang thiết bị hỗ trợ việcHĐGDPCTNHX và các cơ sở vật chất khác để triển khai các HĐGDPCTNXHnhằm đạt mục tiêu đề ra, hiệu trưởng cần quan tâm, chỉ đạo lập kế hoạch mua sắm,

kế hoạch bảo quản và vận hành trang trang thiết bị; trực tiếp chỉ đạo việc triển khaiphục vụ cũng như kiểm tra mức độ thực hiện hỗ trợ HĐGDPCTNXH của cácphương tiện được trang bị Việc HĐGDPCTNXH có hiệu quả nó còn phụ thuộcvào cơ sở vật chất phục vụ cho công tác HĐGDPCTNXH Cơ sở vật chất đầy đủ sẽgóp phần nâng cao chất lượng HĐGDPCTNXH, giúp cho người thực hiện công tácnày vận dụng tối đa và có thể truyền tải những nội dung giáo dục một cách đầy đủ

và giúp học sinh có nhận thức tốt và có cái nhìn tổng thể hơn

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDPCTNXH gồm: trang thiết bị để tuyêntruyền, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các phòng học, các phòng chức năngphục vụ công tác HĐGDPCTNXH với số lượng học sinh tham gia đông, trang bịsách cẩm nang cho thư viện

Thư viện, trang thiết bị phục vụ việc HĐGDPCTNXH phải đảm bảo kịp thời,đầy đủ, thuận tiện Thiết bị công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động giáo dụcPCTNXH trong nhà trường Trang bị và quản lý các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợcho HĐGDPCTNXH cũng là khâu quan trọng trong giáo dục

Để đảm bảo được nhân lực, vật lực, tài lực cho việc thực hiện kế hoạchHĐGDPCTNXH yêu cầu người quản lý phải biết huy động được từ phía phụhuynh nhà trường cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng khác bên ngoài.Nhưng đặc biệt phải biết huy động được sức mạnh tổng thể của Hội đồng sư phạmnhà trường cùng chung nhau thực hiện, để có được như thế người quản lý phải biếttiên phong, gương mẫu đi đầu

Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho GV, HS; khen thưởng, kỷ luật kịpthời và thích đáng, quản lý thực hiện chế độ, chính sách đối với HĐGDPCTNXH

Trang 37

Khen thưởng, kỷ luật là một việc làm ở đó nó vừa động viên và vừa là chấn chỉnhlại những trường hợp không thực hiện tốt Muốn việc HĐGDPCTNXH có hiệu quả caothì phải biết khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt công tác HĐGDPCTNXH đếnhọc sinh được thể hiện thông qua kết quả ý thức học sinh trong nhà trường Đồng thờiphải kịp thời khen thưởng những em có sự tiến bộ về mặt đạo đức để làm gương vàđộng lực cho những học sinh khác Ngoài ra những trường hợp học sinh vi phạm hoặccán bộ giáo viên chỉ coi công tác HĐGDPCTNXH là việc làm chiếu lệ, làm để xong,không giáo dục được học sinh thì người quản lý cần có hình thức kỷ luật thỏa đáng Vìvậy đòi hỏi người quản lý phải biết tạo động lực và biết xử lý những trường hợp khôngthực hiện tốt về công tác HĐGDPCTNXH.

ạ xã hộ ch học s h ở trườ tru học phổ thô

1.5.1 Nhóm yếu tố khách quan

1.5.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội

Tình trạng xuống cấp của đạo đức xã hội ở một bộ phận nhỏ dân cư Sự buônglỏng trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực; việc thực thi pháp luật ở một số nơi, sốlúc chưa nghiêm; trong xã hội vẫn tồn tại các loại hình TNXH nhưng chưa được pháthiện xử lý kịp thời, gây tâm lý hoang mang ảnh hưởng đến nhà trường, xã hội nên gâykhó khăn cho việc thực hiện Có thể nói, môi trường kinh tế - xã hội nơi trường đóng

có ảnh hưởng sâu sắc trong việc tác động lên học sinh, gây ảnh hưởng về điều kiện choHĐGD PCTNXH Đây là yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong quan lý

