Nhiệm vụ lớn nhất của khoa học lịch sử là nghiên cứu của hoạt động của loài người trong quá khứ . Những hoạt động đó được biểu hiện thông qua các sự kiện, biến cố lịch sử.Vì vậy khi nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử bao giờ cũng bắt đầu trước hết từ việc nghiên cứu các sự kiện . nhưng sự kiện lịch sủ mang dặc điểm không bao giờ lặp lại, nhà nghiên cứu lịch sử không thể dùng phương pháp thực nghiệm hay thí nghiệm để buộc lịch sử lặp lại, như nó diễn ra trong quá khứ để nghiên cứu. Sự kiện lịch sử có thể ghi lại, dưới dạng này, hay dạng khác trong các tư liệu lịch sử.Do đó, nhà sử học muốn lý giải đúng thực sự khách quan và tìm được câu trả lời đúng cho câu hỏi đặt ra, không có cách nào khác là phải dựa trên cơ sở nguồn sử lịêu .
Trang 1SỬ LIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA SỬ LIỆU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LỊCH SỬ
Nhiệm vụ lớn nhất của khoa học lịch sử là nghiên cứu của hoạt động của loài người trong quá khứ Những hoạt động đó được biểu hiện thông qua các sự kiện, biến cố lịch sử.Vì vậy khi nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử bao giờ cũng bắt đầu trước hết từ việc nghiên cứu các sự kiện nhưng sự kiện lịch sủ mang dặc điểm không bao giờ lặp lại, nhà nghiên cứu lịch sử không thể dùng phương pháp thực nghiệm hay thí nghiệm để buộc lịch sử lặp lại, như nó diễn ra trong quá khứ
để nghiên cứu Sự kiện lịch sử có thể ghi lại, dưới dạng này, hay dạng khác trong các tư liệu lịch sử.Do đó, nhà sử học muốn lý giải đúng thực sự khách quan và tìm được câu trả lời đúng cho câu hỏi đặt ra, không có cách nào khác là phải dựa trên cơ sở nguồn sử lịêu
Sử liệu học là một môn khoa học về các nguồn sử liệu Song đối tượng nghiên cứu của sử liệu học không phải là những sử liệu cụ thể mà là những quy luật phát sinh các tư liệu lịch sử và phản cánh quá trình lịch sử khách quan trong đó Chỉ nắm bắt được nhóm quy luật quy định sự xuất hiện tư liệu và chi phối nội dung của chúng, ta mới đề ra được nguyên tắc sử dụng chúng và xây dựng lý luận cho môn sử liệu học, nhưng khi nói về nhiệm vụ của của sử liệu học cần nhận thấy hai mặt của chúng
Thứ nhất , nó biểu hiện ở chổ xây dựng, đề xuất hệ thống các nguyên tắc, phương pháp cách sử dụng tư liệu lịch sử đó chính là sử liệu học lý luận
Thứ hai, thể hiện trong thực tiễn công tác tư liệu, trong việc tìm kiếm, chọn lọc phân tích tư liệu đẻ nghiên cứu các mặt khác nhau của quá trình lịch sử , trong việc kiến trúc tỏng thể sự kiện khoa học và các tư liệu Đó chính là nhiệm
vụ của sử liệu học cụ thể hay thực tiển của công tác tư liệu Sử liệu học lý luận
và thực tiển công tác tư liệu luôn gắn bó mật thiết và bổ sung chi nhau mối quan
hệ đó là mối quan hệ gữa lý luận và thực tiển Sử liệu học lý luận soi sáng cho cho sử liệu học cụ thể và ngược lại, thực tiển công tác tư liệu lại góp phần đề xuất những hệ thống phương pháp các khái niệm phạm trù sử liệu học lý luận Với
tư cách là môn khoa học luận giải lý thuyết về sử liệu, về các phương pháp nghiên cứu và sử dụng nguồn sử liệu hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, sử liệu học nói chung và sử liệu nói riêng chiếm giữ một vị trí quan trọng đối với quá trình nhận thức lịch sử và được các nhà nghiên cứu lịch sử đặc biệt quan tâm Trên thực tế, suy đến cùng, bản chất của khoa học lịch sử, không gì khác hơn là khoa
Trang 2mọi hoạt động trong quá khứ của con người, thông qua đó tìm ra những quy luật phát triển, những bài học kinh nghiệm từ chính quá trình lịch sử đã diễn ra nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người ở cả hiện tại và tương lai J.Jopolsiky khi nói về tầm quan trọng của sử liệu trong qá trình nghiên cứu lịch
sử đã khẳng định: Nguồn sử liệu luôn luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có nó thì ta không thể là nhà sử học
Vậy, sử liệu là gì?
Khái niệm về sử liệu đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với gian đoạn phát triển đầu tiên của khoa học sử liệu và nó tiếp tục được bổ sung và ngày càng hoàn thiện ở các giai đoạn sau
Trong tác phẩm :" Nhập môn nghiên cứu lịch sử" của hai tác giả người Pháp là Ch.Langlois và Ch.Seignobos (Xuất bản năm 1898) Langlois cho rằng "
Sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hành động của con người từ quá khứ để lại"(2) Cũng tương tự theo nghĩa đó, Handelsman một học giả người Đức khẳng định : Sử liệu hay nguồn sử liệu là "Dấu vết của tư tưởng, hành động hoặc nói tổng quát nhất, là của đời sống con người được duy trì và giữ lại
Đây được coi là những định nghĩa về sử liệu ra đời sớm nhất Những định nghĩa này có nội dung cơ bản là giống nhau Điểm khác biệt duy nhất của chúng chính là ở chỗ, nếu như trong định nghĩa của mình, Langlois nhấn mạnh đến sự tồn tại khách quan, tính đa dạng, phong phú, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, của sử liệu (Sử liệu là tất cả mọi dấu vết TƯ TƯỞNG và HÀNH ĐỘNG của con người trong quá khứ), thì Handels man, khi đưa ra định
nghĩa sử liệu lại có ý nhấn mạnh sự chủ động của con người trong quá trình bảo tồn nguồn sử liệu (Sử liệu là tất cả mọi dấu vết của con người trong quá khứ
được DUY TRÌ và GIỮ LẠI)
Những định nghĩa trên được gọi là những định nghĩa một vế, nghĩa là nó mới chỉ cho chúng ta sử liệu là gì, chứ chưa chỉ cho chúng ta thấy được vai trò của sử liệu trong quá trình nhận thức lịch sử Mặt hạn chế của các định nghĩa một
vế trước hết chính là ở chỗ đó
Nhằm khắc phục những hạn chế của các định nghĩa một vế, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa có nội hàm rộng hơn, mang tính tổng quát hơn về các đặc trưng của sử liệu
Besnheim (Nhà nghiên cứu Đức) từ chỗ đánh giá vai trò của tư liệu là một yếu tố
để "… từ đó khoa học của chúng ta khai thác rút ra nhận thức của mình
Trang 3đã đưa ra định nghĩa về sử liệu chính là: "Những kết quả của hành động con người, những kết quả này, hoặc là một ý đồ có trước hoặc từ bản thân sự tồn tại,
sự hình thành hay từ những hoàn cảnh khác, đặc biệt có ích cho nhận thức và kiểm tra các sự kiện lịch sử" Ở đây, trong định nghĩa này, Bernheim vừa coi sử liệu là tất cả mọi hoạt động của con người, vừa khẳng định tính "có ích" (vai trò) của sử liệu đối với quá trình nhận thức lịch sử và đối với quá trình kiểm tra các
sự kiện lịch sử Đồng quan điểm với Bernheim, nhưng nhìn nhận sử liệu gắn với
sự kiện lịch sử, Kosciatkonsky người Ba Lan lại đưa ra một định nghĩa khác về
sử liệu: Sử liệu là " Mọi dấu vết về sự tồn tại hay hành động của con người trong quá khứ, nói cách khác, là mọi dấu vết còn lại sau một sự kiện lịch sử, phục vụ cho việc nhận thức, khôi phục lại sự kiện đó" (3) Thực tế, theo Kosciatkonsky sử liệu bao giờ cũng phải gắn với một sự kiện lịch sử và người ta có thể thông qua dấu vết (cái được gọi là sử liệu) để nhận thức, khôi phục lại sự kiện lịch sử
Mang màu sắc triết học, xuất phát từ thuộc tính phản ánh của sự vật và hiện tượng, G Labuda, một học giả khác người Ba Lan lại định nghĩa: "Nguồn sử liệu là tất cả những di tích tâm- vật lý và xã hội, chúng là sản phẩm của lao động con người nhưng đồng thời tham gia vào sự phát triển của đời sống xã hội, thông qua đó mà chúng ta có khả năng phản ánh sự phát triển đó Do những thuộc tính
đó (Tức là sản phẩm của lao động và khả năng phản ánh) nguồn là phương tiện nhận thức cho phép tái hiện một cách khoa học sự phát triển của xã hội với tất cả
sự biểu hiện của nó"
Nếu coi định nghĩa của Ch Langlois, Handelsman về sử liệu là những định nghĩa một vế, thì rõ ràng các định nghĩa của Bernheim, Kosciatkonsky hay của G.Labuda là những định nghĩa hai vế Những định nghĩa hai vế một mặt vừa nói đến sử liệu như là" Những dấu vết", "những kết quả", "những sản phẩm", "những
di tích" của hoạt động con người, mặt khác vừa đề cập đến vai trò sử liệu như là
"sự lợi ích", "việc phục vụ" hay "khả năng cho phép" con người nhận thức lịch sử thông qua "dấu vết" hoặc "kết quả" mà hành động con người để lại So sánh những định nghĩa một vế, các định nghĩa hai vế có nội hàm rộng hơn và mang tính khoa học hơn
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học lịch sử và của sử liệu hoc, càng ngày người ta càng nhận ra rằng, tất cả các định nghĩa về sử liệu vừa nêu trên dù
là định nghĩa một vế hay định nghĩa hai vế là đúng nhưng chưa đủ Tư duy khoa học mới đã chỉ ra hạn chế lớn nhất của các nhà nghiên cứu tiền bối là trong
Trang 4các định nghĩa sử liệu mới chỉ nói đến những kết quả hoạt động của con người mà không nói đến một yếu tố quan trọng nữa của sử liệu là nguồn gốc tự nhiên của nó Khi định nghĩa về sử liệu, họ chỉ chú ý đến sử liệu gắn với dấu vết được tạo ra từ hoạt động con người trong quá khứ mà quên đi rằng, con người luôn luôn hoạt động trong một môi trường tự nhiên nhất định và mọi hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi môi trường tự nhiên đó Mặc dù các yếu tố tự nhiên, không phải là sản phẩm do con người tạo ra, nhưng nó lại liên quan trực tiếp đến hoạt động sống của con người Vì lẽ đó, bất kỳ một yếu tố nào của tự nhiên có quan hệ mật thiết, gắn bó với hoạt động con người phải được coi là nguồn gốc tự nhiên của sử liệu Về vấn đề này, có thể đưa ra rất nhiều ví dụ để minh chứng như: Các bào tử phấn hoa mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trong các
di chỉ khảo cổ Từ dấu vết của các bào tử phấn hoa này, bằng phương pháp phân tích khoa học, người ta có thể khôi phục lại thực vật thời đó ra sao, qua đó biết được khí hậu và môi trường sống của con người thời đó như thế nào Như vậy các bào tử phấn hoa này được coi là sử liệu, bởi chúng góp phần vào việc khôi phục lại hoàn cảnh sống của con người; trong lịch sử dân tộc, khi nghiên cứu về chiến thắng Bạch Đằng
đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên, nếu không đề cập đến môi trường
tự nhiên nơi diễn ra trận đánh, không nghiên cứu kỹ đặc điểm địa hình, đặc điểm dòng chảy của khúc sông Bạch Đằng, vị trí chiến lược của dãy núi đá vôi Tràng kênh… sẽ khó có thể hình dung và tái hiện lại được cách bài binh, bố trận của quân ta trong chiến trận, đồng thời cũng không thể đánh giá hết tài thao lược của Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn, vị tổng chỉ huy của trận đánh này… Cũng với ý nghĩa như thế, trong nhận thức và trong nghiên cứu lịch sử Đảng, cùng với Lán Nà Lừa, Đinh Hồng Thái (là sản phẩm do con người tạo ra), thì Hang Pắc
Bó, suối Lê Nin, cây đa Tân Trào (là sản phẩm của tự nhiên) đã trở thành chứng tích lịch sử gắn với những sự kiện trọng đại trong quá trình Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng tám Đó chính là một phần của lịch sử
Việc xác định các yếu tố tự nhiên được coi như một phần của sử liệu, có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với công tác nghiên cứu khoa học mà còn với cả công tác tuyên truyền nâng cao ý thức quần chúng nhân dân trong bảo tồn các di tích lịch sử (nguồn sử liệu) Đặc biệt, đặt trong thực tiễn xã hội hiện nay, ở một số người, một số nơi do nhiều lý do, trong đó có lý do chưa hiểu hết ý nghĩa của
