TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRI
Trang 1TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI
Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 9
ĐÁNH GIÁ VỀ HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BỐN NHÀ TRONG SẢN XUẤT, THU MUA, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 9.1
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ
SẢN PHẨM NÔNG SẢN Ở ĐỒNG NAI
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua hai giai đoạn thực hiện chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủlực: giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015, ngành nông nghiệp tỉnhĐồng Nai đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; đối với cây trồng, đã hìnhthành một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; phát triển nhanh cả về năngsuất và chất lượng sản phẩm, bước đầu đáp ứng nhu cầu thị trường cả trong nước
và xuất khẩu; đối với lĩnh vực chăn nuôi, chất lượng đàn giống ngày càng đượcnâng cao, đa số giống gốc được nhập về với chất lượng cao và khai thác ngàycàng có hiệu quả; việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã gópphần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh Tuy nhiên, bên cạnh đó, sảnxuất nông nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết như: cải thiện vềnăng suất chất lượng cao hơn nữa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiệntốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc suất sứ sản phẩm hàng hóa; sản xuất nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh, vùng nguyênliệu cung ứng cho công nghiệp chế biến; chú trọng xây dựng thương hiệu chonông sản hàng hóa; trong đó, nổi bật nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nôngnghiệp còn nhiều bất cập, làm cho thu nhập của người sản xuất bị chia sẻ, giảmchất lượng sản phẩm và không có khả năng truy nguyên nguồn gố xuất sứ sảnphẩm… chính vì vậy, UBDN tỉnh cho phép Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện
đề tài khoa học: Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và thị trường để xác định
hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp hànghóa bền vững tại Đồng Nai
Thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm được xem là một trong những giảipháp quan trọng để khắc phục những tồn tại kể trên và tiếp tục thực hiện chươngtrình phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực giai đoạn 2016 – 2020; do đó, chuyên
đề “Đánh giá hiện trạng về các hình thức tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Đồng
Nai” được xem là bộ phận cấu thành của đề tài khoa học: Nghiên cứu các yếu tố
kinh tế, kỹ thuật và thị trường để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lựcphục vụ phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững tại Đồng Nai
Nội dung của chuyên đề này bao gồm: cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm;vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh; cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ; thực trạng tiêu thụ nông sản ở Việtnam và tỉnh Đồng Nai; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tiêu thụsản phẩm, làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thực hiện đúng vai trò của mình
Trang 3I CƠ SỞ LÝ LẬN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ NÔNG SẢN
I.1 Khái niệm về tiêu thụ nông sản hàng hóa
Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản sau khiđạt được sự thống nhất, người bán giao hàng và người mua nhận hàng Qua tiêuthụ, sản phẩm hàng hóa - dịch vụ được chuyển từ hình thái hiện vật sang hìnhthái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người kinh doanh được hoàn thành; cóđẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm tăng nhanh tốc độ luânchuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung; đồng thời thỏa mãn nhucầu toàn xã hội
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh Là hành động của nhà sản xuất chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình cho người tiêu dùng để thu về tiền tệ
Nghiên cứu khai niệm về tiêu thụ nông sản hàng hóa là nghiên cứu về cácvấn đề sau: vùng miền cung cấp nông sản; xác định nhu cầu đối với từng chủngloại nông sản; nghiên cứu các đặc tính thị trường cho từng loại sản phẩm; xácđịnh các phân khúc thị trường; nghiên cứu các phương thức tiêu thụ nông sản vàhình thành các kênh phân phối nông sản
I.2 Khái niệm về thị trường
Thị trường: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường Thị trường làlĩnh vực lưu thông hàng hoá nơi diễn ra những hoạt động mua bán, cung cấp cácloại hàng hoá hoặc một loại hàng hoá nhất định nào đó Theo quan điểm kinh tếchính trị thì thị trường là một phần bắt buộc của sản xuất hàng hoá Sự ra đời vàphát triển của thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá Sảnxuất hàng hoá là sản xuất những vật phẩm những dịch vụ không phải để ngườisản xuất trực tiếp tiêu dùng mà để bán trên thị trường với nghĩa đó thị trường lànơi diễn ra sự chuyển nhượng sự trao đổi mua bán hàng hoá Thị trường là nơimua bán hàng hoá là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứhàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá và số lượng hàng hoá Là nơi diễn
ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất định.Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa: được phân vào 2 nhóm thị trường chính:thị trường tiêu thụ là người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ là các tổ chức; trong
đó, thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, thị trường của các doanh nghiệpthương mại và thị trường của các tổ chức chính phủ
+ Vai trò và chức năng của thị trường: Thị trường đóng vai trò to lớn trongviệc điều tiết sản xuất gắn sản xuất với tiêu dùng liên kết nền kinh tế lại thànhmột thể thống nhất, gắn các quá trính kinh tế trong nước với quá trình kinh tế thếgiới Thị trường có bốn chức năng: Chức năng thừa nhận Chức năng thựchiện Chức năng thông tin Chức năng điều tiết và kích thích Điều tranghiên cứu thị trường gồm các hoạt động: Nghiên cứu về môi trưòngmarketing của doanh nghiệp: Bao gồm nghiên cứu sự ổn định của hệ thống chính
Trang 4trị, hệ thông luật pháp trong kinh doanh nghiên cứu sự thay đổi về tiến bộ khoa học
và công nghệ, các yếu tố cạnh tranh, các yếu tố về văn hoá,xã hội,phong tục, tậpquán,gia đình,trường học,tôn giáo điều kiện khí hậu tự nhiên và môi trường
Dự báo thị trường: Dự báo về hàng hoá đang tiêu thụ, dự báo về những thay đổi vềthị hiếu người tiêu dùng Nghiên cứu về quy mô cơ cấu thị trường: Xác định sốlượng người tiêu thụ, doanh số bán hàng thực tế của doanh nghiệp theo thời gian,theo các vùng địa lý,theo các mặt hàng Xác định cơ cấu của thị trường, xác định
số lượng khách hàng tiềm năng phân tích hành vi mua phân đoạn và lựa chọn thịtrương mục tiêu Nghiên cứu về giá cả: Phân tích chi phí,phân tích lợi nhuậnnghiên cứu về giá bán buôn, bán lẻ,giá của các đại lý, giá xuất,nhập khẩu, giá củathị trường trong nước và ngoài nước.Nghiên cứu những chính sách thuế theo dõinhững biến động về giá trên thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh Nghiêncứu về phân phối: Nghiên cứu về mạng lưới phân phôi hàng hoá của doanhnghiệp,của đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu các điểm bán hàng,các địa điểm khohàng đại lý và chính sách đại lý Nghiên cứu về hình thức yểm trợ bán hàng:Nghiên cứu về các phương tiên quảng cáo, các hình thức nội dung quảng cáo.Nghiên cứu hình thức quảng cáo của đối thủ,nghiên cứu hiệu quả của quảng cáo,các hình thức khuyến mại, nghiên cứu về hội chợ triển lãm
+ Phân khúc thị trường: là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng nhưnhau đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc một tập hợp sản phẩm dịch vụ Phânkhúc thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành những nhóm trên cơ
sở những điểm khác biệt về nhu cầu, cầu (nhu cầu có khả năng thanh toán), vềtính cách hay hành vi Các tiêu thức để phân khúc thị trường gồm: về mặt địa lý,
về độ tuổi, giới tính nghề nghiệp, trình độ học vấn, quy mô gia đình, dân tộc, tínngưỡng, lối sống, văn hóa, thói quen, quan điểm, vị trí xã hội và đặc biệt quantrọng là mức thu nhập
I.3 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành qua nhiều khâu kế tiếpnhau, mỗi khâu có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với các khâu khác Cáckhâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh được ví như mắt xích trong hệ thốngdây xích; măt xích này gắn liền với mắt xích kia, tạo ra sự chuyển động liên tục,trơn tru avf mắt xích này là tiền đề, là kết quả hỗ trợ cho mắt xích khác; trong đó,hoạt động tiêu thụ sản phẩm được ví như mắt xích cuối cùng trong chuỗi cáchaotj động sản xuất kinh doanh
Trong sản xuất kinh doanh, mục tiêu quan trọng cuối cùng là lợi nhuận;thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu này được thực hiện; vì vậy, cóthể khẳng định hoạt động tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất, chi phối cáckhâu khác; thông qua tiêu thụ sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm mới đượcxác nhận hoàn toàn và có tiêu thụ được hàng hóa thì người sản xuất kinh doanhmới thu hồi được vốn; tiêu thụ sản phẩm càng nhanh thì vòng quay vốn càngnhanh, hiệu quả sử dụng đồng vốn càng lớn
Trang 5Hoạt động thiêu thụ sản phẩm cũng thể hiện mục tiêu của người sản xuấtkinh doanh là hướng tới khác hàng; hoạt động này tạo ra nhu cầu mà thực chất làcầu về sản phẩm hàng hóa một cách có hệ thống.
Hoạt động tiêu thụ là một quá trình từ tìm hiểu nhu cầu của khách hàngtrên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng tới việc thực hiện những dịch vụ saubán hàng
Đối với mọi doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu Mà lợi nhuậnchỉ có được sau khi tiêu thụ sản phẩm Vì vậy tiêu thụ sản phẩm chính là mụctiêu trước mắt của doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm là phương tiện để đạt mụcđích của doanh nghiệp
Nhờ bán được sản phẩm doanh nghiệp thu được giá trị Một phần giá trị đóđược dùng để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh đảm bảo sự tồn tại của doanhnghiệp Một phần dùng để tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo cho ựtăng trưởng và phát triển thế lực của doanh nghiệp
Cụ thể hơn người ta nói sức tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ nhữngđiểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ đượcchấp nhận khi nó thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng Sức tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghệp thể hiện ơr mức bán ra uy tí của doanh nghiệp chất lượngsản phẩm sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của cáchoạt động dịch vụ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được doanh nghiệp tiến hành tốtthì khả năng huy động và khai thác các nguồn lực sẽ tốt hơn, các hoạt động tiêuthụ sản phẩm sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau hơn khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với đối thủ cạnh tranh Nhờ đódoanh nghiệp chiến thắng được đối thủ cạnh tranh và kết quả là không chỉ thuđược lợi nhuận mà còn tăng được thị phần của mình Vì vậy tiêu thụ sản phẩmcũng là công cụ để "giành giật thị trường" của các doanh nghiệp
Tóm lại hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
I.4 Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Xúc tiến bán hàng là những hoạt động nhằm thúc đẩy các cơ hội bán hàngthông qua các hoạt động chính sau: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm,chào hàng, quan hệ công chúng và các hoạt động khác
+ Quảng cáo: Quảng cáo là hình thức doanh nghiệp trả tiền để được truyềntin đến nhóm khách hàng tiềm năng thông qua các vật môi giới quảng cáo nhưbiển hiệu băng hình nhằm lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp
Để tiến hành quảng cáo,doanh nghiệp phải tiến hành lựa chọn quảng cáo, phươngtiện quảng cáo,hình thức quảng cáo, phương thức tiến hành quảng cáo và phân bổngân sách cho quảng cáo Quy trình quảng cáo gồm ba nội dung chính sau:chuẩn
bị quảng cáo, thực hiện quảng cáo, kiểm tra và đánh giá quảng cáo
Trang 6- Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo xuất phát từ mục tiêu của doanhnghiệp.Thông thường quảng cáo có các mục tiêu sau: tăng doanh số bán trên thịtrường truyền thống, phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm mới, củng cố uytín của nhãn hiệu hàng hoá và uy tín hay biểu tượng của doanh nghiệp.
