Các biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường cao đẳng quốc tế hà nội theo tiếp cận CIPO (Trang 90 - 101)

theo tiếp cận CIPO

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức, xây dựng nhà trường thành biết học hỏi và làm việc a. Mục đích của biện pháp

Hiện nay, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi là việc làm cần thiết nhằm đưa nhà trường ngày càng phát triển triển. Một tổ chức biết học hỏi là tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, khi vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, để biến đổi phát triển và cải tiến liên tục làm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất. Việc xây dựng Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội thành tổ chức biết học hỏi là nhằm:

+ Phát huy tối đa cơ chế tập trung dân chủ trong nhà trường nhằm tạo ra một tập thể đoàn kết thống nhất trong mọi hành động.

+ Phát huy tính tự chủ và tinh thần chịu trách nhiệm của từng cá nhân đối với sự phát triển của nhà trường.

+ Thúc đẩy tính sáng tạo của mọi thành viên, tận dụng tối đa và có hiệu quả nguồn lực của trường.

b. Nội dung của biện pháp

Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội có đội ngũ các nhà quản lý là những giảng viên dày kinh nghiệm. Họ là những người làm tốt về quản lý về chuyên môn nhưng khả năng nghiên cứu, đọc hiểu văn bản vẫn ít nhiều còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên nhà trường có một số lợi thế trong việc cập nhật tính mới trong công tác giảng dạy, đào tạo. Việc tiếp nhận cái mới, tiếp cận với nền văn hóa hiện đại nhanh, tuy nhiên chưa được thường xuyên. Do đó để nhà trường có thể liên tục cải tiến, thực nghiệm cái mới đòi hỏi:

+ Lãnh đạo nhà trường cần trao đổi, thảo luận về tầm nhìn đến tập thể cán bộ, giảng viên. Tầm nhìn chính là sứ mệnh phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, cùng với đó là các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, các chủ trương lớn của trường cần thực hiện trong kế hoạch phát triển của mình. Việc trao đổi, thảo luận tầm nhìn tức là người lãnh đạo quyết định các kế hoạch năm, kế hoạch trung dài hạn trên cơ sở kế hoạch của từng

bộ phận phòng ban gửi lên; xây dựng các quy định, quy chế trên cơ sở phản hồi của tập thể cán bộ giảng viên. Đối với những vấn đề chưa hợp lý, lãnh đạo cần có các buổi tiếp xúc để giải thích nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra và giải quyết thỏa đáng đối với các cá nhân và tập thể.

+ Ủy quyền cho các thành viên, tức là mỗi thành viên của nhà trường sẽ phải tự chịu trách nhiệm với công việc của mình. Việc đánh giá mỗi cán bộ, người lao động sẽ được thực hiện trên cơ sở khối lượng và chất lượng công việc mà người đó thực hiện trong từng học kỳ, năm học. Đối với giảng viên, thành tích cuối năm sẽ được đánh giá căn cứ vào chất lượng học tập của sinh viên; chất lượng về sự thành thục trong kỹ năng đòi hỏi tay nghề cao. Đây là việc làm cần thiết trong việc quản lý những càn bộ, nhân viên của nhà trường.

+ Đẩy mạnh sự sáng tạo của cá nhân, của tập thể: Sự sáng tạo trong công việc của các thành viên góp phần nâng cao hiệu quả lao động, giảm tải áp lực quản lý đối với các nhà quản lý, tiết kiệm thời gian và công sức, do đó mỗi thành viên trong tổ chức sáng tạo là làm cho tổ chức, công việc thay đổi, việc thay đổi phải phù hợp trong tư duy và hành động. Do đó, cần đẩy lùi tâm lý sợ sai, có xu hướng “an toàn”, không muốn thử nghiệm cái mới.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Ngoài các cuộc hội nghị, giao ban với cán bộ chủ chốt, lãnh đạo nhà trường và những người làm công tác quản lý cần tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện với cán bộ giảng viên từng phòng, ban để lắng nghe những ý kiến của họ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình làm việc; đồng thời trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của các cá nhận về chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt là những chế độ đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, người lao động trong nhà trường.

+ Để tăng tính hiệu quả và bám sát công việc đối với cá nhân, người được ủy quyền cần có báo cáo định kỳ theo tháng hoặc theo quý với cán bộ quản lý cấp cao hơn. Hàng quý hoặc đầu và cuối mỗi kỳ học, các phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng phối hợp với phòng Đào tạo và quản lý khoa học tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của người học về giảng viên; cách thức tổ chức, môi trường học tập đồng thời cho

phép sinh viên từ năm thứ 2 được đăng ký môn học và chọn giảng viên để học tập. Hiện nay, nhà trường đã cho phép sinh viên đăng ký các môn học đại cương và chọn giảng viên giảng các học phần đại cương, còn môn chuyên ngành vẫn theo sự sắp xếp của phòng Đào tạo và quản lý khoa học.

+ Xây dựng hệ thống văn bản quản lý thống nhất nhằm khích lệ sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng như trong các hoạt động khác. Tạo điều kiện để giảng viên phát huy được tính sáng tạo trong môi trường học tập và làm việc nhằm góp phần tạo nên những kỹ năng giảng dạy, thức đẩy tinh thần học tập và nâng cao

tay nghề. Chính nhóm giảng viên này sẽ đào tạo cho nhà trường và rộng hơn là cho xã hội thế hệ sinh viên tài năng, làm nên thương hiệu cho nhà trường trong giai đoạn có sự cạnh tranh giữa các trường trường cao đẳng tương đối khốc liệt.

+ Nhà trường cũng có một bộ phận thực hiện việc tuyên truyền chủ trương, chính sách khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo tới toàn bộ cán bộ, giảng viên. Bên cạnh trách nhiệm của người đứng đầu thì các đơn vị cấp phòng, khoa phải thông báo hướng dẫn cho nhân viên, giảng viên mình trực tiếp quản lý. Hiện nay, việc thông báo các chủ trương, chính sách quy định mới của nhà trường trong năm học được thực hiện chủ yếu qua các buổi giao ban cán bộ chủ chốt đơn vị. Các chủ trương, chính sách đó sẽ được hiện thực hóa bằng văn bản và đưa lên trang thông tin nhà trường. Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên một số giảng viên không tiếp cận thông tin để biết và thực hiện. Vì vậy, việc tuyên truyền chủ trương, chính sách có thể giao cho một bộ phận của phòng Hành chính thông báo bằng loa hàng ngày trong bản tin giữa giờ.

+ Nhân rộng các điển hình về sáng tạo, đổi mới thành công tới toàn thể tập thể nhà trường là một biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích chính cá nhân có hoạt động sáng tạo, đồng thời là cách tuyên truyền hữu hiệu đối với các cá nhân khác, mặt khác cũng cần linh hoạt và mềm dẻo trong việc rút kinh nghiệm đối với những việc không đạt được như mục tiêu ban đầu, tránh làm nhụt chí cán bộ giảng viên.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

+ Đối với lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo nhà trường phải là người không ngại thay đổi và dám đương đầu với những khó khăn và thất bại.

+ Đối với cán bộ, giảng viên, việc đánh giá cán bộ, giảng viên phải được thực hiện công bằng, minh bạch căn cứ trên bộ tiêu chí đánh giá của nhà trường, trong đó cần đặc biệt quan tâm đánh giá dựa theo các yêu cầu về năng lực; mục tiêu công việc; chất lượng công việc. Chất lượng công việc của giáo viên chủ yếu được đo lường thông qua các sản phẩm đầu ra như chất lượng sinh viên, các giáo trình, đề tài, sáng kiến,…

+ Đối với sinh viên, việc đánh giá chất lượng của sinh viên, cần đảm bảo tính khách quan, công bằng do đó cần có hội đồng đánh giá độc lập, những người tham gia hội đồng là những người có uy tín và kinh nghiệm trong nghề do lãnh đạo nhà trường mời. Có chế độ, chính sách đãi ngộ với những cá nhân, tập thể có những đóng góp to lớn làm lợi cho nhà trường.

+ Lãnh đạo nhà trường phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thể hiện trong các khía cạnh: văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; văn hóa trong thực thi nhiệm vụ…, môi trường văn hóa trong đó mọi thành viên có thể tin cậy lẫn nhau, chia sẻ thông tin và cùng nhau hợp tác để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường.

+ Tạo môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi để mỗi cán bộ. giáo

viên phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và phục vụ cộng đồng. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện trong nhà trường để tạo động lực làm việc cho giáo viên.

3.2.2. Biện pháp 2: Khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động

a. Mục đích của biện pháp

+ Nắm được khả năng đáp ứng thị trường lao động của lĩnh vực ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo.

+ Dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh các ngành đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Khảo sát trực tiếp nhu cầu tuyển dụng nhân lực lao động tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thủ đô.

+ Khảo sát thông tin từ các ngày hội việc làm, thông tin từ các trường trung học phổ thông.

+ Khảo sát sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, có việc làm đúng chuyên

ngành đào tạo tại buổi trao bằng tốt nghiệp của nhà trường hàng năm.

+ Đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, truyền thông tuyển sinh các ngành trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

+ Thành lập các tổ công tác để về các trường THPT tiến hành tuyên truyền, vận động, giới thiệu, tư vấn tại các trường THPT trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng tuyển của trường để thu hút tuyển sinh. Truyền thông đến các cơ sở sử dụng lao động.

