Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 đưa ra khái niệm của tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Đối với tội tham ô, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi chiếm đoạt tài sản có phải là hành vi phạm tội tham ơ hay là hành vi phạm tội khác. Người phạm tội tham ơ phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Vấn đề xác định tư cách chủ thể đối với tham ô tài sản, ngồi chức vụ mà họ có do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương thì điều quan trọng là những người này có được giao thực hiện một công vụ, nhiệm vụ hay không? Theo BLHS năm 2015 thì người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng là chủ thể của tội tham ô tài sản. Quy định này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước là những doanh nghiệp, tổ chức cổ phần, còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì khó truy cứu trách nhiệm hình sự vì khơng ai lại chiếm đoạt tài sản của mình cả. Khách thể của tội phạm tham ơ tài sản trực tiếp xâm phạm hai quan hệ xã hội đó là: xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và xâm phạm quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn do chức trách, nhiệm vụ, công tác được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện khơng đúng chức trách của mình hoặc làm trái các quy định về chế độ quản lý tài sản thuộc
lĩnh vực cơng tác mà mình phụ trách hoặc quản lý để biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của mình. Hành vi chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện cơng khai, có thể thực hiện bí mật. Thơng thường là để che dấu hành vi chiếm đoạt người phạm tội thường có hành vi sửa chữa sổ sách, chứng từ, lập chứng từ giả mạo, tạo hiện trường giả, tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ…; các thủ đoạn này có thể thực hiện trước, trong hoặc sau khi chiếm đoạt tài sản. Chủ thể của tội phạm phải thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện đó là: Người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn và là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội phạm tham ơ tài sản có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn; có nghiên cứu xem xét đầy đủ, khoa hoạc các dấu hiệu pháp lý nhất là mặt khách quan và chủ quan của tội phạm, mới giúp cho hoạt động của Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra tội phạm tham ơ đảm bảo chính xác, đúng người, đúng tội, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm. Như vậy, tội phạm tham ô tài sản là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ; là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ và là những vụ việc phạm pháp có dấu hiệu của tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một cách cố ý, chiếm đoạt tài sản được giao quản lý, bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hình sự theo quy định của pháp luật.