- Nội dung quảng cáo: Tuỳ thuộc mục tiêu, loại sản phẩm, phương tiệnquảng cáo, người ta lựa chọn một trong số các nội dung dưới đây để quảng cáo:tên gọi, các đặc điểm,các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, công dụng, lợi ích, khả năngthay thế và mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm ; giới thiệu thế lực và biểutượng của doanh nghiệp sản xuất; giới thiệu các điều kiện, phương tiện dịch vụphục vụ mua bán, địa điểm mua bán, giá cả, khuyến mại Loại quảng cáo: quảngcáo lôi kéo, quảng cáo thúc đẩy, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo tiếng vang(quảng cáo vị thế)
- Các phương tiện quảng cáo: Quảng cáo qua các thông tin đại chúng: Báochí, truyền hình,biểu ngữ trên tường, quảng cáo trên phương tiện giao thông, radio,internet, băng video Quảng cáo trực tiếp: catalogue, tờ rơi, qua đường bưu điện,phát trực tiếp Quảng cáo tại nơi bán hàng: biểu tượng, trưng bầy hàng hoá
- Phương thức quảng cáo: quảng cáo hàng ngày liên tục, quảng cáo định
kỳ, quảng cáo đột xuất
+ Khuyến mại: Khuyến mại là việc dành cho khách hàng những lợi íchnhất định nhằm xúc tiến bán hàng Các hình thức khuyến mại chủ yếu: Giảm giá,phân phát mẫu hàng miễn phí, phiếu mua hàng, trả lại một phần tiền, phầnthưởng cho khách hàng thường xuyên, dùng thử hàng hoá không phải trả tiền,phần thưởng, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo, thêm hàng hoá khôngtăng giá
- Hội chợ triển lãm: Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thươngmại thông qua việc trưng bầy hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảngcáo nhằm mở rộng và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá Hội chợ thương mại là hoạtđộng xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và một địa điểm nhấtđịnh, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bầy hàng hóa củamình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
- Chào hàng: Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hànghoá trong một thời gian nhất định, được chuyển giao cho một hay nhiều người đãxác định và phải có cácnội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá Chàohàng được thực hiện thông qua việc tiếp xúc với khách hàng cụ thể nên khả năngđiều chỉnh thông tin và cách thức tiếp xúc cho phù hợp với những phản hồi củakhách hàng hay giải đáp các thắc mắc của khách hàng rất tốt.Chính vì vậy có thểthuyết phục được những khách hàng đặc biệt hoặc trong tình trạng đặc biệt Đểhoạt động chào hàng đạt kết quả cao cần chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên chàohàng có trình độ,hiểu biết về sản phẩm, thị trường, biết nghệ thuật giao tiếp vàphù hợp về qui mô với khối lượng công việc dự kiến thực hiện
Trang 7- Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác: Các hoạtđộng khuyếch trương khác có thể nói như hoạt động như tài trợ, hoạt động họpbáo, tạp chí của công ty.
I.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a Số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp: Một doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc phát huy tối đakhả năng sản xuất thìvấn đề về chất lượng phải được coi trọng để góp phần làm tăng uy tín trong tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp Khách hàng luôn có nhu cầu cao hơn về một loạisản phẩm,vì thế doanh nghiệp không có biện pháp đổi mới công nghệ sản xuất -
kỹ thuật sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng thì sớm haymuộn doanh nghiệp sẽ bị đào thải nhất là khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh.Chất lượng sản phẩm đang là một trong những vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhấtgiữa các nhà sản xuất Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng,việc sản xuất theo đúng
kế hoạch về mặt số lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu thụ sản phẩm Bởi
vì nếu sản xuất quá nhiều sản phẩm hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ không tiêu thụhết và lúc đó hàng hoá sẽ bị tồn đọng trong kho, vốn lưu động sẽ không đượcluân chuyển và tái sản xuất sẽ gặp trở ngại Nhưng nếu sản xuất quá ít sản phẩmthì lúc đó doanh nghiệp sẽ không đủ cung cấp hàng hoá cho thị trường và lúc nàycác đồi thủ cạnh tranh sẽ nhẩy vào chiễm lĩnh thị trường làm cho thị phần củadoanh nghiệp sẽ bị giảm
b Giá cả sản phẩm bán ra: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hànghoá, giá cả biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu, tích luỹ và tiêu dùng, làquan hệ kinh tế là tiêu chuẩn lựa chọn của doanh nghiệp Giá bán sản phẩm làmột nhân tố ảnh hưởnglớn đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ Chúng cómối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, giá bán càng tăng thì khối lượng hàng hoá tiêuthụ càng giảm và ngược lại Doanh nghiệp không thể tự áp đặt một mức giá riêngcho sản phẩm của mình một cách chủ quan mà phải đặt giá sản phẩm của mìnhtheo giá của mặt bằng thị trường (ở đây không xét đến công ty độc quyền) vì vậydoanh nghiệp cần quyết định về kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ vàgiá cả của chúng như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
c Phương thức thanh toán: Khi chấp nhận tiêu dùng sản phẩm thì kháchhàng sẽ lựa chọn loại sản phẩm hàng hoá nào có phương thức thanh toán phù hợpvới họ Vì vậy, nếu doanh nghiệp đa dạng hóa các phương thức thanh toán đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán thì sẽ lôi kéo được nhiềukhách hàng đến với mình hơn Trong trường hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất vàbán cùng một loại sản phẩm với cùng một mức giá cả và chất lượng thì các điềukiện trong phương thức thanh toán có thể trở thành yếu tố quyết định đối với việclựa chọn cuối cùng của người mua Mỗi phương thức thanh toán đều có những lợithế và bất lợi khác nhau, do vậy doanh nghiệp cần phải năng động trong việc ápdụng đối với mỗi đối tượng khách hàng một phương thức thanh toán riêng cho
Trang 8phù hợp Khi đó, không những hai bên cùng có lợi mà doanh nghiệp phần nào đóthu hút thêm được nhiều khách hàng hơn và giảm được tỷ lệ vốn bị chiếm dụng.
d Bộ máy tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp
có bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ có tác động cả thương mại đầu vào và thương mạiđầu ra Bộ máy quản lý là uy tín, thể diện cũng như bộ mặt của công ty nó tạo ra nềnếp cũng như định hướng cho hầu hết các công việc trong hoạt động tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa Bộ máy tổ chức quản lý không chỉ điều hành công tác sản xuất mà
bộ máy này còn trực tiếp điều chỉnh hoạt động tiêu thụ một cách thông suốt về cảkhối lương sản phẩm tiêu thụ đến các hình thức giao nhận hàng và phương thứcthanh toán từ cấp cao nhất là doanh nghiệp cho đến đơn vị nhỏ nhất của mạng lướitiêu thụ như các cửa hàng, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ
e Yếu tố con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất thể hiện sứcmạnh của doanh nghiệp Chỉ với những con người có năng lực và tâm huyết,doanh nghiệp mới có khả năng lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng có hiệu quả nhưvốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ để khai thác các cơ hội kinh doanh đó Đểđánh giá và phát triển tiềm năng con người, doanh nghiệp cần chú ý các chỉ tiêusau:khả năng thu hút và đào tạo một lực lượng có năng suất, có khả năng phântích và sáng tạo,chiến lược con người và phát triển nhân lực
f Mở rộng mạng lưới cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm: Các cửa hànggiới thiệu sản phẩm, các đại lý phân phối của doanh nghiệp chính là nơi giao dịchmua bán trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Chính tại đây sản phẩmhàng hóa của doanh nghiệp sẽ được phát đi khắp nơi, doanh nghiệp cần phải cómạng lưới tiêu thụ thì mới có thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình sảnxuất ra từ đó mới có được doanh thu và lợi nhuận Hơn nữa, tại đây một yếu tốquan trọng nữa là các nhân viên bán hàng, chính họ sẽ trực tiếp thay mặt chodoanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo, hướng dẫn và bán sản phẩm hàng hoá củadoanh nghiệp cho người tiêu dùng Vì vậy, doanh nghiệp cần phải mở rộng mạnglưới tiêu thụ ở khắp nơi cũng như việc đầu tư trang thiết bị để nâng cao chấtlượng của mạng lưới này và đồng thời cũng phải đào tạo một cách chuyên nghiệp
để nâng cao chất lượng phục vụ của các nhân viên tại các đại lý, cửa hàng này từ
đó mới có khả năng nâng cao được sức tiêu thụ của doanh nghiệp
g Các yếu tố khác: Ngoài các nhân tố chính trên thì hoạt động tiêu thụ sảnphẩm còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác
+ Mức độ đa dạng hóa các loại sản phẩm: Đây cũng là nhân tố có ảnhhưởng lớn tới sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp chỉ sảnxuất một loại sản phẩm và sản phẩm đó chỉ có một mẫu mã, một kích thước thìsản phẩm đó của doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải tức là khả năng tiêu thụ sẽ bịgiảm dần và đến một mức nào đó thì sẽ không bán được nữa Bởi vì các đối thủkhác sẽ tung ra thị trưởng sản phẩm tương tự có chất lượng và giá cả giống nhưsản phẩm của doanh nghiệp nhưng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh luôn có
Trang 9mẫu mã thay đổi, sản phẩm của họ sẽ có nhiều tính năng phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng hơn
+ Cơ cấu mặt hàng, khả năng kéo dải chu kỳ sống của sản phẩm: Một doanhnghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn phải có một cơ cấu mặt hàng hợp lý lúc đódoanh nghiệp sẽ chú trọng vào sản xuất tiêu thụ các mặt hàng truyền thống có thếmạnh của mình, những mặt hàng mà nhu cầu thị trường đang đòi hỏi nhiều nhất.Còn các sản phẩm khác thì sản xuất để tiết kiệm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
để chúng không có thời gian dỗi Đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp thu đượcnhiều lợi nhuận từ việc tiêu thụ chúng thì doanh nghiệp phải có biện pháp kéo dàichu kỳ sống của sản phẩm đó từ đó thu thêm được nhiều lợi nhuận hơn
+ Mức độ kiểm tra các kênh phân phối: Doanh nghiệp làm tốt công tác nàythì doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm càng lớn Việc kiểm tra càng gắtgao thì các kênh phân phối, các mạng lưới tiêu thụ sẽ nghiêm chỉnh chấp hànhquy chế cũng như mệnh lệnh từ doanh nghiệp đưa xuống từ đó mới có thể thu hútthêm được khách hàng cho doanh nghiệp cũng như sẽ giảm được thất thoát hànghoá trên đường đi tiêu thụ
Các dịch vụ sau bán hàng: Các dịch vụ đó như vận chuyển sản phẩm chokhách hàng, hướng dẫn, bảo quản,bảo dưỡng Khi mà các đối thủ cạnh tranh vớinhau một cách khốc liệt sản phẩm của các đối thủ đều có chất lượng,giá cả sảnphẩm tương đương nhau thì dịch vụ sau bán hàng này là một yếu tố rất lớn quyếtđịnh sự thành công của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
- Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a Nhu cầu thị trường: Nhu cầu của người tiêu dùng luôn gắn chặt vớichiến lược tiêu thụ cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp muốn thành công trong sản xuất kinh doanh thì họ phải biết đượcrằng họ chỉ có thể: "Sản xuất cái mà thị trường cần chứ không thể sản xuất cái mà
họ có" nếu không đáp ứng được nhu cầu thị trường hay nói cách khác không thoảmãn được nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng thì sản phẩm của doanhnghiệp đó sẽ không thể nào tiêu thụ được và chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị phásản.Do vậy cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng xem rằng thị trường (khách hàng) đang cần cái gì, sở thích của họ ra sao trước khi bước vào sản xuất hoặc thựchiện một chiến lược tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hoá nào đó
b Sức ép từ nhà cung ứng nguyên vật liệu: Hoạt động kinh doanh trongnền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải quan hệ, tiếp xúc với năm thịtrường cơ bản Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chủ yếu lấy từ: thịtrường nguyên vật liệu,thị trường lao động, thị trường vốn,thị trường công nghệ,thị trường thông tin.Số lượng các nhà cung ứng các yếu tố nói trên có ảnh hưởngrất lớn đến khả năng lựa chọn tối ưu đầu vào cho doanh nghiệp Do vậy, để quátrình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, ổn định thì doanh nghiệp cần phảinghiên cứu kỹ các nhà cung ứng trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố khác,hạn
Trang 10chế đến mức thấp nhất sức ép từ phía nhà cung ứng,có quan hệ thường xuyên vớinhiều nhà cung ứng chủ yếu và tạo ra sự cạnh tranh giữa họ.
c Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanhnghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vàongành trong tương lai Đối thủ cạnh tranh sẽ là người chiếm giữ một phần thịtrường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và luôn có ý định mở rộngthị trường,thậm chí thu hút khách hàng của doanh nghiệp.Đối thủ cạnh tranh cóquy mô lớn và sức mạnh thị trường Do vậy,doanh nghiệp cần tìm mọi cách đểnắm bắt và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: Chính sách giá cả,chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo,khuyếch trương Khi nghiên cứu đốithủ cạnh tranh thông thường nghiên cứu hai đối tượng sau: Đối thủ cạnh tranhhiện tại: là những nhà sản xuất đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nhưdoanh nghiệp Họ là người đang chiếm giữ một phần thị trường và luôn có ý định
mở rộng thị trường Đây là đối tượng mà doanh nghiệp phải quan tâm nhiều nhất
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: là những doanh nghiệp có thể và có khả năngtham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giống như doanh nghiệp.Những doanh nghiệp này thường xuất hiện với những khả năng về công nghệ,vốn lớn nó thường có những sản phẩm thay thế ưu việt hơn hẳn sản phẩm củadoanh nghiệp đang sản xuất
d Khách hàng (người tiêu dùng): Khách hàng và sức ép từ phía kháchhàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kháchhàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu của thịtrường của doanh nghiệp Đó là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành kế hoạchhoạch định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, để nâng cao hiệu quảhoạt động tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải duy trì và phát triển các mốiquan hệ với khách hàng cũ và lôi cuốn tạo niềm tin với khách hàng mới Nói cáchkhác là doanh nghiệp luôn luôn phải giữ được "chữ tín" với khách hàng của mìnhmuốn làm được điều đó thì không có cách nào khác là doanh nghiệp phải quantâm,chăm sóc phân tích sự biến động của nhu cầu sản phẩm của khách hàng vàtìm cách đáp ứng nhu cầu đó Doanh nghiệp phải luôn đặt khách hàng vào vị trítrung tâm trong "bộ ba chiến lược"
e Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: Môi trường văn hoá - xã hội ởđây quan tâm đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong việc hình thành và đặcđiểm của thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Các thông tin thường sử dụng là:dân số,xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phân bổ của người tiêu dùng
Môi trường chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - phápluật chi phối mạnh mẽ đến khả năng hình thành cơ hội và khả năng thực hiệnmục tiêu của doanh nghiệp Tính ổn định và hoàn thiện của hệ thống pháp luậtcũng như hiệu lực thi hành là điều kiện đầu tiên và quan trọng cho các doanhnghiệp hoạt động Môi trường kinh tế và công nghệ: Các yếu tố quan trọng cầnchú ý là: Tiềm năng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởngkinh tế,lạm phát,xu hướng đóng mở của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái và khả năng
Trang 11chuyển đổi của đồng nội tệ, hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi Cơ sở
hạ tầng, trình độ trang thiết bị công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoahọc kỹ thuật trong nền kinh tế
II HIỆN TRẠNG VỀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
II.1 Những khó khăn tồn tại trong tiêu thụ nông sản ở Việt nam
Hiện ngành nông nghiệp có quy hoạch cụ thể cho nhiều mặt hàng nôngsản, đến từng giai đoạn và thị trường mục tiêu Nhưng lại bị phá vỡ quy hoạch dolợi nhuận trước mắt Điển hình là cà phê quy hoạch diện tích chỉ có 520.000 hanhưng thực tế lên tới 620.000 ha, còn cao su quy hoạch 800.000 ha nhưng lênhơn 1 triệu ha Nông dân thấy lợi nhuận trước mắt sẵn sàng bỏ quy hoạch, dẫnđến cung vượt cầu
Vấn đề dự báo thị trường của cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế Do vậy,định hướng cho người nông dân lúng túng trong định hướng sản xuất sản phẩmnông sản
Dù chủ trương đẩy mạnh liên kết “4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ nông sản
đã có từ lâu nhưng những mô hình liên kết thành công vẫn chưa nhiều Sau hơn
12 năm triển khai, đến nay các mối liên kết này vẫn chưa thật sự đầy đủ, chưa cónhiều mô hình hoàn chỉnh để giữ cho sản xuất ổn định Nguyên nhân lớn nhấthiện nay là việc sản xuất theo hộ gia đình, nông dân vẫn manh mún, nhỏ, lẻ nêndoanh nghiệp ngại đầu tư
Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt chẽ Nhiều nông dânchưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa quen tuân thủ quy trình, tiêuchuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưathấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định Do vậy, nhiều mặt hàngnông sản chưa được ký hợp đồng tiêu thụ, nông dân chưa nắm rõ thị trường trướckhi sản xuất, quá trình sản xuất vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm Có những mặthàng đã được ký hợp đồng tiêu thụ, nhưng khi có trở ngại khách quan hoặc chủquan thì doanh nghiệp thường để nông dân tự xoay xở Ngược lại, có lúc do lợiích trước mắt mà nông dân tự ý phá hợp đồng đem sản phẩm ra ngoài bán vì giácao hơn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việc quy định và áp dụng các biện phápchế tài khi nông dân và doanh nghiệp vi phạm thỏa thuận gặp nhiều khó khăn.Chưa kể, do tập quán làm ăn riêng lẻ, mang tính tự phát của người dân nên việcsản xuất manh mún, sản lượng cung ứng trên thị trường thiếu đồng nhất, chấtlượng không cao, chưa xây dựng được vùng chuyên canh sản xuất nông sản chấtlượng cao, khó cạnh tranh được với các nước trong khu vực
Hiện đầu ra, giá cả nông sản gần như vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vàothương lái Việc hàng nông sản bán rẻ như cho tại ruộng nhưng vào siêu thị giálại tăng vọt là một bất cập Điển hình như vụ khoai lang ế năm 2014 vừa rồi, giábán khoai tại ruộng 3.000-4.000 đồng/kg so với giá bán lẻ khoai cùng loại ở siêuthị là 25.000-27.000 đồng/kg vẫn chênh lệch quá lớn Do phải qua quá nhiều
Trang 12kênh trung gian, người dân vì thế thường bị ép giá ở mức thấp nhất, lợi ích thuộc
về nhà buôn, thương lái
Ngoài ra, mặt hàng nông sản trong nước đang bị hàng từ Trung Quốc cạnhtranh quyết liệt Tại thủ đô Hà Nội, dù ngành công thương đã đưa ra nhiều biệnpháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, tuy nhiên, tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội),chợ nông sản lớn nhất miền Bắc, trung bình mỗi ngày nhập từ Trung Quốc 200-
300 tấn rau, củ quả với nhiều chủng loại như nho, táo, quýt, cải bắp, cà chua, càrốt, khoai tây, hành tây… Từ đây, các loại rau quả này lại được xé lẻ đưa đi tiêuthụ khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận Các mặt hàng nông sản TrungQuốc được trà trộn bày bán với các mặt hàng nông sản Việt Nam Do vậy, ngườitiêu dùng rất khó phân biệt nguồn gốc hàng hóa và có chứa thuốc bảo quản độchại hay không Đa số người dân đi mua hàng đều dựa trên những kinh nghiệm đểphân biệt các loại rau, củ, quả trong nước hay Trung Quốc, đặc biệt là những loạirau, củ quả trái mùa
Nguyên nhân là do hàng nông sản trong nước nói chung chỉ được cung cấptheo mùa vụ, giá bán không ổn định Trong khi đó, chi phí vận chuyển cao Cụthể, chi phí vận chuyển một xe hàng 5 tấn từ biên giới Trung Quốc về đến Hà Nộichỉ khoảng 3 triệu đồng, trong khi vào Đà Lạt hay Sóc Trăng, giá vận chuyểnphải đội gấp 4-5 lần Ngoài ra, chất lượng bảo quản nông sản trong nước chưađảm bảo, hay bị dập nát khi vận chuyển, hao hụt lớn nên sức tiêu thụ kém hơn
Các vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung ở các tỉnh
đã từng bước hình thành; Tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm này khá nan giảimặc dù sản xuất theo đúng quy trình, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm nhưng giá trị của rau an toàn cũng không khác với các sản phẩm rau thôngthường là mấy Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, giá bánthường biến động, lợi nhuận cho người sản xuất thấp, việc thâm nhập vào cáckênh phân phối hiện đại còn hạn chế và việc cung ứng hàng hóa còn mang tínhriêng lẻ đang làm suy yếu khả năng ổn định về giá cho người nông dân
Từ thực tế cho thấy, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa tiếptục bộc lộ những bất cập trong việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất, côngnghệ chế biến sau thu hoạch, liên kết bao tiêu sản phẩm, phát triển hệ thống phânphối… Những bất cập này đã đến lúc cần những giải pháp cấp bách để sớm khắcphục tình trạng “được mùa mất giá”
Năm 2015, hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết, hàng rào thuếquan dần được dỡ bỏ là cơ hội để cánh cửa thị trường mở toang, hàng nông sảnViệt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để xuất khẩu Tuy nhiên, trước đó, khâu tổ chứclưu thông hàng trong nước phải đi trước một bước
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, để đẩy mạnh tiêuthụ nông sản, giải pháp hàng đầu là chủ động tổ chức triển khai các hoạt độngkết nối cung cầu, nhằm kết nối giữa vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản với hệthống phân phối
Trang 13Việc kết nối cung cầu sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ từ vùng nguyên liệu đếncác chợ đầu mối, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ thông qua hệ thốnglogistic, cơ sở hạ tầng hiện đại Việc phối hợp kịp thời của các doanh nghiệpphân phối, các chợ đầu mối trực tiếp kết nối và thu mua những mặt hàng nôngsản chủ lực của các địa phương sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ cũngnhư đặt ra các yêu cầu cho các nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm đạt chấtlượng tốt.