+ Xây dựng kế hoạch truyền thông trên mang thông tin đại chúng, thông tin điện tử bằng phương pháp online.

+ Phát phiếu điều tra sinh viên tốt nghiệp và phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng trong buổi lễ phát bằng tốt nghiệp hàng năm làm căn cứ để dự báo nhu cầu xã hội.

+ Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh lớp 12 một số trường THPT tại buổi tư vấn hướng nghiệp của trường.

+ Thành lập Ban cố vấn tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về các ngành nghề tuyển sinh trên cơ sở số liệu khảo sát.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

+ Thành lập ban tư vấn tuyển sinh được đào tạo chuyên nghiệp

+ Phỏng vấn, lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng về sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu của vị trí tuyển dụng để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung cho chương trình giảng dạy. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý đến nhu cầu ngắn hạn cũng như dài hạn để đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

+ Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đối với từng chuyên ngành cần căn cứ trên các chỉ số đã thực hiện khảo sát từ các nhà tuyển dụng.

+ Nhóm chịu trách nhiệm tuyển sinh phải được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ. Việc đào tạo này là hết sức cần thiết nhằm giúp các cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ nắm rõ các đặc thù của từng chuyên ngành, các môn thi của từng ngành để giới thiệu, tư vấn tới các em học sinh giúp các em có cái nhìn rõ hơn đối với các chuyên ngành nghệ thuật để từ đó có lựa chọn chính xác, phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Công tác tuyển sinh phải được lên kế hoạch, được "thông tin" tới toàn thể cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên. Cần nhận thức rõ mỗi cá nhân là một kênh thông tin quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu xã hội cũng như góp phần quảng bá tuyển sinh cho nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý và phát triển chương trình đào tạo dựa trên thông tin phản hồi của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp

a. Mục đích của biện pháp

Quản lý và phát triển chương trình đào tạo là quá trình liên tục làm hoàn thiện chương trình đào tạo. Phát triển chương trình đào tạo bao gồm cả việc biên soạn hay xây dựng mới một chương trình hoặc bổ sung, cải tiến một chương trình đào tạo hiện có. Như vậy, mục đích của việc phát triển chương trình đào tạo trên cơ sở phản hồi của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp là:

+ Sinh viên có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp có thể sử dụng những kiến thức cũng như kỹ năng đã được rèn luyện trong quá trình học tập để phát triển nghề nghiệp.

+ Nhà trường có được chương trình đào tạo hiện đại, phù hợp với thực tiễn của cơ sở sử dụng lao động, là một trong những cơ sở để kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Chương trình đào tạo được cập nhật theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ tạo nên thương hiệu cho nhà trường, là cơ sở để thu hút nguồn tuyển sinh hàng năm cho nhà trường.

+ Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

+ Thiết kế, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các ngành theo hướng đáp ứng nhu cầu của cơ sở lao động; giảm tải các học phần mang nặng tính lý thuyết, không áp dụng vào thực tế nghề nghiệp; bổ sung các học phần tự chọn trên nguyên tắc đảm bảo tiêu chuẩn của khung trình độ quốc gia Việt Nam;

+ Xây dựng mới chương trình đào tạo theo yêu cầu xã hội. Việc biên soạn mới một chương trình đào tạo được thực hiện trên cơ sở khảo sát thị trường lao động, phản hồi của sinh viên đã tốt nghiệp cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực của các cơ sở sử dụng lao động.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

+ Thành lập ban biên tập chịu trách nhiệm công việc phát triển chương trình đào tạo, là bộ phận của Hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường. Thành phần của ban là các giảng viên có học hàm học vị, có kinh nghiệm trong nghề, các chuyên viên thuộc bộ phận Quản lý khoa học được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức về phát triển chương trình đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp các trường phổ thông, bộ phận phòng Công tác học sinh sinh viên và phòng Thanh tra, Khảo thí & Kiểm định chất lượng tổng hợp ý kiến, phân loại trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường.

+ Trên cơ sở các phân tích của bộ phận chuyên môn về phản hồi của cơ sở lao động và phản hồi của cựu sinh viên, Hội đồng Khoa học và Đào tạo họp thống nhất quyết định rà soát, điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo.

+ Việc rà soát, bổ sung, chỉnh sửa nội dung chương trình đào tạo phải được thực hiện định kỳ và thường xuyên, đảm bảo chương trình đào tạo được xét duyệt, thẩm định, ban hành và triển khai đúng quy định về biên soạn, chỉnh sửa chương trình đào tạo.

+ Cơ sở sử dụng lao động tham gia với nhà trường trong việc xây dựng mục tiêu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường cao đẳng quốc tế hà nội theo tiếp cận CIPO (Trang 90 - 101)