- Vụ án Trần Thị Phương Thủy: Từ tháng 4/2016 đến 23/10/2017, Trần Thị Phương Thủy (thủ quỹ Công ty than Nam Mẫu thuộc Chi nhánh tập đoàn than
3.2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao hiệu quả THQCT tố ở giai đoạn điều tra tội phạm tham ô tài sản của VKSND tỉnh Quảng Ninh
3.2.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật và tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật
* Hoàn thiện BLHS: BLHS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm tham ơ tài sản nói riêng. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động THQCT đối với tội phạm tham ô tài sản trong thời gian qua, thấy cần sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn áp dụng thống nhất các nội dung sau:
- BLHS năm 2015 quy định xử lý đối với tội tham ô tài sản tại Điều 353, nhiều tình tiết định khung như: “Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; đặc biệt là quy định mới so với BLHS năm 1999 là xử lý tội phạm tham ơ tài sản đối với “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngồi Nhà nước”, nhưng chưa có sự hướng dẫn thống nhất nên thực tế áp dụng pháp luật xử lý đối với tội phạm tham ơ tài sản cịn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi định tội danh. Việc này địi hỏi cần phải có sự hướng dẫn kịp thời về các điều kiện áp dụng, quy định cụ thể khái niệm “tham ơ tài sản trong khu vực ngồi Nhà nước”, thống nhất của liên ngành tư pháp Trung ương hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Quy định về mức hình phạt đối với tội phạm nói chung, tội phạm tham ơ tài sản nói riêng trong BLHS khung hình phạt trong mỗi khoản cịn q rộng; cùng với đó là những quy định về chế định án treo, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS cịn được quy định chung chung, nhiều quy định chưa được hướng dẫn chi tiết. Các văn bản hướng dẫn hoặc chỉ đạo đường lối xử lý tội phạm tham ô tài
sản hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 nhưng đến nay chưa được các cơ quan tư pháp trung ương phối hợp hướng dẫn kịp thời dẫn đến việc áp dụng còn thiếu thống nhất, tùy tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đấu tranh phịng, chống tội phạm tham ơ tài sản trong giai đoạn hiện nay.
* Hoàn thiện BLTTHS: BLTTHS năm 2015 có bước tiến bộ rõ rệt trong việc thể hiện quan điểm đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực tố tụng hình sự; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, cũng như đảm bảo trật tự pháp luật, lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; thể hiện sâu sắc tính dân chủ và tơn trọng quyền con người. Tuy nhiên thấy một số các quy định của BLTTHS cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện như:
- BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể, rõ ràng trình tự tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trách nhiệm của Cơ quan điều tra các cấp và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc gửi thông báo việc việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thực hiện chức năng THQCT. Cụ thể hóa tinh thần của BLTTHS, liên ngành Trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 01 ngày 29/12/2017 của Bộ Cơng an - Bộ Quốc phịng - Bộ Tài chính - Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn - Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tạo cơ sở và bảo đảm cơ chế cho VKS có thể quản lý, theo dõi cơ bản đầy đủ, kịp thời việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm, thì phải có trách nhiệm gửi tài liệu, chứng cứ cho Viện kiểm sát (ví dụ: Cơ quan điều tra qua hoạt động trinh sát phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham ô, BLTTHS 2015
không quy định thời hạn cơ quan điều tra phải gửi chứng cứ, tài liệu cho Viện kiểm sát, nhiều vụ việc Cơ quan điều tra tự xác minh, thu thập chứng cứ nhiều tháng, nếu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra mới gửi quyết định và tài liệu cho Viện kiểm sát, cịn nếu sau đó xử lý hành chính thì cơ quan điều tra không phải chuyển tài liệu cho Viện kiểm sát). Do vậy trên thực tế, nhiều vụ việc ảnh hưởng đến hoạt động THQCT của Viện kiểm sát, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bỏ lọt tội phạm trong đó có tội phạm về tham ơ tài sản. Do vậy, BLTTHS năm 2015 cần bổ sung quy định: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm, thì phải có trách nhiệm gửi đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ cho Viện kiểm sát. VKS xác định trong số các vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì có quyền u cầu CQĐT có thẩm quyền giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của BLTTHS.