Trang 5nguồn sử liệu tự nhiên, do coi nhẹ, xem thường lịch sử, đã dẫn đến những hành động làm tổn hại đến nhiều di tích lịch sử - văn hoá qúy báu của dân tộc
Tóm lại, có thể khẳng định, phạm vi nguồn sử liệu là rất rộng, sử liệu không chỉ là dấu vết từ hoạt động của con người trong quá khứ để lại mà nó còn bao gồm những thông tin mà người ta có thể khai thác được từ tự nhiên (môi trường sống của con người hay môi trường sự kiện), ngay cả các hình thức chuyển tải thông tin (kênh thông tin) cũng thuộc phạm vi của nguồn sử liệu Nói cách khác:
Sử liệu là một nguồn của nhận thức lịch sử, tức là mọi thông tin về quá khứ xã hội, bất kỳ chúng nằm ở đâu cùng với những gì thông tin đó truyền đạt Về vấn
đề này J - Jiowlsing đã chỉ rõ: Sử liệu là "mọi nguồn gốc của nhận thức lịch sử (trực tiếp hoặc gián tiếp) bất kỳ chúng nằm ở đâu, cùng với những gì mà chúng truyền đạt bằng kênh thông tin Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, mặc dù phạm vi về nguồn sử dụng là rất rộng, nhưng trong nghiên cứu, trong nhận thức lịch sử, chỉ những tài liệu nào liên quan đến vấn đề mà ta quan tâm mới là sử liệu, ngoài ra chỉ là tài liệu tham khảo
Bản thân sử liệu luôn mang hai chức năng cơ bản, chức năng bản thể luận và chức năng nhận thức luận Với chức năng bản thể luận, mặc dù tồn tại khách quan song sử liệu không đứng ngoài, tách bạch khỏi sự vận động và phát triển của xã hội Tự bản thân, sử liệu chính là nhu cầu của cuộc sống xã hội, thoả mãn, đáp ứng yêu cầu xã hội đồng thời trực tiếp tham gia vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội Sử liệu luôn có ích, có tác dụng đối với cuộc sống con người Nó thoả mãn các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu tìm tòi, khám phá những vấn đề của quá khứ lịch sử để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những quy luật lô gic nội tại trong phát triển xã hội nhằm vạch đường cho hiện tại và tương lai, với chức năng nhận thức luận, sử liệu với tư cách là một bộ phận của sự kiện mà nó phản ảnh, là cái còn lại của sự kiện lịch sử, nó cho phép con người thông qua nó để khôi phục, xây dựng lại các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ từ đó nhận thức được mọi quá trình lịch sử khách quan, chân thực Trên ý nghĩa này, sử liệu được coi là điều kiện, tiền đề của nhận thức lịch sử Luận giải về sử liệu, cũng cần phải thấy rằng, nguồn sử liệu luôn mang tính chất phản ánh với hai dạng phản ánh, phản ánh trực tiếp và phản ánh gián tiếp Phản ánh trực tiếp là dạng phản ánh xuất phát từ chức năng bản thể luận của nguồn Phản ánh trực tiếp chính là thông tin từ bộ phận lịch sử, trực tiếp phản ánh một sự kiện lịch sử Bản thân nguồn tồn tại với tư cách là một phần còn lại của lịch sử, là một dạng của tồn tại xã hội Vì thế, phản ánh chính là thuộc tính cố hữu của nguồn, tự nguồn sẽ cho chúng ta biết sự kiện lịch sử đã diễn ra như thế nào mà không cần thông qua một khâu trung gian nào cả Ví dụ, khi chúng ta
Trang 6xem xét chiếc trống đồng Đông Sơn: chất liệu làm trống, hình thức dáng vẻ của trống, những hoạ tiết, hoa văn trang trí trên trống… Giúp cho chúng ta tự phân tích, đánh giá phần nào kỷ thuật luyện kim đồng thau, cũng như các vấn đề liên quan đến đời sống của cộng đồng cư dân thời đại dựng nước, hay khi chúng ta nghiên
cứu một văn kiện nào đó của Đảng (Nghị quyết hội nghị, Nghị quyết đại hội Đảng…) nhà nghiên cứu sẽ thấy rõ được chủ trương, đường lối của Đảng, trong một giai đoạn, một thời kỳ cách mạng cụ thể, nhất định