II.2 Thực trạng vấn đề tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai
Hiện trạng về đối tượng phục vụ của ngành NN tỉnh Đồng Nai
Thông thường, ngành nông nghiệp trên địa bàn một tỉnh có các đối tượngphục vụ như: đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản tại địa phương (trong đó có phân
ra nhu cầu của dân cư đô thị, các khu công nghiêp ), đáp ứng nhu cầu tiêu thụnông sản của cả nước, phục vụ xuất khẩu và cung ứng nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến Căn cứ thực trạng SX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
có một số nhận xét như sau:
a Mục tiêu xuất khẩu được quan tâm nhiều hơn, nhưng nông nghiệp ĐồngNai dường như chưa có chiến lược về thị trường Các mặt hàng nông sản có thểxuất khẩu bao gồm: cao su (40 ngàn tấn/năm), điều (50 ngàn tấn/năm), cà phê(32,8 ngàn tấn/năm), hồ tiêu (13,9 ngàn tấn/năm), trái cây các loại (418 ngàn tấn/năm), thịt heo (208 ngàn tấn/năm) tuy nhiên, sản lượng các loại sản phẩm kểtrên không ổn định mà biến động tự phát theo giá cả thị trường Tính tự phát cònthể hiện ở cơ cấu các thị trường tiêu thụ; các mặt hàng nông sản của Việt Namnói chung và Đồng Nai nói riêng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào thị trườngTrung Quốc (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) nên giá cả thường rất bấp bênhtheo huớng bất lợi cho người sản xuất Một điều đáng quan tâm khi hàng nôngsản phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là chính, sự dễ dãi về chất lượng đã vàđang kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh ĐồngNai nói riêng
b Nông nghiệp Đồng Nai chưa xác định thị trường trong nước là đối tượngphục vụ chính: theo số liệu thống kê, cả nước hiện có gần 90 triệu dân; trong đó,Đồng Nai có 2,7 triệu người (Đồng Nai nằm trong vùng Kinh tế trong điểm phíaNam với dân số là 18,4 triệu người); như vậy, xét về quy mô, đây là một thịtrường khá rộng lớn và đa dạng Tuy nhiên, ngoại trừ rau, trái cây các loại, thịt
gà, trứng gia cầm có quy mô khá, các sản phẩm khác phục nhu cầu trong nướcđều có quy mô nhỏ và không đa dạng; đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp đôthị, ứng dụng công nghệ cao như: hoa, cây cảnh, nuôi sinh vật cảnh, mảng xanh
đô thị, rau quả an toàn có quy mô hầu như không đáng kể
c Các sản phẩm phục vụ công nghiệp chế biến đang có xu thế giảm (hoặctiêu thụ ở thị trường khác) làm cho các nhà máy chế biến có nguy cơ thiếunguyên liệu: sản lượng khoai mỳ giảm 76 ngàn tấn (so với năm 2005) xuống còn
366 ngàn tấn, sản lượng mía tuy có tăng 111 ngàn tấn lên 624 ngàn tấn nhưng
Trang 14vẫn thiếu hụt so với nhu cầu của 2 nhà máy chế biến; sản lượng xoài 75 ngàn tấnđược tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường phía bắc và Trung Quốc
d Là một tỉnh Đông Nam Bộ, có ngành chăn nuôi khá phát triển nhưngnhững cây trồng phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi có xu thế giảm rất nhanhlàm cho ngành chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn nhập khẩu: Cácloại cây trồng phục vụ công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm so với năm
2005 gồm: đậu nành giảm gần 4 ngàn tấn, đậu phộng giảm 200 tấn
Về tiêu thụ nông sản
Ở Đồng Nai hiện có các hình thức tiêu thụ sản phẩm nông sản như sau:
1 Hình thức thông dụng và phổ biến nhất là các thương lái đến mua tạinhà, ruộng, vườn (chiếm khoảng 85%) Ưu điểm của hình thức này là ngừoi sảnxuất không mất chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sảnphẩm Nhược điểm chính là người sản xuất không chủ động được số lượng, thờiđiểm, đặc biệt là giá cả; thương thảo diễn ra trong lúc người sản xuất bị động(quả đã chín trên cây, lúa sắp rụng ngoài đồng ) nên khó đảm bảo tính bình đẳngtrong thương thảo Tồn tại quan trọng nữa là thương lái thu mua của nhiều hộnông dân, không có hợp đồng ứng trước, không theo dõi quy trình sản xuất; nênrất khó đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm; hơn nữa, để đến tay người tiêudùng (hoặc chế biến) sản phẩm qua nhiều đoạn thương thảo, rất dễ xảy ra tìnhtrạng ép giá và gian lận thương mại
2 Hình thức thứ 2 là thu mau nông sản thông qua trạm thu mua của cácnhà máy chế biến hoặc các nhà xuất khẩu: thông thường, họ thu mua nông sảnthông qua những thỏa thuận đã được cam kết trước (về giá và lượng) Ưu điểmcủa hình thức này là cả bên mua và bên bán đều chủ động được số lượng (thường
là với số lượng lớn), giá cả ổn định, người sản xuất có cơ hội để nhận được sự hỗtrợ từ các nhà chế biến hoặc xuất khẩu Tồn tại chính của hình thức này các nông
hộ chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp, thủ tục hợp đồng còn nhiêu khê,nhiều doanh nghiệp chưa tôn trọng nông hộ (biểu hiện ở việc đánh giá số lượng
và chất lượng, thời điểm thu mua )Ngoài ra, vẫn còn những hiện tượng nông dân
tự phá vỡ hợp đồng khi các thương lái trả giá cao hơn; là cho doanh nghiệp lâm
và thế bị động
3 Hình thức tập trung ở chợ đầu mối: Sản phẩm được các thương lái thugom, hợp tác xã tiêu thụ hoặc người trực tiếp sản xuất vận chuyển tập trung tạichợ đầu mối; từ đây, sản phẩm được phân cho ngừoi bán lẻ, nhà xuất khẩu, cơ
sở chế biến Ưu điểm của hình thức này là cả người bán và người mua không
bị ảnh hưởng bởi số lượng giao dịch (do quy mô thị trường lớn), chợ đầu mốigiữ vai trò điều tiết giá thị trường (không ai bị ép giá) Nhược điểm lớn nhất củahình thức này: chất lượng sản phẩm không được quản lý chặt chẽ, sản phẩmtươi không được bảo quản tốt, thời gian từ khi thu hoạch đến tay người tiêudùng (hoặc chế biến) khá dài nên chất lượng giảm đáng kể
Trang 154 Đối với một số sản phẩm đặc biệt như hoa, cây cảnh, thủy đặc sản, tráicây, rau sản xuất theo GAP Các chủ sản xuất thường phải chủ động tìm kiếmhợp đồng từ các địa phương khác Ưu điểm của hình thức này là người sản xuấtchủ động ngay từ khi ký kết hợp đồng nên sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầungười mua, không bị tình trạng được mùa, mất giá Nhược điểm chính của hìnhthức này là chi phí thương thảo hợp đồng cao, khả năng tìm nguồn tiêu thụ củangười sản xuất có hạn nên cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh bị hạn chế.