- Xuất phát từ chức năng của VKSND là THQCT nên cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS liên quan đến quyền năng của VKS theo hướng mở rộng các quyền năng công tố mà VKS trực tiếp quyết định như: VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can theo đề nghị của CQĐT (song song với quy định VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT như hiện nay), VKS trực tiếp ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo đề nghị của CQĐT thay vì chủ yếu phê chuẩn như quy định của luật hiện hành. Đồng thời tăng cường trách nhiệm pháp lý của CQĐT và Điều tra viên trong việc chấp hành, thực hiện yêu cầu điều tra của VKS và Kiểm sát viên theo hướng bổ sung quy định về chế tài phải chịu trách nhiệm cụ thể nếu khơng chấp hành mà khơng có lý do chính đáng.
* Tăng cường hướng dẫn pháp luật
Từ thực tiễn THQCT nói chung và trong giai đoạn điều tra đối với tội phạm tham ơ nói riêng đã cho thấy các tình huống, tình tiết vụ án xảy ra trên thực tế luôn đa dạng, phong phú hơn các quy định của pháp luật hiện hành.
Mặt khác các quy định của pháp luật hình sự, TTHS thường được xây dựng mang tính khái quát cao, nên thường thiếu cụ thể, gây khó khăn và còn nhiều nhận thức chưa thống nhất khi áp dụng trực tiếp vào các tình huống của vụ án. Những năm qua, cơng tác giải thích, hướng dẫn pháp luật đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Theo quy định của Hiến pháp thì cơ quan giải thích pháp luật là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng hầu như việc giải thích pháp luật mà cụ thể là pháp luật hình sự, TTHS của cơ quan này còn bị bỏ trống. Việc tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn pháp luật của các cơ quan tư pháp Trung ương nhiều lúc còn chậm và còn bộc lộ sự thiếu thống nhất, cịn có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, theo tác giả cần phải nghiên cứu, thực hiện các giải pháp sau:
- Đề nghị Trung ương tiếp tục chỉ đạo thi hành Luật phòng, chống tham nhũng, bảo đảm tính khả thi của các quy định phịng ngừa tham ơ, tham nhũng, có cơ chế khuyến khích người tố cáo tội phạm về tham nhũng; tiếp tục rà soát những quy định hiện hành, khắc phục những sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực dễ xảy ra tội phạm tham ô, tham nhũng (như: quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách và sử dụng vốn cơng, kê khai thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, xuất nhập khẩu hàng hóa…) sớm hồn thiện để đáp ứng u cầu đấu tranh phịng, chống có hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật, tội phạm tham ơ, tham nhũng; hồn thiện văn bản quy định quản lý nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập và cơ chế kiểm sốt thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và rộng hơn là cơ chế kiểm soát thu nhập trong xã hội nói chung để giúp phát hiện nguy cơ tham nhũng; kịp thời phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng; bổ sung các quy định liên quan đến việc quản lý, xử lý tài sản không minh bạch để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham ô tài sản.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường việc hướng dẫn, giải thích pháp luật để đảm bảo tính thống nhất trong việc thi hành pháp luật; chủ
động tổ chức tổng kết công tác thực hiện pháp luật trong thực tế và giải thích, hướng dẫn pháp luật để làm rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhân tồn tại, thiếu sót để từ đó có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.
- Đối với các cơ quan tư pháp Trung ương cần thường xuyên tập hợp những vướng mắc, bắt cập khi áp dụng các quy định pháp luật hình sự, TTHS để phối hợp ban hành Thơng tư liên tịch hướng dẫn thực hiện đầy đủ, phù hợp với thực tiễn; đồng thời, có thể kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành hướng dẫn áp dụng pháp luật.
- Đề nghị Lãnh đạo VKSND tối cao kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích pháp luật hoặc có sự phân cơng cho các Bộ, Ngành liên quan, nhất
là Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan chủ trì xây dựng BLHS phối hợp với các cơ quan tư pháp Trung ương hướng dẫn việc áp dụng các quy định của BLHS về các tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng đặc biệt là tội phạm tham ơ tài sản (vì tội phạm này hiện nay nhiều vướng mắc mà việc hướng dẫn cũng gặp nhiều vướng mắc trong quan điểm giữa các ngành, nhất là sau khi có Hiến pháp năm 2013). Về chính sách hình sự đối với tội phạm về chức vụ, tham nhũng nói chung và tội phạm tham ơ tài sản nói riêng cần được quan tâm chỉ đạo đúng mức trong quá trình hướng dẫn áp dụng pháp luật, xử lý các hành vi tham ô tài sản, bảo đảm phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, thực tiễn đất nước trong giai đoạn hiện nay; phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, nhất là việc xử lý những hành vi liên quan trong lĩnh vực tư nhân (khơng có vốn Nhà nước); các quy định cần cụ thể, dễ áp dụng. Đề nghị Lãnh đạo VKSND tối cao kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương có sự phân định rõ hơn về quan điểm chỉ đạo xử lý giữa các vụ án lớn liên quan đến tham ô, tham nhũng.
