1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận triết chủ đề triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế

13 887 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 70,95 KB

Nội dung

Dù ở phương Đông hay phương Tây, người ta đều quan niệm triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, nắm bắt được chân lý, hiểu được bản chất của sự vật, hiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

LỚP CAO HỌC CH26P

-000 -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

KHOA HỌC KINH TẾ

Giảng viên : TS Lê Ngọc Thông Lớp :CH26P

Họ và tên : Nguyễn Thị Yên

Hà Nội , tháng 12 năm 2017

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học cũng như khoa học kinh tế không phải là vấn đề mới Trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, mối quan hệ ấy đã trở thành một trong những “vấn đề triết học” được bàn luận sâu rộng với nhiều quan điểm khác nhau

Triết học có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của khoa học Và với mỗi giai đoạn phát triển của khoa học thì triết học cũng có một bước phát triển Như vậy triết học và khoa học được hiểu như một hay hai lĩnh vực khác nhau, chúng ảnh hưởng đến sự tồn tại

và phát triển của nhau ra sao? Giữa triết học và khoa học kinh tê có quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết phải làm rõ vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế

Theo đó, bài viết gồm ba phần chính: phần một trình bày nguồn gốc, nội dung và những quan điểm về triết học Phần hai trình bày những quan niệm về khoa học và khoa học kinh tế Phần ba phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học, đặc biệt là khoa học kinh tế

Trang 3

I Triết học

1 Khái niệm triết học

Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên và

đã đạt được thành tựu rực rỡ trong các nền triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại

Dù ở phương Đông hay phương Tây, người ta đều quan niệm triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, nắm bắt được chân lý, hiểu được bản chất của

sự vật, hiện tượng Thời gian xuất hiện và cách thức sử dụng thuật ngữ triết học ở phương Đông và phương Tây tuy có khác nhau, song ý nghĩa, mục đích và cách thức thể hiện cơ bản là giống nhau, thống nhất, đều chỉ hoạt động tinh thần, thể hiện khả năng nhận thức, cách thức, phương pháp đánh giá của con người Nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, có trình độ khái quát hóa và tư duy trừu tượng cao

2 Nguồn gốc của triết học

Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội

- Về nguồn gốc nhận thức:

Triết học như là hệ thống những tri thức chung nhất của con người về tự nhiên, xã hội

và tư duy, chỉ ra đời khi nhận thức của con người đạt tới một giới hạn nhất định Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Awngghen, lịch sử loài người bắt đầu từ đâu thì tư duy con người bắt đầu từ đấy Song, với tư cách là tri thức lý luận chung nhất, triết học đồng thời xuất hiện ở cả Phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước Công Nguyên, khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, trong xã hội đã hình thành chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; đã có giai cấp và nhà nước Hệ quả tất yếu của các yếu tố nêu trên là lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay, tầng lớp trí thức ra đời Họ có điều kiện nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm thành học thuyết, lý luận Vào thời kỳ này, triết gia đã xuất hiện và triết học được hình thành Có thể kể đến một số

Trang 4

người đã sáng tạo ra các học thuyết, lý luận triết học như: Thales ở Hy Lạp, Khổng Tử ở Trung Quốc, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ … Nói cách khác, triết học chỉ ra đời khi con người đã đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết lý luận

- Về nguồn gốc xã hội:

Sự ra đời của triết học gắn liền với nguồn gốc xã hội, tức là sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên của nhân loại Triết học xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp, khi có sự xuất hiện đội ngũ trí thức Tuy vậy, với quan điểm lịch sử

cụ thể, nguồn gốc xã hội của triết học Việt Nam lại có những nét đặc thù của nó Quá trình ra đời của triết học Việt Nam không gắn liền với sự xuất hiện của giai cấp và đấu tranh giai cấp ở trong nước một cách rõ nét, mà chủ yếu là gắn liền với công cuộc chống giặc ngoại xâm để giành lại và giữ vững độc lập dân tộc Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Sự phân chia thành hai nguồn gốc như trên chỉ có tính chất tương đối

3 Đối tượng của triết học

Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạn lịch

sử Khi mới ra đời, triết học thời cổ đại ở phương Tây được gọi là “triết học tự nhiên”, bao hàm trong nó toàn bộ tri thức của nhân loại Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này cho rằng triết học là “khoa học của mọi khoa học” Thời kỳ này, triết học đã đạt được những thành tựu đáng kể Hệ thống các quan điểm triết học đã ra đời và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học các thời đại sau đó, thậm chí ảnh hưởng đến cả sự phát triển của Toán học, Vật lý học, Hóa học, Thiên văn học, và các ngành khoa học xã hội và nhân văn như Đạo đức học, Mỹ học …

4 Vấn đề cơ bản của triết học

Tất cả các hiện tượng trong vũ trụ chỉ có thể hoặc là hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức chúng ta Mặc dù các học thuyết triết học đã đề ra các quan niệm khác nhau về thế giới nhưng câu hỏi đặt ra

Trang 5

cần trả lời là: Thế giới tồn tại bên ngoài đầu óc con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong đầu óc con người Tư duy của con người có khả năng hiểu biết tồn tại thực của thế giới hay không

Bản thể luận nhằm trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức, cái nào tính có trước, cái nào tính có sau (duy vật hay duy tâm) Đó là tiền đề tư duy của triết học Duy vật hay duy tâm là quan điểm tiến hành trong các điều kiện cụ thể

Nội dung nhận thức luận: giữa tri thức và đối tượng được phản ánh có phù hợp với nhau hay không Từ đó hình thành nên trường phải khả tri hay bất khả tri

Về mặt lịch sử, phương pháp biện chứng xuất hiện trước, gồm có biện chứng chủ quan hay biện chứng khách quan, phép biện chứng duy tâm hay phép biện chứng duy vật Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức dựa trên lý luận phép biện chứng với các nguyên tắc cơ bản nghiên cứu thế giới trong mối liên hệ vận động, nghiên cứu thế giới trong xu hướng phát triển, tìm nguyên nhân bên trong sự vật hiện tượng

Phương pháp siêu hình là phương pháp triết học thực hiện các nguyên tắc đối lập với phương pháp biện chứng

Biện chứng hay siêu hình đều là những phương pháp nhận thức của nhân loại, được thực hiện trong các nhận thức cụ thể

5 Chức năng của triết học

Cũng như mọi khoa học, triết học cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng khác nhau Trong đó, hai chức năng chính là phương pháp thế giới quan và phương pháp luận

- Phương pháp thế giới quan

Phương pháp thế giới quan là thành phần chính của nhân cách con người: nhận thức, giải thích thế giới về cái vốn có của thế giới như nguồn gốc, bản chất tạo nên bản thể luận Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới

Trang 6

quan phát triển như quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực Nó giúp cho con người có cơ

sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động Từ đó, nó giúp con người xác định thái

độ và cả cách thức hoạt động của mình Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định

- Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận và hệ thống về những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát , những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp

Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một ngành khoa học nào Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành 3 cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động sáng tạo trong công tác Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và

dễ bị vấp váp, thất bại Trau dồi phương pháp luận duy vật biện chứng giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy, máy móc siêu hình gây ra

Trang 7

II Khoa học kinh tế

1 Định nghĩa về khoa học và khoa học kinh tế

Có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học:

Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của vật chất, hiện tượng và vận dụng những quy luật ấy để sáng tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng

Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác

Vậy khoa học: là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá, phát minh ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và về xã hội, tăng lượng tri thức hiểu biết của con người Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần cái cũ, không còn phù hợp

Khoa học kinh tế (hay kinh tế học) là khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ Khoa học kinh tế là quá trình nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm của nó Từ đó giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và các tác nhân kinh tế tương tác với nhau Khoa học kinh

tế gồm tập hợp các ngành khoa học, được chia thành hai nhóm: kinh tế học lý luận và kinh tế học ứng dụng

Kinh tế học lý luận là phần quan trọng nhất của khoa học kinh tế, tạo ra cơ sở lý luận

để phát triển kinh tế học ứng dụng Bằng các cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu muốn đưa ra các học thuyết hợp lý nhằm làm sáng tỏ bức trang hoạt động kinh tế của xã hội, sử dụng học thuyết để làm công cụ phân tích và dự đoán những xu hướng kinh tế Các lý thuyết kinh tế được xây dựng từ các phạm trù của kinh tế như: Giá trị, lao động, trao đổi, tiền tệ, tư bản,… Trong đó phạm trù kinh tế đóng vai trò như những công cụ