1.5.1.2 Sự chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành

Có thể nói, công tác tuyên truyền, giáo dục PCTNXH cho cộng đồng, cho xãhội thực hiện chưa tốt, còn dàn trải, mạnh ai nấy làm, thiên về giải quyết hậu quả, ítchú ý nhân rộng, phổ biến các kinh nghiệm, tấm gương tốt trong phòng chống, đấutranh PCTNXH Cùng với đó, công tác giới thiệu, tuyên truyền phổ biến pháp luậtcòn nhiều hạn chế

Mặt khác công tác phòng chống mới được thực hiện chung chung, chưa quan tâm đisâu vào PCTNXH cho lứa tuổi thanh thiếu niên, trách nhiệm các cấp, cách ngành không rõràng, gây không ít khó khăn trong việc QL HĐGDPCTNXH cho HS ở trường THPT.Nguyên nhân của tình hình trên là do sự phối hợp, chỉ đạo của các cấp các ngành

Trang 38

chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ; do vậy, đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác

quản lý 1.5.1.3 Tài chính và cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ

Chế độ dành cho cán bộ làm công tác HĐGDPCTNXH còn khó khăn bởi hiện naynhiều trường chưa đưa kinh phí HĐGDPCTNXH trong trường học vào quy chế chi tiêunội bộ để bộ phận làm công tác tuyên truyền, chủ động trong các HĐGDPCTNXH Nhữngngười làm công tác HĐGDPCTNXH chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nên ítnhiều ảnh hưởng đến kết quả của HĐGDPCTNXH Bên cạnh đó, kinh phí và cơ sở vậtchất, thiết bị hỗ trợ cho HĐGD PCTNXH còn hạn chế, các trường còn trong tình trạng “cáikhó bó cái khôn”; do vậy mà ảnh hưởng đến các mục tiêu quản lý

1.5.2 Nhóm yếu tố chủ quan

1.5.2.1 Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

Đội ngũ giáo viên và CBQL làm công tác HĐGDPCTNHX có ảnh hưởngkhông nhỏ tới việc quản lý HĐGDPCTNHX, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, tư cáchtốt, trình độ năng lực cuả giáo viên làm công tác HĐGD PCTNHX ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác HĐGDPCTNHX Bởi vì giáo viên chính

là người quản lý trực tiếp, kết quả công tác của nhà trường phụ thuộc rất lớn vàokết quả hoạt động của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường

1.5.2.2 Ý thức, thái độ và trách nhiệm của học sinh

Học sinh với tư cách là chủ thể của HĐGD PCTNXH, một bên (người học) quyếtđịnh chất lượng giáo dục Ý thức, thái độ và tinh thần trách nhiệm tham gia các hoạt độngcủa học sinh sẽ quyết định hiệu quả việc hình thành tri thức, kỹ năng và hành vi phòng,chống TNXH Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động quản lý PCTNXH của nhàtrường mà các chủ thể quản lý trong trường THPT phải đặc biệt quan tâm

1.5.2.3 Sự quan tâm, phối hợp của gia đình

Gia đình cùng với nhà trường, xã hội là môi trường quyết định sự thành côngcủa các hoạt động giáo dục nói chung và của HĐGD PCTNXH nói riêng Gia đìnhtạo ra tiền đề, nơi kiểm tra, giám sát, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh và cùng vớinhà trường, xã hội tạo ra nhân cách cho học sinh Yếu tố này mang tính tạo lập môitrường cho GD PCTNXH, không thể không lưu tâm trong quá trình quản lý HĐGDPCTNXH ở các trường THPT

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tệ nạn xã hội là hiện tượng tiêu cực biểu hiện bằng các hành vi vi phạm phápluật và sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến, gây ra nguy hiểm cho xã hội Giáodục ý thức và đấu tranh PCTNXH là một vấn đề phức tạp, khó khăn, nhất là trong giaiđoạn hiện nay Do đó việc giải quyết các TNXH bao giờ cũng là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của hệ thống giáo dục nói chung và của trường THPT nói riêng

Hoạt động giáo dục PCTNXH được phân tích từ lịch sử nghiên cứu dựa vàocác khía cạnh sư phạm, quản lý trường học mà chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, cáccộng sự trong trường và các lực lượng phối hợp ngoài nhà trường