5 Đối với một số mô hình như trồng rau ăn quả, trồng rau, cây ngắn ngàykhác, chăn nuôi gà vịt (quy mô nhỏ), các nông hộ thường đem ra chợ để bán;
ưu điểm của hình thức này là ngừoi sản xuất chủ động quy mô về sản lượng, sảnphẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nên bảo đảm độ tươi sống; tuy nhiên, do sảnxuất nhỏ lẻ nên khó kiểm soát được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phítiêu thụ sản phẩm cao, thu nhập của người sản xuất bấp bênh
Tóm lại, ở Đồng Nai hiện có 5 hình thức tiêu thụ sản phẩm; mỗi hình thứcđều có những ưu, nhược điểm riêng của nó Tuy nhiên, có một điểm chung là sảnphẩm từ khi được thu hoạch đến tay người tiêu dùng trải qua nhiều khâu trunggian Giữa các khâu dường như không có mối liên hệ chặt chẽ; hay nói cách khác
là các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm đang bị đứt đoạn Hậu quả là người sảnxuất và người tiêu dùng luôn chịu thiệt thòi, nhà chế biến và nhà xuất khẩu luôntrong tình trạng bị động, chi phí lưu thông gia tăng, chất lượng sản phẩm giảmnhanh, không có cơ hội để có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; sản xuấttrong tình trạng tự phát Giải pháp để khắc phục tình trạng này là khuyến khíchcác doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất và kinh doanhsản phẩm, có chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắnvới tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/QĐ-TTgngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Về xây dựng thương hiệu
Để các loại nông sản chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu,ngành nông nghiệp Đồng Nai luôn coi trọng việc xây dựng thương hiệu hàng hóađối với các nông sản trên địa bàn Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có
26 đơn vị được cấp giấy chứng nhận xác lập quyền sở hữu công nghiệp; trong đó,
có các sản phẩm chủ lực như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi,, mãng cầu, hồ tiêu, càphê, rau các loại, chăn nuôi heo, nuôi thủy sản, hoa, cây cảnh
Theo chương trình phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ lực và xâydựng thương hiệu sản phẩm sản phẩm, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ tiếp tục hỗtrợ nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng 17 thương hiệu sản phẩmgồm: xoài Xuân Hưng (Xuân lộc), Rau Trảng Dài (Biên Hòa), Rau Trường An(Xuân Lộc), rau Gia Tân (Thống Nhất), rau Tân Tiến (Xuân Lộc), sầu riêng LongKhánh, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ, Chuối Thanh Bình (Trảng Bom), điềuDonafoods (Biên Hòa), cá rô Tân Hạnh (Biên Hòa) và công ty súc sản Đồng Nai
Trang 16Mức độ hỗ trợ để xây dựng và đăng ký thương hiệu khoảng 50% chi phí (nhưngkhông quá 80 triệu đồng/cơ sở).
Nhìn chung, các đơn vị được hỗ trợ đều nhận rõ vai trò của việc xây dựngthương hiệu; đặc biệt là sản xuất theo quy trình GAP Tuy nhiên, vấn đề này còngặp nhiều khó khăn; trong đó, nổi bật là chi phí cao, người tiêu dùng chưa phânbiệt sản phẩm sản xuất thep GAP với sản phẩm thường nên không chấp nhận giácao; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên rất khó cho việc sản xuất theo GAP và xâydựng thương hiệu Giải pháp để khắc phục khó khăn này là thực hiện Quyết định
số 62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyếnkhích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựngcánh đồng lớn
Phân tích chuỗi giá trị nông sản hiện tại
a Hiện trạng về sơ đồ chuỗi và các tác nhân tham gia chuỗi
Theo báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Naiđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các ngành hàng chủ lực trên địa bàntỉnh gồm có: điều (44 ngàn ha), cao su (44 ngàn ha), cà phê (21 ngàn ha), bắp (51ngàn ha gieo trồng), rau thực phẩm (14 ngàn ha gieo trồng), hồ tiêu (9 ngàn ha),chôm chôm (11 ngàn ha), xoài (10 ngàn ha), chuối (7 ngàn ha), sầu riêng (4 ngànha), heo (1,3 triệu con), gà (12 triệu con), nuôi thủy sản (32 ngàn ha) Chuỗi giátrị các ngành hàng được hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân
có chức năng sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm nhà cung ứng vật tư đầuvào, người trồng trọt, chăn nuôi, thương nhân, các doanh nghiệp chế biến và các
tổ chức hỗ trợ giá trị như Đảng, chính quyền các cấp, Bộ nông nghiệp và PTNT,
Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện, các hội, hiệp hội, tổchức đoàn thể, ngân hàng, các bộ ngành liên quan, các cơ quan truyềnthông Căn cứ kết quả điều tra đối với từng chủ thể tham gia sản xuất, kinhdoanh, việc tiến hành phân tích chuỗi giá trị đối với từng ngành hàng cụ thể đượctrình bày ở chuyên đề 5; sau đây là đánh giá chung về kết quả phân tích chuỗi giátrị sản phẩm
- Hiện trạng sơ đồ chuỗi: Theo kết quả điều tra, nhìn chung, sản phẩm củacác ngành hàng nông nghiệp ở Đồng Nai được sản xuất và tiêu thụ theo sơ đồ sau: