Nội theo tiếp cận CIPO
2.4.1. Mặt mạnh
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) tiền thân là trường Cao đẳng nghề FLC do tập đoàn FLC đề xuất thành lập và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép thành lập theo quyết định số 1969/QĐ-LĐTBXH, trực thuộc sự quản lý về hành chính của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội. Trường có thời gian gần 10 năm hoạt động đào tạo, nhà trường đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp nhân lực, đào tạo nhân tài và nâng cao dân trí trong cả nước, là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của thủ đô Hà Nội và cả nước.
Về cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội đông đảo cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, được phân chia vào các phòng ban: Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu; Đảng – Công đoàn đoàn thể; Hội đồng khoa học; Ban tài chính; Ban kiểm soát; Ban đầu tư dự án; Khoa thẩm mỹ; Khoa Y Dược; Phòng Đào tạo; Phòng tài chính; Phòng tài chính quản trị nhân lực; Phòng truyền thông và tuyển sinh công tác học sinh sinh viên; Khoa kinh tế du lịch; Khoa công nghệ; Trung tâm đào tạo thường xuyên hợp tác doanh nghiệp; Trung tâm hợp tác Du học ngoại ngữ và tu nghiệp sinh; Trung
tâm dịch vụ thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe; Trung tâm dịch vụ nữ hành; Trung tâm đào tạo và phát triển công nghiệp Golf.
Hiện nay, trường có số lượng sinh viên đang theo học với trên 1.500, thuộc 20 chuyên ngành bậc Cao đẳng, được đào tạo đa ngành nghề, các lĩnh vực quan trọng đáp ứng kịp thời nhu cầu cao của xã hội.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và kỹ thuật viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, cùng với một chương trình đào tạo ưu việt gắn với thực tiễn, việc làm và hướng tới các chuẩn mực Quốc tế.
Ngoài chương trình đào tạo chính thức trên lớp, sinh viên HIC còn được tạo điều kiện để tham gia vào hàng loạt các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng mềm, các câu lạc bộ phát triển thể chất, các hội thảo kỹ năng, việc làm, các phong trào Đoàn – Hội vui tươi, bổ ích và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp được nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhà trường đã thiết lập được một mạng lưới quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo cho việc thực tập của sinh viên trong thời gian học tại trường và làm việc sau khi ra trường. Nhà trường đã ký kết với nhiều tổ chức nước ngoài nhận sinh viên tốt nghiệp của trường ra nước ngoài làm việc, đặc biệt là các doanh nghiệp, Hàn Quốc, Nhật bản và Đức.
Nhà trường có thay đổi về đội ngũ cán bộ, về chương trình đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy và học tập, phù hợp với môi trường hiện nay trong chiến lược phát triển chung của trường.
2.4.2. Mặt hạn chế
Trước tình trạng chung hệ thống các trường cao đẳng ngày càng nhiều, nhu cầu xã hội về một nguồn lao động chất lượng cao đang tăng. Mặt khác, hiện nay các trường đại học ngày càng nhiều đã thu hút một lượng sinh viên khá lớn. Do đó, nhà trường cũng gặp một số khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Thứ hai, khi mở các ngành, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thực hành, thực tập của sinh viên còn hạn chế, bởi khi mở cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu học
tập của sinh viên thì cần mặt bằng rộng hơn nhiều so với quy mô hiện tại, điều này nhà trường chưa thực hiện được.
Thứ ba, hiện nay việc tuyển dụng, mời những giáo viên có trình độ chuyên môn cao cũng gặp những khó khăn nhất định, do cơ chế hoạt động của trường cao đẳng, mức thu học phí thấp hơn nên việc chi trả cho giáo viên thấp. Điều này dẫn đến tình trạng khó mời giảng viên có trình độ cao.
Mặc dù công tác tuyển sinh được chú trọng, tuy nhiên số lương sinh viên tuyển vào hàng năm cũng chưa đủ chỉ tiêu của trường cho các ngành.
Quản lý học tập của sinh viên còn khó khăn do nhận thức về môi trường học tập, ngành học và ý thức cá nhân chưa cao. Các em còn chưa thực sự xác định việc học cho mình mà còn trông chờ vào việc thúc giục của người khác, của các thầy cô giáo.
Hiện tượng sinh viên vừa đi học, vừa đi làm để kiếm thêm thu nhập. Một mặt hỗ trợ bản thân các em và gia đình nhưng mặt khác lại có tác động tiêu cực đến việc học của các em. Do đó việc đảm bảo chất lượng học tập có những hạn chế nhất định.
Tiểu kết chương
Sau khi khảo sát khách thể 270 ý kiến của cán bộ quản lý giảng viên và sinh viên tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội có thể rút ra các kết luận sau:
* Thực trạng về đào tạo
Công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội về cơ bản thực hiện đúng theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên khi đi sâu phân tích đánh giá mức độ đạt được thì còn nhiều hạn chế:
Mục tiêu đào tạo chưa đạt được tất cả yêu cầu quy định trong Luật giáo dục nghề nghiệp; Nội dung chương trình đào tạo đã có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành nhưng chưa được định kỳ chỉnh sửa, bổ sung; hình thức, phương pháp đào tạo đang thực hiện theo lối truyền thống, chưa áp dụng được phương pháp đào tạo hiện đại vào quá trình giảng dạy.
* Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO tại trường
Công tác quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội trong thời gian qua mặc dù đã được triển khai, tổ chức thực hiện theo quy định và đạt được một số kết
quả đáng kể nhưng khi đi sâu đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đề ra thì cho thấy còn nhiều hạn chế:
Quản lý đầu vào tuy đã được Trường quan tâm, coi trọng nhưng việc quản lý công tác tuyển sinh hàng năm vẫn còn bất cập so với thực tiễn, không có sự trợ giúp của bất kỳ sự trọe giúp cảu các đơn vị sử dụng nguồn lao động; hơn nữa, chương trình đào tạo chưa được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên đáp ứng yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động.
Quản lý quá trình luôn được nhà Trường chú trọng thực hiện theo quy định nhưng do mặc dù tăng số lượng tiết thực hành, kết hợp đào tạo nhà trường gắn liền với doanh nghiệp để học sinh tăng thêm kỹ năng tay nghề thực tiễn, nên việc quản lý như hiện nay chưa phát huy được tính sáng tạo của giảng viên và sinh viên. Việc tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập như hiện nay chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam
Quản lý đầu ra còn mang tính khép kín, mối liên kết qua lại giữa nhà trường và các cơ sở sử dụng lao động còn lỏng lẻo, ít được quan tâm dẫn đến việc quản lý thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động thực hiện chưa được tốt.
Công tác quản lý đào tạo tại Trường chịu ảnh hưởng nhiều của bối cảnh và được xếp theo thứ bậc: Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực; Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường; Mối quan hệ giữa nhà trường với các trung tâm đào tạo; Tình hình kinh tế, chính trị xã hội; Hội nhập giao lưu quốc tế; Thể chế, chính sách.
Tất cả thực trạng trên là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO.
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO