Những hoạt động của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm tham ô tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội phạm tham ô tài sản từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 36)

Thứ nhất, khởi tố vụ án hình sự: Khi đủ căn cứ xác định có hành vi phạm

quyền khởi tố vụ án hình sự; đồng thời, VKSND bắt đầu tiến hành các hoạt động THQCT để chứng minh tội phạm tội phạm và bảo đảm việc khởi tố vụ án hình sự có căn cứ, đúng pháp luật, khơng oan sai. Nếu trường hợp có đủ căn cứ khởi tố vụ án mà CQĐT có thẩm quyền khơng khởi tố, VKS có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển cho CQĐT tiến hành điều tra. Bên cạnh việc KTVAHS, Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ không được khởi tố vụ án. Theo đó VKS sẽ ra quyết định khơng KTVAHS khi: Khơng có sự việc phạm tội; Hành vi khơng cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại khơng u cầu khởi tố.

Vai trị của VKS trong việc KTVAHS là quan trọng; các quyết định KTVAHS của CQĐT có thẩm quyền chỉ hợp pháp và có hiệu lực khi có quan điểm thống nhất của VKS. Bởi nếu quyết định KTVAHS của CQĐT khơng có căn cứ, VKS có quyền hủy bỏ quyết định đó theo quy định. Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của q trình tố tụng, có ý nghĩa quyết định đến việc có hay khơng có vụ án tham ơ tài sản, làm cơ sở cho hoạt động tiếp theo của quá trình tố tụng. Đây là giai đoạn thể hiện vai trị, vị trí, chức năng của VKSND trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 112, Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thứ hai, khởi tố bị can: Khi có căn cứ xác định người thực hiện hành vi có

dấu hiệu phạm tội thì CQĐT có thẩm quyền tiến hành KTBC. VKS tiến hành phê chuẩn quyết định KTBC hoặc nếu thấy khơng có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đó. VKS chỉ ra quyết định KTBC khi phát hiện có người đã thực hiện

hành vi phạm tội, Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.

Ngay từ ban đầu, VKSND phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong việc xem xét phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh tạm giam, căn cứ khởi tố vụ án hình sự, căn cứ khởi tố bị can. Thực tiễn các hành vi tham ô tài sản được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử là hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước trong đó chủ thể đã cố ý thực hiện hành vi làm trái nguyên tắc tài chính, quyết định hoạt động kinh tế của đơn vị thông qua việc ký và thực hiện các hợp dồng kinh tế, thương mại; do vậy, để xác định chính xác phương thức, thủ đoạn phạm tội ngồi các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 353 của Bộ luật hình sự, cần đối chiếu để chọn lựa các đạo luật cơ bản đã ban hành để chỉ dẫn yếu tố “lỗi” có tính chất thực hiện một cách “cố ý” nhằm để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức thông qua chức vụ, quyền hạn của mình được giao quản lý tài sản. Ngoài các vấn đề về chủ thể, khách thể để chứng minh xác định hành vi tham ô tài sản cần điều tra làm rõ: Xác định người thực hiện hành vi phạm tội tham ô tài sản; Thu thập chứng cứ để chứng minh thời điểm người phạm tội hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản; Kiểm sát viên trong quá trình được phân công thực hành quyền công tố cần xây dựng, đề ra nội dung yêu cầu điều tra vụ án, yêu cầu định giá tài sản, giám định tài chính để xác định thiệt hại và chú trọng các biện pháp thu hồi tài sản tham ô.

- Xác định rõ yếu tố “chức vụ, quyền hạn” của người có dấu hiệu sai phạm đã có hành vi chỉ đạo, quyết định làm trái nguyên tắc tài chính, nguyên tắc quản lý kinh tế cụ thể gì? Hậu quả của việc làm trái đó đã gây thiệt hại chi tài sản của Nhà nước, tổ chức hay chưa. Có hay khơng có yếu tố chiếm hưởng cá nhân tài sản.

-Đối với loại hình doanh nghiệp có phần góp vốn của Nhà nước cần xem xét kỹ yếu tố “Nhà nước” trong doanh nghiệp đó được thể hiện tại Giấy đăng ký kinh doanh; thời điểmcó dấu hiệu sai phạm thì Nhà nước chiếm giữ vốn điều

lệ bao nhiêu và nội dung sai phạm đó liên quan đến người có “chức vụ, quyền hạn” cụ thể như thế nào; trách nhiệm sai phạm thuộc về chủ thể nào trong doanh nghiệp; cần thiết phải yêu cầu trưng cầu giám định tài chính để có căn cứ pháp lý xác định khách thể bị xâm hại để xem xét khởi tố điều tra.

Thứ ba, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định KTVAHS, KTBC: Khi vụ án đang được điều tra nếu phát hiện người phạm tội chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự. VKS yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTVA, KTBC nếu trong quá trình điều tra hoặc khi đã kết thúc điều tra có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội; hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã khởi tố hoặc cịn có tội phạm khác; có căn cứ xác định cịn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án. Nếu CQĐT khơng thực hiện thì VKS trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTVAHS, KTBC theo Điều 156 và 180 BLTTHS năm 2015 và Điều 12, Điều 14 Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố (ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của VKSND tối cao) và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thứ tư, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội hoặc trực tiếp tiến hành điều tra khi cần thiết: Để đảm bảo THQCT có hiệu quả, pháp luật quy định VKS có quyền đề

ra yêu cầu điều tra. Đó là những yêu cầu về vấn đề cần điều tra làm rõ, tài liệu chứng cứ cần thu thập, được hiểu là mệnh lệnh của cơ quan công tố đối với CQĐT. Ngay sau khi vụ án được khởi tố, VKS phải đề ra yêu cầu điều tra cho CQĐT để xác định chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can hay mở rộng điều tra vụ án. CQĐT có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này.

Thứ năm, Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn:

Thực hiện chức năng THQCT, VKSND có trách nhiệm bảo đảm việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn như tạm giam, tạm giữ, bão lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. VKS kịp thời ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong trường hợp khi thấy không cần thiết. Pháp luật quy định cho CQĐT có quyền ra các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác phục vụ cho việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, ngăn chặn người phạm tội tiếp tục phạm tội, tiêu hủy chứng cứ. Nhưng đối với các biện pháp ngăn chặn trực tiếp làm hạn chế quyền tự do của công dân như bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam phải được VKS phê chuẩn. Nếu VKS thấy khơng có căn cứ hợp pháp và khơng phê chuẩn thì các biện pháp ngăn chặn đó bị hủy bỏ, người bị hạn chế quyền tự do phải được trả tự do ngay. Những quy định trên nhằm nâng cao trách nhiệm của VKS trong việc bảo đảm quyền tự do của công dân, đồng thời bảo đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng THQCT trong giai đoạn điều tra của mình...

Như vậy nội dung THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án tham ô tài sản theo quy định tại Điều 165 BLTTHS xuyên suốt từ khi khởi tố vụ án đến khi cơ quan điều tra có thẩm quyền ban hành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị can hoặc đình chỉ vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Xuất phát từ những nhận thức chung trong chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố các vụ án tham ô tài sản trong giai đoạn điều tra; cũng như thực tiễn hoạt động THQCT đối với loại tội phạm tham ô tài sản trong thời gian qua, nhận thấy hoạt động này có một số hoạt động sau:

- Trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can: Kiểm sát viên khi được phân công THQCT vụ án tham ô tài sản luôn chủ động giám sát hoạt động điều tra ngay từ khi giải quyết nguồn tin về tội

phạm; nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra chuyển sang đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn. Đặc trưng của tội phạm tham ô tài sản là người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong thực thi cơng vụ, nhiệm vụ để làm trái pháp luật vì vụ lợi, nhằm chiếm đoạt tài sản mình được giao quản lý. Thực tiễn, mặt trái của nền kinh tế thị trường phát triển cũng làm gia tăng việc phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo và mức chi tiêu giữa các vùng, miền có chênh lệch rất lớn, trong khi đó các chính sách phát triển và quản lý kinh tế-xã hội, chế độ lương và phụ cấp còn thấp nên đã tác động rất lớn đến tư tưởng, đời sống của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Một số người có chức vụ, quyền hạn có lối sống tiêu cực, vì nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cá nhân mà thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng để thu lợi, vụ lợi. Tội phạm tham nhũng khơng chỉ xảy ra ở những địa phương có nền kinh tế phát triển, tỉ lệ đô thị hố cao mà cịn xảy ra nhiều ở các địa phương kinh tế kém phát triển. Đối tượng phạm tội đa số là Đảng viên, có học vấn cao, nhiều đối tượng có trình độ đại học, trên đại học, có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, hồn cảnh, điều kiện kinh tế giàu có, có quan hệ xã hội rộng rãi. Đây là một trong những loại tội phạm khó phát hiện, việc điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để khởi tố, truy tố, xét xử gặp nhiều khó khăn. Tội phạm tham nhũng khó được phát hiện và xử lý qua việc kiểm tra, thanh tra mà thường được phát hiện, xử lý khi các đối tượng phạm tội có mâu thuẫn nội bộ. Các tội phạm về tham nhũng nhất là tội tham ô tài sản xảy ra trong các ngành, các lĩnh vực, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể, nhiệm vụ, chức trách, tuỳ thuộc từng địa phương mà có phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Thủ đoạn thực hiện hành vi tham nhũng rất đa dạng, phức tạp, tinh vi, khơn khéo, có sự bàn bạc, móc lối giữa nhiều đối tượng có liên quan trong hoạt động cơng vụ. Các đối tượng phạm tội về tham nhũng thường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong cơng

tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế cũng như sự khơng đồng bộ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự buông lỏng trong công tác thanh tra, kiểm tra để thực hiện hành vi phạm tội và che dấu tội phạm. Tội phạm tham nhũng thường diễn ra theo q trình lâu dài, đối tượng ln có ý thức hợp thức hoá về hành vi phạm tội để tránh bị phát hiện.

- Trong hoạt động THQCT cần phải làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong các vụ án tham ô tài sản:

+ Chứng minh về chủ thể thực hiện hành vi phạm tội: Chủ thể của tội phạm tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, phải là người có chức vụ, quyền hạn và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. “Chức vụ, quyền hạn” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành định tội hoặc định khung của loại tội phạm này. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội tham ô với các loại tội phạm khác trong Bộ luật Hình sự. Để chứng minh một người có phạm tội tham ơ tài sản hay khơng cần phải làm rõ người đó có chức vụ, quyền hạn hay không. Đây là yếu tố bắt buộc của tội phạm tham ơ tài sản. Tuy nhiên để người có chức vụ, quyền hạn có phạm tội tham ơ tài sản hay không, cần phải chứng minh làm rõ quyền của người có chức vụ, quyền hạn đó với tài sản mà người đó chiếm đoạt. Điều 353 Bộ luật Hình sự (Tội tham ơ tài sản) quy định dấu hiệu chủ thể cấu thành tội phạm tham ô tài sản là người được giao trực tiếp quản lý tài sản, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản do chính họ trực tiếp quản lý.

+ Chứng minh về tài sản bị chiếm đoạt: Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, có thể thực hiện cơng khai hoặc lén lút, bí mật. Người phạm tội có thể thực hiện các hành vi: Sửa chữa sổ sách, chứng từ, lập chứng từ giả, tiêu huỷ chứng từ, đốt tài sản… Để xác định hành vi của một người có phạm tội tham ơ hay khơng phải thoả mãn hai điều kiện: Thứ nhất, tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý, tức là người phạm tội có quyền chiếm hữu hợp pháp đối

với tài sản đó. Thứ hai, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 02 triệu đồng trở lên; nếu tài sản bị chiếm đoạt giá trị dưới 02 triệu đồng thì phải thoả mãn điều kiện: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 23 Bộ luật Hình sự năm 2015, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm.

+ Về nguồn chứng cứ chứng minh tội tham ô tài sản: Lời khai của người tố giác, người có liên quan đến vụ án; Lời khai của người thực hiện hành vi tham ô tài sản; Các vật chứng liên quan đến vụ án tham ô tài sản; Kết luận định giá, kết luận giám định của cơ quan chuyên môn…

Việc nghiên cứu đặc điểm nhân thân của những đối tượng phạm tội về tham ô tài sản giúp Kiểm sát viên xác định được nhiệm vụ của hoạt động THQCT và phạm vi những vấn đề phải chứng minh đối với từng đối tượng cụ thể; đồng thời, giúp Kiểm sát viên có hành vi ứng xử phù hợp với từng loại đối tượng, đồng thời lựa chọn và tiến hành những hoạt động phù hợp với đặc điểm nhân thân, với vị trí xã hội của từng loại đối tượng, phù hợp với chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội phạm tham ô tài sản từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 36)