- Đối với VKSND tỉnh Quảng Ninh thường xuyên thực hiện tốt công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn cơng tác THQCT nói chung và trong giai đoạn điều tra tội phạm tham ơ tài sản nói riêng để kịp thời phát hiện những
vấn đề vướng mắc, những vấn đề cịn có nhận thức khác nhau khi áp dụng các quy định của pháp luật và để kịp thời kiến nghị với VKSND tối cao cùng liên ngành tư pháp Trung ương có hướng dẫn áp dụng thống nhất.
- Để giải quyết đúng đắn các vụ án tham ô tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào nhiều nguồn chứng cứ, trong đó kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên những bất cập trong công tác giám định hiện nay đang là một trong những nguyên nhân hạn chế đáng kể ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giải quyết các vụ án tham nhũng nói chung và các vụ án tham ơ tài sản nói riêng. Vì vậy, cần hồn thiện các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, trong đó khắc phục các bất cập của Luật giám định tư pháp hiện nay, đồng thời hoàn thiện các chế định liên quan đến giám định theo chuyên ngành (như: giám định tài chính, kế tốn, xây dựng…) để tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho việc xác định đúng đắn và kịp thời giá trị thiệt hại về tài sản trong các vụ án tham ơtài sản.
3.2.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơng tác xây dựng ngành Kiểm sát
* Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chun môn cho đội ngũ Kiểm sát viên
Để đảm bảo hoạt động THQCT của VKSND nói chung và THQCT trong giai đoạn điều tra đối với tội tham ơ tài sản nói riêng đạt hiệu quả, chất lượng thì việc đổi mới cơng tác tổ chức, cán bộ, nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì chủ thể trực tiếp thực hiện công tác THQCT là cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát và cũng xuất phát từ những yêu cầu của cải cách tư pháp.
- Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ theo Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân. Trước thực trạng công tác tổ
chức cán bộ của VKSND tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ một số tồn tại, cụ thể như: Biên chế cán bộ cho các đơn vị (VKSND cấp huyện và các phòng nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh) còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, Kiểm sát viên có năng lực đáp ứng được u cầu có tính chun sâu trong cơng tác THQCT đối với các vụ án hình sự về tham ơ tài sản cịn thiếu. Cụ thể theo tác giả cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản như sau:
+ Rà soát lại nhiệm vụ và các quy chế hoạt động của các đơn vị cấp phòng trực thuộc VKSND tỉnh Quảng Ninh để xác định nhiệm vụ phù hợp, bảo đảm việc phân công, phối hợp giữa các đơn vị cụ thể, rõ rang về nhiệm vụ, về trách nhiệm, về mục tiêu và yêu cầu, từ đó đảm bảo tốt hơn hiệu quả, chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nói chung và cơng tác
THQCT ở giai đoạn điều tra đối với tội phạm tham ơ tài sản nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng tình hình biên chế, nhu cầu về biên chế, nhu cầu Kiểm sát viên chuyên trách của các bộ phận THQCT trong đó có hoạt động THQCT đối với các vụ án về tham ô. Đánh giá ưu, khuyết điểm của việc bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nghiệp vụ, Kiểm sát viên, để từ đó có sự sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu, phù hợp với năng lực sở trường của cán bộ, Kiểm sát viên, góp phần nâng cao sức mạnh, hiệu quả công tác của ngành kiểm sát Quảng Ninh.
+ Trước yêu cầu hiện nay là thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW trong đó có nội dung tổ chức Tịa án nhân dân theo cấp xét xử và tổ chức mơ hình của VKSND phù hợp với mơ hình của Tịa án nhân dân các cấp, VKSND tỉnh Quảng Ninh cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng cơ sở vật chất, năng lực trình độ cán bộ về số lượng và chất lượng;