Trang 8

nhận thức riêng biệt Các quá trình kinh tế được xem là cơ bản và là đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế dựa trên sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa Tuy vậy, nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình đã vượt qua khuôn khổ của các phạm trù được lập từ trước, làm thay đổi tính lý giải và khả năng phân tích của nhiều học thuyết Mặt khác, các học thuyết riêng biệt cũng chỉ làm sáng tỏ phần nào đời sống kinh tế mà thôi

2 Lịch sử khoa học kinh tế và các trường phái kinh tế

- Các trường phải kinh tế học sơ khai

Các trường phải kinh tế học cổ đại xuất hiện rất sớm từ thời các nền dân chủ Lưỡng

Hà, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư và Ả Rập Nhiều học giả nổi tiếng được xem là người khởi đầu cho giai đoạn hậu triết học kinh viện vào khoảng thời gian từ thế

kỷ 14 đến thế kỷ 17, được đánh giá là đã tiến gần tới chỗ kinh tế học trở thành một khoa học thật sự, khi đã đề cập đến tiền tệ, lãi suất, thuyết giá trị trên quan điểm quy luật tự nhiên

Lý thuyết kinh tế là môn khoa học từ khi nó trở thành một hệ thống kiến thức về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, có khả năng phản ánh và điều hành sự phát triển kinh

tế xã hội Những tư tưởng kinh tế đã bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ 17-18, giai đoạn hình thành chủ nghĩa tư bản Có hai nhóm học giả là những nhà trọng thương và những người trọng nông, đã có những ảnh hưởng trực tiếp hơn đến những bước phát triển về sau này của kinh tế học Cả 2 nhóm này đều liên quan đến sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ nội địa và chủ nghĩa tư bản hiện đại Khoa học kinh tế đầu tiên phát triển từ kinh tế chính trị, tuy cuối thế kỷ 19 ở phương Tây thuật ngữ kinh tế chính trị đã được thay bằng thuật ngữ kinh tế học Với sự xuất hiện nhiều học thuyết kinh tế tách các quan hệ chính trị - xã hội

ra khỏi đối tượng nghiên cứu, đề xuất những phương pháp mới không liên quan đến thuyết giá trị về lao động hay quyền lợi giai cấp Chủ nghĩa trọng thương là một học thuyết kinh tế nở rộ vào thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 trong các cuộc đàm đạo chính sự, giữa những thương gia và chính khách Theo chủ nghĩa này thì của cải của quốc gia nên phụ thuộc vào vàng và bạc Các quốc gia không có sẵn mỏ vàng hay bạc vẫn có thể sở hữu vàng, bạc thông qua thương mại bằng cách bán hàng hóa ra nước ngoài và hạn

Trang 9

chế nhập khẩu hàng hóa trừ vàng và bạc Học thuyết kêu gọi nên nhập khẩu nguyên liệu thô về để chế biến và xuất khẩu lại ra nước ngoài, chính phủ nên đánh thuế vào hàng hóa

đã chế tạo nhập khẩu từ nước ngoài cũng như cấm chế tạo hàng hóa ở các thuộc địa Chủ nghĩa trọng nông, một nhóm các học giả và các nhà lý luận người Pháp vào thế

kỷ 18, đã phát triển một quan điểm xem nền kinh tế như một vòng luân chuyển của thu nhập và đầu ra Họ cho rằng lĩnh vực quan trọng của kinh tế là sản xuất chứ không phải thương mại Người đứng đầu khuynh hướng này là Francois Quesnay Trong Biều đồ kinh tế của mình ông phân tích quá trình tái sản xuất xã hội và phân phối sản phẩm xã hội giữa 3 thành phần giai cấp: người sản xuất, chủ đất và người phi sản xuất Như vậy, trường phái cổ điển đã chuyển hướng nghiên cứu từ lĩnh vực thương mại sang lĩnh vực sản xuất va tái sản xuất, xây dựng nền móng cho thuyết giá trị về lao động Các nhà kinh

tế cổ điển đánh giá phát triển xã hội bằng sự kết hợp hai phương diện kinh tế và xã hội Những nhà trọng nền móng cho thuyết giá trị về lao động Các nhà kinh tế cổ điển đánh giá phát triển xã hội bằng sự kết hợp hai phương diện kinh tế và xã hội Những nhà trọng nông tin rằng chỉ có sản xuất nông nghiệp mới có thể tạo ra thặng dư rõ rệt so với chi phí,

vì thế, nông nghiệp là nền tảng của của cải Họ phản đối chính sách của những nhà trọng thương đã khuếch trương chế tạo và thương mại bằng cách bòn rút từ nông nghiệp, trong

đó có thuế quan nhập khẩu Những nhà trọng nông ủng hộ việc từ bỏ thuế đánh trên chi phí theo đơn vị hành chính sang sử dụng một loại thuế duy nhất đánh trên thu nhập của chủ đất Những sự thay đổi quan điểm về thuế bất động sản vẫn còn xuất hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế học sau này, với các quan điểm về doanh thu thuế đạt được từ những nguồn không gây méo mó thị trường Các nhà trọng nông nói chung là một phía đối chọi với làn sóng của chủ nghĩa trọng thương với những quy tắc thương mại kêu gọi

sự can thiệp tối thiểu của chính phủ vào thị trường

- Kinh tế học cổ điển

Phát triển thật sự của kinh tế học bắt đầu từ trường phái cổ điển với một loạt các công trình khoa học như “luận bàn về thuế”, “Biểu đồ kinh tế”, “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các quốc gia” …

Trang 10

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, từ trường phái cổ điển xuất hiện nhiều khuynh hướng khác, trong số đó có kinh tế học tân cổ điển và kinh tế chính trị Mác Lênin Các nhà kinh

tế tân cổ điển nghiên cứu các quá trình kinh tế cụ thể, hành vi các chủ thể kinh tế, cơ chế thị trường tự do Theo họ nhà nước chỉ giữ vững các điều kiện để phát triển thị trường và cạnh tranh, nhưng không can thiệp vào hoạt động kinh tế

- Kinh tế học Mác-xít

Kinh tế chính trị Mác Lênin được trình bày trong một số tác phẩm như: “Tư bản”, “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Trên cơ sở phân tích sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn lịch sử của nó Mác đã phát triển và củng cố thuyết giá trị về lao động và xây dựng thuyết giá trị thặng dư, thuyết tích lũy và chuyển động tư bản, chỉ ra cơ chế vận động và mâu thuẫn trong xã hội tư sản

- Trường phái Keynesian

Trường phái Keynesian xuất hiện trong thập niên 30 của thế kỷ 20 do nhà kinh tế lỗi lạc John Keynes sáng lập như một khuynh hướng độc lập với trường phái tân cổ điển Tác phẩm “Lý thuyết cơ bản về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của Keynes đưa ra những phương pháp điều chỉnh kinh tế từ phía nhà nước nhằm giảm mức thất nghiệp, dùng các công cụ tài chính để làm tăng hiệu quả lượng cầu hàng hóa, tăng tỷ lệ tiêu dùng

Vào nửa đầu thập niên 50 thế kỷ 20 trường phái Tân Keynes tiếp nhận những quan điểm cơ bản của Keynes và hình thành lý thuyết tốc độ và yếu tố tăng trưởng, xây dựng

mô hình tăng trưởng kinh tế Những công trình nghiên cứu của một số nhà kinh tế thời kỳ này tập trung vào vấn đề kết hợp hiệu quả các yếu tố, làm sao trong điều kiện cạnh tranh

tự do có thể tăng lượng sản xuất và giảm tối thiểu chi phí lao động và vốn

Trường phái tân cổ điển với học thuyết tự do kinh doanh còn phục hưng trở lại thập niên 70-80 với chủ nghĩa tiền tệ Họ cho rằng tiền tệ và lưu thông tiền tệ là công cụ hiệu quả của điều chỉnh và tự điều chỉnh thị trường, có khả năng đảm bảo ổn định và phát triển phi hủng hoảng kinh tế

Ngày đăng: 02/01/2018, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w