Quản lý HĐGD PCTNXH ở trường THPT là một quá trình tuân theo các quyluật khách quan Nó gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi người cán bộ quản lýcần phải nắm chắc lý luận và biết vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.Quản lý công tác HĐ GDPCTNXH cho học sinh phải trên cơ sở xác định rõ mụctiêu, nội dung chương trình, phương thức tổ chức giáo dục, điều kiện hỗ trợ… để từ

đó bằng các chức năng quản lý, chủ thể tác động, làm cho HĐGD PCTNXH đạtđược mục tiêu nhất định Để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao, các yếu tố tácđộng đến hoạt động quản lý cần phải được lưu tâm để khắc phục

Nội dung lý luận hình thành ở Chương 1 là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảosát, đánh giá hiện trạng công tác quản lý HĐGDPCTNXH cho học sinh THPT cáctrường trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Trang 40

Chươ 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ GIA

NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1 Kh qu t về đ ều k ệ tự h ê , k h tế - xã hộ của thị xã G a N hĩa, tỉ h

Đắk Nô

2.1.1 Vài nét về địa lý và điều kiện tự nhiên

Gia Nghĩa là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông, đô thị loại III, được thành lậpngày 27 tháng 6 năm 2005 theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP về thành lập thị xãGia Nghĩa; nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 225 km, cách thành phố Buôn MaThuột 120 km Thị xã Gia Nghĩa nằm về phía Tây Nam của Tây Nguyên, có địahình phức tạp bao gồm nhiều dãy đồi núi mấp mô xen kẽ nhiều khe suối tự nhiênlớn, nhỏ tạo thành dạng địa hình bị chia cắt mạnh Địa hình thị xã có hướng thấpdần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây

Thị xã Gia Nghĩa có diện tích 284,11 km², dân số 94.700 người (Dân tộc kinhchiếm 87,07%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 3,84%; dân tộc khác chiếm 9,09%); 21dân tộc anh em sinh sống, trong đó người M’Nông, Mạ đã định cư ở đây từ lâu đời,các tộc người còn lại di cư đến từ nơi khác, chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc Thị xã có

03 tôn giáo chính (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành) với tổng số 11.730 tín đồ, có

10 cơ sở thờ tự và 07 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung Thị xã có 08 đơn vị hànhchính cấp xã: (05 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, NghĩaTrung và 3 xã: Đắk Nia, Đắk R’Moan, Quảng Thành) và 61 thôn, bản, tổ dân phố

Đô thị Gia Nghĩa được xem là một hạt nhân có chức năng chuyển tiếp các hoạtđộng từ vùng Tây Nguyên tới vùng Đông Nam Bộ (vùng phát triển năng động nhất cảnước) kết nối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - một hướng mở ra cảng biển để vậnchuyển hàng hóa khối lượng lớn Đồng thời là một hạt nhân bổ trợ chức năng kết nốicác hoạt động theo hành lang Đông Tây và tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, liên kếtvới các khu vực phát triển nhằm thúc đẩy các lợi thế so sánh của khu vực

2.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội

Trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa hiện có 353 cơ sở công nghiệp, xây dựng chủ yếukinh doanh các lĩnh vực như chế biến cà phê, thức ăn gia súc, sản xuất sản phẩm mộc