Phản ánh gián tiếp, thực chất là phản ánh của các sử liệu ra đời không cùng thời với sự kiện lịch sử Nó phản ánh sự kiện lịch sử thông qua một chủ thể trung gian Tính chất phản ánh này của sử liệu đòi hỏi người nghiên cứu khi sử dụng thông tin chứa trong sử liệu phải hết sức lưu ý và cẩn trọng trong quá trình kiểm định lại thông tin để đảm bảo độ tin cậy, chuẩn xác của thông tin chứa trong sử liệu vì tính xác thực của thông tin sử liệu phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể trung gian phản ánh Hiện nay, trong khoa học lịch sử Đảng còn rất nhiều những vấn
đề, những sự kiện lịch sử gây tranh luận với nhiều ý luồng ý kiến đánh giá khác nhau Ví dụ, về hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 Từ trước đến nay, nhiều tài liệu vẫn phản ánh hội nghị diễn ra từ ngày 3/2/1930 Tuy nhiên, cơ sở để khẳng định tính xác thực của thông tin thời điểm diễn ra hội nghị, chủ yếu vẫn là dựa trên sự phản ảnh gián tiếp của các nguồn sử liệu gián tiếp như hồi ký, hồi tưởng của những người trực tiếp tham gia vào sự kiện này hay văn kiện của Đảng xuất hiện ở thời gian sau đó Mấy năm gần đây, dựa vào một số nguồn sử liệu khác, mà cơ bản nhất là dựa vào báo cáo gửi quốc tế cộng sản ngày 18/02/1930, của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, một số nhà nghiên cứu cho rằng hội nghị thực chất diễn ra từ ngày 6/01, chứ không phải là ngày 3/2 như ta vẫn nói Vậy thông tin nào là thông tin chính xác ? Để trả lời cho câu hỏi này , chúng ta cần phải tìm hiểu thêm, bởi ngay cả thông tin "6.1" có được từ báo cáo gửi quốc
tế cộng sản, cũng chỉ là kết quả phản ánh gián tiếp thông qua người viết báo cáo
là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các yếu tố chủ quan dù ít, dù nhiều vẫn chi phối đến sự xác thực của thông tin
Trên tất cả những vấn đề đã phân tích về khái niệm, về chức năng, tính chất của nguồn sử liệu, có thể khẳng định: Nguồn sử liệu có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình nhận thức lịch sử nói chung và quá trình nghiên cứu khoa học lịch sử nói riêng Đánh giá vai trò của nguồn sử liệu, chúng ta nhận thấy
nó được thể hiện trên ba khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, nguồn sử liệu là cơ sở, là điều kiện, tiền đề của mọi quá trình nhận thức lịch sử Không có sử liệu, nhận thức lịch sử sẽ thiếu đi tính khách quan, chân thực
Trang 7Lịch sử là một thực tế đã xảy ra trong quá khức Nhận thức lịch sử là nhận thức những gì đã diễn ra trong quá khứ mà thường là chúng ta không còn quan sát, chứng kiến trực tiếp được nữa Chính vì lẽ đó, nhận thức lịch sử cũng là một quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi chủ thể nhận thức phải triệt để phát huy khả năng chủ động, sáng tạo tìm mọi cách để tiếp cận, tìm hiểu vấn đề nhận thức, trong đó việc sử dụng các nguồn sử liệu (gồm tất cả những dấu vết có liên quan đến các sự kiện lịch sử) để tái hiện lại lịch sử là vô cùng quan trọng Muốn nắm bắt được sự kiện lịch sử, muốn xây dựng được quá trình lịch sử đã diễn ra trong thực tế cụ thể như thế nào, phải thông qua tất cả những thông tin chứa đựng trong nguồn sử liệu, từ đó chắt lọc những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình nhận thức Sử liệu chính là nguyên liệu, là yếu tố đầu tiên để từ đó bằng trí tuệ, bằng khả năng sáng tạo của mình nhà sử học có thể phục dựng được bức tranh lịch sử một cách trung thực, sinh động và khách quan nhất Nhận thức lịch sử, cũng giống như bất kỳ một nhận thức khoa học nào khác, luôn phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc của con đường nhận thức biện chứng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Trong nhận thức lịch sử, nếu không có các thông tin từ nguồn sử liệu, nhà sử học cũng sẽ không bao giờ
có một "tư duy trừu tượng" theo đúng nghĩa khoa học của nó (hay nói cách khác
đó chỉ là sự tưởng tượng thiếu căn cứ của nhà sử học về một sự kiện, một quá trình lịch sử nào đó) Và vì thế, nhận thức lịch sử của họ sẽ không bao giờ đạt đến chân lý khách quan được Khi muốn tái hện lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ việc đầu tiên của nhà sử học là phải tìm hiểu thông tin về sự kiện lịch sử thông qua các nguồn sử liệu có liên quan Nguồn sử liệu đó có thể là tài liệu chuyên khảo viết về sự kiện, có thể là hồi ký của một số cựu chiến binh (của cả ta
và đối phương), đặc biệt là hồi ký, hồi ức của các tướng lĩnh cao cấp, từng trực tiếp tham gia vào sự kiện đó, có thể là các văn kiện của Đảng, Bác Hồ như chỉ thị, Nghị quyết, thư từ… chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ; có thể là các tài liệu khác từ phía đối phương phản ánh về sự kiện này; đặc biệt để có cái nhìn toàn diện, cụ thể hơn về sự kiện, nhà sử học ngoài việc đi đến các bảo tàng xem các hiện vật liên quan, nếu có thể đi khảo sát chính địa bàn diễn ra sự kiển để chứng kiến các dấu vết, thu thập các dấu vết đồng thời cảm nhận được hơi thở trực tiếp
từ quá khứ nơi diễn ra trận đánh tạo sự thăng hoa trong sáng tạo khoa học… Chỉ khi chúng ta có đủ các thông tin từ sử liệu chúng ta mới có thể khôi phục lại được
sự kiện lịch sử lẫy lừng này Càng thu thập được nguồn sử liệu phong phú, đa dạng, càng cho phép chúng ta có nhiều thông tin hữu ích để dựng lại chiến thắng Điện Biên Phủ theo đúng những gì mà nó đã diễn ra
Trang 8Tóm lại: Nhận thức lịch sử phải bắt đầu từ sử liệu và thông qua sử liệu Sử liệu càn phong phú, đa dạng và bảo đảm độ xác thực của thông tin bao nhiêu, nhận thức lịch sử càng mang tính chân thực khách quan bấy nhiêu
Thứ hai, bản thân lịch sử, cũng như sự tồn tại của nguồn sử liệu là khách quan Nhờ có nguồn sử liệu, chúng ta có thể nhận thức được lịch sử để rồi từ quá trình nhận thức đó con người có thể đáp ứng những yêu cầu thực tiễn mà xã hộ đang đặt ra và trăn trở Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên nối liền giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Sử liệu không chỉ cung cấp cho chúng ta trong quá trình nhận thức, nghiên cứu những yếu tố, những điều kiện để khôi phục bức tranh chân thực của lịch sử, mà nó còn là cơ sở quan trọng để chúng ta đánh giá, so sánh giữa quá khứ với hiện tại, thông qua đó hiểu rõ các vấn đề của hiện tại, vận động thông tin từ quá khứ giải quyết các vấn đề mà hiện tại xã hội đặt ra đối với chúng ta Nhận thức các thông tin lịch sử từ quá khứ, hay nói cách khác là nghiên cứu lịch sử, mục đích chính là để tìm ra quy luật phát triển con đường đi lên của lịch sử xã hội, chỉ ra những quy luật đúng đắn hay sai lầm, hạn chế của hoạt động con người trong quá khứ, từ đó đúc rút những kinh nghiệm hữu ích cho mọi hoạt động thực tiễn ở cả hiện tại và tương lai với vai trò này, người ta thường ví "Lịch
sử là bó đuốc soi đường đưa ta đến tương lai Lịch sử là hành trang quý giá của chúng ta trong mỗi bước đường đi lên của lịch sử
Đối với Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế lịch sử luôn có một ý nghĩa rất lớn Nhờ những kinh nghiệm lịch sử quý giá (có cả thất bại và thành công) được kiểm nghiệm, minh chứng từ các thông tin sử liệu cụ thể hết sức đa dạng và phong phú, Đảng mới có thể đề ra được những chủ trương, đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn dẫn dắt sự nghiệp cách mạng đi đến thành công Ví dụ, khi chúng ta ký kết hiệp định Giơ - ne - vơ (1954)
