1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận triết học triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế

17 3,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 140 KB

Nội dung

Phương pháp nhận thức thế giới của triết học...7 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KINH TẾ...8 2.1.. Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI :

TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và Tên : Mai Thị Hằng

Mã học viên : CH260491

Lớp : CH26P – Cuối tuần

GVHD : TS Lê Ngọc Thông

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC 5

1.1 Triết học là gì? 5

1.2 Vấn đề cơ bản của triết học 5

1.3 Phương pháp nhận thức thế giới của triết học 7

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KINH TẾ 8

2.1 Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế; 8

2.2 Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo 10 2.3 Triết học khoa học - cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế 12

2.4 Triết học khoa học - cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hoá kinh doanh đúng đắn; trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển 14

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Một thời đại công nghệ mới cách mạng 4.0 đã và đang bùng nổ, là cơ hội để thay đổi

bộ mặt các nền kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học, giáo dục,… nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường Ở bất kể lĩnh vực nào, muốn đồng hành cùng sự phát triển buộc phải có những chiến lược, hướng đi đúng đăn phù hợp để thích nghi với nó, sự đi ngược với sự phát triển và tiến bộ chính là kết cục cho sự tụt hậu hoặc bì đào thải khỏi thị trường đầy cam go và thách thức Vậy, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin Do đó việc nghiên cứu những vấn đề

về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể Vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng

Vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và sự phát triển của khoa học kinh tế nói riêng hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970 Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính xác, …”

Triết học tác động vào KHKT trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học Trong những điều kiện ngày nay, khi KHKT đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng Con đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của

Trang 4

khoa học cũng chính là ở đây Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể nói chung hay KHKT nói riêng Vì thời gian nghiên cứu không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn của triết học đối với khoa học kinh tế

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Tiếu luận gồm 2 chương:

Chương 1: Các lý luận cơ bản về Triết học.

Chương 2: Vai trò của Triết học đối với sự phát triển của Khoa học kinh tế.

Trang 5

CHƯƠNG 1 CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC.

1.1 Triết học là gì?

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan

hệ kinh tế của xã hội quy định Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tố:

+ Yếu tố nhận thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người; + Yếu tố nhận định – đánh giá về mặt đạo lý

Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) và trong thời kỳ chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến (phương Đông), gắn liền với sự phân công lao động xã hội – tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay (sau lần phân công lao động thứ 2)

Để có khái niệm triết học ta xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, con người cần tìm hiểu thế giới để có tri thức Tri thức cụ thể sẽ hình thành nên khoa học cụ thế Những tri thức chung nếu bao trùm cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy thì được gọi là tri thức triết học Tri thức triết học được liên kết lại theo cách thức tương ứng sẽ tạo nên triết học Do đó:

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất của con người

về thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy) Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, và vai trò của con người trong thế giới quan.

1.2 Vấn đề cơ bản của triết học.

Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là

cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có

sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ

Trang 6

nhất, cái nào là tính thứ hai Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau:

Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp thành chủ nghĩa duy vật Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium…)

+ Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay

không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồn

tại hay không?) Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức tồn tại 2 hướng giải đáp:

 Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới

 Thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết): là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưu hoài nghi luận Theo thuyết này, con người không thể hiểu được thế giới hay ít ra là không thể nhận thức được bản chất của nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnh

về đối tượng do giác quan con người mang lại không bảo đảm tính chân thực, từ đó họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó

Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới Song,

do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người

Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy Một số nhà triết học duy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người

Trang 7

Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được thể hiện trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệm chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hoặc là không nhất quán

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử phát triển của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học Hai mặt vấn đề cơ bản của triết học này tác động qua lại lẫn nhau

1.3 Phương pháp nhận thức thế giới của triết học.

Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới Triết học Mác dựa vào những thành quả của các khoa học cụ thể, nhưng nó không lấy phương pháp của các ngành khoa học cụ thể để làm phương pháp của mình Phương pháp nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất của triết học là phương pháp biện chứng duy vật Phương pháp biện chứng duy vật đối lập với phương pháp siêu hình

Phương pháp biện chứng và siêu hình xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong sự liên hệ, tác động qua lại, vận động và phát triển Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong tách rời, không vận động và không phát triển Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng

và phương pháp siêu hình cũng là một nội dung cơ bản của lịch sử triết học

Phương pháp biện chứng duy vật xuất hiện từ thời kỳ cổ đại (Biện chứng duy vật thô

sơ, mộc mạc tự phát) Chỉ đến khi triết học Mác ra đời, phương pháp này mời thực sự trở thành phương pháp triết học khoa học Phương pháp này giúp cho con người khả năng nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy và giúp con người đạt được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn

Trang 8

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KINH

TẾ.

Sự phát triển của nền kinh tế không bao giờ là một đường thẳng, đó là sự phát triển theo các giai đoạn khác nhau cùng các biến đổi không giống nhau Tuy nhiên, sự phát triển của nó cũng xuất phát từ việc nghiên cứu, định hướng và mục tiêu chiến lược mà các nhà kinh tế học đưa ra cơ sử dựa trên việc nghiên cứu về vai trò của triết học đối với sự phát triển của Khoa học Kinh tế Bài luận sẽ tiếp cận sự phát triển trong mối quan hệ của nó với Khoa học kinh tế theo 4 khía cạnh dưới đây:

1) Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế;

2) Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo, đúng đắn các quy luật kinh tế;

3) Triết học khoa học với tư cách cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế;

4) Triết học khoa học với tư cách cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hóa kinh doanh đúng đắn để trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

2.1 Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế.