Ngày đăng: 21/11/2021, 09:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Anuba(1994) Quản lý là gì? NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý là gì
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo “2004”, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2004
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[10]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2010
[11]. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số TNXH nghiêm trọng, số 87-CP ngày 12/12/1995, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số TNXH nghiêm trọng, số 87-CP ngày 12/12/1995
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1995
[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hànhTrung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[14]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[15]. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về Giáo dục và Khoa học Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Giáo dục và Khoa học Giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[16]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[18]. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư tập 1, 2, 3, 4 (1996), (2002), (2003), (2005), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa toàn thư tập 1, 2, 3, 4 (1996), (2002), (2003), (2005)
Tác giả: Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư tập 1, 2, 3, 4 (1996), (2002), (2003)
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2005
[20]. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường (Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và lãnh đạo nhà trường (Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD)
Tác giả: Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền
Năm: 2006
[21]. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường (Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và lãnh đạo nhà trường (Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD)
Tác giả: Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền
Năm: 2006
[23]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật phòng chống ma túy, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng chống ma túy
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
[24]. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
[25]. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Bộ luật hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2007
[26]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật phòng chống ma túy, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng chống ma túy
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
[27]. Lê Khánh Tuấn (2016, Tái bản), Dự báo và Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo và Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
[28]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 (2003), Pháp lệnh về phòng chống mại dâm, số 10/2003/PL-UBTVQH11, ngày 17/3/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh về phòng chống mại dâm, số 10/2003/PL-UBTVQH11, ngày 17/3/2003
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11
Năm: 2003
[29]. Nguyễn Xuân Yêm (2002), Phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường, NXB Công an nhân dân
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm
Nhà XB: NXB Công an nhân dân"
Năm: 2002
[30]. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện, Nguyễn Ngọc Bừng, Đào Hùng (2000), Làm thế nào để ngăn chặn ma túy trong giới trẻ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để ngăn chặn ma túy trong giới trẻ, NXB Công an nhân dân
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện, Nguyễn Ngọc Bừng, Đào Hùng
Nhà XB: NXB Công an nhân dân"
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3 Hình thành tình cảm và niềm tin của học sinh đối vơi nhà trƣờng, gia đình và xã hội - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
3 Hình thành tình cảm và niềm tin của học sinh đối vơi nhà trƣờng, gia đình và xã hội (Trang 50)
2.3.3. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
2.3.3. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa (Trang 50)
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội (Trang 52)
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội (Trang 55)
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt chống tệ nạn xã hội - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt chống tệ nạn xã hội (Trang 57)
2.3.5. Thực trạng về phương pháp và hình thức giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
2.3.5. Thực trạng về phương pháp và hình thức giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Gia Nghĩa (Trang 59)
phƣơng pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân của HS mức độ rất hứng thú là 58,2%, hứng thú là 33,7%, ít hứng thú là 8,2% - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
ph ƣơng pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân của HS mức độ rất hứng thú là 58,2%, hứng thú là 33,7%, ít hứng thú là 8,2% (Trang 61)
7 Thông qua hình thức tự giáo dục của học sinh Nhà trƣờng xác định công tác PCTNXH trong học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của từng trƣờng - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
7 Thông qua hình thức tự giáo dục của học sinh Nhà trƣờng xác định công tác PCTNXH trong học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của từng trƣờng (Trang 63)
STT Hình thức giáo dục - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
Hình th ức giáo dục (Trang 63)
Với kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy các đối tƣợng tham gia trƣng cầ uý kiến đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH các trƣờng THPT ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có mức cấp thiết cao - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
i kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy các đối tƣợng tham gia trƣng cầ uý kiến đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH các trƣờng THPT ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có mức cấp thiết cao (Trang 114)
Nhìn vào Bảng 3.2 ta thấy ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH các trƣờng THPT ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã đề xuất có tính khả thi tƣơng đối cao, độ phân tán ít 3,03 ˂x˂ 3,43 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình  - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
h ìn vào Bảng 3.2 ta thấy ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCTNXH các trƣờng THPT ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã đề xuất có tính khả thi tƣơng đối cao, độ phân tán ít 3,03 ˂x˂ 3,43 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình (Trang 118)
3 Hình thành tình cảm và niềm tin của học sinh đối vơi nhà trƣờng, gia đình và xã hội - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
3 Hình thành tình cảm và niềm tin của học sinh đối vơi nhà trƣờng, gia đình và xã hội (Trang 132)
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
7 Nêu gƣơng điển hình, ngƣời tốt, việc tốt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội (Trang 134)
7 Thông qua hình thức tự giáo dục của học sinh - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
7 Thông qua hình thức tự giáo dục của học sinh (Trang 136)
Hình thức tổ chức giáo dục - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
Hình th ức tổ chức giáo dục (Trang 136)
hội thông qua các hình thứ cà sau đây? - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
h ội thông qua các hình thứ cà sau đây? (Trang 142)
2 Nhóm phƣơng pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân của HS - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
2 Nhóm phƣơng pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân của HS (Trang 142)
hình thƣc, phƣơng pháp 4 - Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông
hình th ƣc, phƣơng pháp 4 (Trang 147)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w