về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và các nước Đông Dương, nhiều người cho rằng những điều khoản được ký kết của Hiệp nghị, chưa phản ánh đầy đủ thế, lực và những chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường Đó là một thực tế lịch sử, mà sau này, khi nhìn nhận lại Đảng ta đã thừa nhận và phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do lúc đó chúng ta chưa nắm bắt đầy đủ tình hình, chưa hiểu hết ý đồ của các bên tham gia hội nghị, cũng như chưa có kinh nghiệm để giữ vững độc lập, tự chủ trong đàm phán ngoại giao quốc tế Chính nhờ biết đúc rút bài học kinh nghiệm đó từ lịch sử mà Đảng ta sau này đã có chủ trương, đường lối đúng đắn đi tiến hành ký kết Hội nghị Pari, đuổi Mỹ khỏi Việt Nam, tạo điều kiện tiến lên lật đổ Nguỵ quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước chiến thắng trên bàn Hội nghị Pari nói riêng và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, là chiến thắng trọn vẹn, toàn diện Từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, còn
Trang 9có thể đưa ra rất nhiều những ví dụ sinh động làm rõ vai trò của lịch sử, của sử liệu đối với mọi quá trình phát triển đi lên của đất nước
Lịch sử mà trước hết là nguồn sử liệu phong phú và đa dạng (yếu tố để tạo dựng lại bức tranh khách quan, chân thực của lịch sử) luôn song hành với mỗi bước đi của dân tộc và thời đại với đầy đủ các thông tin hữu ích của nó
Thứ ba, nguồn sử liệu với tư cách là một phần của lịch sử luôn luôn khẳng định vai trò hữu ích của nó đối với tương lai Lịch sử không phải là sự chấm hết đối với một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng Bản thân nguồn sử liệu cũng không phải là sự phản ánh thuần tuý các sự kiện lịch sử và các quá trình lịch sử trong phạm vi quá khứ Nhận thức lịch sử thông qua các nguồn sử liệu luôn cho phép con người ta có thể phát hiện ra khả năng phát triển tiềm tàng của mọi sự vật và hiện tượng lịch sử bằng chính quá trình tìm ra các quy luật vận động và lô gíc phát triển nội tại của chúng Soi vào lịch sử, dựa vào các thông tin của mỗi nguồn
sử liệu cung cấp, chúng ta có thể dự báo được một sự vật, hiện tượng lịch sử sẽ vận động và phát triển như thế nào trong tương lai của nó Mỗi một yếu tố của qúa khứ lịch sử luôn chứa đựng trong đó những mầm mống của tương lai Thông qua lịch sử vừa là để nhận thức hết sự thật lịch sử, vừa hiểu được hiện tại, nhưng đồng thời cũng dự báo được tương lai của mọi quá trình phát triển
Khi chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xét tương quan lực lượng trên cơ sở đánh giá về ưu thế quân sự (vũ khí, khí tài…) lẫn tiềm năng kinh tế Mỹ hơn chúng ta gấp nhiều lần Trong những thời điểm khó khăn của cuộc chiến (Khởi điểm Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Mỹ tập trung không lực dội bom xuống Hà Nội với tuyên bố: "San phẳng Hà Nội, đưa Hà Nội về thời
kỳ đồ đá") đã từng có nhiều người không tin là ta có thể đánh thắng Mỹ Một số nước là bạn bè của ta cũng lo lắng cho ta và khuyên ta là nên có giải pháp thích hợp bằng con đường ngoại giao, để tránh nguy cơ tổn thất nặng nền Ở vào thời khắc gay go nhất của lịch sử Đảng và Bác Hồ vẫn khẳng định "Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhất định thắng lợi, đất nước nhất định sẽ thống nhất" Sở dĩ Đảng và Bác tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của dân tộc là bởi Đảng và Bác một mặt nhận thức rõ được truyền thống bất khuất, kiên cường, đánh giặc và thắng giặc của dân tộc ta trong cả ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước trước
đó, mặt khác tự tin vào khả năng lãnh đạo của chính bản thân mình Từ lịch sử với những minh chứng sinh động, chân lý của lịch sử đã được rút ra: Một dân tộc
dù nhỏ bé nhưng nếu biết đoàn kết, kiên quyết chiến đấu với kẻ thù bằng một đường lối đúng đắn và sáng tạo, dân tộc đó sẽ chiến thắng bất kỳ kẻ thù lớn mạnh nào Với niềm tin vào chân lý đó thực tế lịch sử đã cho thấy, cuối cùng chúng ta
đã chiến thắng đế quốc Mỹ
Trang 10Cũng chính nhờ nhận thức được tất cả những gì đã diễn ra trong bước đi thăng trầm của lịch sử xã hội loài người mà trong bối cảnh phức tạp hiện nay, khi
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, khi kẻ thù với lợi thế nhất thời đang tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam, thủ tiêu phần còn lại của chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân ta vẫn kiên trì với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời tin tưởng vào sự thành công của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cả trên phạm vi thế giới trong tương lai
Kết luận lại, sử liệu với tư cách tồn tại khách quan, phản ánh một phần còn lại của lịch sử đã diễn ra trong quá khứ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức lịch sử nói chung, đồng thời cũng là yếu tố tham gia vào mọi quá trình vận động và phát triển của thực tiễn xã hội loài người
Để phát huy hết chức năng và vai trò của nguồn sử liệu trong nhận thức lịch
sử nói chung và trong nghiên cứu khoa học lịch sử nói riêng, yêu cầu đặt ra đối với chúng ta là:
Trước hết phải quán triệt phương pháp luận Mác xít trong xem xét và nghiên cứu lịch sử Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức và luận giải các vấn đề lịch sử; nhận thức và nghiên cứu lịch sử, phải nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp chuyên ngành, kết hợp với phương pháp của các ngành khoa học khác nhằm trình bày, lý giải các sự kiện lịch sử, các quá trình lịch sử sâu sắc, khoa học
Để có một công trình nghiên cứu lịch sử có hàm lượng giá trị khoa học cao, phải bắt đầu từ việc nhận thức lịch sử một cách khách quan, chân thực, muốn vậy cần phải nắm và hiểu rõ lý thuyết về nguồn, trên cơ sở đó tiến hành các bước sử
lý sử liệu khoa học, phù hợp với quá trình nghiên cứu Bất kỳ một nhà nghiên cứu nào, sau khi xác định vấn đề và phạm vi nghiên cứu, cũng phải thu thập thông tin từ việc khai thác nguồn sử liệu đồng thời với việc kiểm định tính xác thực và độ tin cậy của thông tin sử liệu Phân loại sử liệu, đọc sử liệu (Phá mã)
và phê phán sử chính là các bước bắt buộc của công đoạn sử lý sử liệu trong quá trình nghiên cứu Mỗi một khâu trong công đoạn sử lý sử liệu người nghiên cứu phải tuân thủ theo từng nguyên tắc cụ thể nhất định Ví dụ, trong khâu phân loại
sử liệu, thường người ta vẫn phân sử liệu theo 3 cách Phân loại theo đặc trưng và cách tiếp cận (Có sử liệu thành văn, không thành văn), phân loại theo đặc trưng từng loại hình (Có sử liệu vật thực, sử liệu chữ viết, sử liệu truyền miệng, sử liệu ngôn ngữ học, sử liệu dân tộc học, sử liệu phim ảnh ghi âm), phân loại theo đặc trưng phản ánh (sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp); trong khâu phát hiện và đọc
sử liệu, một mặt vừa phải nắm được cách phát hiện nguồn trên cơ sở dựa theo vấn đề hay dựa theo thời gian nghiên cứu, mặt khác phải nắm vững những điều