Sự phát triển phụ thuộc vào định hướng đúng đắn và rất nhỏ cơ hội may mắn Tuy nhiên nói về tư duy kinh tế, muốn đúng đắn phải dựa trên một thế giới quan triết học khoa học Kinh tế được triết học Mác - Lênin nghiên cứu dưới góc độ lịch sử - cụ thể, tức là dưới những phương thức sản xuất lịch sử - cụ thể Với hai đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ của con người với tự nhiên và quan hệ của của con người với nhau trong xã hội

- Quan hệ của con người với tự nhiên được hiểu thông qua lực lượng sản xuất

- Quan hệ của con người với nhau trong xã hội được hiểu thông qua quan hệ sản xuất Như chúng ta đã biết, phương thức sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là

Trang 9

hình thức xã hội của nó Như vậy, theo triết học Mác - Lênin, muốn phát triển một phương thức sản xuất thì trước hết phải tập trung vào phát triển lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định Từ đây cho thấy, để phát triển kinh tế, trước hết phải tập trung vào phát triển nhân tố người lao động và sau đó là công cụ lao động

Do vậy, muốn phát triển kinh tế phải có được những chính sách phù hợp để giải phóng người lao động nhằm giải phóng sức sản xuất Đồng thời, phải đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm lao động cho họ Không những thế mà còn phải có được những chính sách khích lệ sự hăng say, tính tích cực, lòng nhiệt tình, sự cần cù, chịu khó, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và biết phát huy có hiệu quả công cụ lao động hiện

có của người lao động Nghĩa là phải tạo được sự kết hợp tối ưu giữa người lao động có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động với công cụ lao động Chỉ có như vậy mới có thể phát huy tối đa vai trò của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế Đồng thời phải có chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ hợp lý

Phát triển giáo dục - đào tạo là trực tiếp bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người, là đào tạo người lao động, là trực tiếp góp phần phát triển lực lượng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tính khoa học của quá trình quản lý sản xuất; trên cơ sở đó, góp phần phát triển kinh tế Phát triển khoa học, công nghệ là trực tiếp góp phần phát triển công cụ lao động, cải tiến, nâng cao, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất,v.v góp phần phát triển tư liệu sản xuất, như tạo ra các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu mới, nhân tạo không có sẵn trong tự nhiên cho sản xuất Trên cơ sở đó góp phần làm cho tri thức khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Rõ ràng là, triết học không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng triết học khoa học, đúng đắn sẽ cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học cho cho sự phát triển tư duy

về kinh tế một cách đúng đắn, khoa học; trên cơ sở đó góp phần phát triển lực lượng sản xuất nói riêng, kinh tế nói chung Để những điều trên hậu thuẫn tốt cho sự phát triển kinh tế trên thực tế còn đòi hỏi phải biết tổ chức, quản lý sản xuất một cách hợp lý; giải quyết tốt mối quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm được sản xuất ra

Trang 10

Đương nhiên, cơ sở lý luận, phương pháp luận triết học đúng đắn còn phải được nhận thức đúng và vận dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế sáng tạo, phù hợp thực tiễn thì mới mang lại hiệu quả thiết thực

2.2 Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo.

Vai trò của triết học Mác - Lênin là ở chỗ, nó trang bị cho chúng ta phương pháp tư duy biện chứng duy vật - công cụ quan trọng để giúp nhận thức và vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế Để giúp con người nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế một cách khách quan, khoa học hơn Nhờ phương pháp tư duy biện chứng duy vật mà chúng ta hiểu được rằng, các quy luật kinh tế cũng giống như các quy luật khác, chẳng hạn quy luật của tự nhiên là ở tính khách quan của chúng Nghĩa là các quy luật kinh tế tồn tại, vận động, phát triển một cách khách quan, tuân theo những quy luật vốn có của nó, không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của con người Nhưng, khác với các quy luật tự nhiên, các quy luật kinh tế còn mang tính xã hội Chúng chỉ tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở các hoạt động kinh tế của con người Do đó, con người không thể "sáng tạo" ra các quy luật kinh tế cũng như tuỳ tiện xoá bỏ chúng

Nhờ phương pháp tư duy biện chứng duy vật cho phép chúng ta cắt nghĩa sự phát triển của phương thức sản xuất là do những mâu thuẫn bên trong phương thức sản xuất ấy quy định Đặc biệt là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mâu thuẫn này được giải quyết sẽ thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển tiến bộ hơn Sự phát triển từ phương thức sản xuất này lên phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn là quá trình lịch sử - tự nhiên Đặc trưng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi, phát triển và bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện tồn Khi lực l ượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện tồn thì quan hệ sản xuất hiện tồn này sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và kinh tế nói chung Nghĩa là quan

hệ sản xuất hiện tồn không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đó nữa Phương pháp tư duy biện chứng duy vật cũng chỉ ra rằng, theo quy luật kinh tế khách quan, quan hệ sản xuất luôn phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, nó sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, nghĩa là kìm

Ngày đăng: 02/01/2018, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w